LỜI GIỚI THIỆU

            Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ và UBND Tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Sở Văn hoá - Thông tin tổ chức Hội thảo khoa học Phú Yên 395 năm h́nh thành và phát triển (1611-2006), cùng với kết quả của cuộc Hội thảo khoa học xác định mốc thời gian h́nh thành tỉnh Phú Yên tổ chức ngày 29/4/2003, để phổ biến các báo cáo khoa học và các tham luận nổi bật trong hai cuộc hội thảo, Ban biên tập đă được thành lập và tổ chức hiệu đính, biên tập và hệ thống lại các bài viết, bổ sung các tư liệu liên quan để hoàn thành tập kỷ yếu này. Tập kỷ yếu ra đời giới thiệu diện mạo và các sự kiện lịch sử tiêu biểu của tỉnh Phú Yên, là một tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và chuẩn bị cho tổ chức kỷ niệm 400 năm Phú Yên vào năm 2011.

            Ban biên tập chân thành cám ơn sự quan tâm chỉ đạo và đóng góp tích cực của các đồng chí lănh đạo Tỉnh, các đồng chí lăo thành cách mạng, các nhà nghiên cứu về lịch sử và văn hoá Phú Yên đă dành nhiều thời gian và tâm huyết cho các nội dung của tập kỷ yếu.

Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian thực hiện ngắn, tập kỷ yếu không tránh khỏi những thiếu sót, Sở KH&CN mong nhận được những ư kiến đóng góp của các đồng chí và các bạn để hoàn thiện trong lần xuất bản sau.

                                                                                 BAN BIÊN TẬP

MỤC LỤC
--------

1.                   Khai mạc Hội thảo khoa học Phú Yên 395 năm h́nh thành và
     phát triển của Đ/c Lê Kim Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên

7

2.                   Đề dẫn khoa học Phú Yên 395 năm h́nh thành và phát triển  của Đ/c      Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Phú Yên

11

   CÁC CHUYÊN ĐỀ VỀ MỐC H̀NH THÀNH TỈNH PHÚ YÊN

15

  1. Đất và người Phú Yên – Ông Trần Bạch Đằng

17

  1. Phú Yên thời mở cơi – GS.TS. Nguyễn Quốc Lộc

23

  1. Thời điểm Phú Yên nằm trong cương giới nước Đại Việt
    PGS. Huỳnh Lứa

29

  1.  Địa danh Phú Yên lịch sử h́nh thành và quá tŕnh biến đổi
    Ông Nguyễn Khắc Thuần

33

  1.  Vài nét về nhân vật Lương Văn Chánh
    Bà Lư Thị Mai - Hội Khoa học lịch sử TP. HCM

38

  1. Về một công văn của Nguyễn Hoàng năm 1597
     TS. Trần Viết Ngạc

44

   CÁC CHUYÊN ĐỀ VỀ PHÚ YÊN 395 NĂM H̀NH THÀNH
   VÀ PHÁT TRIỂN

47

  1. Một số sự kiện lịch sử liên quan đến địa danh hành chính  đầu tiên có tên  Phú Yên– Ông Hồ Văn Tùng, PGĐ Sở KHCN

49

  1. Việc khẩn hoang lập làng ở Phú Yên vào các thế kỷ 17, 18, 19
    Ông Trần Sĩ Huệ

58

  1. Phú Yên - địa lư hành chính thiết chế hành chính qua các thời kỳ – Ông Lê Xuân Đồng, Sở KHCN, UV Hội Khoa học lịch sử Việt Nam

92

  1. Kinh tế - xă hội Phú Yên trong thế kỷ XVII-XVIII
    ThS. Lê Thế Vịnh, Sở Văn hoá – Thông tin

117

  1. Phú Yên thời phong trào nông dân Tây Sơn và triều Tây Sơn
    (1771-1802) – Liên hiệp các Hội KHKT Phú Yên

148

  1.  Việc thực hiện các chính sách của triều Nguyễn và thực trạng KTXH tỉnh Phú Yên trong thế kỷ XIX 
    ThS. Phạm Ngọc Trâm, Liên hiệp các Hội KHKT Phú Yên

176

  1. Phong trào yêu nước chống Pháp trước khi có Đảng ở Phú Yên. – ThS. Nguyễn Văn Thưởng, Trường PTTH Lương Văn Chánh, Phú Yên

202

  1.  Những chặng đường phát triển của tỉnh Phú Yên (1930-1975)
    Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Yên

230

  1.  Thành tựu KTXH Phú Yên từ 1975 - 2005
    Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Yên

273

  1.  Phú Yên theo ḍng thời gian – Ông Dương Thái Nhơn, GĐ Thư viện Tỉnh Phú Yên, Chủ tịch Hội VNDG&VHCDT

315

   PHẦN PHỤ LỤC

347

- Danh sách đại biểu tham dự Hội thảo khoa học xác định mốc
   thời gian h́nh thành tỉnh Phú Yên.(
29/4/2003)

349

- Biên bản Hội thảo khoa học Phú Yên 395 năm h́nh thành
   và phát triển (1611-2006)

355

 

KHAI MẠC HỘI THẢO KHOA HỌC
 PHÚ YÊN 395 NĂM H̀NH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

của đồng chí Lê Kim Anh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh
---------

Kính thưa: -     Đ/c Vũ Văn Thoại - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy-

         Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

     -   Thưa các nhà khoa học, sử học, các đồng chí cách
        mạng lăo thành, các đồng chí lănh đạo chủ chốt của Tỉnh.

    -  Thưa các vị đại biểu.

Hôm nay tôi rất vui mừng được thay mặt UBND Tỉnh đến dự Hội thảo, được gặp gỡ các nhà khoa học, sử học, các vị cách mạng lăo thành có nhiều thông tin tư liệu và thực tiễn về vùng đất Phú Yên, để cùng thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tổ chức kỷ niệm 395 năm Phú Yên với nhiều nội dung phong phú đa dạng, để rút kinh nghiệm chuẩn bị kỷ niệm 400 năm Phú Yên một cách hoành tráng với nhiều ư nghĩa chính trị, văn hoá và xă hội sâu sắc nhất. Hội thảo khoa học về diện mạo và các sự kiện tiêu biểu 395 năm Phú Yên là công việc nối tiếp của cuộc Hội thảo đă tổ chức vào tháng 4-2003 về xác định mốc thời gian có danh xưng Phú Yên, nhằm tiếp tục sưu tầm hệ thống lại các tài liệu về diện mạo, các sự kiện, nhân vật quan trọng trong các giai đoạn lịch sử để biên soạn hoàn chỉnh bộ lịch sử Phú Yên phục vụ kỷ niệm 400 năm Phú Yên vào năm 2011. Các thông tin tư liệu qua hai cuộc Hội thảo sẽ được phổ biến rộng răi trong nhân dân nhằm giáo dục truyền thống, tưởng nhớ các vị tiền nhân đă có công khai phá mở đất, xây dựng và phát triển Phú Yên cho đến ngày nay.

Theo một số huyền sử, huyền thoại c̣n ghi lại vùng đất Phú Yên xưa kia thuộc một vương quốc hưng thịnh với nền văn hoá phát triển có nhiều bang giao quốc tế với các nước láng giềng khu vực. Năm 1471 trên đường Nam tiến vua Lê Thánh Tông đă dừng chân tại vùng đất non thanh thủy tú này và cho tạc bia kỷ niệm trên tảng đá lớn nhất của ngọn núi cao nhất mà ngày nay nhân dân gọi là núi Đá Bia. Huyền thoại này đă khắc sâu vào đời sống của nhân dân Phú Yên chúng ta.

Nhưng lịch sử với tài liệu thành văn tương đối đủ bắt đầu từ năm 1578 khi Chúa Nguyễn Hoàng cử ông Lương Văn Chánh vào chiêu tập nhân dân, khẩn hoang, lập làng, mở mang bảo vệ bờ cơi phương Nam. Công trạng to lớn của Ông được triều đ́nh sắc phong và nhân dân tôn kính lập đền thờ ghi công và tôn làm Thành Hoàng.

Thưa các vị đại biểu.

Vào tháng 4-2003, Tỉnh chúng ta đă có cuộc Hội thảo khoa học để thảo luận, xác nhận và tŕnh lănh đạo Tỉnh quyết định lấy năm 1611, năm mà Chúa Nguyễn Hoàng cử Chủ sự Văn Phong vào bảo vệ bờ cơi phương Nam và lập phủ Phú Yên (gồm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà) làm năm h́nh thành đơn vị hành chính cấp tỉnh đầu tiên của vùng đất này, chính là Tỉnh Phú Yên ngày nay, từ khi có danh xưng Phú Yên đến nay cũng đă tṛn 395 năm.

Từ đó, chúng ta có thể chia thời gian h́nh thành và phát triển Phú Yên thành 3 giai đoạn:

+ Trước năm 1611: Hiện nay đang và sẽ nghiên cứu cụ thể.

+ Từ năm 1611-1930: Từ khi có phủ Phú Yên đến khi Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Tỉnh Phú Yên thành lập, là khoảng thời gian chưa có mấy công tŕnh nghiên cứu.

+ Từ 1930 – đến nay: Đă được nghiên cứu biên soạn và có tài liệu tương đối đầy đủ có thể hệ thống lại để đưa vào tài liệu.

Tại cuộc Hội thảo này, Tôi đề nghị chúng ta tập trung vào giai đoạn 1611-1930 để thống nhất tư liệu, để có thể nh́n thấy diện mạo và các sự kiện tiêu biểu 395 năm Phú Yên.

Chúng ta đă có một số sách, bài viết về Phú Yên như Địa chí Phú Yên, Non nước Phú Yên của Nguyễn Đ́nh Tư, một số nghiên cứu của nhiều nhà khoa học như Nguyễn Đ́nh Đầu, Trần Bạch Đằng,… và một số tài liệu trên tạp chí Xưa và Nay là những tư liệu quư để tham khảo. C̣n việc xác định diện mạo Phú Yên 395 năm tiến đến Phú Yên 400 năm cần có sự làm việc nghiêm túc, cần mẫn của chúng ta để có được sự thống nhất qua các Hội thảo như hôm nay là rất quan trọng. Sau Hội thảo này, đề nghị Sở KH&CN tập hợp tài liệu, qua hai lần Hội thảo: (1)- Hội thảo xác định mốc thời gian thành lập đơn vị hành chính tỉnh Phú Yên; (2)- Hội thảo Phú Yên 395 năm h́nh thành và phát triển; bổ sung, chỉnh lư phù hợp để in thành kỷ yếu tham khảo và làm nền tảng quan trọng cho các nghiên cứu, sáng tác phục vụ kỷ niệm 400 năm Phú Yên.

Thay mặt UBND tỉnh Tôi xin khai mạc Hội thảo. Chúc các đồng chí sức khoẻ, chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cám ơn.


Đề dẫn Hội thảo

PHÚ YÊN 395 NĂM H̀NH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
-------

                                                               Nguyễn Văn Dũng

                                           TUV - Giám đốc Sở KH&CN Phú Yên

Cuối tháng 4-2003, thực hiện ư kiến chỉ đạo của lănh đạo tỉnh Phú Yên, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Văn hoá –Thông tin, cùng một số cơ quan và ngành hữu quan trong tỉnh tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề “Xác định mốc thời gian h́nh thành Phú Yên”.

Tham dự cuộc hội thảo, ngoài lănh đạo tỉnh, các cơ quan và các nhà nghiên cứu địa phương có liên quan đến chủ đề hội thảo c̣n có các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xă hội- nhân văn,  các nhà báo ,…ở các cơ quan nghiên cứu KHXH-NV Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh như: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội đồng KHXH Tp Hồ Chí Minh, Tạp chí Xưa và Nay,…

   Qua các chuyên đề khoa học, các báo cáo tham luận, các phát biểu và các ư kiến, kiến giải tại hội thảo, hội thảo đi đến nhất trí đề nghị chọn năm 1611 (Tân Hợi) là năm khai sinh, năm thành lập Phú Yên; đề nghị chọn là năm mốc để tổ chức kỉ niệm 395 năm (1611-2006), kỷ niệm 400 năm (1611-2011) Phú Yên h́nh thành và phát triển.

   Việc xác định năm 1611 (Tân Hợi) là năm sinh đơn vị hành chính đầu tiên có tên Phú Yên là kết tinh của cả quá tŕnh nghiên cứu, là đúc kết trên cơ sở các kiến giải, luận cứ khoa học của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu qua đối chiếu nhiều sử liệu, đảm bảo tính khách quan, tính chân thật lịch sử. Đó là năm: Nguyễn Hoàng lấy đất lập ra một phủ mới là phủ Phú Yên thuộc dinh Quảng Nam, gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà. Đây là các đơn vị hành chính đầu tiên của chính quyền Đàng Trong thiết lập trên vùng đất từ Cù Mông đến đèo Cả với địa danh hành chính mang tiếng Việt là Phú Yên, Đồng Xuân, Tuy Hoà.

Với việc lập phủ Phú Yên, chúa Nguyễn đă xác lập hẳn quyền cai trị của ḿnh trên một miền đất đă có người Việt sống khá đông, có cuộc sống khá ổn định; chấm dứt sự tranh chấp trên một vùng đệm để  yên tâm đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

Việc xác định năm 1611 (Tân Hợi) là năm thành lập đơn vị hành chính đầu tiên có tên Phú Yên có ư nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là cơ sở để tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh, giáo dục ư thức và ḷng yêu quê hương, tinh thần uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ḷng biết ơn đối với tiền nhân - những người đầu tiên vào mở cơi; giáo dục ư thức đoàn kết giữa các dân tộc. Đồng thời cũng là cơ sở để tổ chức các hoạt động nhằm quảng bá các đặc điểm văn hoá của đất và người Phú Yên, các sản phẩm mang tính đặc trưng truyền thống của quê hương Phú Yên, từ đó thu hút đầu tư, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế xă hội, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Phú Yên.

Năm 2006, thực hiện chủ trương của lănh đạo tỉnh về tổ chức các hoạt động để kỉ niệm 395 năm thành lập Phú Yên, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên phối hợp với các ngành hữu quan triển khai hoạt động nghiên cứu một số nội dung về diện mạo và các sự kiện lịch sử của địa phương Phú Yên qua 395 năm h́nh thành và phát triển - làm tiền đề để tiến tới kỉ niệm 400 năm h́nh thành và phát triển Phú Yên.  Sở Khoa học và Công nghệ đă liên hệ với một số nhà nghiên cứu có bài tham dự tại đợt hội thảo tháng 4-2003 tu chỉnh lại báo cáo khoa học; mời các cơ quan, cá nhân  là các nhà nghiên cứu KHXH &NV tham gia viết các báo cáo khoa học, các chuyên đề; thông báo đến các cơ quan và trên phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân tham gia bài viết gửi về Ban tổ  chức hội thảo để tổ chức đợt hội thảo lần này. Sau hội thảo, Sở Khoa học và Công nghệ  phối hợp với các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm để tuyển chọn bài, tư liệu, h́nh ảnh,… biên tập và xuất bản thành sách  để thông tin, tuyên truyền rộng răi đến mọi đối tượng nhân đợt sinh hoạt truyền thống 395 năm đất và người Phú Yên.

Nội dung hội thảo lần này tập trung vào các vấn đề sau:

Các chặng đường lịch sử từ 1611 đến 2005;

Bước phát triển kinh tế- xă hội qua từng giai đoạn lịch sử từ khi  xác lập  Phú Yên đến thời điểm năm 2005  (lưu ư các giai đoạn: thời các Chúa Nguyễn mở đất, thời phong trào nông dân Tây Sơn và triều Tây Sơn, thời  triều Nguyễn, thời chống Pháp - chống Mỹ, giai đoạn 1975-2005).

Nghiên cứu về địa lư hành chính, thiết chế hành chính qua các thời kỳ;

Các phong trào yêu nước, đấu tranh chống Pháp.

Do thời gian chuẩn bị cho hội thảo ngắn, thời gian để các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, viết bài tham gia hội thảo quá ít nên chắc rằng c̣n phải gia công nhiều để nâng cao chất lượng các báo cáo, các chuyên đề khoa học liên quan đến các nội dung mà hội thảo đề ra. Để góp phần làm rơ hơn, chuyên sâu hơn, bảo đảm tính chính xác, tính khoa học và chân thực lịch sử của các nội dung nghiên cứu, các đại biểu tham dự hội thảo có thể nêu ra, phản biện lại các kiến giải, nhận định, luận cứ, cả sự khác biệt về các tư liệu lịch sử…mà các báo cáo khoa học đă có tại hội thảo. Các đại biểu dự hội thảo có thể phát biểu tại hội trường, có thể viết phiếu ư kiến hoặc có thể viết bài phản biện, đóng góp bổ sung cho hội thảo.

Thay mặt Chủ tŕ hội thảo, chúc các vị đại biểu có nhiều ư kiến, nội dung đóng góp sâu sắc, có chất lượng để hội thảo thành công tốt đẹp.

Trân trọng kính chào.


CÁC CHUYÊN ĐỀ VỀ MỐC HÌNH THÀNH TỈNH PHÚ YÊN

ĐẤT VÀ NGƯỜI PHÚ YÊN

                                                         Trần Bạch Đằng (])

ĐI T̀M CỘT MỐC LỊCH SỬ PHÚ YÊN

 Đất Phú Yên h́nh thành từ lâu. Cuộc hội thảo không nói đến lịch sử của vùng đất xuất hiện cùng với các bộ tộc có mặt xa xưa, nhiều ngh́n năm trước, mà muốn gắn nó với th́ hiện tại, tức từ khi Phú Yên gia nhập vào lănh thổ Đại Việt.

Trong phạm vi ư nghĩa ấy, cuộc hội thảo đă phân tích những mốc thời gian theo chủ đề của sự h́nh thành tỉnh Phú Yên, tức h́nh thành một đơn vị hành chính với tên “Phú Yên” – dù c̣n là trấn, là phủ, trước khi là tỉnh (đơn vị tỉnh của nước ta chỉ tổ chức dưới thời Minh Mạng). Như vậy, tiêu chí định ra cái mốc là thời gian tên Phú Yên trên một địa bàn cụ thể.

Hội thảo xem xét niên lịch 1471, năm vua Lê Thánh Tông hành quân vào Nam đến tận đèo Cả, tương truyền có khắc bia nơi mà sau này gọi là “Thạch Bi Sơn”. Mặc dù về bao quát, nhà vua đặt Thừa Tuyên Quảng Nam, về nguyên tắc, trùm đến đây, song đại quân chỉ đến Chà Bàn, thuộc B́nh Định ngày nay, ở phía Bắc đèo Cù Mông và rút quân khá sớm, tức không thể lấy một cuộc hành quân để định ra cái mốc lănh thổ.

 Cái mốc thứ hai: Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng giao cho ông Lương Văn Chánh chiêu mộ dân đến vùng đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả để khẩn hoang. Mốc thời gian cũng được hội thảo xem xét và thấy rằng một cuộc khai hoang lập ấp dù đạt quy mô đến đâu vẫn chưa phải đă chính thức được xây dựng thành tổ chức quản lư chính quyền. Nó giống trường hợp đất Đồng Nai về sau – khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lư năm 1698 th́ đất Đồng Nai – Gia Định đă có 4 vạn hộ người Việt định cư rồi; nhưng trước năm 1698, đất Đồng Nai – Gia Định chưa là đơn vị hành chính của Đàng Trong.

Mốc thứ ba: Năm 1611, chúa Nguyễn sai Chủ sự tên là Văn Phong lập hai huyện Đồng Xuân và Tuy Ḥa, đặt phủ Phú Yên thuộc dinh Quảng Nam. Vào lúc ấy, miền đất giữa Cù Mông và đèo Cả đă được khẩn hoang khá rộng, xóm ấp đă h́nh thành. Đa số người tham gia dự hội thảo nhất trí lấy năm 1611 làm mốc h́nh thành địa danh Phú Yên. Nói cách khác, phủ Phú Yên trong địa giới lúc ấy chính là tỉnh Phú Yên trong địa giới hiện nay.

Từ 1611, phủ Phú Yên có khi phát triển thành dinh Phú Yên và tỉnh Phú Yên, sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, nhập với Khánh Ḥa thành tỉnh Phú Khánh và trở lại tên cũ. Phú Yên ngày nay là một trong 64 tỉnh, thành của Việt Nam.

T́m cột mốc của Phú Yên đương nhiên không phải đi ngược ḍng lịch sử đối với cả khu vực này – đó là vấn đề nên làm, nhưng để giải quyết một yêu cầu khác mà chắc chắn địa chí tỉnh Phú Yên sẽ làm. Sự ra đời của khu vực Phú Yên, giới hạn thiên nhiên bởi đèo Cù Mông phía Bắc, đèo Cả phía Nam (c̣n gọi là Đại Lănh), Trường Sơn và các h́nh thức quản lư của đồng bào dân tộc phía Tây, đại dương phía Đông – một địa lư tự nhiên và cũng có thể là địa lư lịch sử khá hoàn chỉnh trong một giai đoạn nhất định. Công lao tạo lập Phú Yên mà người đương thời được hưởng thuộc về nhân dân lao động nhiều dân tộc, bộ tộc và được điều khiển bởi nhiều thể chế khác nhau, trước khi nó gia nhập vào đại gia đ́nh Đại Việt.

Xin được nói thêm: Chúng ta sắp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, lấy ngày vua Lư Thái Tổ dời đô (năm 1010) trong khi vùng đất sẽ là thủ đô nước ta có mặt trước khá lâu với các tên: Luy Lâu, Long Biên… tỉnh Thái B́nh vừa kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, Phú Thọ cũng vậy, dù mảnh đất Thái B́nh dính với lịch sử không thể ít hơn vài ngh́n năm, c̣n Phú Thọ lại là cái nôi tự thuở vua Hùng.

Mục đích của cuộc hội thảo – được tổ chức sát ngày miền Nam giải phóng hoàn toàn 30-4-1975 – muốn nghiên cứu những diễn biến cận và hiện đại, tức những diễn biến nói chung là của các thế hệ chúng ta: thế hệ người Kinh, người Chăm, người thuộc các dân tộc ít người. Đó là những tác giả chịu tránh nhiệm chính của mọi thăng trầm của tỉnh Phú Yên. Về phương diện này, hội thảo đă thành công.

Vào năm 2006, với cái mốc đă chọn lựa, sau khi tŕnh cho các cơ quan khoa học Trung ương, Trung ương Đảng và Chính phủ, Phú Yên sẽ tổ chức ngày “mừng thọ” 395 tuổi.

Những người mở cơi Phú Yên có một giấy khai sinh, thật đáng trân trọng…

TRUYỀN THỐNG XƯA VÀ NAY

Hội thảo khoa học “Xác định mốc thời gian h́nh thành tỉnh Phú Yên” nhất trí lấy năm 1611 mở đầu cho niên đại của tỉnh không có nghĩa là công cuộc khai phá, khắc phục thiên nhiên, tổ chức xă hội chưa xảy ra trên vùng đất này trước năm 1611. Bất kỳ vùng nào trên đất nước Việt Nam hay các nước, đâu cũng trải qua một quá tŕnh khai phá, tạo lập bền bỉ, lâu dài, cho đến khi có một danh xưng.

Đồng bào Phú Yên lập đền thờ Lương Văn Chánh – người được xem như Thành Hoàng của cả tỉnh. Mồ mả, đền thờ ông vẫn c̣n và không ngớt khói hương, tuy đang bị nắng mưa bào ṃn. Theo Đại Nam liệt truyện tiền biên, tổ tiên ông quê ở Bắc Hà, ông làm quan buổi đầu với nhà Lê Trung Hưng tới chức Thiên Vũ Vệ Đô Chỉ huy sứ, năm 1558 theo Nguyễn Hoàng vào Nam, năm Mậu Dần 1578 được giao nhiệm vụ chiêu tập lưu dân khai phá đất hoang vùng Nam Cù Mông đến Bắc đèo Cả, nhất là dọc theo sông Đà Rằng. Khi chết, ông được chúa Nguyễn truy tặng tước Phù Quốc Công. Như vậy, ông Lương Văn Chánh là một trong những người có công hàng đầu quy dân lập ấp trên địa bàn mà sau này là tỉnh Phú Yên. Tất nhiên, trước Lương Văn Chánh hẳn đă có những hộ dân từ Bắc đèo Cù Mông đến đây sinh sống, ai là người dẫn đầu và trước Lương Văn Chánh vùng này đă có bao nhiêu hộ khẩu… không thấy sử sách chép.

Qua thái độ của cư dân Phú Yên đối với bậc tiền hiền Lương Văn Chánh, chúng ta có thể hiểu được tấm ḷng của dân luôn khắc ghi công đức khai sơn phá thạch của những bậc tiền phong.

Như mọi địa phương Việt Nam khác, Phú Yên theo bước thăng trầm của đất nước, nhất là những người di dân Nam sông Gianh thời phân tranh 200 năm Trịnh – Nguyễn. Phú Yên vốn là một tỉnh nghèo, tỉnh nhỏ, số phận người dân sở tại nói chung c̣n hẩm hiu hơn. Nằm trên đường thiên lư Bắc – Nam, vó ngựa chiến binh nhiều lần xuyên qua tỉnh, ngay khi đơn vị hành chính Phú Yên ra đời chưa bao lâu. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn từ địa bàn Quy Nhơn là tỉnh lân cận Phú Yên hẳn tác động trực tiếp mạnh mẽ đến nơi đây – niềm mơ cảnh đổi đời dưới ngọn cờ đào của các anh hùng áo vải. Song, Tây Sơn có quá ít thời gian và Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn thiết lập hệ thống hành chính trên cả nước. Cũng chẳng bao lâu, “Phú” chưa thấy mà “Yên” cũng không tṛn th́ Pháp đến, phong trào Cần Vương ở Phú Yên không mạnh lắm – có thể v́ lư do lịch sử: Phú Yên hiếm bậc khoa bảng, càng hiếm hơn quan chức chịu “ơn vua”, nhận thức nỗi đau quốc gia theo cách dân dă, chống giặc quyết liệt song không chờ một lời hịch của triều đ́nh. Về mặt này, Phú Yên giống Nam bộ “dân ấp dân lân hiếu nghĩa làm dân chiêu mộ”.

Với những đắng cay buổi mất nước, người Phú Yên gánh chịu không nhẹ hơn bất kỳ đâu. Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp hiện đại tạo cho Phú Yên một vị trí khá đặc thù. Cùng với Nam, Ngăi, B́nh, Phú Yên là vùng tự do suốt 9 năm, dưới chính thể Việt Nam Dân chủ cộng ḥa, là biên ải và địa đầu để miền Trung Trung bộ tiếp sức cho vùng gian khổ cực Nam Trung bộ, bên kia đèo Đại Lănh, Phú Yên thật ra không yên ổn hoàn toàn trong thời gian đó, bởi Pháp chiếm Tây Nguyên và vào cuối cuộc kháng chiến, chiến dịch Atlante đánh vào Tuy Ḥa, tuy thất bại, song gây không ít khó khăn cho người dân. Cần nói thêm một điều: cả 4 tỉnh Nam, Ngăi, B́nh, Phú, trong kháng chiến chống Pháp, đều thực hiện "tiêu thổ kháng chiến” (vườn không nhà trống), cho nên cơ sở hạ tầng không c̣n ǵ đáng kể. Dù sao, cán bộ vùng Pháp kiểm soát ở Nam bộ và Nam Trung bộ trên đường ra Bắc muốn gấp đường để đặt chân lên Liên Hiệp Mỹ, xă độc lập, “đất của Cụ Hồ” tại Dốc Mơ – đến đó, đă có thể “tạm giũ áo phong sương” đôi ngày, mặc bộ áo quần vải xita thổ sản, ăn cá ngừ và ngồi xe gọng ra trận Quảng Nam.

Sau Hiệp định Genève, Ngô Đ́nh Diệm thực hiện một số chính sách khủng bố qui mô đối với người dân từng sống ở vùng tự do mà điển h́nh là vụ thảm sát Ngân Sơn Chí Thạnh vào tháng 7 – 1954. Qua 9 năm sống dưới chế độ tự do, bị đàn áp khốc liệt, người Phú Yên đă noi gương đồng bào Nam bộ tiến hành cuộc đồng khời Ḥa Thịnh ở Tuy Ḥa – cuộc đồng khởi đầu tiên của Trung Trung bộ thời chống Mỹ. Người Phú Yên vẫn c̣n nhớ lực lượng Đại Hàn khét tiếng tàn ác chà xát Tuy Ḥa nhiều năm.

Phú Yên trong thời kỳ này rất nổi tiếng với vụ “tàu không số” chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam và đụng địch tại Vũng Rô.

Thật cảm động khi hôm nay đồng bào đến thăm Phú Yên, tại thị xă, có thể thắp hương nhà tưởng niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ hay thăm nơi giam giữ ông tại Củng Sơn. Nhân dân và Đảng bộ Phú Yên tự hào đă đùm bọc, che chở và giải thoát cho vị Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam vào năm 1961, lúc phong trào đang gặp khó khăn lớn.

Phú Yên đúng là “phú” hiểu theo nghĩa yêu nước, cách mạng, theo nghĩa truyền thống không dứt.


PHÚ YÊN THỜI MỞ CƠI

                   GS. TS. Nguyễn Quốc Lộc

Thời mở đất của vùng đất từ Cù Mông tới Đá Bia trong khoảng thời gian từ giữa nửa sau thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 17 không có được tài liệu thư tịch đương thời. Đến thế kỷ 19 mà Đại Nam liệt truyện của Quốc sử quán triều Nguyễn phải viết: Lương Văn Chánh “là bậc công thần thời quốc sơ, khai khẩn đất hoang, mở mang biên cảnh, công lao rơ rệt, nhưng sự tích được biết tới muộn nên không được chép trong sách Thực Lục”.

Bởi nguồn tài liệu thư tịch cổ thiếu, ít nên muốn tái hiện lịch sử đất Phú Yên thời mở đất cần tranh thủ nhiều phương pháp tiếp cận khác nữa: nghiên cứu ngôn ngữ học so sánh, nghiên cứu danh xưng học (trong đó có địa danh), nghiên cứu văn học dân gian, sưu tầm các gia phả, tộc phả, thần phả và điều tra điền dă dân tộc học…

Năm 1471 – Núi Đá Bia trở thành ranh giới Chămpa – Đại Việt

 Đó là năm mà sử đă ghi:

Vua Lê Thánh Tông nam chinh, mở đất đến đây, ở trên núi có sai mài đá khắc chữ ghi việc chia ranh giới với Chiêm Thành” (Hoàng Việt nhất thống dư địa chí).

Núi Thạch Bi ở phủ Phú Yên là chỗ tiên triều phân địa giới với Chiêm Thành” (Lê Quư Đôn, Phủ biên tạp lục) và nhiều sách khác.

Đó là năm mà đức vua trẻ, văn vơ song toàn Lê Thánh Tông thân chinh thống lĩnh 26 vạn quân dừng lại ở chân đèo Cả. Không thấy có chữ ghi trên ḥn đá cao 60m trên đỉnh núi Đá Bia cao hơn 700m. Hồi thế kỷ 18 Lê Quư Đôn cũng đă viết: “Lâu ngày dấu chữ đă ṃn mất”. Nhưng, giá trị thực hiện quy định này của vua Lê là điều khẳng định. Quân Chiêm vượt qua giới hạn này là “xâm lấn biên cảnh” và đều bị trừng trị mà lần sau cùng là vào năm 1653.

Nhân dân Phú Yên lập đền thờ vua Lê Thánh Tông ở làng Long Uyên, xă An Dân, huyện Tuy An là suy tôn, tri ân người có công mở đất. Câu đối của Bố Chính Đinh Nho Quang treo ở đền có nghĩa: “Non sông mở đất năm nào, phụ lăo truyền nhau công Hồng Đức”. Như vậy, vùng đất từ đèo Cù Mông đến núi Đá Bia sau năm 1471 là lănh thổ của Đại Việt. Nhưng chính quyền của nhà Lê cũng chưa thiết lập ở đây một tổ chức hành chính chặt chẽ như ở phía Bắc Cù Mông.

Đại Việt Sử kư toàn thư sau khi ghi việc vua phong cho Bồ Tŕ Tŕ làm vương nước Chiêm đă viết: “Vua lại phong vương cho Hoa Anh và Nam Bàn, làm 3 nước để ràng buộc”.

Vị trí của Nam Bàn đă được Lê Quư Đôn xác định rơ trong Phủ biên tạp lục. Đó là vùng người Êđê và người Jarai với thiết chế xă hội do Mtao Apui (Hỏa Xá) và Mtao Ea (Thủy Xá) đứng đầu. Đến thời Minh Mạng, Hỏa Xá c̣n cử phái bộ xuống Củng Sơn rồi ra Huế cống nộp triều Nguyễn. Người dẫn đường kiêm phiên dịch là Lê Văn Quyền quê ở Sơn Ḥa.

C̣n có hay không sự tồn tại của “nước Hoa Anh” và vị trí của nó ở đâu? Đă có vài giả thiết, trong đó có ư kiến cho rằng Hoa Anh nằm trên vùng đất “từ Cù Mông đến Đại Lănh(Đào Duy Anh và một số tác giả). Nhưng đến nay chưa có một xác quyết nào có bằng chứng thuyết phục.

Năm 1578 – Sự nghiệp mở đất Phú Yên thực sự bắt đầu gắn liền với tên tuổi vị “Khai quốc công thần” Lương Văn Chánh.

Sử chép: “Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558), sau đó kiêm trấn thủ Quảng Nam (1569). Vị chúa muốn “Vạn đại dung thân” này đă quan tâm đến việc khai phá vùng đất mới ở phía Nam. Ông đă chọn một vị quan có tài – Lương Văn Chánh, giao một trọng trách – làm Trấn Biên quan, thực hiện một nhiệm vụ cụ thể – chiêu tập lưu dân đến Cù Mông, Bà Đài, khai khẩn đất hoang ở Đà Lăng” (Đại Nam nhất thống chí – tỉnh Phú Yên – Trang 7).

Năm đó là 1578, bắt đầu một thời kỳ mở đất mà Lương Văn Chánh đă có nhiều cống hiến và đă thành công. Để chiêu dân, lập ấp, phục hóa, khai hoang, mở mang vùng đất từ Cù Mông đến Đá Bia, Lương Văn Chánh c̣n dùng nhiều mưu lược để đất này ổn định và phát triển. Ông đă đưa 3.000 lưu dân từ Thanh Nghệ, 1.000 lưu dân từ Thuận Hóa vào Nam Cù Mông để sinh cư lập nghiệp. Ông cho tổ chức lưu dân thành từng đơn vị, chia các khu vực, khai phá làm 3 vùng, có người điều khiển và quản lư. Không bao lâu, vùng đất này “trên từ nguồn di dưới đến cửa biển, kết lập gia cư khai khẩn đất hoang thành thục, nộp thuế như lệ”.

Lương Văn Chánh đă làm cho vùng đất ngày nay là tỉnh Phú Yên thực sự mở mang. Hàng loạt sắc phong đời các chúa Nguyễn đánh giá cao công trạng của ông khẳng định thành tích, thăng chức, hậu thưởng. Và sau khi ông qua đời nhiều vua triều Nguyễn đă có sắc chỉ phong “Thượng đẳng thần”.

Có lẽ hạnh phúc lớn nhất của Lương Văn Chánh là ông đă vui tuổi già và từ giă cơi đời chính nơi vùng đất ḿnh có công khai phá, ngay ở ngôi làng do ḿnh lập nên hồi thế kỷ 16 – làng Phụng Tường. Nhân dân vùng đất tôn vinh ông, tri ân ông, vị “Khai quốc công thần” thời mở đất của Phú Yên.

Năm 1611 - Lập Phủ Phú Yên

Sử chép: “Năm Tân Hợi (1611), vua sai chủ sự Văn Phong lấy đất ấy lập thành hai huyện Đồng Xuân và Tuy Ḥa, đặt phủ Phú Yên ...”

Đó là năm Lương Văn Chánh vừa mới qua đời ngày 19 tháng 9.

Văn Phong là một trong các cộng sự của Lương Văn Chánh. Trần Tài chỉ huy các toán lưu dân khai phá vùng đất Bà Đài mà nay ở đó c̣n lưu truyền địa danh “Đồng ông Tài”. C̣n Văn Phong là chủ sự và khi lập phủ Phú Yên được cử làm Lưu thủ.

Hồi bấy giờ các phủ: Thăng Hoa, Quảng Ngăi, Quy Nhơn và Phú Yên mới lập đều thuộc dinh Quảng Nam.

Năm 1629 - Lập Trấn Biên Dinh sau đó đổi Phú Yên dinh 

18 năm sau, năm 1629, Văn Phong nghịch phản, chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai phó tướng Nguyễn Vinh đánh dẹp rồi lập dinh Trấn Biên, sau đổi là dinh Phú Yên.

Toàn bộ Đàng Trong lúc đó có 7 dinh: Chính dinh (Phú Xuân), Cựu dinh (Ai Tử – Quảng Trị), Quảng B́nh, Vơ Xá, Bố Chính, Quảng Nam và Trấn Biên.

Trấn Biên dinh đổi thành Phú Yên dinh có lẽ vào năm 1653,  khi cai cơ Hùng Lộc vào lập ra phủ Thái Ninh, sau là dinh Thái Khang. Phú Yên không c̣n làm nhiệm vụ Trấn Biên nữa.

Đất và người Phú Yên qua tiến tŕnh lịch sử

Trước kia, mảnh đất giữa Cù Mông và Đèo Cả - Đá Bia là địa bàn của tộc Cau, tiểu quốc Nam Chăm của Vương quốc Chămpa.

Đây là một địa phương khá phát triển, Bia Chợ Dinh I có niên đại khá sớm (vào thế kỷ IV sau Công Nguyên). Tháp Nhạn được xây dựng trên 7 thế kỷ rồi. Con sông Đà Rằng dài đến 290 cây số thời nào cũng là ḍng tải văn hóa và huyết mạch kinh tế.

Tỉnh Phú Yên ngày nay là địa bàn tụ cư của nhiều dân tộc. Cư trú lâu đời ở đây là người Bana, người Êđê và người Chăm Hroi. Người Chăm Hroi hiện nay có khoảng 1 vạn người cư trú tập trung ở 3 huyện miền núi tỉnh Phú Yên: Đồng Xuân, Sơn Ḥa và Sông Hinh. Ở huyện Vân Canh tỉnh B́nh Định có hơn 2 ngàn người. Chúng tôi đă có ư kiến cho rằng người Chăm Hroi là một trong những thành phần cư dân của thời mở đất ở Phú Yên. Ḍng họ Tsâu Yoan (“Cháu Kinh”) của người Chăm Hroi cũng là tài liệu dân tộc học đáng chú ư.

Ở Phú Yên c̣n có nguyên một làng người Chăm. Đó là buôn Ea Ngao, xă Sông Hinh, huyện Sông Hinh. Vào thời điểm chúng tôi khảo sát dân tộc điền dă họ có 36 hộ với 199 nhân khẩu. Trong đó có 4 gia đ́nh chồng là người Êđê, 7 gia đ́nh vợ là người Êđê, 2 gia đ́nh chồng là người Bana, 2 gia đ́nh cả vợ chồng là người Êđê, c̣n 21 gia đ́nh vợ chồng đều là người Chăm. Các già làng ở buôn Ea Ngao biết rơ tổ tiên họ đă không qua Dốc Chanh để vào Phan Rang mà tụ lại sinh sống.

Sau năm 1471, trên vùng đất Cù Mông đến Đá Bia, người Việt đă bắt đầu vào sinh sống nhưng chưa đông, c̣n các dân tộc thiểu số th́ tiếp tục tồn tại. Sử chép “thuộc Man Lèo” có lẽ là muốn nói đến t́nh h́nh này.

Từ năm 1578, với chủ trương rơ của chúa Nguyễn, tổ chức chặt chẽ và biện pháp tốt, đạt hiệu quả cao, lưu dân người Việt đă vào đông. Hoạt động kinh tế sản xuất đa dạng: khai khẩn đất hoang, phục hóa ruộng đất cũ, làm các nghề thủ công (dệt chiếu, dệt thảm cói, tơ trắng, lụa, vỏ gai, thợ rèn, thợ bạc, thợ mộc, khai thác nghề rừng, lấy dầu rái, làm nghề phá xanh,...).

Theo ông Lê Quư Đôn, phủ Phú Yên đă có đến 38 thuộc. Thuộc có từ 500 người trở lên đặt một cai thuộc, một kư thuộc. Thuộc 450 người trở xuống đặt một kư thuộc. Thuộc dưới 100 người chỉ đặt một tướng thần. Những thôn, phường, nậu, man họp lại thành thuộc.

Lê Quư Đôn cũng ghi lại dân số phủ Phú Yên lúc đó là 14.648 người. Các nguồn ở miền núi, vũng, gành, cửa biển, các đèo, đ̣... đều phải nộp thuế.

Như vậy, bộ mặt vùng đất này trước và sau 1578 khác nhau. Từ năm 1578 thay đổi lớn, phát triển nhanh.

 

THỜI ĐIỂM PHÚ YÊN NẰM TRONG CƯƠNG GIỚI NƯỚC ĐẠI VIỆT (])

PGS. Huỳnh Lứa

Trong lịch sử h́nh thành và phát triển vùng đất Phú Yên, có một vấn đề được đặt ra là vùng đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả – Đá Bia được sát nhập vào nước ta vào thời điểm nào? Về vấn đề này đă từng có ba loại ư kiến khác nhau: Một loại ư kiến cho rằng thời điểm đó là năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông chiếm được thành Chà Bàn. Ư kiến này có lẽ chủ yếu dựa vào một trong ghi chép trong sách Đại Nam nhất thống chí, tỉnh Phú Yên: “Đời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475), mở đất đến đây, lấy núi Thạch Bi làm giới hạn”.

Ư kiến thứ hai cho rằng thời điểm đó là năm 1578 khi chúa Nguyễn Hoàng ủy nhiệm cho Lương Văn Chánh làm trấn biên quan, chiêu tập lưu dân đến Cù Mông – Bà Đài khẩn đất hoang ở Đà Diễn.

Ư kiến thứ ba cho rằng thời điểm đó là năm Tân Hợi (1611), là lúc vua sai chủ sự là Văn Phong lấy đất ấy làm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Ḥa, đất Phú Yên thuộc dinh Quảng Nam và dùng ông làm Lưu Thủ.

Trong ba ư kiến này, chúng tôi thiên về ư kiến thứ ba v́ tiêu chí xác định chủ quyền đối với một vùng lănh thổ phải là sự xác lập hệ thống quản lư hành chính đối với vùng đất đó.

 C̣n ư kiến thứ nhất, tôi thấy không đứng vững v́ mấy lư do sau đây:

 1. Sách Đại Việt sử kư toàn thư không có ghi việc vua Lê Thánh Tông hành quân vào tận đèo Cả, dựng bia để phân ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Ngược lại, sách ấy lại ghi rơ rằng: “Bồ Tŕ Tŕ chạy đến Thiên Lung, chiếm lấy đất ấy, xưng là chúa Chiêm Thành. Vua lại phong vương cho cả Hoa Anh và Nam Bàn gồm ba nước để dễ dàng ràng buộc” (ĐVSKTT, Tập II, Nxb KHXH, 1998, tr.450). Nước Nam Bàn nói ở đây theo Cương mục sau là đất của Thủy Xá, Hỏa Xá, nay là vùng đất thuộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum và Dak Lak, c̣n nước Hoa Anh theo một số ư kiến (của Đào Duy Anh, Hoàng Văn Lâu, Hà Văn Tấn) có lẽ là vùng đất thuộc tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Ḥa ngày nay.

 2. Câu ghi trong Đại Nam nhất thống chí – tỉnh Phú Yên: “Lấy núi Thạch Bi làm giới hạn, nhưng từ núi Cù Mông vào Nam c̣n thuộc Man Lèo”, rất mơ hồ và mâu thuẫn.

3. Sách Đại Việt sử kư toàn thư chép: “Ngày mồng bảy (tháng 3), lấy người Chiêm là Ba Thái là Đồng tri châu Thái Chiêm, Đa Thủy làm Chiêm tri châu. Vua dụ họ rằng: “Hai Châu Thái Chiêm và Cổ Lũy trước là đất của ta, đời gần đây bị mất về nước Chiêm, nay lấy lại được hết, đặc cách sai bọn các ngươi trấn giữ. Có kẻ nào không chịu theo, cho giết trước rồi tâu sau”.

Ngày 11 lấy Đỗ Tử Quy làm Đồng tri châu tri Thái Chiêm quân dân sự, Lê Ỷ Đà làm Cổ Lũy châu tri quân dân sự (ĐVSKTT, tập II, sđd, tr451). Qua đoạn văn này, ta thấy Lê Thánh Tông không hề cắt cử quan lại cai trị vùng đất phủ Hoài Nhân, đừng nói chi đến việc đặt sự cai trị trên vùng đất từ Cù Mông đến núi Đại Lănh.

4. Nếu việc vua Lê Thánh Tông cho dựng bia ở đèo Cả (núi Đại Lănh) là có thực th́ vùng đất từ Cù Mông đến đèo Cả vẫn chưa nằm dưới sự quản lư trực tiếp của Đại Việt. Nước Đại Việt chưa thiết lập hệ thống hành chính, và uy quyền của vua Lê Thánh Tông mới đến phủ Hoài Nhân (tức tỉnh B́nh Định ngày nay) mà thôi, chứ chưa vào đến núi Thạch Bi. Mặt khác sự quan tâm khai thác của triều đ́nh Đại Việt về cơ bản vẫn chỉ đến phủ Hoài Nhân, chứ chưa vượt qua đèo Cù Mông. Bằng chứng là vào tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), vua Lê Thánh Tông đặt đạo Thừa tuyên Quảng Nam thống lĩnh 3 phủ, 9 huyện: phủ Thăng Hoa có 3 huyện là Lê Giang, Hà Đông và Hà Giang; phủ Tư Nghĩa có ba huyện là B́nh Sơn, Mộ Hoa và Nghĩa Giang; phủ Hoài Nhân có ba huyện là Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Như vậy địa bàn quản lư của Thừa tuyên Quảng Nam rơ ràng không bao gồm vùng đất từ Cù Mông vào đèo Cả – núi Thạch Bi.

5. Đến thời chúa Nguyễn Hoàng, xứ Quảng Nam vẫn chỉ vào đến phủ Hoài Nhân và biên giới cực Nam Đại Việt vẫn là đèo Cù Mông qua huyện Tuy Viễn (nay là Tuy Phước B́nh Định). Cho nên năm Hoằng Định thứ 12 (1611),  Nguyễn Hoàng lấy đất Phú Yên ngày nay đặt làm một phủ, chia làm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Ḥa và sai Văn Phong làm Lưu Thủ phủ Phú Yên.

Như vậy là chỉ đến thời điểm này (1611), vùng đất ngày nay là Phú Yên mới chính thức sáp nhập vào bản đồ nước Đại Việt. Và cũng kể từ đây, chính quyền Đàng Trong mới thực sự cai quản và khai khẩn vùng đất này với quy mô lớn. Bằng chứng là trong trận đánh nhau giữa quân Trịnh và quân Nguyễn ở cửa sông Nhật Lệ năm 1648, quân Nguyễn thắng to, bắt được 3 vạn tù binh, số tù binh này sau đó được chia ra an sáp từ miền Thăng, Điện (tức Quảng Nam) trở vào đến Phú Yên, cấp cho ngưu canh, điền khí để khai khẩn ruộng hoang.

Về ư kiến thứ hai cũng có phần gượng ép v́ theo ĐNLTTB ([1]) năm 1578 Lương Văn Chánh chỉ đưa lưu dân vào khai khẩn đất hoang ở Cù Mông, Bà Đài và dọc sông Đà Diễn (Đà Rằng), chứ chưa thiết lập hệ thống hành chính cai quản chính thức. Với chức danh Trấn Biên quan, ông vẫn đặt lư ở huyện Tuy Viễn. Hơn nữa đây lại là phương sách Nguyễn Hoàng (và các chúa Nguyễn về sau) thường sử dụng “lưu dân đến trước, nhà nước đến sau” mở mang cương vực nước ta. Việc lưu dân đến ở và tiến hành khai phá đất đai vùng đất nào chưa thể là căn cứ minh chứng cho vùng đất đó đă được sáp nhập vào cương giới nước ta. T́nh h́nh này là tương đối phổ biến trong các thế kỷ 17, 18 khi cương giới nước ta tiếp tục mở rộng về phía nam.

Tóm lại, việc lấy năm 1611 làm thời điểm sáp nhập vùng đất từ Cù Mông đến núi Đại Lănh (núi Thạch Bi) (tức vùng đất Phú Yên ngày nay) là có sự thuyết phục hơn cả v́ nó phù hợp với nguyên tắc và tiêu chí xác lập chủ quyền trên bất cứ một vùng đất nào – đó là sau khi đă thiết lập hệ thống quản lư hành chính chính thức, vững chắc và lâu dài.

  

ĐỊA DANH PHÚ YÊN

LỊCH SỬ H̀NH THÀNH VÀ QUÁ TR̀NH BIẾN ĐỔI

Nguyễn Khắc Thuần

1. THÁNG 6 NĂM 1471: HOÀNG ĐẾ LÊ THÁNH TÔNG LẬP HUYỆN TUY VIỄN

Tháng 8 năm 1470, t́nh h́nh biên giới phía Nam của Đại Việt trở nên bất ổn. Tháng 11 năm 1470, Hoàng Đế Lê Thánh Tông Nam chinh. Tháng 6 năm 1471, Hoàng Đế Lê Thánh Tông đă cho đặt Thừa Tuyên thứ 13 của Đại Việt, đó là Thừa Tuyên Quảng Nam. Các bộ chính sử không cho biết thêm điều ǵ cụ thể hơn nhưng một số thư tịch cũ của Nhà Lê ([2]) th́ ghi chép rơ ràng rằng Thừa Tuyên Quảng Nam quản lĩnh ba phủ và chín huyện:

- Phủ Thăng Hoa lănh 3 huyện là Lê Giang, Hà Đông và Hy Giang

- Phủ Tư Nghĩa lănh 3 huyện là B́nh Sơn, Mộ Hoa và Nghĩa Giang

- Phủ Hoài Nhân lănh 3 huyện là Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn.

Hai huyện Bồng Sơn và Phù Ly của phủ Hoài Nhân nay đại để tương ứng với toàn bộ tỉnh B́nh Định c̣n huyện Tuy Viễn th́ đại để tương ứng với tỉnh Phú Yên ngày nay. Lúc bấy giờ, nếu hai huyện Bồng Sơn và Phù Ly được quan lại Đại Việt quản lư chặt chẽ th́ ngược lại, huyện Tuy Viễn chỉ trực thuộc phủ Hoài Nhân trên danh nghĩa chứ trong thực tế th́ mọi việc trấn trị ở đây vẫn do người Chăm đảm nhận. Nói khác hơn, trên danh nghĩa th́ vùng đất nay thuộc tỉnh Phú Yên đă trở thành một bộ phận lănh thổ của Đại Việt kể từ năm Canh Dần (1471). Bấy giờ, đất này được tổ chức thành một huyện với tên gọi đầu tiên là huyện Tuy Viễn.

2. NĂM 1611: CHÚA NGUYỄN HOÀNG ĐẶT RA PHỦ PHÚ YÊN TRỰC THUỘC DINH TRẤN BIÊN

Năm 1558, Nguyễn Hoàng được trao chức Trấn Thủ xứ Thuận Hoá và đến năm 1570, ông được kiêm quản cả chức Trấn Thủ xứ Quảng Nam. Bởi lẽ này nên từ năm 1570 trở đi, trên danh nghĩa th́ huyện Tuy Viễn thuộc quyền cai quản của Nguyễn Hoàng. Cơ đồ riêng của họ Nguyễn h́nh thành kể từ đó.

Theo lệ cũ, huyện Tuy Viễn chỉ bị ràng buộc lỏng lẻo. “Bấy giờ chúa liền sai viên Chủ Sự là Văn Phong (chưa rơ họ) lấy đất, đặt thành một phủ mới, cho lănh hai huyện là Đồng Xuân và Tuy Hoà, sai Văn Phong giữ chức Lưu Thủ đất này”([3]). Phủ mới được lập này có tên là Phú Yên. Phủ Phú Yên trực thuộc dinh Trấn Biên, sau dinh Trấn Biên được đổi gọi là dinh Phú Yên.

Lúc này, theo quy chế  hành chính chung của xứ Đàng Trong th́ dưới huyện là tổng, dưới tổng là xă và dưới xă là thôn. Tuy nhiên, gắn liền với quá tŕnh di dân lập ấp c̣n có quá tŕnh h́nh thành các thuộc. Đúng ra, thuộc là những đơn vị hành chính dưới huyện nhưng chỉ bị ràng buộc lỏng lẻo chứ không chặt chẽ như đối với các tổng, xă và thôn. Thường th́ thuộc là những đơn vị hành chánh của đồng bào các dân tộc ít người hoặc của những vùng xa xôi hẻo lánh. Để được  hưởng sự ràng buộc lỏng lẻo, dân mới di cư đến lập ấp cũng nhất loạt lập ra các thuộc. Theo thống kê của Bảng Nhăn Lê Quư Đôn th́ vào năm 1726, phủ Phú Yên có 38 thuộc ([4]). Con số này lớn hơn hẳn các phủ khác ([5]). Về dân số, phủ Phú Yên có tất cả 4.324 dân đinh([6]). Dân tuy không đông nhưng các khoản thuế và nguồn lợi thu được ở Phú Yên lại rất lớn, thậm chí c̣n lớn hơn các phủ lân cận([7]).

3. – NĂM 1807, GIA LONG NÂNG PHỦ PHÚ YÊN THÀNH DINH PHÚ YÊN VÀ SAU ĐÓ ĐỔI LÀM TRẤN PHÚ YÊN

- NĂM 1826. MINH MẠNG TÁI LẬP PHỦ PHÚ YÊN, ĐẾN NĂM 1831 ĐỔI LÀ PHỦ TUY YÊN. NĂM 1832, MINH MẠNG LẬP TỈNH PHÚ YÊN.

- NĂM 1853, TỰ ĐỨC BỎ TỈNH PHÚ YÊN ĐỂ LẬP ĐẠO PHÚ YÊN…

Vào tháng giêng năm Gia Long thứ sáu (tức là năm Đinh Măo – 1807), dinh Phú Yên được triều đ́nh nhà Nguyễn cho đổi gọi là trấn Phú Yên. Lúc này, việc đổi các dinh thành đơn vị trấn là chủ trương chung, được tiến hành trên phạm vi cả nước chứ không phải riêng ǵ ở Phú Yên. Gắn liền với sự kiện quan trọng này, vị trí của Phú Yên cũng được nâng cao hơn hẳn trước đó. Nhưng rồi đến năm 1826, Minh Mạng lại cho đổi gọi là trấn Phú Yên là phủ Phú Yên như cũ. Và tất nhiên, một khi phải trở lại với đơn vị cấp phủ th́ vị trí của Phú Yên có phần bị thu hẹp hơn trước. Thời gian sử dụng của địa danh hành chánh phủ Phú Yên bị gián đoạn mất một năm, đó là năm 1831. Vào năm này, Minh Mạng cho đổi phủ Phú Yên thành phủ Tuy Yên. Một năm sau, năm Minh Mạng thứ 13 (Nhâm Th́n – 1832),  lần đầu tiên đơn vị hành chánh cấp tỉnh được thành lập ở nước ta, phủ Tuy Yên được nâng lên thành một tỉnh([8]). Như vậy, sau nhiều lần biến đổi, địa danh Phú Yên với ư nghĩa là tên gọi chính thức của một tỉnh bắt đầu có kể từ năm Minh Mạng thứ 13 (năm Nhâm Th́n – 1832).

Năm Tự Đức thứ sáu (tức là năm Quư Sửu – 1853), triều đ́nh nhà Nguyễn đă quyết định bỏ đơn vị tỉnh Phú Yên và lập ra đạo Phú Yên. Đạo Phú Yên quản lănh hai huyện là huyện Đồng Xuân huyện Tuy Ḥa. Để trông coi đạo Phú Yên, triều Nguyễn cho đặt chức Quản Đạo. Năm Tự Đức thứ 12 (tức là năm Kỷ Mùi – 1859), triều Nguyễn c̣n đặt thêm chức Tuyên Phủ Sứ nhưng chỉ 4 năm sau, năm Tự Đức thứ 16 (tức là năm Quư Hợi – 1863), triều Nguyễn lại cho băi bỏ chức này và thay vào đó, kể từ năm 1864 th́ đặt thêm chức Phó Quản Đạo. Sở trị của đạo Phú Yên được đặt trong thành đạo Phú Yên. Thư tịch cổ cho biết rằng, thành đạo Phú Yên thiết lập tại thôn Long An, huyện Đồng Xuân. Thành vốn đă được đắp từ năm Minh Mạng thứ 19 (tức là vào năm Mậu Tuất – 1838). Bấy giờ, huyện Đồng Xuân quản lănh 3 tổng với 109 xă, thôn, phường và giáp c̣n huyện Tuy Hoà quản lănh 4 tổng với 95 xă, thôn, phường và giáp.

Sau năm 1853, đơn vị hành chánh Phú Yên c̣n trải khá nhiều lần thay đổi nữa (nhất là vào thời cận và hiện đại), tuy nhiên, xét về quá tŕnh h́nh thành và lịch sử biến đổi của địa danh Phú Yên th́ đại để là bao gồm mấy nét lớn như đă nêu trên.

Tóm lại, trên danh nghĩa th́ đất Phú Yên đă trở thành một bộ phận lănh thổ của nước Đại Việt kể từ năm 1471 với tên gọi đầu tiên do Hoàng Đế Lê Thánh Tông đặt ra là huyện Tuy Viễn. Nhưng, trong khoảng thời gian từ năm 1471 đến năm 1611, huyện Tuy Viễn chỉ mới được quản lư theo quy chế “ràng buộc lỏng lẻo”. Bấy giờ, xu hướng chung là cơ quan quyền lực của huyện Tuy Viễn ngày càng t́m cách tách dần ra khỏi sức cương toả của hệ thống chính quyền. Từ năm Tân Hợi (1611), sau thắng lợi của cuộc tấn công quân sự và cuộc chia đặt đơn vị địa phương mới do Nguyễn Hoàng thực hiện, địa danh hành chánh Phú Yên đă được khai sinh và như vậy, địa danh Phú Yên đă có cả một lịch sử lâu dài đến 392 năm (1611 – 2003), nhưng, nếu chỉ tỉnh riêng thời gian tồn tại với ư nghĩa là tên gọi chính thức của một tỉnh th́ tính đến nay, tỉnh Phú Yên cũng đă tṛn 171 tuổi (1832 – 2003). Nhân dân Phú Yên hoàn toàn có quyền tự hào rằng, Phú Yên là một trong số 29 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Việt Nam.

                                                    TP HCM. 2003-IV-24

                                                     N.K.T

VÀI NÉT VỀ NHÂN VẬT
LƯƠNG VĂN CHÁNH

Lư Thị Mai
(Hội Khoa học Lịch sử
Tp. Hồ Chí Minh)

Một trong những nhân vật lớn nhất của Phú Yên thời trung đại là Lương Văn Chánh và nhân dân Phú Yên nói riêng, nhân dân cả nước nói chung hoàn toàn có quyền tự hào chính đáng về nhân vật lịch sử này. Tuy nhiên, lư lịch cuộc đời và tầm vóc sự nghiệp của Lương Văn Chánh chừng như vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Với báo cáo nhỏ này, chúng tôi chỉ xin cung cấp những ghi chép của thư tịch cổ về Lương Văn Chánh và bước đầu nêu lên vài nhận định nhỏ về ông.

Trang trọng giới thiệu sớm nhất và nhiều nhất về nhân vật lịch sử Lương Văn Chánh có lẽ là bộ ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn. Bộ sách này gồm tất cả 87 quyển, được chia làm hai phần chính là Tiền biên và Chính biên. Nhân vật Lương Văn Chánh được giới thiệu ở quyển 3 của phần Tiền biên. Toàn văn ghi chép của ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN (Tiền biên)([9]) về Lương Văn Chánh như sau:

Lương Văn Chánh người huyện Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên, tổ tiên vốn là người Bắc Hà([10]). Lúc đầu, Lương Văn Chánh làm quan cho nhà Lê, từng được thăng tới chức Đô chỉ huy sứ của vệ Thiên Vũ. Đầu năm Mậu Ngọ([11]), (Lương Văn Chánh) theo Thái Tổ ([12]) vào Nam. Khoảng năm Mậu Dần([13]), (Lương Văn) Chánh đem quân đến sông Đà Diễn([14]), nhờ có quân công, (Lương Văn Chánh) được gia thăng đến chức Đặc Tiến Phụ Quốc Thượng Tướng quân, tước Phù Nghĩa Hầu, sau lại thắng làm Trấn Thủ Trấn Biên([15]). Tại huyện Tuy Viễn (Lương Văn) Chánh chiêu tập dân phiêu tán đến khai khẩn ruộng đất ở khu vực từ Cù Mông và Bà Đài (tức Xuân Đài). Ông lại c̣n đứng ra mộ dân đến khai khẩn đất hoang ở vùng thượng và hạ lưu sông Đà Diễn, chia lập thôn ấp, khiến cho dân cư nơi đây ngày càng đông đúc.

Sau khi mất, Lương Văn Chánh được truy tặng chức Tiền trấn Dinh Tham Tướng, tước Phù Quận công, và được phong làm Bảo Quốc Chi Thần. (Hồn thiêng của ông) tỏ ra rất linh ứng, v́ thế, dân làng quê của ông đă lập đền thờ. Vào năm Canh Thân đời Thế Tông Hoàng Đế năm thứ hai ([16]), Lương Văn Chánh được truy thăng làm Bảo Quốc hộ dân Hựu Thuận Chi Thần. Năm Giáp Tư đời Thế Tông Hoàng Đế năm thứ sáu([17]), ông lại được truy tăng thêm là Bảo Quốc Hộ Dân Hựu Thuận Tinh Tiết Chi Thần. Năm Minh Mạng thứ ba([18]), triều đ́nh ban sắc truy phong cho ông làm Tráng Du Cung Vũ Linh ứng Thượng Đẳng Thần. Con cháu Lương Văn Chánh có hai người được phong tới tước Hầu.

(Lương Văn) Chánh là bậc công thần hồi quốc sơ ([19]), có công khai thác đất đai, mở rộng biên giới, huân nghiệp thật rơ rệt nhưng v́ sự tích sưu tập muộn cho nên sách THỰC LỤC([20]) đă bỏ sót tên ông”.

Thư tịch cổ quan trọng thứ hai có chép về Lương Văn Chánh cũng là do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn biên soạn: bộ ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ. Bộ sách lớn này đă tuần tự giới thiệu tóm lươc về địa chí và văn hoá của từng tỉnh hoặc tương đương([21]). Hiện tại, ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ có đến mấy bản chữ Hán khác nhau và trọn bộ sách lớn này cũng đă may mắn được các dịch giả uyên thâm Hán học giới thiệu với ít nhất là hai bản Việt văn([22]). Mỗi bản dịch Việt văn đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là phần ghi chép về Lương Văn Chánh trong bộ ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ (Phú Yên đạo)( [23]):

“Lương Văn Chánh người huyện Tuy Hoà. Đầu thời bản triều[24] (LươngVăn Chánh) làm Chỉ Huy Sứ, (Lương Văn Chánh) được thăng làm Phụ Quốc Thượng Tướng Quân, sau đó được bổ làm Tham Tướng dinh Trấn Biên[25]. Ông là người có công chiêu mộ dân phiêu tán, tổ chức khẩn hoang và lập ấp. Khi mất, (Lương Văn Chánh) được truy tặng tước Quận Công và phong làm Phúc Thần”.

Rất tiếc là những tài liệu gốc về nhân vật Lương Văn Chánh c̣n lại không nhiều. Tuy nhiên, từ hai đoạn ghi chép ngắn ngủi trên đây của hai tác phẩm lớn là ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN và ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ, chúng tôi cũng xin được bước đầu mạo muội nêu lên vài nhận xét nhỏ của ḿnh như sau:

1. Cả hai tài liệu rất quan trọng nói trên đều công khai xác nhận rằng Lương Văn Chánh là người huyện Tuy Hoà. Riêng bộ ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN th́ vừa nói rơ rằng tổ tiên của Lương Văn Chánh vốn là người Bắc Hà để theo Nguyễn Hoàng vào Nam từ năm 1558.  Cách ghi chép này có phần khác với cách ghi chép phổ biến của sử sách xưa ở nước ta. Thông thường th́ nguyên quán được hiểu là nơi sinh sống từ rất nhiều đời của tổ tiên chứ không phải là nơi mới định cư của bản thân ḿnh. Ngay cả hai bộ sách lớn nói trên cũng đă ghi chép theo thông lệ này. Ví dụ: Tả Quân Lê Văn Duyệt sinh ra và lớn lên ở Định Tường, nay thuộc tỉnh Tiền Giang nhưng lại chép nguyên quán là huyện Chương Nghĩa (nay thuộc tỉnh Quảng Ngăi); Tiền Quân Nguyễn Văn Thành sinh ra và lớn lên ở đất Gia Định nhưng lại chép nguyên quán là huyện Quảng Điền (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế); Và, hàng trăm nhân vật khác tuy sinh ra và lớn lên ở xứ Đàng Trong nhưng đều được chép nguyên quán là nơi xứ Đàng Ngoài. Rất có thể là các sử gia trong Quốc Sử Quán Triều Nguyễn đă có chút bất cẩn mà cũng rất có thể là trường hợp Lương Văn Chánh có khía cạnh đặc biệt nào đó chăng. Chúng tôi nêu vấn đề nhỏ này ra như một chút tồn nghi để mong được các bậc đồng nghiệp gần xa lư giải giúp.

2. Theo chúng tôi, Lương Văn Chánh có hai cống hiến lớn, rất xứng đáng được sử sách trân trọng ghi nhận. Một là công lao dẹp loạn và góp phần khẳng định lănh thổ. Khoan hăy nói đến nhu cầu tăng cường tiềm lực để có thể đủ sức ḱnh địch với họ Trịnh ở Đàng Ngoài, khoan hăy nói đến chính sách bành tướng là một thuộc tính tất yếu của các chính quyền thời cổ và trung đại, việc kiên quyết dẹp loạn để giữ yên cương thổ phía Nam là một nhiệm vụ lớn của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong lúc bấy giờ. Trên danh nghĩa, đất huyện Tuy Viễn (tức Phú Yên sau này) đă là lănh thổ của Đại Việt từ năm 1471. Tuy Viễn được hưởng quy chế ràng buộc lỏng lẻo nhưng trên danh nghĩa chính thống th́ vẫn là đất của Đại Việt. Từ năm 1570, khi Nguyễn Hoàng được kiêm quản cả xứ Quảng Nam th́ Tuy Viễn tất nhiên là thuộc quyền quản lư của Nguyễn Hoàng. Dẹp loạn ở Tuy Viễn là trách nhiệm của Nguyễn Hoàng.

Hai là Lương Văn Chánh đă có công tổ chức chiêu mộ nhân dân đi khẩn hoang lập ấp. Đây là một trong những việc làm có ư nghĩa rất tích cực và tiến bộ, vừa thiết thực góp phần làm cho quốc thái dân an, vừa nhanh chóng khẳng định lănh thổ mới. Dấu ấn của quá tŕnh Lương Văn Chánh tổ chức khẩn hoang lập ấp đă được thư tịch cổ trân trọng ghi chép lại. Chúng tôi hy vọng là chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ có hẳn một công tŕnh giới thiệu thật đầy đủ và sinh động về công lao này của Lương Văn Chánh. Từ đây, nhiều vùng đất hoang vu của Tuy Viễn đă dần dần trở thành xóm làng trù mật, thành ruộng đồng tươi tốt. Từ đây, những kinh nghiệm tổ chức khẩn hoang của Lương Văn Chánh được các thế hệ sau nghiêm cẩn học tập và kế thừa để áp dụng vào quá t́nh tổ chức khai khẩn đất hoang ở những vùng lănh thổ mới, rộng lớn hơn, ph́ nhiêu hơn. Dân sở tại kính cẩn lập đền thờ ông trước hết cũng v́ ơn huệ lớn lao này.

Cũng giống như hàng loạt những nhân vật khác của thời cổ và trung đại, lư lịch cuộc đời của Lương Văn Chánh hiện vẫn c̣n nhiều chỗ chưa rơ ràng, đại để như tiểu truyện về cha sinh và mẹ đẻ, về năm sinh và năm mất, về các thế hệ hậu duệ của ông… nhưng, dù chỉ mới điểm qua hai cống hiến to lớn nói trên, sự nghiệp của Lương Văn Chánh thiết tưởng cũng đă khá rơ. Với muôn dân trên khắp non nước thân yêu này, tên ông c̣n măi tiếng thơm.

 

VỀ MỘT CÔNG VĂN CỦA
NGUYỄN HOÀNG NĂM 1597

TS. Trần Viết Ngạc

Trong khi đi t́m dấu vết người có công khai phá đất Phú Yên, chúng tôi đă được đọc nhiều công văn, sắc và sắc phong thần liên quan đến Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh có niên đại từ 1596 đến đầu thế kỷ XX, triều Duy Tân. Công văn mà chúng tôi giới thiệu sau đây đă có 400 tuổi song nhờ giữ ǵn cẩn thận, giấy, màu mực, màu son vẫn c̣n nguyên vẹn. Nội dung công văn là một lệnh do Tổng trấn Thuận Quảng Nguyễn Hoàng giao nhiệm vụ cho Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh đem lưu dân từ huyện Tuy Viễn vào khai phá vùng đất từ đèo Cù Mông đến Đèo Cả, từ thượng nguồn đến hải khẩu, thiết lập làng mạc, lập điền bộ để thu thuế.

Nguyên văn: “Thị Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh năng ṭng quân nhật cửu hữu công, quyền Tuy Viễn huyện, An Biên trấn, văn:

Liệu suất Bà Thê xă trục hạng nhân số tính khách hộ các phương ṭng hành ứng vụ. Nhưng suất thủ khách hộ nhân dân tự Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Đà Niễu đẳng xứ, thượng chí nguồn di, hạ chí hải khẩu, kết lập gia cư địa phận, khai canh hoang nhàn điền thổ để thu nạp thuế như lệ.

   Nhược chủ sự nhiễu dân, khám đắc xử tội.

 Tư thị.

   Quang Hưng, nhị thập niên, nhị nguyệt sơ, lục nhật

   Tổng Trấn tướng quân chi ấn”

Bản dịch: “Dạy Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh đă giữ việc quân lâu ngày có công trạng, quyền coi huyện Tuy Viễn, Trấn An Biên rằng:

Hăy liệu đem số dân xă Bà Thê đă trục vào hạng dân và các thôn phường khách hộ theo hầu công việc, lấy riêng số dân khách hộ đến các xứ Cù Mông, Bà Đài ([26]), Bà Diễn ([27]), Đà Niễu([28]), trên từ nguồn thượng dưới đến cửa biển, kết lập gia cư địa phận, khai khẩn ruộng đất hoang cho tới khi thành thục sẽ nạp thuế như lệ thường. Nhược bằng v́ việc mà nhiễu dân, điều tra ra sẽ xử tội.

Nay dạy.

Năm Quang Hưng thứ hai mươi, tháng hai, ngày mồng sáu.

Ẩn

Tổng trấn Tướng Quân”

Văn bản trên cho chúng ta một số thông tin:

1. Năm 1597, Tổng trấn Thuận Quảng Nguyễn Hoàng đang ở Thăng Long nhưng vẫn điều hành công việc ở Thuận Quảng và rất quan tâm đến việc phát triển vùng trấn nhậm về phía Nam. Và ba năm sau, nhân vụ Bùi Văn Khuê, Phan Ngạn nổi dậy ở cửa Đại An, đă thoát về Thuận Hoá với tất cả bộ tướng và binh thuyền (1600).

2. Văn hoá nói trên là một chứng cứ xác thực vô cùng quư hiếm cho chúng ta biết về một thời điểm quan trọng trong việc khai phá phần lănh thổ phía Nam của xứ Đàng Trong. Nó cũng giúp chúng ta hiểu rằng từ sự thiết lập biên giới do chinh chiến cho đến khi vùng đất mới được khai phá, thiết lập làng mạc có một khoảng cách thời gian khá dài. Ở Phú Yên, khoảng cách đó là 126 năm kể từ cuộc chinh phạt phía Nam của Lê Thanh Tông năm 1471.

Chỉ dẫn này rất quư giá đối với những người nghiên cứu và biên soạn địa chí các tỉnh Nam Trung bộ.

3. Chính sách thu phục nhân tâm, chiêu hiền đăi sĩ của Đoan quận công Nguyễn Hoàng được thực hiện từ buổi đầu dừng chân ở Cồn Cỏ xă Ái Tử (1558) và vẫn tiếp tục thực hiện trong những năm cuối đời. Một trong những biện pháp đó là trừng trị các quan có hành vi nhũng nhiễu dân chúng.

4. Lương Văn Chánh không được nói đến trong Đại Nam Thực lục tiền biên nhưng được chép tiểu sử trong Đại Nam Liệt Truyện tiền biên. Lương đă theo Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá từ năm 1558, và đă có công khai phá toàn bộ đất đai thuộc tỉnh Phú Yên bây giờ. Nhiều tác giả đă nhầm lẫn khi cho rằng Lương Văn Chánh được Trịnh Tùng phái vào Nam để theo dơi Nguyễn Hoàng.

Các tư liệu điền dă khác như gia phổ, tộc phổ, văn tế, di tích về Lương Văn Chánh đều tỏ ra phù hợp với bản văn nói trên và nhờ bản văn nói trên mà tính chất xác thực của các tư liệu được kiểm chứng.

 

CÁC CHUYỀN ĐỀ VỀ MỐC PHÚ YÊN 395 NĂM H̀NH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

MỘT SỐ SỰ KIỆN LỊCH SỬ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH
ĐẦU TIÊN CÓ TÊN PHÚ YÊN

                                                                             Hồ Văn Tùng(*) 

Ngày 29- 4- 2003, tỉnh Phú Yên đă tổ chức cuộc hội thảo”Xác định mốc thời gian thành lập Phú Yên”để các nhà nghiên cứu tham gia trao đổi, tham luận, tŕnh bày các kiến giải, luận cứ khoa học về mốc thời gian h́nh thành Phú Yên. Trên cơ sở các kiến giải và luận cứ khoa học được nhiều nhà nghiên cứu tham gia hội thảo tán thành, lănh đạo tỉnh Phú Yên đă chọn năm 1611 (Tân Hợi) làm mốc để tổ chức các lần kỷ niệm về năm thành lập Phú Yên.

Có một số mốc thời gian có sự kiện lịch sử liên quan đến việc mở cơi và h́nh thành vùng đất mới của người Việt, h́nh thành địa danh hành chính đầu tiên có tên Phú Yên, đó là vào các năm: 1471 (Tân Măo), 1578 (Mậu Dần), 1602 (Nhâm Dần), 1611 (Tân Hợi), 1629 (Kỷ Tị), 1832 (Nhâm Th́n),…

Sự kiện lịch sử năm Tân Măo (1471):

- Theo sách Đại Việt sử kư toàn thư: vào năm Tân Măo, Hồng Đức thứ 2, Thánh Tông ”thân đem đại quân đánh thành Thị Nại…Ngày 1 tháng 3, hạ thành Chà Bàn…vua ra lệnh những kho tàng của cải đều phải niêm phong canh giữ không được đốt cháy”.Tướng là Bồ Tŕ Tŕ xưng làm Vua Chiêm Thành, sai sứ đến tiến cống. Vua phong cho làm Vương. Vua lại phong Vương cho Hoa Anh và Nam Bàn (gồm Thuỷ Xá, Hoả Xá), làm 3 nước, để ràng buộc”. Sau khi trở về Thăng Long, ”tháng 6, đặt làm Thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng hoa…Ở Quảng Nam đặt 3 Ty: Đô Ty, Thừa Ty và Hiến Ty”.

- Theo sách Lịch sử Vương quốc Champa (Lương Ninh, NXB ĐHQG Hà Nội, 2004): Vua Lê thân chinh, theo như tuyên bố, cũng v́ một quan niệm là ”Đại Chiêm và Cổ Luỹ trước là đất của ta”.  Vua đă lấy cả một vùng Vijaya nay là B́nh Định liền một dải với Cổ Luỹ để có địa giới tự nhiên hiểm trở ở phía Nam là đèo Cù Mông, lập nên đạo Quảng Nam. Trong cuộc hành quân này, quân Đại Việt c̣n vượt qua đèo Cù Mông, tiến tới núi Đá Bia (đèo Cả, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên ngày nay). Với ư định tạo nên sự yên ổn lâu dài ở phía Nam, vua Lê cắt phần đất ven biển từ đèo Cù Mông tới đèo Cả lập nên một nước riêng gọi là nước Hoa Anh; cử một hào trưởng địa phương làm Hoa Anh Vương. Lại lấy phần thượng nguyên ở phía Tây Hoa Anh -  vùng Cheo Reo để lập nước Nam Bàn; Nam Bàn là nơi sinh sống của 2 bộ lạc ở vùng thượng lưu sông Đà Rằng.

Sự kiện lịch sử năm Mậu Dần (1578):

Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu, tiếp đến việc Mạc Đăng Dung cướp ngôi (1527), rồi đến việc họ Trịnh làm Chúa nắm quyền và việc Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ phương Nam để tránh tị hiềm. Lúc đầu Nguyễn Hoàng được nhận trấn thủ Thuận Hoá (Quảng B́nh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ngày nay), tiếp đó lại xin được giao thêm quyền trấn thủ Quảng Nam (từ Quảng Nam đến B́nh Định ngày nay). Ngay khi vừa nhận thêm quyền trấn thủ Quảng Nam, Nguyễn Hoàng đă cử Lương Văn Chánh làm Tri huyện Tuy Viễn và giao nhiệm vụ giữ yên phía Nam. Năm 1578, Lương Văn Chánh đem quân vây và hạ thành An Nghiệp. Sau đó Lương Văn Chánh chiêu tập dân Chiêm khai khẩn đất hoang ở Cù Mông, Bà Đài và cho dân di cư đến đây; lại mộ dân khai hoang ở trên dưới triền sông Đà Diễn, chia lập thôn, ấp, dân cư ngày càng đông đúc. Nhưng thời điểm khai hoang lập ấp của Lương Văn Chánh ở Phú Yên c̣n có những nguồn tư liệu viết khác. Theo ghi chép của sách Liệt truyện tiền biên và các bản thần sắc c̣n lưu giữ tại làng Phước Khánh, xă Hoà Trị, huyện Phú Hoà th́ vào ngày mùng 6 tháng 2, năm Quang Thuận thứ 20 (1597), Tổng trấn Thuận Quảng là Nguyễn Hoàng đă lệnh cho Lương Văn Chánh được quyền coi sóc trấn An Biên, huyện Tuy Viễn, đốc thúc số lưu dân ở xă Bà Thê và các phường thôn khách hộ theo làm nhiệm vụ, dẫn đem theo những hộ dân mới tới đến các xứ Cù Mông, Bà Đài, Đà Diễn, Đà Nông, trên từ vùng sơn cước, dưới đến các cửa biển, lập nhà cửa, khai phá đất hoang thành ruộng vườn. Theo lệnh, Lương Văn Chánh chiêu tập lưu dân từ miền Thanh, Nghệ và Thuận Quảng vào đất Trấn Biên tạo dựng cơ nghiệp.

Sự kiện lịch sử năm Nhâm Ngọ (1602):

Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, chính biên quyển 22 (do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn): Lê Thánh Tôn, lấy đất ấy đặt làm Thừa tuyên Quảng Nam, lănh 3 phủ 9 huyện; Thái tổ Gia dụ Hoàng đế (tức Nguyễn Hoàng) năm thứ 45 (tính ra công lịch là năm 1602) đổi đặt làm dinh Quảng Nam,…lại lấy đất ở phía Nam đèo Cù Mông đặt thêm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà gồm làm phủ Phú Yên, cũng lệ vào Quảng Nam.

Theo sách Le royaume de Champa (Vương quốc Chăm pa) của George Maspe’ro (Paris, 1928) và sách Đất nước Việt Nam qua các đời của học giả Đào Duy Anh (Thuận Hoá, 1997) cũng theo như sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục: ”Thái tổ Gia dụ Hoàng đế năm thứ 45 (1602) đổi đặt làm dinh Quảng Nam,…lại lấy đất ở phía Nam đèo Cù Mông đặt thêm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà gồm làm phủ Phú Yên, cũng lệ vào Quảng Nam.”.

Sự kiện lịch sử năm Tân Hợi (1611):

Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai Văn Phong làm tướng, đem quân đến đèo Cả. Nguyễn Hoàng lấy đất lập ra một phủ mới là phủ Phú Yên thuộc dinh Quảng Nam, gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà, cử Văn Phong làm Lưu Thủ (dinh Quảng Nam trước coi 3 phủ Thăng Hoa, Quảng Ngăi, Qui Nhơn, nay coi thêm phủ Phú Yên). Đây là các đơn vị hành chính đầu tiên của chính quyền Đàng Trong thiết lập trên vùng đất từ Cù Mông đến đèo Cả với địa danh hành chính mang tiếng Việt là Phú Yên, Đồng Xuân, Tuy Hoà.

Với việc lập phủ Phú Yên, chúa Nguyễn muốn xác lập hẳn quyền cai trị của ḿnh trên một miền đất đă có sự góp sức khai khẩn của nông dân Việt trong nhiều năm trước đó, muốn chấm dứt sự tranh chấp trên một vùng đệm để có thể yên tâm đối phó với cuộc chiến tranh chinh phạt của chúa Trịnh, một thử thách quyết liệt đối với chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

 Sự kiện lịch sử năm Kỷ Tỵ (1629):

Năm 1629, Văn Phong làm nghịch, chúa Nguyễn Phúc Nguyên cử Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh vào đánh dẹp và mở rộng đất đến B́nh Khang (Khánh Hoà ngày nay). Phúc Vinh được chúa Nguyễn giao phó việc tổ chức đồn luỹ và dinh Trấn Biên, lại theo những chỗ bờ biển đặt làm 38 thuộc. Thuộc cũng như tổng, song nhà nước trực trị, chưa để xă dân bầu cử cai tổng hay phó tổng. Dinh Trấn Biên là đơn vị hành chính địa phương cao cấp, giữ vị trí quan trọng được đặt ở một vùng đất trấn giữ nơi biên thuỳ. Dinh Trấn Biên cai quản phủ Phú Yên gồm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà, thống quản xứ Nam Bàn gồm Thuỷ Xá - Hoả Xá và vùng thượng du, kiểm soát và khai thác các quần đảo phía biển Đông. Phúc Vinh được chúa Săi phong làm Lưu Thủ và cho phép dùng dấu ấn son v́ có công lớn.

 Sự kiện lịch sử năm Nhâm Th́n (1832):

Trước Bắc thành chia làm 11 trấn do Tổng trấn, Phó Tổng trấn, các Trấn phủ, Hiệp trấn và Tham hiệp cai quản, đến tháng 10 âm lịch năm Tân Măo (1831), Minh Mạng chia đặt địa hạt các tỉnh phía Bắc. Tất cả có 18 tỉnh thành như sau: Quảng Trị, Quảng B́nh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh B́nh, Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên, Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Cao Bằng, Lạng Sơn. Đến tháng 10 âm lịch năm Nhâm Th́n (1832), Minh Mạng chia đặt các hạt và quan lại cho các tỉnh từ Quảng Nam trở vào. Tất cả có 12 tỉnh như sau: Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên, Khánh Hoà, B́nh Thuận, Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên. Như vậy trong cả nước đến năm 1832 có 30 tỉnh. Tên đơn vị hành chính cấp tỉnh có từ 1831- 1832.

Triều đ́nh trực tiếp nắm quyền cai trị từng tỉnh. Đặt các chức vụ Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát, Lănh binh,…qui định nhiệm vụ cụ thể cho từng chức vụ - định ra 32 điều qui định về chế độ tâu báo lên vua, về việc xét xử h́nh ấn, điều động quân đội, tuyển lính, huy động thuế khoá… để các quan lại trông coi, cai trị, tuần pḥng ở các tỉnh thành.

Từ các sự kiện và các mốc lịch sử liên quan nói trên, với các tiêu chí được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tham dự hội thảo thống nhất, đó là:

(1) Sự ổn định về mặt tổ chức, tức là sự xác lập về địa giới hành chính, có địa danh hành chính mang tên Phú Yên;

(2) Sự ổn định về đời sống sinh hoạt của cư dân người Việt trên vùng đất này;

(3) Sự phù hợp với lịch sử khu vực – trong tiến tŕnh mở cơi các tỉnh Nam Trung bộ.

Từ 3 tiêu chí trên, xét từng mốc thời gian và sự kiện lịch sử:

- Sự kiện năm Tân Măo (1471), có thể đại quân của vua Lê đă đến đèo Cả (Thạch Bi Sơn), nhưng chưa có cộng đồng người Việt sống ổn định, về tổ chức hành chính chỉ mới thành lập huyện Tuy Viễn thuộc Quảng Nam Thừa Tuyên (B́nh Định ngày nay).

- Sự kiện năm Mậu Dần (1578): Lương Văn Chánh tiến công và hạ thành An Nghiệp sau đó mới chiêu tập lưu dân vào khẩn hoang lập ấp theo lệnh Nguyễn Hoàng. Thời điểm này cộng đồng người Việt c̣n ít, sinh hoạt cư dân Việt trên vùng đất mới chưa ổn định; chưa xác lập tổ chức hành chính riêng cai trị vùng đất mới;

- Sự kiện năm Đinh Dậu (1597): Lương Văn Chánh theo lệnh Nguyễn Hoàng chiêu tập lưu dân từ Thanh - Nghệ và Thuận Quảng vượt đèo Cù Mông vào đất Trấn Biên bắt đầu tạo dựng cơ nghiệp. Sau một thời gian tiến hành khai hoang ở các khu vực, các làng ấp h́nh thành. Đây vẫn c̣n trong thời kỳ chiêu dân lập ấp, cộng đồng dân cư Việt đang từng bước h́nh thành; việc quản lư các làng ấp mới c̣n ở h́nh thức tự quản.

- Sự kiện lịch sử năm Nhâm Ngọ (1602), có ư kiến kiến giải như sau: mốc thời gian và sự kiện này chỉ ghi trong sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, các sách khác cũng dẫn theo sách này. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn từ năm 1856 đến 1884 hoàn thành; hai sách sử khác cũng do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn là Đại Nam thực lục tiền biên (được biên soạn từ năm 1821 đến 1824 hoàn thành) và Đại Nam nhất thống chí (được biên soạn từ năm 1865 đến 1888 hoàn thành) đều chép giống nhau, đó là: Năm Tân Hợi, năm thứ 54 bản triều Thái tổ Gia dụ Hoàng đế (tức là năm 1611) đặt phủ Phú Yên gồm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà. Có lẽ sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục nhầm.

- Sự kiện lịch sử năm Tân Hợi (1611): đây là sự kiện lịch sử quan trọng được chép rơ ràng trong 2 sách sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.

 Đại Nam thực lục tiền biên chép: Tân Hợi, năm thứ 54, bắt đầu đặt phủ Phú Yên,…cho 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà lệ thuộc vào.

 Đại Nam nhất thống chí chép: Năm Tân Hợi thứ 54 (Lê Hoằng Định thứ 12),...lấy đất này chia làm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà, đặt phủ Phú Yên, cũng lệ thuộc vào dinh Quảng Nam.

Như vậy là từ năm 1611, một đơn vị hành chính có tên gọi là Phú Yên đă được h́nh thành với địa phận đă được xác định là từ đèo Cù Mông đến đèo Cả; Chúa Nguyễn xác lập quyền cai trị của ḿnh trên vùng đất đă có người Việt đến khẩn hoang lập làng, sống ổn định; chấm dứt sự tranh chấp trên vùng đệm để yên tâm đối phó với Chúa Trịnh ở mặt Bắc.

Hầu hết các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học tham dự hội thảo đều chọn mốc thời gian này làm năm khai sinh Phú Yên.

Việc chọn mốc thời gian khai sinh đơn vị hành chính mang tên Phú Yên năm 1611 c̣n phù hợp với thực tế lịch sử mà các tỉnh láng giềng đă chọn năm sinh kỷ niệm của tỉnh bạn, cụ thể: B́nh Định là năm 1602 - tổ chức kỷ niệm 400 năm vào năm 2002 (1601- 2002), Khánh Hoà là năm 1653 - tổ chức kỷ niệm 350 năm vào năm 2003 (1653- 2003).

- Sự kiện lịch sử năm Kỷ Tỵ (1629): đây là thời kỳ bộ máy hành chính của Chúa Nguyễn được củng cố trên vùng đất mới phía Nam sau việc chống đối của Văn Phong. Phú Yên vẫn là phủ thuộc dinh Trấn Biên, dinh Trấn Biên cai quản phủ Phú Yên gồm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà, thống quản xứ Nam Bàn gồm Thuỷ Xá - Hoả Xá và vùng thượng du, kiểm soát và khai thác các quần đảo phía biển Đông.

- Sự kiện lịch sử năm Nhâm Th́n (1832): đây là mốc thời điểm xác lập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực ra trước đó là dinh, là phủ, là trấn, là đạo,… th́ các đơn vị hành chính này cũng có địa giới từ đèo Cù Mông đến đèo Cả thuộc vào dinh Quảng Nam. Đến năm 1629, mới thành lập Dinh Trấn Biên cai quản phủ Phú Yên gồm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà, thống quản xứ Nam Bàn gồm Thuỷ Xá - Hoả Xá và vùng thượng du, kiểm soát và khai thác các quần đảo phía biển Đông.

Việc xác định năm sinh của Phú Yên có ư nghĩa vô cùng quan trọng, từ mốc lịch sử này sẽ có các hoạt động để giáo dục truyền thống cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ḷng biết ơn tiền nhân đă dựng nên cơ nghiệp; từ đó tăng cường và củng cố tinh thần đoàn kết dân tộc giữa các dân tộc trong tỉnh; qua đó tổ chức các ngày kỉ niệm 395 năm (1611- 2006), 400 năm (1611- 2011),…mang tính truyền thống, phát huy các thành tựu, phản ánh diện mạo, thế mạnh KTXH của địa phương, thu hút đầu tư, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Phú Yên.

Tài liệu tham khảo:

- Đại cương Lịch sử Việt Nam toàn tập, Trương Hữu Quưnh chủ biên, NXB Giáo Dục, 2001;

- Đại Nam liệt truyện, Quốc sử quán, NXB Thuận Hoá Huế, 1993;

- Đại Nam nhất thống chí, Q.10- 11, Quốc sử quán, NXB Nha văn hoá, SaiGon, 1964;

- Đại Việt sử kư toàn thư, Ngô Sĩ Liên, NXB KHXH, Hà Nội, 1971;

- Địa bạ Phú Yên, Nguyễn Đ́nh Đầu, NXB TpHCM, 1997;

- Địa chí Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên, NXB CTQG, 2003;

- Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, NXB Thuận Hoá Huế, 1997;

- Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Quốc sử quán, NXB Giáo dục, 1998;

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Yên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên

- Lịch sử Vương quốc Champa, Lương Ninh, NXB Đại học QG Hà Nội, 2004;

- Nguyễn Trăi toàn tập, Viện sử học, NXB KHXH, Hà Nội 1976;

- Phú Yên một thời để nhớ, Nhiều tác giả, Thư viện Phú Yên, 2001;

- Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chánh, Nguyễn Quang Ân, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2003;

- Việt Nam những sự kiện lịch sử, 4 tập, Viện sử học, NXB Giáo dục, 1999;

- Xứ Đàng Trong, Li TaNa, NXB Trẻ, 1999;


VIỆC KHẨN HOANG LẬP LÀNG Ở
PHÚ YÊN VÀO CÁC THẾ KỶ 17, 18, 19

Trần Sĩ Huệ

Đôi ḍng lịch sử

Để tiện đối chiếu khi nh́n lại việc khẩn hoang, lập làng ở Phú Yên vào các thế kỉ 17, 18, 19, trước hết xin nêu ra một số thời điểm lịch sử liên quan đến vùng đất này:

- Năm 1558 Nguyễn Hoàng được cử vào trấn đất Thuận Hóa, năm 1570 kiêm trấn cả Thuận Hóa và Quảng Nam,

- Năm 1578 Nguyễn Hoàng (chúa Tiên) cử Lương Văn Chánh vào trấn giữ Tuy Viễn.

- Năm 1597 chúa Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh đưa lưu dân vào khai khẩn vùng Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Bà Nông,

- Năm 1611 chúa Nguyễn Hoàng cử Văn Phong vào b́nh định vùng đất Lương Văn Chánh khẩn hoang, lập phủ Phú Yên, gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Ḥa, Văn Phong làm Lưu thủ,

- Năm 1629 chúa Nguyễn Phước Nguyên (chúa Săi) cho rằng Văn Phong làm phản cử Nguyễn Phước Vinh vào dẹp yên, đổi phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên, Nguyễn Phước Vinh làm Trấn thủ,

- Năm 1744 chúa Nguyễn Phước Khoát (Vơ vương) chia đặt cả cơi Nam Hà làm 12 dinh, dinh Trấn Biên đổi là dinh Phú Yên,

- Từ năm 1773  vùng đất Phú Yên thuộc nhà Tây Sơn,

- Năm 1793 Nguyễn Ánh (Nguyễn vương) lấy lại Phú Yên. Nhưng thực sự từ 1773 đến 1801 Phú Yên là đất tranh chấp dai dẳng giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn vương, Phú Yên thực sự thuộc nhà Nguyễn từ năm 1801,

- Năm 1808 vua Gia Long đổi dinh Phú Yên làm trấn Phú Yên,

- Năm 1826 vua Minh Mạng đổi trấn Phú Yên làm phủ Phú Yên,

- Năm 1831 vua Minh Mạng đổi phủ Phú Yên làm phủ Tuy An,

- Năm 1832 vua Minh Mạng chia lại các đơn vị hành chính trong nước, thăng phủ Tuy An làm tỉnh Phú Yên,

- Năm 1853 vua Tự Đức đổi tỉnh Phú Yên thành đạo Phú Yên,

- Năm 1875 vua Tự Đức lại thăng đạo Phú Yên thành tỉnh Phú Yên.

Thời gian trị v́ của các chúa Nguyễn:

- 1558 - 1613 : Nguyễn Hoàng (chúa Tiên),

- 1613 - 1635 : Nguyễn Phước Nguyên (chúa Săi),

- 1635 - 1648 : Nguyễn Phước Lan (chúa Thượng),

- 1648 - 1687 : Nguyễn Phước Tần (chúa Hiền),

- 1687 - 1691 : Nguyễn Phước Trăn (chúa Nghĩa),

- 1691 - 1725 : Nguyễn Phước Chu (Quốc chúa),

- 1725 - 1738 : Nguyễn Phước Trú (chúa Ninh),

- 1738 - 1765 : Nguyễn Phước Khoát (Vơ vương),

- 1765 - 1776 : Nguyễn Phước Thuần (Định vương)

- 1776 - 1802 : Nguyễn Ánh (Nguyễn vương).

Các vua nhà Tây Sơn:

- 1778 - 1793 : Thái Đức (Nguyễn Nhạc),

- 1788 - 1792 : Quang Trung (Nguyễn Huệ), 

- 1792 - 1802 : Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản).

Các vua nhà Nguyễn:

- 1802 - 1819 : Gia Long,

- 1820 - 1840 : Minh Mạng,

- 1841 - 1847 : Thiệu Trị,

- 1847 - 1883 : Tự Đức,

- 1883 : Dục Đức – Hiệp Ḥa,

- 1884 : Kiến Phước,

- 1884 - 1888 : Hàm Nghi,

- 1885 - 1888 : Đồng Khánh,

- 1889 - 1907 : Thành Thái…

Những dấu tồn nghi

T́m hiểu lịch sử mở đất về phương Nam, từ Quảng B́nh đến Hà Tiên có lẽ Phú Yên là nơi nhiều tồn nghi hơn hết.

Từ năm 1471 đến khi Lương Văn Chánh đưa dân vào đây, vùng này là đất ki mi, thuộc về ai (?), gọi tên là ǵ (?), lịch sử cũng c̣n mờ mịt. Cái tiểu quốc Hoa Anh để cùng Nam Bàn và Chiêm Thành ràng buộc trong thế tam phân vẫn đặt bên dấu hỏi. Ngay như thời điểm Lương Văn Chánh bạt phá Thành Hồ năm 1578 cũng do suy luận mà có, sách vở không chép chính xác. Đạo sắc năm 1597 cử Lương Văn Chánh lo việc khai khẩn từ Cù Mông đến Bà Nông đóng dấu Tổng trấn tướng quân chi ấn (tức Nguyễn Hoàng) nhưng chức vụ của ông là ǵ, tổ chức hành chính thế nào… không t́m thấy công văn tiếp theo quy định. Phải từ năm 1611 về sau lịch sử Phú Yên mới được sáng tỏ dần. Nhưng đến giai đoạn nhà Tây Sơn lại gặp trở ngại v́ tư liệu nhà Tây Sơn hẳn đă bị phần thư, tư liệu nhà Nguyễn chỉ ghi một phía, chỉ chú ư mặt quân sự.

VIỆC KHẨN HOANG

Đâu là vùng đất hoang

Đọc lại sắc năm 1597 của chúa Nguyễn Hoàng:

“…Bảo cho Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh (…) sức các hộ nhân dân mới đến tựu các xứ Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Bà Nông trên từ nguồn di dưới tới cửa biển kết lập địa phận gia cư khai khẩn ruộng đất hoang tới khi thành thục nộp thuế như lệ thường…”. Có thể h́nh dung vùng Phú Yên thời ấy từ Bắc vào Nam từ Tây xuống Đông toàn là đất hoang, Lương Văn Chánh có nhiệm vụ đưa lưu dân tới khai khẩn.

Nếu coi Phú Yên là đất hoang th́ dù sao công việc phục hóa một phần diện tích quan trọng cũng có phần thuận tiện hơn và có thể phân chia thành ba vùng:

1. Những nơi là ruộng đất cũ bỏ hoang sau chiến tranh, tập trung tại các vùng trước kia là làng xóm ở đồng bằng, việc giao thông thuận tiện bằng cả đường bộ lẫn đường sông,

2. Những nơi là lân cận của các vùng nói trên, ven đồng bằng, cận sơn, tương đối gần và có thuận tiện nhưng trước kia không đủ lực lượng khai khẩn,

3. Những nơi ở xa, cao nguyên, miền núi, các thung lũng đầu nguồn… việc đi lại bất tiện, chưa được khai khẩn, nhưng do nhu cầu an ninh để giữ vững đồng bằng, cũng là nhu cầu dàn trải dân chúng khắp từ nguồn di đến cửa biển cần phải phá hoang, lập làng.

Việc khẩn hoang tại ba vùng tiến hành đồng thời theo một quy mô chung.

T́nh h́nh Phú Yên lúc bấy giờ

An cư mới lạc nghiệp, những biến cố của thời cuộc có ảnh hưởng lớn đến mọi công việc của người dân. Điểm lại t́nh h́nh vùng đất Phú Yên lúc bấy giờ thấy rơ từng giai đoạn.

- Từ năm 1597 đến năm 1611, là thời kỳ đặt dưới quyền chỉ huy của Lương Văn Chánh. Lịch sử không ghi rơ chức vụ chính thức của ông (đời sau cứ gọi một cách chung chung là Trấn Biên quan - ông quan cai trị vùng Trấn Biên), cũng không ghi rơ tổ chức làng xóm lúc này ra sao. Phải chăng đây là giai đoạn gần như quân quản? Tuy vậy có thể thấy đây là một gian đoạn ổn định. Sau năm 1578 và sau đợt di dân ồ ạt năm 1579 chắc chắn người Việt mang vào đây cả một khí thế với quyết tâm t́m sự no ấm trên vùng đất mới.

- Từ năm 1611 đến năm 1629, là thời kỳ đặt dưới quyền điều hành của Văn Phong. Văn Phong được cử vào dẹp yên cuộc biến loạn năm 1611. Ông đă thành công nhanh chóng, không gặp khó khăn ǵ. Và nhờ công lao xây dựng của Lương Văn Chánh trong 14 năm với những thành tựu đáng kể mà một trang sử mới được viết nên: phủ Phú Yên chính thức thành lập, vùng đất hoang hóa ngày nào nay đă có tên gọi.

- Từ năm 1629 đến năm 1773, là thời kỳ ổn định tương đối dài, chỉ có một vài biến động nhỏ. Năm 1629 Văn Phong bị kết tội “làm phản”, có thể ông có mưu đồ thực, cũng có thể đây là một vụ án mang tính “chính trị”, chúa Săi cần thanh trừng một người có công với chúa Tiên mắc bệnh “công thần” chẳng hạn. Với 18 năm cầm quyền tiếp tục sự nghiệp của Lương Văn Chánh, vẫn trong không khí gian nan buổi mở cơi, Văn Phong đă đẩy mạnh tiến độ khẩn hoang lập làng, để ngay sau khi ông bị Nguyễn Phước Vinh trừ khử, Phú Yên được nâng lên cấp “dinh” là cấp hành chính địa phương cao nhất nước, ngang hàng với các nơi đă có một bề dày lịch sử. Đó cũng là thể hiện tầm quan trọng của tiền đồn phía Nam mà nhà Nguyễn đă đặt trọng trách cho Phú Yên.

Trên 140 năm này chỉ có 2 vụ biến động. Năm  1695 nhóm Linh Vương nổi lên ở Quảng Ngăi, bị đàn áp, dư đảng chạy vào Phú Yên, nhưng bị bắt nộp. Quan trọng hơn là năm 1709 với vụ mưu phản của Nội hữu pḥ mă Tống Phước Thiệu, cùng Cai đội Nguyễn Cửu Khâm và Tôn Thất Thận ngầm cấu kết với một số hào kiệt, mưu đồ trước lấy B́nh Khang, sau lấy Phú Yên, ra lấy Quảng Nam rồi tiến về lấy Chính dinh Phú Xuân. Cơ mưu thất bại, Thiệu bị băi làm thứ dân, bị tù, Thận bị cách làm lính, một số khác bị xử tử.

- Từ năm 1773 đến năm 1801, là thời kỳ tranh chấp dai dẳng giữa nhà Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Vương (Ánh). Là thời kỳ bất ổn nhất của Phú Yên. Nằm giữa gọng kềm của hai thế lực, phía Bắc Qui Nhơn là đất thang mộc của vua Tây Sơn, phía Nam Diên Khánh là căn cứ vững chắc của Nguyễn Vương, Phú Yên là chiến trường, là nơi để các tướng tài hai bên dùng vơ công xây dựng binh nghiệp. Có năm như 1799, 1800 Phú Yên đến mấy lần thay vua đổi chủ, quân Qui Nhơn kéo vào th́ quân Diên Khánh rút, quân Diên Khánh tấn công th́ quân Qui Nhơn rút, người dân Phú Yên phải đi lính cho hai bên, đóng thuế cho hai bên. Vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, Tham đốc Tây Sơn Phạm Văn Điềm với kế hoạch tử chiến, biên hết dân đinh làm lính, khiến quân Diên Khánh phải đợi đại quân từ Sài G̣n ra mới dám tiến. Như vậy việc khẩn thêm đất hoang lập thêm làng xóm chắc chắn là thật khó khăn. 

- Sau hết, trong thế kỉ 19, dưới triều Nguyễn, có cuộc khởi nghĩa của Văn thân Cần Vương năm 1885 - 1887 do Lê Thành Phương lănh đạo. Thời gian tuy ngắn nhưng sức cuốn hút lớn, cả Phú Yên từ Nam chí Bắc, từ nguồn đến biển mọi tầng lớp nhân dân đều hưởng ứng. Cuộc đàn áp đẫm máu của Chevreux và Trần Bá Lộc tạo ra sự khủng khiếp khắp nơi.

Lực lượng khẩn hoang

Việc khẩn hoang hầu như liên tục theo suốt thời gian. Lực lượng khẩn hoang tại Phú Yên gồm nhiều đợt và mỗi đợt có thành phần khác nhau, xuất phát từ nhiều vùng miền, nhiều địa phương khác nhau.

Quan trọng hơn hết là những lưu dân đầu tiên từ Thuận Quảng theo sau vó ngựa Lương Phù Già vào năm 1597. Phần đông họ là khách hộ của các thôn phường, theo nghĩa chúng ta hiểu ngày nay là những người chưa được đăng kư hộ khẩu thường trú, một số là những dân nghèo không có ruộng đất, ra đi với ước vọng có cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Số lượng lưu dân này chắc chắn là rất đông và bổ sung nhiều lần trong nhiều năm để có thể lan toả định cư khắp nơi, vùng đồng bằng, ven biển từ Cù Mông (huyện Sông Cầu), Bà Đài (châu thổ Sông Cái, Tuy An) đến Bà Diễn (châu thổ sông Đà Rằng, Tuy Ḥa), Bà Nông (châu thổ sông Bàn Thạch, Đông Ḥa) và trên tự đầu nguồn là vùng huyện Sơn Ḥa, huyện Đồng Xuân.

Năm 1648 đời chúa Thượng Nguyễn Phước Lan quân Nguyễn bắt được nhiều quân lính của chúa Trịnh, các quan tướng được trả về, c̣n quân lính đem chia ra cứ 50 người làm  một ấp, cấp cho lương ăn nửa năm, phân phối từ Thăng B́nh, Điện Bàn vào đến Phú Yên làm ăn sinh sống.

Từ năm 1655 đến năm 1660 đời chúa Hiền Nguyễn Phước Tần quân chúa Nguyễn vượt sông Gianh chiếm 7 huyện Nam sông Lam đưa một số nhiều người dân xứ Nghệ vào khai khẩn vùng B́nh Định, Phú Yên.

Hai đợt này số lượng hẳn là đáng kể và vốn là những tù binh được tha làm dân chắc họ phải đến những nơi xa hơn, hoàn cảnh buộc họ phải ra sức làm việc nhiều hơn.

Dưới thời nhà Nguyễn vẫn có lệ tha cho các tù phạm cho họ đi khẩn hoang.

Năm 1835 vua Minh Mạng dụ các tỉnh Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên, Khánh Ḥa, B́nh Thuận xét trong hạt có những chỗ đất có thể cày trồng mà bỏ không, dân không thể khai khẩn được hết th́ cấp ngay cho những tù phạm được tha kia để họ ra sức làm lụng trồng cấy. Hàng tháng mỗi người được cấp 1 phương gạo. Niên hạn đánh thuế và lập ngạch nộp thuế theo lệ y như trước.

Năm 1839 quan tỉnh Phú Yên tâu về triều đ́nh: Trước kia những tù phạm được tha cho, chia ghép về các thôn xă thuộc hạt trích cấp cho ruộng hoang để khai khẩn, nay tới kỳ hạn bắt đầu thu thuế, xin ghi làm ruộng đất tư và theo lệ thu tô. Bọn họ đă có cơ nghiệp làm ăn, không khác ǵ những người dân thường, xin cứ chiếu số người hiện tại mà thu thuế thân.

Như vậy sau khi được tha, đi khẩn hoang, có được ruộng đất, những tù phạm này đă được trả lại quyền công dân làm một tráng đinh.

Năm 1865 Ngự sử Nguyễn Văn Phương tâu: Ba tỉnh B́nh Thuận, Khánh Ḥa, Phú Yên đất rộng người ít chưa mở mang được hết, như những nơi Đồng Cụ, Quán Đế ở Phú Yên, Ḥa Mă, Ḥa Tân, Ḥa Quân ở Khánh Ḥa, Chu Thỗn, Đồng Mới ở B́nh Thuận phần nhiều ở đó có thể cày cấy, mà một hạt Quảng Nam đinh nhiều ruộng ít, kẻ ăn chơi không rất nhiều. Vua Tự Đức cho đặt Nha Doanh điền, cử Nguyễn Văn Phương làm Khâm phái doanh điền, đến các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngăi đưa dân ngoại tịch và không có tên trong sổ bộ vào Phú Yên, Khánh Ḥa, B́nh Thuận chọn đất chia cho ở, cấp ngưu canh điền khí để khẩn hoang, lập thành thôn xă.

Năm 1866 vua Tự Đức cấp ấn Khâm phái Quan pḥng cho Phan Trung đưa số dân Nam Kỳ mộ nghĩa vốn là thuộc hạ của ông đang tập trung tại các đồn điền B́nh Thuận đang bị người Pháp nghi ngờ, đến khai hoang ở Khánh Ḥa, Phú Yên. Vua Tự Đức bảo Phan Trung: “Lũ ngươi hết ḷng làm việc cho ổn thỏa là trung hiếu vẹn cả hai, tấm thân hữu dụng nên giữ ǵn để đợi, triều đ́nh đâu nỡ bỏ đi”.

Ngoài ra chắc c̣n nhiều luồng người di trú khác đến Phú Yên qua nhiều thời kỳ, tự phát từng nhóm hay trong khuôn khổ chủ trương của nhà nước nhưng do khiếm khuyết tư liệu chưa tra cứu được.

Tại địa phương, việc các quan chức chủ trương cho dân chúng khẩn hoang được khen thưởng, khuyến khích. Năm 1839 tại huyện Tuy Ḥa có nhiều đồng ruộng hơi xa sông ng̣i nên bỏ hoang. Thự đốc là Tôn Thất Lang tổ chức khai cừ dẫn nước rồi cho dân khai khẩn thành ruộng, tất cả được hơn 1.000 mẫu. Vua Minh Mạng khen là v́ dân mở mang nguồn lợi, thưởng gia một cấp. C̣n ruộng ấy chiếu lệ sau ba năm bắt đầu thu thuế. Vào năm này huyện Tuy Ḥa đă mở rộng ra phía Bắc sông Đà Rằng, xét những chỗ xa sông ng̣i nơi Tôn Thất Lang mở rộng có lẽ là vùng Nam huyện Tây Ḥa, Tây Nam huyện Đông Ḥa ngày nay.

Chính sách của các triều đại với việc khẩn hoang

Từ thế kỉ 16 để xây dựng một cơi giang sơn độc lập, có khả năng chống lại thế lực thống trị của chúa Trịnh một cách hữu hiệu, chúa Nguyễn đă ra sức khuyến khích dân chúng, và cả họ hàng nhà chúa, quan lại các địa phương khai khẩn đất đai, mở rộng sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác. Ruộng đất xứ Đàng Trong cũng được chia làm ba loại: ruộng công, ruộng tư và ruộng của chúa.

Năm 1669 chúa Hiền Nguyễn phước Tần cử các quan văn đứng đầu là Hồ Quang Đại chia nhau đi các nơi đo đạc ruộng đất đang được cày cấy đặt làm ruộng công, giao cho xă chia đều cho dân cày cấy nộp thuế. Từ đó về sau, người nào khai khẩn được thêm th́ cho phép đặt làm ruộng tư, lấy đó làm lệ vĩnh viễn, dân xă không được tranh chiếm. Nhờ vậy diện tích ruộng đất ngày càng mở rộng.

Sau thời chúa Nguyễn, triều đại Tây Sơn cố gắng phục hồi sản xuất nông nghiệp bị tŕ trệ dưới thời Định vương Nguyễn Phước Thuần do sự nhũng nhiễu của các quan bằng lệnh cưỡng bách phục hóa. Nhưng do tồn tại ngắn ngủi nhà Tây Sơn chưa kịp tiến hành những biện pháp tích cực về vấn đề ruộng đất.

Vua Minh Mạng nhà Nguyễn rất quan tâm đến việc khẩn hoang nhưng cũng quan tâm đến nỗi khổ của người di dân, trong một buổi thiết triều tháng 5 (âl) năm 1839 bảo các thị thần: Các tỉnh Phú Yên, Khánh Ḥa, B́nh Thuận đất dài hơn ngàn dặm, đất bỏ hoang rất nhiều, dân cư thưa ít, nếu muốn di người nơi khác đến, th́ thường t́nh người ta ở đâu yên đấy không muốn rời bỏ. Lúc bắt đầu khai thác cơi bờ cố nhiên phải tùy thời mà làm cho thích hợp. Nay đang buổi thái b́nh vô sự, dân Nam Bắc hai kỳ đang làm ăn yên ổn, nếu di nơi này sang nơi kia chẳng những làm cho người ta sợ hăi mà c̣n cái lo chúng bị lưu li thất sở th́ thật không nỡ. Nên chờ đó một thời gian người sinh ngày một nhiều ra thế tất phải dần dần mở mang, như Kim Sơn, Tiền Hải ngày xưa chỉ là miếng đất hoang rậm mà nay thành hai huyện. Có đất th́ có dân cũng là cái thế tất nhiên vậy.

Trước đó, năm 1834 vua sai Phó Vệ úy vệ giám thành Nguyễn Văn Xướng đem biền binh thuộc hạ đo h́nh thế núi sông từ Phú Yên vào Nam vẽ bản đồ dâng lên. Khi hoàn tất Xướng được thưởng 10 lạng bạc và mỗi biền binh một tháng lương. Những bản đồ này tất nhiên được dùng cho nhiều việc, trong đó có việc khẩn hoang lập làng.

Trở lại với sắc năm 1597, nhiệm vụ của Lương Văn Chánh khi vào mở cơi Phú Yên là kết lập địa phận gia cư khai khẩn ruộng đất hoang tới khi thành thục nộp thuế như lệ thường. Năm 1699 chúa Hiền Nguyễn Phước Tần ấn định lệ thuế: Ruộng nhất đẳng mỗi mẫu thu thóc 40 thăng, gạo 8 hợp, ruộng nhị đẳng mỗi mẫu thu thóc 30 thăng, gạo 6 hợp, ruộng tam đẳng mỗi mẫu thu thóc 20 thăng, gạo 4 hợp. Lại cứ 1 thăng thóc th́ thu tiền phụ là 3 đồng. Ruộng mùa thu và đất khô th́ không chia thứ bậc, mỗi mẫu thu 3 tiền, không đủ mẫu thu 1 tiền. Tuy vậy, v́ Phú Yên là đất mới khai thác nên việc thu thuế vẫn c̣n rộng răi và đơn giản. Năm 1758 Vơ vương Nguyễn Phước Khoát cử Nguyễn Khoa Trực làm Tuần phủ phủ Phú Yên mới đốc thu các thứ thuế.

Thuế ruộng thời Tây Sơn cũng chia làm 3 hạng nhất, nhị, tam đẳng. Tư điền thuế nhẹ hơn công điền. Ngoài ra mỗi mẫu c̣n phải nộp một khoản tiền.

Năm 1800 Nguyễn Vương (Ánh) lệnh thu tô ruộng ở Phú Yên để đáp ứng nhu cầu chiến trường, căn cứ vào sổ điền lập năm 1798 thu thóc chứa ở các bảo La Thai, Hội An. Nhưng năm sau 1801 phải băi bỏ sưu ruộng ở Phú Yên, v́ Lưu thủ Phạm Tiến Tuấn chiếu theo số đinh số điền bắt phu kể hàng vạn, dân chúng mệt nhọc, trốn tránh ngày càng nhiều

Thời nhà Nguyễn việc phân chia đẳng điền tiếp tục duy tŕ, chỉ khác ở số lượng thóc phải nộp cho mỗi hạng tùy theo thời điểm. Đời Gia Long cho lập địa bạ và điền bạ các làng. Địa bạ là sổ miêu tả và ghi nhận quyền sở hữu từng mảnh ruộng đất, điền bạ là sổ tính thuế. Trong địa bạ ruộng mùa, ruộng chiêm, ruộng hai mùa hoặc các hạng đất, bao nhiêu mẫu, sào, thước tấc, tọa lạc tại đâu, Đông Tây tứ chí phải ghi rơ ràng. Địa bạ làm một lần khi đo đạc. Địa bạ đời Gia Long đến đời Minh Mạng được truy dụng. Điền bạ lúc đầu cứ 5 năm một lần, về sau mỗi năm một lần, mỗi xă lập 3 bản đệ về Bộ Hộ kiểm tra, 1 bản lưu tại bộ, 1 bản giao về tỉnh và 1 bản giao cho xă. Nhà Nguyễn đă lấy lại thước đo ruộng (điền xích) của nhà Lê làm chuẩn.

Những trở ngại gặp phải trong việc khẩn hoang và lập làng

Có 3 trở ngại đáng kể người dân gặp phải trong công cuộc khẩn hoang và cả việc lập làng. Đó là t́nh h́nh an ninh trật tự, chiến sự – khí hậu thời tiết, thiên tai dịch bệnh – và nạn ác thú, hùm thiêng sấu dữ.

Trước hết là vấn đề an ninh, như đă tŕnh bày trong phần t́nh h́nh Phú Yên lúc bấy giờ, trên địa bàn này có nhiều âm mưu tạo phản, cũng như các trận đánh giữa hai nhà Nguyễn, giữa quân Nam triều, quân Pháp và lực lượng Văn thân Cần vương… trong từng giai đoạn đă gây khó khăn không ít cho việc khai hoang.

Thứ hai là khí hậu và thiên tai. Vào thời ấy rừng hoang cỏ rậm c̣n nhiều tạo ra sự khắc nghiệt trong khí hậu. Chỉ trừ vùng đồng bằng hiền lành c̣n vùng cận sơn và nhất là vùng núi, cao nguyên đều là vùng chướng khí, nước độc, nhiều bệnh tật, bệnh sốt rét và các bệnh dịch lây lan đă gây nhiều tử vong và ngăn cản tiến tŕnh khẩn hoang. Cho đến đầu thế kỉ 20, đập Đồng Cam được xây dựng chỉ cách thành phố Tuy Ḥa có 30km mà trong báo cáo của Sở Thủy nông Đông Dương vẫn cho rằng vị trí thi công ở vào nơi khí hậu rất độc, mặc dù có nhiều biện pháp đề pḥng và thuốc kư-ninh được phát một cách có quy củ, các tổn thất quan trọng vẫn do nguyên nhân sốt rét. Các tác giả sách Địa dư tỉnh Phú Yên cũng ghi nhận có nhiều nơi lam chướng, dân chúng bị sốt rét. Xem thế th́ các thế kỉ trước vùng Đồng Xuân, Sơn Ḥa đối với người đi khẩn hoang đáng sợ biết chừng nào!

Thời tiết ở Phú Yên theo các tư liệu xưa th́ nhiều năm nắng hạn lại nhiều năm băo lụt. Những năm được mùa ít, cho nên được mùa là vua chúa vui mừng. Như năm 1829 sau mùa xuân gạo đắt trấn thần phải xuất thóc kho cho dân vay th́ nông dân trúng vụ tháng ba, tin mừng lập tức báo về kinh. Năm 1846 Phú Yên là một trong những địa phương được mùa khiến vua Thiệu Trị làm thơ mừng: “Cửu quận giai trung nẫm. Thập châu cánh thượng phong” (Chín quận đều được mùa vừa. Mười châu lại được mùa to). Một số năm Phú Yên được mùa lớn nữa như năm 1861, 1880 v.v…

Thế nhưng số năm bị thiên tai nhiều hơn. Nạn đói năm 1798 khiến cho dân chúng Phú Yên nhiều người già trẻ dắt d́u nhau vào Diên Khánh kiếm ăn. Trận lụt năm 1811 nhiều nhà cửa trôi mất, nhiều người chết đuối. Triều đ́nh cử Vệ úy Tôn Thất Bính và Tham tri Nguyễn Hữu Thận đi phát chẩn cho Phú Yên 19.000 phương gạo. Năm 1820 lại bị lụt. Trận lụt năm 1822 cửa biển Phú Sơn bị vỡ, tạo thành một cửa mới cách cửa cũ trên 1.000 trượng. Năm 1824 đồng lúa Phú Yên bị hư hại v́ hạn và băo. Trận lụt năm 1825 lở núi Bà Sơn, nhiều nhà dân sập đổ, nhiều người chết. Trận băo năm 1836 hơn 4.000 nóc nhà bị sập, hơn 100 người chết, vua cho quan tỉnh đem tiền kho đến chẩn tuất. Các năm 1842, 1867, 1878 v.v… Phú Yên lại bị băo lụt, mất mùa, thiếu ăn…

Một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ được ghi vào sách “Thực lục chính biên” đó là cuối năm 1819 ở Phú Yên có tiếng “trống trời”. Giờ dậu ngày hôm ấy trời không có mưa gió chợt nghe trên không có một tiếng như sấm, từ Cù Mông trở vào, từ Đại Lănh trở ra, đầu nguồn cửa biển, cửa nhà quan dân không chỗ nào là không chuyển động, phút chốc th́ thôi.

Lại c̣n t́nh trạng sâu bọ phá hại hoa màu cũng thường xảy ra. Năm 1866 ở Phú Yên, Khánh Ḥa có sâu cắn lúa, sâu có 2 giống vàng và xanh, h́nh dáng như con bọ ngựa, lúc bấy giờ cho rằng tự nước Man (Cao Miên) tràn sang.

Với quan niệm vua là bậc thiên tử thay trời cai trị muôn dân, quan là người thay mặt vua chăn dắt dân chúng trong một địa phương, nên những khi có thiên tai hay dịch bệnh như thế là do vua quan thiếu đức, cho nên ngoài việc cứu tế, phát chẩn, giảm thuế (như những năm 1799, 1801, 1824, 1825 v.v…) vua quan c̣n phải tạ tội với trời đất.  Năm 1820 bệnh dịch từ B́nh Thuận đến Quảng B́nh, Trấn thần Phú Yên là Nguyễn Văn Quế đem t́nh h́nh dịch bệnh dâng biểu xin chịu tội. Vua Minh Mạng dụ: “Nếu trẫm không thiếu đức th́ tai vạ đâu xảy ra với muôn dân, Nguyễn Văn Quế chỉ là một mục thú c̣n tự nhận lỗi ḿnh, huống chi trẫm là vua thiên hạ, có thể chối lỗi sao được?”.

Thứ ba, người dân khẩn hoang nơi rừng núi c̣n phải đối mặt với hùm thiêng sấu dữ. Con đường quan trọng từ huyện lị Đồng Xuân qua làng Vân Ḥa đoạn đi về phía Tây suốt đến địa giới Thủy Xá, Hỏa Xá được miêu tả là núi khe hiểm trở lại có nhiều nạn cọp. Cọp ở vùng rừng núi miền tây Phú Yên sau này c̣n nhắc nhở trong câu tục ngữ “Cọp núi Lá, cá sông Hinh” (nay thuộc huyện Sông Hinh) và cọp Truông Bà Viên (nay thuộc huyện Sơn Ḥa). Năm 1840 cọp dữ xuống làng, Án sát Phú Yên Lê Khiêm Quang và Suất đội Hoàng Đức Diệm đem dân binh đi bắt, Diệm bị cọp cắn cào, bị thương và chết, Quang bị phạt giáng một cấp.

Thông thường người ta hay nói đến cọp Khánh Ḥa với câu tục ngữ “Cọp Khánh Ḥa, ma B́nh Thuận” hay cụ thể hơn là “Cọp Ổ Gà, ma Đồng Lớn”, nhưng cọp Phú Yên cũng không kém. Ở vùng núi người ta rất sợ cọp, gọi cọp là “ông”, nói chung chung là ông cọp, ông beo, ông cà đỗ, cụ thể hơn theo màu lông là ông vằn tàu cau, ông vằn vắt khăn, ông mun, ông bạch v.v… Người ta tin rằng cọp rất thính tai, bất cứ ở đâu, lúc nào có ai “nói hành” ông đều nghe được, tánh ông hay thù sâu và nhớ dai, sau đó đi t́m kẻ vô lễ để hỏi tội, nhưng nếu lỡ vấp ḥn đá nhỏ hay sợi dây là ông quên mất, kẻ vô lễ được thoát nạn. Thật là may, rừng núi biết bao nhiêu là dây là đá để cho ông vấp và quên nên chưa có ai nói hành mà bị ông trả thù. Những làng vùng núi sau tết Nguyên Đán có lễ cúng khai sơn rồi mới mở cửa rừng cho dân vào khai thác lâm sản. Khi cúng xong người ta đặt nguyên cái đầu heo tại chỗ để cọp về ăn.

Đến đầu thế kỉ 20, Công sứ Phú Yên A. Laborde c̣n thuật một chuyện cọp ngay trong vùng duyên hải, đó là chuyện năm 1926, dân làng B́nh Thạnh giết được một con cọp ba chân rất hung dữ và có sức mạnh phi thường. Ông cho biết trên tai con cọp có 17 vết xước, các quan Nam triều giải thích rằng đó là dấu tích nó đă ăn thịt 17 người v́ mỗi lần bắt được một con người cọp cào lên tai một vết. Một chuyện cọp khác là ngày 16/4/1933 ông Nguyễn Xu ở Bàn Nham anh dũng cứu người chủ bị cọp tấn công được thưởng huy chương danh dự hạng nh́. Nhắc lại các việc này, xảy ra vào đầu thế kỉ trước để nói rằng hồi thế kỉ 17, 18, 19  nạn cọp là một đe dọa lớn với con người. 

Một chuyện dân gian ở làng Vân Ḥa (Sơn Ḥa) nhiều người biết là chuyện Phụ tử Chăm Mùng. Rằng thuở ban đầu mới quy dân lập ấp nơi đây bị một con thuồng luồng to lớn đến quấy phá, quật đổ nhà cửa, dày nát hoa màu, giết hại gia súc… dân làng không thể yên ổn làm ăn nhưng không cách nào trừ khử được. Sau người ta phải đến vùng các dân tộc thiểu số mời ông Chăm Mùng đến giúp sức. Với tài thiện xạ, trí thông minh, ḷng can đảm cha con Chăm Mùng đă diệt được thuồng luồng, giúp dân Vân Ḥa an cư lạc nghiệp. Để tưởng nhớ công ơn ấy về sau có tục lệ là mỗi khi làng xóm hay gia đ́nh cúng bái đất đai viên trạch người ta có một mâm cơm vái “Phụ tử Chăm Mùng”, tục này đến năm 1945 mới bị bỏ.

Xét câu chuyện không thấy miêu tả con thuồng luồng h́nh dáng thế nào, có vảy, có chân hay không, chỉ có vài chi tiết đáng chú ư là: miệng há ra màu đỏ như máu, có mùi tanh, đuôi mạnh, khi lướt đi tạo ra tiếng gió ồ ồ… Vùng cao nguyên Vân Ḥa nhiều g̣ cỏ, trảng tranh, suối đá, hang gộp, vậy phải chăng con thuồng luồng này là một con sấu dữ, một con trăn lớn, rồi ngày qua tháng qua bên bếp lửa hồng mùa đông hay dưới ánh trăng vàng mùa hạ thế hệ này kể cho thế hệ khác nghe  nó đă biến thành con thuồng luồng huyền thoại, h́nh dáng không rơ nhưng có sức mạnh vô song, khiến cho người dân Vân Ḥa coi đó là mối hiểm nguy.

   Có lẽ lúc ấy những lưu dân lên vùng cao nguyên khẩn hoang lập làng chưa quen đối phó với những trăn lớn, sấu dữ sống ở thảo nguyên tranh đế, bờ suối gộp đá, nên phải nhờ đồng bào thiểu số từng du canh du cư biết rơ về các loài vật hoang dă giúp đỡ diệt trừ. Câu chuyện phản ảnh những khó khăn buổi ban đầu khẩn hoang lập làng, đồng thời phản ảnh t́nh tương thân tương trợ, giúp nhau xây dựng cuộc sống giữa các sắc tộc gần gũi trong một địa bàn.

Để chống lại hùm thiêng sấu dữ,  giúp dân an cư triều đ́nh nhà Nguyễn đă cho lập các đội săn bắn, chọn các tay thiện xạ trong biền binh đến các tỉnh Phú Yên, Khánh Ḥa, B́nh Thuận phối hợp với địa phương đi tiễu trừ ác thú. Giết một con cọp được thưởng 15 quan, sau tăng lên 30 quan. Nếu toàn bắn sẩy th́ chiếu theo số đạn đă lănh mà phạt. Từ năm 1824 theo lời tâu của Trấn thần Phú Yên sông Bàn Thạch có nhiều cá sấu lớn, hại dân không khác ǵ cọp, nên có lệ ban ra ai giết được một con cá sấu cũng được thưởng như giết một con cọp.

Niềm vui lớn của người đi khẩn hoang miền rừng núi

Có thể nghĩ rằng điệu dân ca bài cḥi và việc tổ chức đánh bài cḥi là do những người dân đi khẩn hoang miền rừng núi sáng tạo ra. Ư nghĩ này đầy đủ chứng lư thuyết phục.

Quan sát đồng ruộng vùng rừng núi và kế cận chân núi ở Phú Yên thấy có điểm chung là đồng ruộng nằm dưới thung lũng, hai bên là sườn đồi c̣n nguyên cây cỏ tranh đế, nơi ác thú và dă thú sinh sống, ẩn nấp. Những khi phải ở lại đêm để sáng ngày làm việc sớm, hoặc là cần canh giữ hoa màu không cho nai heo ăn phá, người ta dựng những cḥi cao dọc theo giữa chân đồi và bờ ruộng, cḥi này cách cḥi kia một khoảng xa vừa đủ nghe khi nói lớn. Buổi tối, không khí núi rừng vắng vẻ, lạnh lẽo, người ta gọi nhau nói chuyện, rồi bày ra câu đố để thử tài nhau, một cách giải trí chống cơn buồn ngủ, rồi kể cho nhau nghe những chuyện vui buồn hoặc bày tỏ nỗi ḷng, dần dần h́nh thành một điệu hát đơn giản, không cần nhạc cụ phụ họa, chỉ nhịp lên cột cḥi, sàn cḥi là được. Điệu bài cḥi ra đời. Tiến lên một bước, câu đố đặt theo thơ lục bát hay lục bát biến thức, thành câu thai, ngồi trên cḥi hát đố nhau. Tiền thân của hội đánh bài cḥi là như vậy. Sau này, đi sâu vào đời sống văn hóa thôn quê, điệu bài cḥi mới thêm đờn kèn ḥa âm và cuộc đánh bài cḥi thêm những con bài có tên gọi riêng, có anh hiệu hô xướng, có ban nhạc, có làng xă… nhưng cái cốt lơi vẫn phải giữ nét nguyên thủy là phải có cḥi, người đánh bài cḥi ngồi trên cḥi. Đôi khi v́ thiếu điều kiện, để giản tiện người ta dùng một cái ghế cho người ngồi đánh bài cḥi, gọi là “bài cḥi đẩu” (đẩu=ghế). Thế nhưng bài cḥi đẩu không đáng mặt bài cḥi, ba tiếng bài cḥi đẩu cho thấy đây là loại bài cḥi thứ cấp.

Như vậy điệu bài cḥi và việc đánh bài cḥi là sản phẩm văn hóa hoàn toàn của dân gian. Những người nông dân đi khẩn hoang bước đầu đă góp công không nhỏ tạo ra nó và lưu trữ vào kho tàng văn hóa dân tộc, nó mộc mạc, nôm na, đơn giản nhưng thật gần gũi và thật dễ thương.

Kết quả của công cuộc khẩn hoang

Biết bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt, và máu nữa, của bao nhiêu thế hệ khẩn hoang đổ xuống để quê ta có những cánh đồng rộng răi vào bậc nhất Nam Trung Bộ. Ở Phú Yên không có từ “nương” mà phân biệt chính là “ruộng” và “đất” với khái niệm cơ bản do nguồn nước tưới.

Ruộng là nơi ít nhất một năm có một vụ có nước, do nước mưa đọng lại hoặc nước sông suối hồ ao dẫn vào, chủ yếu là trồng lúa bằng cách cấy hoặc gieo sạ, suốt trong thời kỳ trồng trọt vào những lúc hoa màu cần nước th́ nơi này phải có nước.

Đất (có khi gọi là thổ, có khi gọi đất thổ) là nơi quanh năm không có nước, nước mưa không đọng lại, chủ yếu là trồng các loại hoa màu phụ, thổ sản, rau dưa, thỉnh thoảng mới trồng lúa. C̣n phân biệt: thổ cát, ở gần sông th́ nhiều phù sa, gần chân núi th́ mùa mưa nhiều cây lá mục bồi thêm, và thổ thịt c̣n gọi là đất trân, ở vùng cao nguyên, xốp nát nhờ mưa nhiều thoáng gió.

Soi, băi là h́nh thức giữa ruộng và đất, nhưng gần với đất hơn, nằm giữa hai ḍng sông hay gần bờ sông, mùa mưa lụt bị ngập nước không trồng trọt được, phù sa lắng đọng bồi đắp thêm màu mỡ, mùa hè khi trồng trọt diện tích soi băi rộng ra v́ ḷng sông hẹp lại.

Rẫy là đất ở sườn đồi núi mới khai phá, thường có độ dốc, trồng trọt một vài vụ sẽ để cho trở lại rừng, những nơi bằng phẳng ở chân núi có thể sẽ thành đất thổ.

Ở Phú Yên “ruộng - thổ - rẫy” gần nhau, xen nhau, không tạo thành từng miệt riêng như ở Nam Bộ (miệt vườn, miệt ruộng, miệt rừng…)

Việc phân loại ruộng có hai cách: theo nguồn nước và theo địa thế.

Theo nguồn nước có thể chia ra:

- Ruộng ăn nước trời tức là nước mưa đổ trực tiếp xuống ruộng,

- Ruộng ăn nước tưới là nước do con người dẫn từ sông suối hồ ao lên ruộng khi cần.

Theo địa thế th́ có:

- Ruộng rộc (thảo điền) có nước quanh năm, làm được mỗi năm ít nhất hai vụ.

- Ruộng g̣ (sơn điền) mỗi năm chỉ một mùa có nước, trồng lúa một vụ, vụ kia bỏ không hoặc trồng màu như đất thổ. Hai loại ruộng này ở các đồng bằng châu thổ và thung lũng.

- Ruộng bắc thang (bậc thang) chính giữa là ruộng rộc, hai bên hoặc một bên là ruộng g̣, trên nữa là đất thổ, dễ thấy ở Sông Cầu theo quốc lộ 1A, ở Tuy An  vùng An Ḥa, và nhiều nơi trong các thung lũng các huyện Sơn Ḥa, Đồng Xuân.

Theo chất đất c̣n phân biệt: ruộng thịt, đất da tây màu nâu sẫm, giữ nước được lâu và ruộng cát, c̣n gọi là cát phèn hay cát nhớt, lúc hơi ít nước trên mặt có đóng một lớp rong màu xanh thẫm.

Số lượng ruộng đất tại Phú Yên theo các tư liệu cũ có sự chênh lệch khá nhiều giữa Lê Quư Đôn và các sử quan Quốc sử quán nhà Nguyễn.

Trong “Phủ biên tạp lục” Lê Quư Đôn trích dẫn sổ sách của chúa Nguyễn từ năm 1764 đến năm 1767 phủ Phú Yên ruộng thực trưng là 128.940 mẫu.

Đầu nhà Nguyễn thời điểm lập địa bạ từ năm 1815 đến năm 1831 diện tích ruộng đất toàn trấn (phủ) Phú Yên là 37.540 mẫu, trong đó diện tích ruộng đất sử dụng chỉ có 17.800 mẫu.

Theo “Đại Nam nhất thống chí” và “Đại Nam thực lục chính biên”: năm 1815 có 27.963 mẫu, năm 1831 có 42.445 mẫu, năm 1899 có 72.266 mẫu.

Có thể đơn vị mẫu thời chúa và thời vua khác nhau chăng? Cũng như những đơn vị đong lường thược, khuê, thăng, hộc… mỗi thời có khác nhau…

Từ hôm nay nh́n lại ngày xưa

Theo thống kê vào những năm cuối thế kỉ 20 toàn tỉnh Phú Yên có 124.815 ha diện tích đất nông nghiệp trong tổng diện tích tự nhiên là 505.400 ha. Trong diện tích đất nông nghiệp th́ có 32.710 ha đất ruộng trồng lúa trồng màu, 30.971 ha đất nương rẫy.

Hôm nay chúng ta đi trên đường thiên lư từ Cù Mông vào Đèo Cả, trên các ngả đường hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam, lên Vân Ḥa, Củng Sơn, Đồng Xuân, Sông Hinh… đâu đâu cũng thấy bát ngát một màu ruộng đồng đất thổ…Đó là Bà Đài, Bà Diễn, Bà Nông ngày xưa, đó là trên tự nguồn di dưới đến hải khẩu… Nhưng chúng ta không thể phân biệt được đâu là khu vực những lưu dân do Lương Văn Chánh hướng dẫn khẩn hoang theo vết dầu loang mỗi ngày một mở rộng, đâu là khu vực những người gốc ở Đàng Ngoài thất trận phải làm tù binh, phải cưỡng bách rời bỏ bản quán, đâu là vùng các tù phạm được tha, các toán dân Nam Kỳ mộ nghĩa lập thành đồn điền bị Pháp nghi ngờ phải ra lập nghiệp nơi này và đâu là vùng do chính quyền sở tại như Thự đốc Tôn Thất Lang chủ trương khai thác. Tất cả công lao của bao lớp tiền nhân đă ḥa quyện vào nhau trong màu xanh của lúa non, màu vàng của lúa chín, trong mùi ngây ngất của những trái đỗ già nứt vỏ, những thân bắp ră mục đổ xuống để có được một Phú Yên như ước vọng của chúa Tiên.

Bằng thơ, nhà văn Sơn Nam miêu tả những lưu dân tiến vào khẩn hoang miền Tây Nam Bộ mang theo bên ḿnh cây đàn độc huyền, điệu thơ Lục Vân Tiên và câu chữ “Kiến nghĩa bất vi vô dơng dă”. Trong hành trang của những lưu dân vào khẩn hoang Phú Yên lúc ấy không rơ có những ǵ, nhưng thích nghi cùng thiên nhiên xa lạ, cùng hoàn cảnh mới họ đă sáng tạo ra điệu bài cḥi. Nắng hạ mưa đông, bóng núi ḍng sông, của chồng công vợ… cả cuộc sống muôn ngàn màu sắc được phản ảnh lưu truyền vào câu hát, thiết tưởng cũng thật là thú vị.

VIỆC LẬP LÀNG

Những người đi tiên phong

Khẩn hoang và lập làng là hai việc đồng thời. Những toán lưu dân sau khi dừng chân tại nơi được chỉ định, đặt hành trang xuống, công việc trước hết là dựng lều trại để che mưa nắng có nơi ăn ở. Đó là những mái nhà đầu tiên của họ, năm, bảy, mươi nhà hay hơn quần cư bên nhau, đó là làng xóm đầu tiên của họ. Người phụ trách toán lưu dân đương nhiên thành người chủ tŕ làng xóm, có thể được gắn một chức vụ ǵ đó, có thể chưa có chức vụ chính thức, nhưng vai tṛ chỉ huy được mặc nhiên công nhận. Người này, về sau có thể được suy tôn là Tiền hiền.

Những đợt lưu dân cũng là những đợt lập làng. Một số làng có ngay từ thời Lương Văn Chánh từ năm 1597. Những làng khác lần lượt được lập do những làng này tách ra, những tù binh của chúa Trịnh, những người dân xứ Nghệ bị cưỡng bách vào Nam, những phạm nhân được tha, những dân Nam Kỳ mộ nghĩa… Trong mỗi đợt như vậy có nhiều thành phần, đông đảo hơn là thường dân, thành phần c̣n lại có thể là những người cương trực bị bản quán cho là cứng đầu cứng cổ t́m cách đưa đi, những ông đồ lỡ vận, những thầy lang, thầy số, trong số tù binh có thể có người vơ nghệ cao cường, trong số phạm nhân được tha có thể có kẻ bất đồng chính kiến, trong số Nam Kỳ mộ nghĩa có người trọng nghĩa khinh tài, giang hồ khí phách, và tất nhiên cũng có hạng du thủ du thực, hạng manh tâm trộm cướp… Như vậy thành phần dân chúng trong mỗi làng thật đa dạng, tạo thành một xă hội phức tạp, việc cai quản không dễ dàng chút nào, người cầm đầu phải là người được kính nể, có đủ uy và tín, được tất cả tâm phục khẩu phục.

Việc lập làng: đồng loạt ban đầu – bổ sung về sau

Nhiệm vụ của Lương Văn Chánh là khẩn hoang lập làng khắp nơi, từ đầu nguồn tới cửa biển, không riêng vùng đồng bằng châu thổ, mà ở biên giới phía nam, phía tây cần phải có dân, cần phải ổn định để làm phên giậu che chắn cho trung châu, như vậy vùng Thạch Lănh (Phước Lănh, Đồng Xuân), Vân Ḥa, Phước Sơn (Củng Sơn, Sơn Ḥa) cũng phải định h́nh ngay từ năm 1597. Vào thời kỳ Lương Văn Chánh làng xóm ở Phú Yên có thể c̣n thưa thớt nhưng phải rải đều khắp lănh thổ. Các đợt lập làng tiếp theo là xen kẽ vào những nơi đất rộng người ít theo chỉ định của địa phương để điều ḥa phần nào mật độ dân số tạo thuận lợi cho việc sản xuất cũng như bảo đảm an ninh trật tự.

Nh́n vào tên làng xóm có thể suy ra việc thành lập ban đầu quy tụ dân chúng có hai cách. Một là theo quy hoạch chung của nhà nước, làng ấy được đặt tên bằng chữ Hán có ư nghĩa thể hiện một ước mong, như An Thuyên, An Thạnh, Phước An… hoặc phản ảnh thực trạng địa dư theo sông núi, sản vật tại chỗ, như Liên Tŕ có bàu sen, Diêm Điền có ruộng muối, Đa Ngư có nhiều cá… Hai là do dân chúng tự phát, thấy nơi làm ăn được rủ nhau đến đó khai khẩn, lập thành làng xóm, gọi bằng cái tên nôm na, về sau được nhà nước công nhận đổi thành tên chữ Hán. Như làng Phú Tân tên xưa là Quán Mới, có thể ban đầu tại đây một nếp quán mới lập, nhiều người thấy sinh sống được cùng tụ về, rồi khi nói với nhau người ta gọi chỗ ấy là Quán Mới, đến năm 1832 đổi thành Phú Tân. Hoặc làng Ngân Điền tên xưa là Đồng Bạc, có thể ban đầu người ta rủ nhau đến đây canh tác, cánh đồng này cho họ hoa lợi, từ hoa lợi ấy họ bán đổi thu lại bạc, họ gọi là xứ Đồng Bạc, sau làng xóm được nhà nước công nhận, chuyển sang chữ Hán thành Ngân Điền. Cách đặt tên làng này c̣n gợi ư cho thấy sự đánh giá thực tế khá trung thực. Cánh đồng này mới ở mức “đồng bạc”, chưa phải là “đồng vàng”, là “ngân điền” chưa phải là “kim điền”. Về sau gần Ngân Điền lập thêm các làng Thuận Điền, Phú Điền.

Một trường hợp làng xóm phát sinh nữa giống như cỏ lan, cây nhảy, hoa bay, trái rụng là khi nơi ấy đă thành trù phú người đông đất ít, không đủ ruộng vườn sản xuất, một số kéo đi chỗ khác lập thành thôn xóm mới. Cỏ th́ lan chung quanh, cây th́ nhảy có cách quăng một chút, c̣n như hoa bay trái rụng theo gió thổi th́ nhiều khi xa lắm. Khi đặt tên cho vùng đất mới này, dẫu rất xa người ta giữ lại một phần tên cũ như là chút kỉ niệm thiêng liêng. Những người ở Định Trung (Tuy An) lên cao nguyên lập ra trên đất làng Vân Ḥa (nơi không có người ở) một ấp đặt tên là Trung Trinh, những người ở Định Phong (Tuy An) cũng lên đây lập ra ấp Phong Cao, hai ấp này vẫn trực thuộc làng gốc Định Trung, Định Phong cho đến khi huyện Sơn Ḥa thành lập nâng lên thành hai làng Trung Trinh và Phong Cao thuộc tổng Sơn Xuân huyện Sơn Ḥa.

Việc thờ kính

Ngay từ buổi đầu khai hoang cho đến khi ruộng đất vườn tược nhà cửa đă có, làng xóm đông đảo, khi gặp thuận lợi, lúc gặp khó khăn, vui buồn sướng khổ lẫn lộn, người ta vừa tự tin vào bản thân, vào tinh thần cộng đồng, vừa hướng đến cơi tâm linh siêu h́nh mong nhờ sự giúp đỡ, nên mỗi làng đều có các cơ sở tín ngưỡng. Người ta lập ra đ́nh, miếu, về sau có chùa, am, nhà thờ… Các thần linh được thờ cúng có vị nguyên đă được thờ kính từ nơi quê hương gốc gác của lưu dân, có vị do sự hiển linh tại chỗ. Tùy vùng miền, tùy nghề nghiệp dân chúng ở gần núi thờ sơn thần, gần sông thờ thủy quan, gần biển thờ ông Nam Hải. Dần dần công nghiệp hộ quốc an dân của các vị thần được  tŕnh lên triều đ́nh để vua phong theo thứ bậc: thượng đẳng thần, trung đẳng thần, hạ đẳng thần. Nh́n chung th́ ở Phú Yên thờ các vị sau đây:

- Pḥ Quận công Lương Văn Chánh, người có công khai mở đất Phú Yên,

- Thiên Y A Na, vị nữ thần Chăm Pa c̣n để lại ảnh hưởng rất lớn với dân Việt,

- Đương cảnh thành hoàng là vị thành hoàng của từng xứ, từng nơi,

- Các vị tiền hiền, hậu hiền có công lập ra làng xóm.

Ở Phú Yên không thấy có những người xấu (như ăn trộm, ăn mày…) bất đắc kỳ tử hiển linh thành thần.

Hàng năm có hai dịp cúng tế vào mùa xuân và mùa thu cầu an cho làng xóm, các dịp này cũng như tết Nguyên Đán có lễ rước long trọng sắc phong của các vị trên từ miễu về đ́nh cúng tế, sau khi xong việc đưa trở lại nơi thờ.

Hai tôn giáo lớn ở Phú Yên là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Và định điểm ban đầu đều trong vùng châu thổ Sông Cái, tức là vùng Bà Đài xưa, lị sở, trung tâm của Phú Yên thời mở cơi. Phật giáo đến Phú Yên cùng lúc với những lưu dân người Việt. Chùa chiền rải rác khắp nơi. Nhiều ngôi chùa được khai sơn rất sớm, như chùa Hội Tôn từ thế kỉ thứ 17. Lúc c̣n niên thiếu Thiền sư Liễu Quán xuất gia vào đây tu học với Thiền sư Tế Viên. Thiên chúa giáo đến Phú Yên từ thời Phó tướng Nguyễn Phước Vinh làm Trấn thủ. Tuy không đông đảo tín đồ bằng Phật giáo, Thiên chúa giáo cũng có mặt khắp nơi, tổ chức giáo dân chặt chẽ hơn. Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892. Những vùng xa như Trà Kê (Sơn Ḥa), Đồng Tre (Đồng Xuân) cũng có nhà thờ.

Ảnh hưởng, giao thoa phong tục tập quán

Trong các châu thổ và duyên hải chỉ có người Việt (Kinh) nhưng trên vùng núi, cao nguyên có sự tiếp cận với các thành phần sắc tộc khác như người Chăm, người Êđê, người Bana, có nền văn hóa cơ bản khác nhau. Kết quả của sự giao thoa qua thời gian là tạo ra ảnh hưởng lẫn nhau trong phong tục tập quán.

Tại đồng bằng Tuy Ḥa, có tục cúng đất vào ngày 18 tháng 3 âm lịch. Những nông dân người Việt tin tưởng rằng những đất đai họ đang sinh sống, những ruộng đồng họ đang canh tác vẫn c̣n thuộc quyền sở hữu các âm chủ, cho nên để tránh t́nh trạng tranh chấp, quấy phá, người đang sử dụng phải, trả bằng vàng mă và lễ vật dâng cúng, hai bên cam kết rơ ràng có sự kiểm soát của Ngọc Hoàng cùng các vị Hành khiển chứng kiến, đọc trong lễ cúng và đốt  chuyển xuống âm phủ. Lễ tá thổ có thể tổ chức hàng năm  hoặc ba năm, năm năm tùy theo giao kèo giữa âm chủ và dương tá, với quy mô lớn cho cả làng, cả xóm hay một xứ đồng th́ nhiều nghi thức và lễ vật, trong phạm vi gia đ́nh th́ gà vịt chè xôi. Đây là một h́nh thức người Việt ghi nhớ công lao khai khẩn ruộng vườn cho ta thụ hưởng. Những nơi xa đồng bằng Tuy Ḥa, lễ cúng đất mang ư nghĩa là lễ cúng tạ ơn đất nước ông bà đă phù hộ cho mùa màng sung túc, cây già trái chín tốt đẹp.

Tại Sơn Ḥa, Đồng Xuân một số dụng cụ gia đ́nh của người Việt bắt chước theo đồng bào các dân tộc thiểu số, thể hiện rơ ràng nhất là cái gùi, có thay đổi phần nào về h́nh thức cho tiện lợi hơn. Cái gùi của đồng bào thiểu số nhỏ, chứa một trọng lượng nhẹ, mang gọn trên lưng để dễ dàng đi xa và đi cả ngày trong rẫy rừng. Cái gùi của người Kinh miệng rộng hơn để dễ dàng đổ vào, sắp vào và lấy ra, dùng mang lúa bắp, nông sản, thuốc lá… từ ruộng đất về nhà, thậm chí c̣n dùng mang củi, đi bắt cá sông suối, đi hái trái rừng, đi chợ… nên nhiều loại lớn nhỏ khác nhau. Loại gùi lớn chứa đến vài ba giạ lúa.

Tại thị trấn Củng Sơn trước đây có tục không đào giếng mà chỉ dùng nước sông. Từ ăn uống, tắm rửa, giặt giũ đều dùng nước sông. Trong công đường quan Tri huyện cũng không có giếng. Người ta gánh đôi ṿ hay đôi thùng xuống sông Ba nhận xuống cho nước vô đầy tràn gánh về dùng. Phía trên có người đang tắm, phía bờ có người đang giặt, không sao cả! Mùa nắng ra giữa sông, nước trong tốt, mùa mưa lụt đứng gần bờ, nước đục ngàu bèo bọt vẫn cứ dùng, một đôi nhà dùng phèn chua lắng cho trong c̣n đa số cứ để như thế, tự nhiên. Hỏi tại sao không đào giếng th́ được nghe trả lời là không dám, kiêng, sợ. Kiêng việc ǵ, sợ ai, không biết, xưa sao nay vậy. Ngày trước tại đây là bảo Phước Sơn, một căn cứ biên pḥng, cũng là nơi các sứ bộ Thủy Xá, Hỏa Xá dừng chân trước khi xuống tỉnh thành tiến cống. Phải chăng tập tục này bắt chước việc uống nước suối của đồng bào thiểu số, họ sống theo bến nước, dùng nước sông suối, không đào giếng, cho rằng nước sông suối chảy luôn nên sạch và hiền, nước giếng đọng một chỗ nên dơ và độc. Suốt các thế kỉ 17, 18, 19 Củng Sơn không có giếng nước. Đến đầu thế kỉ 20 một vài nhà đào giếng, mà phải là người chức quyền, giàu có, hiểu biết như ông Hội Năm (Hội viên tỉnh hạt), ông Ta Cô (Hoa kiều), ông Trợ Tư, ông Giáo Luân (2 vị Hiệu trưởng trường Củng Sơn). Từ nửa sau thế kỉ 20 nhiều gia đ́nh ở Củng Sơn theo nhau đào giếng.

Tiến tŕnh phát triển làng xóm

- Buổi sơ khai mờ mịt:

Năm 1597 Lương Văn Chánh đưa lưu dân vào khai khẩn. Lịch sử chỉ ghi vắn tắt và đơn giản như vậy. Vùng đất này lệ vào huyện Tuy Viễn trong Quảng Nam Thừa Tuyên, không biết mang tên ǵ và tổ chức hành chính ra sao, đơn vị cơ sở, đơn vị trung gian chuyển tiếp thế nào, các chức vụ nhà nước ở mỗi cấp đều chẳng thấy đề cập. Năm 1611 phủ Phú Yên được thành lập gồm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Ḥa, chức vụ đứng đầu phủ là Lưu thủ. Lịch sử cũng chỉ chép chừng đó, chức vụ đầu huyện là ǵ, dưới huyện là cấp ǵ cũng chẳng thấy đề cập.

- Các thuộc ban đầu:

Đến năm 1720 Quốc chúa Nguyễn Phước Chu sai Văn chức là Diên Tường nam Nguyễn Khoa Đăng vào chia lập các ấp các thuộc ở Quảng Ngăi và Phú Yên. Ấp và thuộc là những đơn vị cấp nào, sách “Thực lục tiền biên” không nói.

Năm 1726 chúa Ninh Nguyễn Phước Trú sai Kư lục Chính dinh (Phú Xuân) là Nguyễn Đăng Đệ đi tuần xét các phủ, định rơ chức lệ cho các thuộc mới lập. Phủ Phú Yên có 38 thuộc. Mỗi thuộc đều lấy những thôn, phường, nậu, man lẻ tẻ họp lại. Đoạn này (cũng trong sách “Thực lục tiền biên”) cho thấy thuộc là đơn vị dưới huyện và thuộc chia ra thôn, phường, nậu, man. Nhưng chỗ không rơ ràng là phủ Phú Yên chỉ có 38 thuộc hay 38 thuộc này là những thuộc mới lập, và công việc của Nguyễn Đăng Đệ khi kinh lư là định rơ chức lệ cho các thuộc ấy. Cũng không biết được mỗi huyện có bao nhiêu thuộc.

Bây giờ chúa cho chiếu theo hộ tịch nhiều ít, thuộc có 500 người trở lên th́ đặt một người Cai thuộc, một người Kư thuộc, 450 người trở xuống th́ đặt một người Kư thuộc, 100 người trở xuống th́ đặt một Tướng thần. Qua chi tiết này có thể đặt câu hỏi: Vậy th́ thuộc có từ 451 người đến 499 người đặt chức ǵ. Phải chăng nói chính xác hơn là “thuộc dưới 500 người trở xuống th́ đặt một Kư thuộc” ?

- Các cấp dưới trấn đời Gia Long: huyện – tổng – thuộc:

Năm 1815 khi lập địa bạ trấn Phú Yên th́ các đơn vị hành chính như sau: Trấn Phú Yên có 2 huyện là huyện Đồng Xuân và huyện Tuy Ḥa. Dưới mỗi huyện có 3 tổng và 1 thuộc. Các tổng không có tên riêng mà gọi là hạ, thượng, trung kèm theo tên huyện. Các thuộc Hà Bạc gồm những thôn phường ở nơi bến sông cửa biển cũng gọi kèm theo tên huyện. Cụ thể những nơi có lập địa bạ:

Huyện Đồng Xuân: tổng Hạ có 24 làng (7 xă, 17 thôn), tổng Thượng có 23 làng (9 xă, 12 thôn, 1 giáp), tổng Trung có 33 làng (10 xă, 19 thôn, 3 giáp, 1 phường), thuộc Hà Bạc có 28 làng (24 thôn, 3 ấp, 1 phường).

Huyện Tuy Ḥa:  tổng Hạ có 22 làng (4 xă, 18 thôn), tổng Thượng có 18 làng (3 xă, 14 thôn, 1 ấp), tổng Trung có 23 làng (4 xă, 17 thôn, 1 phường, 1 châu), thuộc Hà Bạc có 5 làng (1 xă, 3 thôn, 1 phường).

(Trích theo Nguyễn Đ́nh Đầu trong sách “Nghiên cứu địa bạ…Phú Yên”, từ “làng” ở đây là để chỉ chung các đơn vị hành chính cơ sở có tư cách pháp nhân, gồm cả xă, thôn, phường, ấp, châu…).

- Năm 1832 chia lại đơn vị hành chính trong nước, phủ Phú Yên được thăng thành tỉnh, vẫn giữ 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Ḥa, có điều chỉnh ranh giới, các thuộc Hà Bạc giải thể, dưới cấp huyện là tổng, dưới cấp tổng thống nhất là làng (không c̣n xă, thôn, phường, châu…) đều có tên riêng. Huyện Đồng Xuân có 3 tổng: tổng Xuân Đài 19 làng, tổng Xuân Sơn 25 làng và tổng Xuân Vinh 29 làng. Huyện Tuy Ḥa có 4 tổng: tổng Ḥa B́nh có 31 làng, tổng Ḥa Mỹ có 15 làng, tổng Ḥa Lạc có 22 làng, tổng Ḥa Đa có 24 làng. Ba tổng Ḥa Mỹ, Ḥa Lạc, Ḥa Đa nằm phía Nam sông Đà Rằng, do đó vùng này được gọi là Tam Tổng.

Ngày nay, phường là một cấp của thành phố, thị xă, quan trọng hơn xă, thôn, nhưng ngày xưa phường là đơn vị nhỏ ngang với thôn, nậu, hoặc là một tập họp những người cùng nghề (như Phường Câu, Phường Củi…), cho nên có nhiều nơi ban đầu là phường sau mới nâng lên làng, như làng Vân Ḥa nguyên là phường Vân Khương rồi phường Ḥa Linh, làng Xuân Sơn nguyên là phường An Sơn, làng Nhiễu Giang nguyên là phường Sông Nhiễu… Lại nhiều nơi trước khi thành làng phải qua giai đoạn “thôn tân lập” như làng Phú Thường nguyên là thôn tân lập An Thạnh, làng Lương Sơn nguyên là thôn tân lập Lương Sơn v.v…

Lần này tên làng đều dùng chữ Hán, hai từ ngắn gọn, đủ nghĩa, các tên nôm, các tên dài ḍng đều thay đổi. Như: Quán Mới đổi thành Phú Tân, Đá Bạc đổi thành Cẩm Thạch, Đồng Bạc đổi thành Ngân Điền, Định An Tây Hà Nhiễu đổi thành Hà B́nh, Mạn Đ̣ phụ lũy đổi thành Tiên Châu, Phước Thạnh Thái B́nh đổi thành Phước Thạnh v.v… Chỉ có một trường hợp tên làng 3 từ, đó là thôn Kỳ Tấu Hà Lăng và thôn tân lập An Hội nhập thành làng Hiệp Thạnh Hội, rồi sau cũng bỏ từ Hiệp c̣n lại làng Thạnh Hội.

Điều đáng lưu ư: làng là đơn vị hành chính cơ sở, có tư cách pháp nhân, có ngân sách riêng, có những tục lệ riêng như câu “phép vua thua lệ làng”, có nơi có hương ước, trên nguyên tắc người đứng đầu bộ máy điều hành do dân cử, nhưng ở Phú Yên dùng nhiều danh từ khác nhau. Thông thường gọi là làng, văn tự quốc ngữ viết là làng, nhưng văn tự chữ Hán và trong con dấu chữ Hán viết là thôn. Ví dụ, khi nói và viết quốc ngữ th́ dùng : Làng Vân Ḥa, nhưng viết chữ Hán và trong con dấu th́: Vân Ḥa thôn. Nhưng chức danh chính thức người đứng đầu làng là Lư trưởng, không phải Thôn trưởng, dân gian lại ít khi gọi là ông Lư, thường gọi là ông Xă.

Cuối thế kỉ 19 một lần điều chỉnh ranh giới nữa, huyện Tuy Ḥa thăng thành phủ, huyện Đồng Xuân thu hẹp, lập phủ Tuy An và huyện Sơn Ḥa. Lúc này phủ Tuy Ḥa có 6 tổng (sang đầu thế kỉ 20 có 7 tổng), phủ Tuy An có 5 tổng, huyện Sơn Ḥa có 4 tổng, huyện Đồng Xuân có 3 tổng, nhiều làng mới được lập thêm, toàn tỉnh có tất cả 269 làng.

Dân số

Xin hăy h́nh dung và phỏng tính… vào ngày Lương Văn Chánh nhận lệnh đưa dân vào, nơi này có được bao nhiêu người? Kể cả những người dắt trâu ḅ, mang nông cụ theo sau vó ngựa Phù Già, kể cả những người từ lâu năm định trú từ Cù Mông đến Bà Nông nay ở lại chung sống. Thật là khó! Âu đành chào thua khuyết sử.

Theo sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quư Đôn: năm 1753 dân 5 phủ trong xứ Quảng Nam có 152.370 người, trong đó dân phủ Phú Yên là 14.648 người. Hẳn đây là con số cụ lấy trong hồ sơ lưu trữ của chúa Nguyễn khi cụ theo Hoàng Ngũ Phúc vào làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ phủ Thuận Hóa.

Dưới triều Nguyễn theo sách “Đại Nam nhất thống chí” dân đinh Phú Yên năm 1819: 7.571 người, năm 1848: 7.806 người, năm 1898: 9.368 người, năm 1899: 10.465 người (đầu thế kỉ 20: 12.554 người). Thống kê ngày xưa chỉ tính số dân đinh, c̣n những hạng lăo nhiêu, bần dân, tật nguyền, vị thành niên, phụ nữ… miễn thuế đinh th́ không kể. Trong vùng châu thổ Tuy An dân đông hơn cả, những làng có số suất đinh cao nhất tỉnh đều ở đây như Định Phong, Mỹ Thạnh, Ngân Sơn… Sau đó đến vùng huyện Sông Cầu, và vùng chung quanh thành phố Tuy Ḥa hiện nay. Đinh số thấp nhất là vùng phía Tây huyện Tây Ḥa ngày nay.

Khái niệm Làng/Xóm và ư thức cộng đồng

Cho đến tháng 8/1945 huyện và tổng chỉ là cấp trung gian có nhiệm vụ chuyển tiếp lệnh trên và đôn đốc cấp dưới, làng là đơn vị hành chính cơ sở. Mỗi làng tùy nơi, chia ra ấp hoặc lư, giáp… nhưng trong dân gian gọi chung là xóm. Lư, ấp, giáp có khi đặt tên bằng chữ Hán, có khi đặt tên theo vị trí trong làng, đồng thời c̣n có tên xóm nôm na mà mọi người vẫn quen gọi hơn. Như làng Phong Niên có ấp Phong Phú, Phong Hậu… Ấp Phong Phú có bến đ̣ nên c̣n gọi là xóm Bến Đ̣, lại c̣n gọi là xóm Phan v́ ở đây hầu hết trong ḍng họ Phan, chỉ vài ba gia đ́nh họ khác. Ấp Phong Hậu có đ́nh làng gọi là xóm Đ́nh. Làng Củng Sơn có Tây lư, Đông lư, Bắc lư, Trung lư, người dân gọi là xóm Tây, xóm Vườn (Đông lư nhiều vườn trái cây), xóm Bắc và xóm Huyện (công đường huyện đóng tại Trung lư). Làng Vĩnh Phú có xóm Đông, xóm Tây, xóm Trung, xóm Nam. Xóm Trung c̣n gọi là xóm Lẫm, xóm Tây nh́n trên địa thế như doi ra gọi là xóm Ḷi, xóm Nam lập sau gọi là xóm Mới.  Làng Phú Ân có xóm Chợ, xóm Ngoài, xóm Trong, xóm Ngoài ở giữa cánh đồng c̣n gọi là xóm Đồng, xóm Trong lập sau gọi là xóm Mới. Làng Xuân Sơn có 2 ấp Đá Bàn và Lỗ Vàng, ấp Đá Bàn chia ra xóm Vườn, xóm Giữa, xóm Lẫm. Làng Lương Sơn có những ấp hai tên như ấp Phú Tân c̣n gọi là xóm Cây Dừa, ấp Đông Lương c̣n gọi là xóm Bàu, ấp Thủ Thại c̣n gọi là xóm Trại Cháy, ấp Thủ Thô c̣n gọi là xóm Suối Thô và xóm Ruộng Cạn.

Như vậy dù là lư, ấp, giáp… trong khái niệm dân gian đều coi đó là xóm. Từ xưa hai tiếng Làng/Xóm đă gắn bó chặt chẽ với nhau. Có làng th́ tất nhiên là có xóm, và ngược lại có xóm mới thành làng. Làng mà không có xóm th́ không phải là một làng đúng nghĩa. Những người dân trong làng thường có ư thức cộng đồng rất mạnh, cùng nhau góp công góp sức xây dựng làng, sự ganh đua với các làng khác là sự ganh đua có tính hơn kém, được thua với tinh thần tự trọng và tự ái cao. Giữa xóm này xóm khác cũng có ganh đua nhưng khác hẳn, ganh đua trong t́nh thân thiện đồng ḷng, mục đích làm sao làng ḿnh khá hơn hoặc ít nhất là ngang bằng các làng lân cận. Cả những khi nguy cấp như nhà cháy, bị cướp người ta kêu cứu không kêu riêng mà kêu cả làng và xóm, tức là “la làng xóm”. Phải nhận biết như thế mới thấy được ư nghĩa sâu sắc của hai tiếng Làng/Xóm, vai tṛ của xóm trong làng, của làng với xóm.

Ngày nay xă là đơn vị hành chính cấp cơ sở, các làng không c̣n, cấp này biến thành thôn, trực thuộc xă, do đó vai tṛ của làng bị mất, có khi mất cả tên, gọi bằng số như thôn 1, thôn 2, thôn 3 v.v... Các xă th́ dù gần đây đă chia nhỏ vẫn c̣n lớn rộng, người dân trong xă đối xử với nhau không đủ sự thân thiết gần gũi đùm bọc nhau bằng t́nh mà chỉ là nghĩa vụ công dân bằng lư.

Vẫn biết rằng làng và thôn có nghĩa tương đương, làng dùng trong văn tự quốc ngữ, thôn dùng trong văn tự chữ Hán, nhưng luôn luôn nói đến thôn người ta nghĩ đến việc chính quyền, việc hành chính, nói đến làng người ta nghĩ đến việc của dân. Người ta nói đ́nh làng, lẫm làng, chùa làng, ruộng làng, đất làng, rộc làng, tre làng… một cách tha thiết mà không nói đến thôn. Bài thơ, câu hát cũng vậy, hai tiếng làng ta, làng tôi vốn có cung bậc êm đềm  nhẹ nhàng như thơ như nhạc.

Có phải là trong đó ẩn chứa cả hồn thiêng sông núi, cả anh linh tiền nhân từ thuở ban đầu mở cơi khẩn hoang lập làng để đến bây giờ lớp lớp hậu bối cảm nhận được “ngàn thu sinh tử chung nhau, chung thương chung nhớ chung sầu chung vui”. T́nh yêu thương làng xóm chính là cội nguồn của t́nh yêu thương đất nước vậy!

Đôi lời của tác giả

“Việc khẩn hoang lập làng ở Phú Yên trong các thế kỉ 17, 18, 19” là một đề tài cần nhiều thời gian sưu tầm nghiên cứu mới có thể tŕnh bày đầy đủ. Rất tiếc v́ th́ giờ quá gấp gáp, tư liệu không tập hợp kịp, quá ít, nên tác giả chỉ nêu ra một số chi tiết c̣n rời rạc. Tác giả xin chân thành cáo lỗi. Tuy vậy, hi vọng với những chi tiết này quư vị có thể ngầm sắp xếp và h́nh dung được nét khái quát của vấn đề. Tác giả cũng mong muốn sẽ tiếp tục sưu tầm nghiên cứu thêm để có thể sau này sẽ hoàn thành một công tŕnh tương đối đầy đủ ngơ hầu đáp ứng được phần nào yêu cầu chung.

Tư liệu tham khảo chính:

- Đại Nam nhất thống chí – Tỉnh Phú Yên * Quốc sử quán triều Nguyễn

- Đại Nam thực lục tiền biên * Quốc sử quán triều Nguyễn

- Đại Nam thực lục chính biên – các kỉ I, II, III, IV * Quốc sử quán triều Nguyễn

- Phủ biên tạp lục * Lê Quư Đôn

- Tỉnh Phú Yên * A. Laborde – tạp chí Đô thành hiếu cổ

- Báo cáo của Sở Thủy nông Đông Dương v/v xây dựng đập Đồng Cam

- Việt Nam sử lược – quyển II * Trần Trọng Kim

- Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỉ XI – XVIII  * Trương Hữu Quưnh

- Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn – Phú Yên  * Nguyễn Đ́nh Đầu

- Việt Nam, quốc hiệu và cương vực qua các thời đại  * Nguyễn Đ́nh Đầu

- Phú Yên, miền đất ước vọng  * Trần Huiền Ân

- Và một số tư liệu ghi chép lưu trữ của tác giả…

 

PHÚ YÊN - ĐỊA LƯ HÀNH CHÍNH, THIẾT CHẾ HÀNH CHÍNH  QUA CÁC THỜI KỲ

                                                                                                               Lê Xuân Đồng (*)

Vào nửa sau thế kỷ XV, cuộc hành quân lớn của Vua Lê Thánh Tông vào cuối năm 1470 - đầu năm 1471 đă đi đến việc sáp nhập vùng đất từ Nam Hoá Châu đến đèo Cù Mông (bao gồm cả Đại Chiêm và Cổ Lũy) vào lănh thổ Đại Việt và sau đó lập thành đạo Thừa Tuyên thứ 13: Quảng Nam.

Sau cuộc Nam chinh của Lê Thánh Tông nhiều lưu dân từ phía Bắc vào vùng đất mới sinh cư lập nghiệp. Một tấm bia dựng ngày 10-1-1498 của ḍng họ Trần tại xă Cẩm Thanh (ở vùng Hội An) cho thấy một số binh lính sau khi chiến tranh kết thúc đă ở lại trên vùng đất mới. Ngoài binh lính ở lại, vùng đất mới phía Nam c̣n là nơi trú ẩn của các kẻ tị nạn; là nơi một số gia đ́nh, tộc họ ở 2 vùng Thanh Hoá, Nghệ An vào t́m cơ hội thực hiện giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn, là nơi mà các tướng lănh, quan lại chiêu mộ người đến để mở đất, lập làng (Li Tana, Xứ Đàng Trong, Luận án Tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Australia, Nxb Trẻ in thành sách, 1999, tr 29-34).

Trong khoảng 100 năm kể từ sau chuyến chinh Nam của Lê Thánh Tông, lịch sử vùng đất Phú Yên c̣n nhiều vấn đề tồn nghi.

 Năm Mậu Dần (1578), Lương Văn Chánh tiến đến sông Đà Diễn, Lương Văn Chánh chiêu tập dân Chiêm khai khẩn đất hoang ở Cù Mông, Bà Đài, cho dân di cư đến đây. Lại mộ dân khai hoang ở trên dưới triền sông Đà Diễn, chia lập thôn ấp, ngày dần đông đúc (Đại Nam liệt truyện, tập I, Quốc sử quán, Nxb Thuận Hoá, 1993, tr 89). Sau khi mất, Lương Văn Chánh được nhân dân địa phương tôn thờ như một phúc thần và như một tiền hiền có công khai khẩn đất Phú Yên.

Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập thành 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà, đặt phủ Phú Yên thuộc dinh Quảng Nam. Văn Phong được dùng làm Lưu thủ (Đại Nam Nhất thống chí, Q.10, 11, Nxb Nha văn hoá SG, 1964, tr7). Chúa Nguyễn bắt đầu đặt nền hành chính ở Phú Yên.Với việc lập phủ Phú Yên, chúa Nguyễn muốn xác lập hẳn quyền cai trị của ḿnh trên một miền đất đă có sự góp sức khai khẩn của nông dân Việt trong nhiều năm trước đó, muốn chấm dứt sự tranh chấp trên một vùng đệm để có thể yên tâm đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

 Từ đây xuất hiện những địa danh hành chính tiếng Việt trên vùng đất mới: Phú Yên, Đồng Xuân, Tuy Hoà. Dinh Quảng Nam thêm 1 phủ mới: phủ Phú Yên.

Năm 1629, ”Đời Chúa Phước Nguyên thứ 16, Văn Phong phản nghịch, Chúa sai vơ tướng Nguyễn Vinh đánh dẹp rồi lập dinh Trấn Biên sau gọi là dinh Phú Yên, đặt quan Trấn thủ, lại ở theo những chỗ bờ biển đặt làm 38 thuộc”(Đại Nam Nhất thống chí, Q.10, 11, Nxb Nha văn hoá SG, 1964). Thuộc cũng như tổng, song nhà nước trực trị, chưa để xă dân bầu cử cai tổng hay phó tổng. Từ đây dinh Trấn Biên cai quản phủ Phú Yên gồm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà, giữ một vị trí quan trọng trong việc thống quản xứ Nam Bàn gồm Thuỷ Xá, Hoả Xá và vùng thượng du, kiểm soát và khai thác các đảo phía biển Đông, là tiền đồn phía Nam của Chúa Nguyễn.

Khi Nguyễn Phúc Nguyên lên nối nghiệp Nguyễn Hoàng, Phúc Nguyên thải hồi các quan lại do nhà Lê cử, cải tổ bộ máy chính quyền, các dinh đều có các ti: Ti Xá Sai (coi việc kiện tụng), Ti Tướng Thần Lại (có nhiệm vụ thu thuế trong dân và cấp lương bổng cho quan lại, binh lính), Ti Lệnh Sử (trông coi về lễ nghi). Đến đời Chúa Phúc Khoát, Phúc Khoát xưng Vương, thành lập Triều đ́nh, đổi các chức Kư Lục, Nha Uư, Đồ Tư, Cai Bạ làm Lại Bộ, Lễ Bộ, H́nh Bộ, Hộ Bộ và đặt thêm 2 bộ: Binh và Công, đặt Hàn Lâm Viện. Các dinh, trấn có Trấn thủ đứng đầu, có 3 vị quan trợ lực gọi là Cai bộ hay Tri bạ trông coi công việc thuế má, kho bạc, Kư lục và Cai án trông coi việc h́nh án. Các viên chức làm việc tại các Ty: Xá Sai, Lệnh Sử, Tướng Thần Lại được gọi tên là: Câu Kê, Cai Hợp, Thủ Hợp và Bản Ty Lại.

Thời các Chúa Nguyễn, dinh quan Trấn Biên đặt tại thôn Hội Phú (thôn Hội Phú sau này chia thành 2 thôn là Hội Phú và B́nh Thạnh, thành dinh Trấn Biên nằm trên địa phận thôn B́nh Thạnh nay là thôn 11, xă An Ninh Tây). Dinh này là một thành vuông, mỗi cạnh 300m, tường khá cao, xây bằng gạch nung và đá, nhân dân gọi là Cổ thành. Thành dựng ở khúc ṿng cung sông Phú Ngân (c̣n gọi là sông cây Dừa), một góc thành đă bị ḍng sông đổi chiều xói lở cuốn trôi. Gần thành có xóm Thành cũ, chợ Thành cũ. Phía ngoài cửa sông chảy ra vịnh Xuân Đài c̣n có xóm Thủy; nơi đây là căn cứ hải quân thuộc dinh Trấn Biên. Thành Hội Phú dinh Trấn Biên được Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh xây dựng sau khi ông này vâng mệnh Chúa Nguyễn đánh dẹp xong cuộc phản kháng của Lưu thủ Văn Phong. Nguyễn Phúc Vinh nguyên họ Mạc, con Mạc Cảnh Huống - Năm 1553 Nguyễn Hoàng vào Nam, trấn thủ Thuận Hoá, Mạc Cảnh Huống đem gia quyến đi theo, được Nguyễn Hoàng phong đến Thống Binh, tham mưu trong màn trướng, giúp việc lúc khai quốc; con Mạc Cảnh Huống là Mạc Kính Vinh lấy công chúa Ngọc Liên, làm con rể Chúa Săi Nguyễn Phúc Nguyên được cho theo quốc tính Nguyễn Phúc, sau đổi làm Nguyễn Hữu, có công lớn được cho dùng ấn son.

Lúc này, theo qui chế hành chính chung của xứ Đàng Trong th́ dưới huyện là tổng, dưới tổng là xă, dưới xă là thôn, làng; thuộc là đơn vị hành chính dưới huyện, tương đương tổng, – Lê Quư Đôn giải thích: ”ngày trước, họ Nguyễn mở mang bờ cơi về phương Nam, thiết lập các phủ, huyện; Những nơi gần rừng, núi, hoặc những nơi ở dọc khe, dọc biển đều được đặt làm thuộc, bao nhiêu những phường, thôn, châu, man linh tinh và phân tán đều được lệ phụ vào thuộc cả, …cùng các tổng đồng nhau, …các thuộc không được thiết lập trong thời gian quá 7 năm”. Theo thống kê của Lê Quí Đôn th́ phủ Phú Yên có 38 thuộc-con số này lớn hơn hẳn các phủ khác- về dân đinh phủ Phú Yên có 4324 dân đinh; dân tuy không đông nhưng các khoảng thuế và nguồn lợi thu được lớn hơn các phủ lân cận (xem Lê Quí Đôn, Phủ Biên tạp lục, PQVK ĐTVH xuất bản, SaiGon, 1972).

Năm 1653, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần, đại quân Chúa Nguyễn tiến đến sông Phan Rang. Chúa Nguyễn lấy đất mới thu được đặt làm dinh Thái Khang. Từ đây vai tṛ trấn biên của Phú Yên chấm dứt.

Tháng 4-1758, Chúa sai Nguyễn Khoa Trực làm Trấn thủ phủ Phú Yên, đốc thu các thứ thuế. Chúa Nguyễn dùng thuế như là một chính sách để thu hút các nguồn lực, đẩy nhanh cuộc khẩn hoang, nhằm xác lập một cách vững chắc chủ quyền trên vùng đất mới.

Năm 1771, anh em Tây Sơn khởi nghiệp binh tại Tây Sơn thượng và Tây Sơn hạ. Sau khi hạ thành Qui Nhơn, quân Tây Sơn tiến chiếm Quảng Nam, Phú Yên, B́nh Khang,… Bốn dinh Quảng Nam, Quảng Ngăi, Qui Nhơn, Phú Yên và có lúc cả Khánh Hoà, B́nh Thuận thuộc quyền cai trị của Nguyễn Nhạc tức Trung ương Hoàng đế với Kinh đô là thành Hoàng đế (gần thành Chà Bàn cũ). Dưới triều Tây Sơn đứng đầu mỗi trấn có chức Trấn thủ (là một vơ quan) và chức Hiệp trấn (là một quan văn); đứng đầu mỗi huyện có chức Vơ phân suất và Văn phân tư, có Tả quản lư và Hữu quản lư giúp việc; tổng có Tổng trưởng, xă có Xă trưởng đứng đầu. Năm 1790, Hiệp trấn Phú Yên là Phạm Văn Tung cho lập hộ khẩu, thực hiện chế độ trưng tập quân lính - cứ 3 suất đinh lấy 1 suất lính, phát tín bài để tránh ẩn lậu và tiện việc kiểm tra dân đinh.

Năm 1800, Nguyễn Ánh lại đem binh ra đánh Phú Yên, tháng 5-1800, bộ binh của Nguyễn Văn Thành chiếm được Phú Yên. Chúa Nguyễn cho thành lập nhiều kho lương thực tại vịnh Xuân Đài để tiếp tế cho lực lượng đang đánh Qui Nhơn

Năm 1801, Tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu sai Phạm Văn Điềm vào đánh Phú Yên, song không thu được kết quả. Đất Phú Yên hoàn toàn do chúa Nguyễn kiểm soát. Chúa Nguyễn đặt làm dinh Phú Yên, đặt công đường và quan cai trị, đóng lị sở tại thành Hội Phú.

Sau khi đánh thắng hoàn toàn Tây Sơn, Gia Long thiết lập bộ máy cai trị đất nước, cả nước chia ra 23 trấn và 4 doanh. Từ Thanh Hóa ngoại (Ninh B́nh hiện nay) trở ra gọi là Bắc Thành có 11 trấn, gồm 5 nội trấn là Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc và Hải Dương; 6 ngoại trấn là Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên. Từ B́nh Thuận trở vào gọi là Gia Định thành gồm 5 trấn là: Phiên An, Biên Ḥa, Vĩnh Thanh, Vĩnh Tường và Hà Tiên. Đất Kinh kỳ có 4 doanh là: Trực Lệ Quảng Đức doanh (Thừa Thiên hiện nay), Quảng Trị doanh, Quảng B́nh doanh, Quảng Nam doanh. C̣n lại là: Thanh Hóa trấn, Nghệ An trấn, Quảng Nghĩa trấn, B́nh Định trấn, Phú Yên trấn, B́nh Ḥa trấn (Khánh Ḥa ngày nay) và B́nh Thuận trấn.

Ở Bắc thành và Gia Định thành đều đặt chức Tổng trấn và Phó Tổng trấn để coi mọi việc. Ở các trấn th́ đặt quan Lưu trấn hoặc Trấn thủ, quan Cai bạ và quan Kư lục để cai trị trong trấn. Trấn chia ra phủ, huyện, châu, đặt chức Tri phủ, Tri huyện, Tri châu để cai trị trong phủ, huyện, châu.

 Từ 1808 đến 1826 trấn Phú Yên có 2 huyện (Đồng Xuân và Tuy Hoà), trong đó có 6 tổng (mỗi huyện có 3 tổng: Thượng, Hạ, Trung) và thuộc Hà Bạc. Huyện Tuy Hoà cai quản 80 xă, thôn, giáp, phường; huyện Đồng Xuân cai quản 63 xă, thôn, phường, châu; thuộc Hà Bạc coi 28 thôn, ấp, phường.

  Trấn Phú Yên đo đạc xong ruộng đất và lập địa bạ cho từng thôn, ấp trong 2 năm 1815-1816: huyện Tuy Hoà có trên 3200 mẫu ruộng đất sử dụng trong số diện tích là trên 15406 mẫu, huyện Đồng Xuân có trên 13492 mẫu ruộng đất sử dụng trong số diện tích là trên 22133 mẫu đất (xem Nguyễn Đ́nh Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn- tỉnh Phú Yên, Nxb TP HCM, 1997).

Năm Minh Mệnh thứ 7 (1826), trấn Phú Yên trở lại thành phủ Phú Yên, đặt chức Tri phủ; phủ Phú Yên kiêm lư huyện Đồng Xuân. Năm 1831, đổi làm phủ Tuy An cho thuộc vào trấn B́nh Định.

 Vào khoảng năm 1831- 1832 (Minh Mạng thứ 12- 13), Minh Mạng theo lối nhà Thanh, đổi trấn làm tỉnh, chia cả nước ra làm 30 tỉnh như sau: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Sơn Tây, Quảng Yên, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nội, Ninh B́nh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng B́nh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên, Khánh Ḥa, B́nh Thuận, Phiên An, Biên Ḥa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên. Như vậy đơn vị hành chánh tỉnh ở nước ta có từ năm 1831; 1832.

 Mỗi tỉnh cho xây dựng 1 ṭa thành làm nơi đóng quân thường trực của tỉnh đồng thời cũng là lỵ sở hành chánh của tỉnh. Thành của đạo Phú Yên được xây tại thôn Long Uyên (xă An Dân), dựa theo kiểu thành Vauban. Tuy xây theo kiểu Vauban nhưng vẫn giữ truyền thống phương Đông. Thuật phong thủy được áp dụng nghiêm ngặt trong chọn đất, chọn hướng xây thành. Thành Long Uyên (c̣n gọi là thành An Thổ) được xây trên vị trí có sông Cái trước mặt uốn lượn như con rồng trườn ḿnh xuống vực, đây là vùng đất cát tường, có địa h́nh lưu giữ địa khí, xa xa có núi làm b́nh phong.

Việc chọn Long Uyên xây dựng lỵ sở ngoài lư do địa h́nh, phong thủy, có lẽ sau gần 30 năm cai trị các quan lại địa phương và Triều đ́nh nhà Nguyễn nhận thấy Long Uyên thuận lợi hơn Hội Phú. Lỵ sở đóng ở Long Uyên đi lại cả đường thủy và đường bộ đều tiện lợi, từ Tiên Châu lên Long Uyên tàu thuyền đi thông suốt, từ Long Uyên đi ngựa, đi bộ về các phủ, huyện, làng, xă trong tỉnh cũng thuận hơn. Long Uyên là một trong các làng, xă có dân số đông của tỉnh, đây là vùng trù phú, phồn thịnh lúc bấy giờ. Trong điều kiện t́nh h́nh chính trị- quốc pḥng ổn định, Triều đ́nh đang đẩy mạnh việc phát triển kinh tế nên việc chọn lỵ sở mới cho tỉnh là để đáp ứng yêu cầu mới phục vụ cho việc cai trị tại địa phương cũng như cho Triều đ́nh.

Về quan chức, Minh Mạng đặt các chức Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát, Lănh binh, Thủy sư lănh binh để trông coi việc cai trị, tuần pḥng ở các tỉnh, thành. Phân chia chức vụ, đảm nhiệm, qui định nhiệm vụ cụ thể cho Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát. Định ra 31 điều qui định về chế độ tâu báo lên vua, về việc xét xử h́nh án, điều động quân đội, tuyển binh, huy động thuế khóa,…Tỉnh Phú Yên đặt Quan Bố Chánh (chánh tam phẩm) phụ trách các công việc hành chính thuần tuư và công việc thuế má, Quan Án Sát (ṭng tam phẩm) phụ trách công việc kiện tụng, thuộc Tổng đốc B́nh Phú thống hạt.

Năm 1853, Vua Tự Đức đổi tỉnh Phú Yên thành đạo Phú Yên để rút bớt quan lại. Triều đ́nh vẫn lấy thành Long Uyên-An Thổ làm lỵ sở đạo Phú Yên. Đặt chức Quản đạo (ṭng tứ phẩm) trông coi. Quản đạo Phú Yên kiêm lư 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Ḥa. Đạo Phú Yên do tỉnh B́nh Định thống thuộc, giấy tờ phải ghi 3 chữ tỉnh B́nh Định lên đầu.

Tháng 2-1864, Triều đ́nh cho phép các tỉnh “Tả trực kỳ”(B́nh Định, Phú Yên, Khánh Ḥa, B́nh Thuận) được thành lập đội quân mang tên”Đội quân thiên thiện”(quân thiên thiện gồm binh lính các tỉnh phạm tội và tù phạm các nơi bị phát lưu đi làm việc quân c̣n mạnh khỏe, tuổi dưới 60). Tháng 3-1864, Triều đ́nh đặt thêm ở Phú Yên 1 Phó quản đạo (trật chánh ngũ phẩm), bổ sung thêm 1 bát phẩm thư lại, 1 cửu phẩm thư lại, 6 nhập lưu thư lại. Như vậy có: 1 Chánh quản đạo, 1 Phó quản đạo, 2 bát phẩm thư lại, 2 Cửu phẩm thư lại và 16 vị nhập lưu thư lại.

Năm 1876 (Ất Hợi - Tự Đức thứ 28), đạo Phú Yên nâng lên thành tỉnh Phú Yên. Tỉnh Phú Yên có 1 Bố Chánh, dưới quyền có 1 Án sát coi về tư pháp, 1 Đốc học coi về giáo dục, nhưng vẫn do Tổng đốc B́nh Phú thống quản.

Khi thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị của chúng trên đất nước ta, theo Hiệp ước Triều đ́nh nhà Nguyễn kư với Pháp ngày 6-6-1884 th́ Trung Kỳ gồm 12 tỉnh: B́nh Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, B́nh Định, Quảng Ngăi, Quảng Nam, Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng B́nh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá. Quan chức đầu tỉnh là Tuần Vũ nhưng quyền hành do Công sứ Pháp nắm.

Tháng 7&8-1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, thân hào Phú Yên nổi đậy tiến công tỉnh thành An Thổ, bắt giam Bố chánh Phạm Như Xương; Án sát Hoàng Cân, Lănh binh Nguyễn Văn Hanh phải bỏ thành chạy trốn. Nghĩa quân tiến đánh huyện thành Tuy Ḥa, Tri huyện Tuy Ḥa là Đinh Duy Tân phải chạy trốn vào Khánh Ḥa. Đầu năm 1886, Lê Thành Phương tập trung lực lượng tái đánh thành An Thổ, tỉnh lỵ Phú Yên. Nghĩa quân lại chiếm được tỉnh thành. Tiếp đó tiến đánh huyện thành Tuy Ḥa, Tri phủ huyện Tuy Ḥa là Đinh Văn Tân phải chạy trốn. Tiếp đến vào tháng 7-1886, nghĩa quân tiến công chiếm tỉnh thành An Thổ lần nữa. Các cuộc tiến công của nghĩa quân do Lê Thành Phương lănh đạo cùng với các chiến thắng của nghĩa quân 2 tỉnh Khánh Ḥa, B́nh Thuận, lực lượng Cần Vương Phú Yên, Khánh Ḥa, B́nh Thuận đă làm chủ 3 tỉnh.

Mùa hè năm 1886, Pháp bắt đầu tổ chức phản công. Lê Thành Phương bị bắt ngày 13-2-1887 và bị xử chém vào ngày 20-2-1887 tại bến đ̣ cây Dừa, phường Lụa, phủ Tuy An.

Do áp lực của phong trào Cần Vương đang diễn ra trên địa bàn làm cho t́nh h́nh cai trị của bộ máy thống trị khó khăn; sự thiếu ổn định về an ninh, về ḷng dân tại vùng đất đang đóng tỉnh lỵ có lẽ là lư do mà Pháp chọn Tân Thạnh, Xuân Thọ - nằm phía Bắc Tỉnh đường cũ, có vũng Lắm tàu dễ ra vào - để xây Ṭa Công sứ (1888), dinh Tuần Vũ cũng chuyển theo. Tỉnh lỵ Phú Yên đến vị trí mới, thành An Thổ chấm dứt vai tṛ tỉnh thành (có lúc là trấn, dinh, đạo thành).

Năm 1899 (Kỷ Hợi - Thành Thái thứ 11), huyện Tuy Hoà được thăng thành phủ, lập phủ Tuy An và huyện Sơn Hoà. Phú Yên có 2 phủ và 2 huyện, đó là:              

 - Phủ Tuy An coi 5 tổng An Sơn, An Hải, An Vinh, An Đức, An Phú và 69 xă thôn phường;

 - Huyện Đồng Xuân do phủ Tuy An thống hạt lănh 3 tổng Xuân Đài, Xuân B́nh, Xuân Phong và 47 xă thôn phường ấp;

- Phủ Tuy Hoà quản trị 6 tổng Hoà Đa, Hoà B́nh, Hoà Mỹ, Hoà Lạc, Hoà Lộc, Hoà Tường (lập năm 1900) với 109 xă thôn phường ấp;

- Huyện Sơn Hoà do phủ Tuy Hoà thống hạt lănh coi 4 tổng Sơn Lạc, Sơn Xuân, Sơn Tường, Sơn B́nh với 43 xă thôn phường ấp.

 Phủ hay huyện là đơn vị hành chính như nhau tuy vẫn giữ nguyên tắc phủ thống hạt huyện - thống hạt nghĩa là tuy có Tri huyện nhưng ở dưới quyền Tri phủ thống quản. Phủ hay huyện đều do Công sứ Pháp điều hành qua trung gian quan Nam triều là Tuần Vũ.

Ngày 27-3-1890, Toàn quyền Đông Dương sáp nhập Phú Yên và B́nh Định thành tỉnh B́nh Phú do Công sứ Qui Nhơn cai quản. Ngày 25-01-1899, Toàn quyền Đông Dương lại cho lập lại tỉnh Phú Yên, đến ngày 9-02-1913 đổi tỉnh Phú Yên thành Đại lư Phú Yên (c̣n gọi Đại lư Sông Cầu) do Công sứ B́nh Định cai quản. Đến ngày 17-10-1921, Toàn quyền Đông Dương mới lập lại tỉnh Phú Yên và đơn vị hành chính này duy tŕ cho đến năm 1945.

 Theo tài liệu thống kê Annauire statistique de l’ Indochine th́ tỉnh Phú Yên năm 1936 có diện tích 4300 km2; dân số 251.000 người, có 2 phủ, 2 huyện: huyện Đồng Xuân có 3 tổng, 50 thôn; huyện Sơn Hoà có 4 tổng, 45 xă thôn; phủ Tuy An có 5 tổng, 86 xă thôn; phủ Tuy Hoà có 7 tổng, 1 thành phố, 131 xă thôn hộ phường.

Thời thực dân Pháp thống trị, việc điều hành ở làng xă do Hội đồng kỳ mục (c̣n gọi Hội đồng kỳ hào), đứng đầu là Tiên chỉ, sau là Thứ chỉ và các uỷ viên. Chức năng của Hội đồng là xét duyệt các hương ẩm, hương ước, ngân sách, quản lư dân đinh, ruộng đất, công điền, thuế khoá, xây dựng và quản lư các công tŕnh công cộng,… Hội đồng kỳ mục uỷ thác công việc hàng ngày cho một uỷ ban thường trực. Xă lớn uỷ ban này có 7 đến 10 người, xă vừa uỷ ban này có 4 đến 7 người, xă nhỏ th́ có 2 đến 4 người. Cơ quan quản trị (chấp hành) có Lư trưởng, Phó lư và Ngũ hương. Ngũ hương có: Hương bộ chuyên trách hộ tịch; Hương bản chuyên trách ngân sách; Hương kiểm chuyên trách trị an, chỉ huy các Trương tuần, Tuần đinh; Hương mục chuyên trách việc huy động nhân công, xây dựng, quản lư công tŕnh công cộng; Hương dịch chuyên trách việc hành chính, lễ nghi, vệ sinh công cộng. Người đại diện cho xă trong việc giao tiếp với cấp trên là Lư trưởng và Phó lư giúp việc.

Việc tuyển chọn Hội đồng kỳ mục và cơ quan chấp hành xă do tục lệ mỗi xă qui định. Đến đầu năm 1942, Bảo Đại ra đạo dụ cải cách cơ cấu quản trị cấp xă ở Trung kỳ - được Khâm sứ Trung kỳ là Grandjean chuẩn y ngày 10-01-1942. Đây là văn bản đầu tiên của Nam triều liên quan đến bộ máy điều hành ở cấp xă.

Nhiều xă hợp lại thành tổng, có Chánh tổng và Phó tổng đảm nhiệm công việc hành chính.

Cho đến trước Cách mạng tháng Tám (1945), địa lư và thiết chế hành chính Phú Yên không thay đổi mấy so với mốc điều chỉnh năm 1921. Theo Việt Nam niên giám thống kê (NXB Viện QGTK, SaiGon, 1957), tỉnh Phú Yên vào năm 1943 có diện tích 3700 km2, có dân số 282.900 người. Toàn tỉnh có 19 tổng, gồm:

- Phủ Tuy Hoà có 7 tổng: Hoà B́nh, Hoà Đa, Hoà Mỹ, Hoà Lộc, Hoà Lạc, Hoà Tường, Hoà Đồng;

- Phủ Tuy An có 5 tổng: An Sơn, An Hải, An Vinh, An Đức, An Phú;

- Huyện Đồng Xuân có 3 tổng: Xuân Đài, Xuân B́nh, Xuân Phong;

- Huyện Sơn Hoà có 4 tổng: Sơn B́nh, Sơn Xuân, Sơn Lạc, Sơn Tường.

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ngày 26-8-1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Phú Yên được thành lập tại tỉnh lỵ Sông Cầu. Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời phủ Tuy Hoà, khu Tuy Hoà, phủ Tuy An, huyện Đồng Xuân, khu Đồng Ḅ, huyện Sơn Hoà cũng lần lượt thành lập.

Theo Hiến pháp năm 1946, Nước Việt Nam về phương diện hành chính có 3 Bộ: Bắc, Trung, Nam; mỗi Bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xă; chính quyền địa phương gồm 4 cấp: xă, huyện, tỉnh, bộ; ở cấp xă và cấp tỉnh có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính; ở cấp huyện và cấp bộ chỉ có Uỷ ban hành chính. Cả nước có 73 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Tỉnh Phú Yên thuộc Trung bộ. Ngoài các đơn vị hành chính cấp bộ, tỉnh, huyện, xă, từ cuối năm 1945 thực hiện chủ trương của Chính phủ, 9 chiến khu lần lượt được thành lập; từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1948 phân chia lại thành 15 khu; từ đầu năm 1948 trở đi tổ chức lại thành 7 liên khu.

 Lúc đầu tỉnh Phú Yên thuộc Chiến khu 6 (Chiến khu 6 gồm các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, B́nh Thuận, Đắc Lắc, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng); từ đầu năm 1948 cho đến trước Hiệp định Giơ ne vơ Phú Yên thuộc Liên khu Miền Nam Trung bộ - c̣n gọi là Liên khu V (Liên khu V có các tỉnh, thành phố: Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, B́nh Thuận, Gia lai- Kon Tum, Pleiku, Đăc-Lăc, Lâm Đồng).

Tháng 3-1946, bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên khoá đầu tiên. Tỉnh lỵ Phú Yên chuyển từ Sông Cầu về Tuy Hoà (Thành phố Tuy Hoà hiện nay). Giữa năm 1946, thực hiện chủ trương của Uỷ ban hành chính Trung bộ, chấn chỉnh các cấp hành chính, bỏ cấp tổng, nhập các làng nhỏ thành xă, trên xă là huyện, không c̣n cấp phủ. Sau nhập xă, tỉnh Phú Yên có 84 xă. Tháng 9-1946, bầu Hội đồng nhân dân các xă. Đến cuối năm 1946, chính quyền cả tỉnh được củng cố, các ban ngành chuyên môn được sắp xếp thành hệ thống dọc từ tỉnh xuống đến xă.

Thi hành chỉ thị của Uỷ ban hành chính Trung bộ, tháng 7-1946 tỉnh Phú Yên thành lập Uỷ ban quân dân chính các cấp; tháng 11-1946, toàn tỉnh chia làm 6 chiến khu và 2 huyện miền núi là Tân Sơn và Tân Xuân. Huyện Tân Sơn gồm các xă đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Hoà, Huyện Tân Xuân gồm các xă đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đồng Xuân, Chiến khu 1 gồm các xă Nam sông Đà Rằng, Chiến khu 2 gồm các xă Bắc sông Đà Rằng, Chiến khu 3 gồm các xă của huyện Tuy An, Chiến khu 4 gồm các xă của huyện Sơn Hoà, Chiến khu 5 gồm các xă Tây huyện Đồng Xuân, Chiến khu 6 gồm các xă Đông huyện Đồng Xuân (nay là huyện Sông Cầu); mỗi chiến khu thành lập Uỷ ban kháng chiến chiến khu.

Cuối năm 1947 bỏ cấp chiến khu và 2 huyện miền núi, trở lại thành 4 huyện Tuy Hoà, Tuy An, Đồng Xuân, Sơn Hoà như cũ;  thực hiện hợp xă lần thứ 2 – toàn tỉnh có 68 xă (57 xă người kinh và 11 xă người dân tộc thiểu số). Uỷ ban hành chính và Uỷ ban kháng chiến thống nhất thành Uỷ ban hành chính-kháng chiến. Hệ thống chính quyền địa phương có 3 cấp: tỉnh, huyện, xă. Uỷ ban hành chính- kháng chiến tỉnh có các ty, sở: Ty kinh tế, Ty y tế, Ty giáo dục, Ty b́nh dân học vụ, Ty văn hoá thông tin, Ty tài chính, Sở mậu dịch, Sở nông giang, Ngân hàng Nhà nước, Toà Án.

Tháng 1-1949, bầu Hội đồng nhân dân tỉnh lần 2 . Năm 1950, thực hiện chủ trương hợp nhất xă lần thứ 3, toàn tỉnh c̣n 55 xă (47 xă người kinh, 8 xă người dân tộc thiểu số). Tỉnh Phú Yên có 1 thị xă Tuy Hoà (có lúc gọi là xă Hoà An) và 4 huyện (huyện Tuy Hoà có 15 xă, huyện Tuy An có 14 xă, huyện Đồng Xuân có 13 xă, huyện Sơn Hoà có 13 xă); dân số toàn tỉnh có 295.600 người.

 Năm 1951, cử tri trong tỉnh bầu Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân xă lần 3. Từ năm 1951 tên các xă đặt lại có chữ đầu là chữ sau tên của huyện.

  * Huyện Tuy Hoà đặt quận lỵ ở Tuy Hoà, có các xă:

-              Hoà Thành (tên cũ là Phú Đồng, Quyết Thắng);

-              Hoà B́nh (tên cũ là Mỹ Đông, Lê Thịnh);

-              Hoà Phong (tên cũ là Mỹ Phước, Đoàn Châu);

-              Hoà Tân (tên cũ là Nhất Sơn, Tam Đồng, Cam Thịnh);

-              Hoà Đồng (tên cũ là Phú Vinh, Hoà Vinh, Hoà Nam);

-              Hoà Mỹ (tên cũ là Mỹ Chi, Quảng Mỹ, Ngọc Sơn);

-              Hoà Thịnh (tên cũ là Liên Hiệp Mỹ);

-              Hoà Hiệp (tên cũ là Đồng Tâm, Hoà Hiệp, Tân Lâm);

-              Hoà Vinh (tên cũ là Đại Thành);

-              Hoà Xuân (tên cũ là Thạch B́nh, Hoà Hảo);

-              Hoà Kiến (tên cũ là Hoà Tiến, Hoà Thuận);

-              Hoà Trị (tên cũ là Quy Khánh, Nam Tường);

-              Hoà Quang (tên cũ là Trần Hào, Ái Quốc, Thắng Lợi);

-              Hoà Định (tên cũ là Vĩnh Hiệp, Cẩm Phú);

-              Hoà Thắng (tên cũ là Tân Tiến, Quốc Tuấn).

* Huyện Tuy An đặt quận lỵ ở Chí Thạnh, có các xă:

-              An Nghiệp (tên cũ là Hưng Đạo);

-              An Định (tên cũ là Nhất Trí);

-              An Thạch (tên cũ là Phú Ngân);

-              An Ninh (tên cũ là Phú Châu);

-              An Hải (tên cũ là Hy Sinh);

-              An Lĩnh (tên cũ là Thái Lĩnh);

-              An Thọ (tên cũ là An Trị);

-              An Mỹ (tên cũ là Tiền Phong);

-              An Hoà (tên cũ là Hạnh Phúc);

-              An Chấn (tên cũ là Đại Đồng);

-              An Cư (tên cũ là Đồng Tâm);

-              An Xuân (tên cũ là Đoàn Kết);

-              An Dân (tên cũ là Tam Hiệp);

-              An Hiệp (tên cũ là Liên Hiệp).

* Huyện Đồng Xuân đặt quận lỵ ở La Hai, có các xă:

-              Xuân Lộc (tên cũ là Ngọc Quyến);

-               Xuân Cảnh (tên cũ là Chí Minh);

-               Xuân Thịnh (tên cũ là Đội Cung);

-               Xuân Phương (tên cũ là Tú Phương);

-               Xuân Thọ (tên cũ là Phan Thanh, Minh Khai);

-               Xuân Sơn (tên cũ là Tân Dân);

-               Xuân Long (tên cũ là Phước Long);

-               Xuân Lănh (tên cũ là Đăng Lưu);

-               Xuân Quang (tên cũ là Tú Trọng, Xuân Trường);

-               Xuân Phước (tên cũ là Vơ Thiệp, Nguyễn Lung);

-               Phước Tân (tên cũ là Bầu Bèn);

-               Phú Mỡ (tên cũ là Phú Giang);

* Huyện Sơn Hoà đặt quận lỵ ở Củng Sơn, có các xă:

-              Sơn Hà (tên cũ là Hội Giang, Phú Điềm);

-               Sơn Phước (tên cũ là Tân Hiệp);

-               Sơn Hội (tên cũ là Hội Sơn);

-              Sơn Định (tên cũ là Liên Hoà);

-              Sơn Xuân (tên cũ là Liên Hiệp);

-              Sơn Long (tên cũ là Tiên Long);

-              Sơn B́nh (tên cũ là Cộng Hoà, B́nh Đán);

-              Sơn Thành (tên cũ là Quốc Bửu, An Hoà, An Thuận);

-              Các xă đồng bào dân tộc thiểu số Cà Lúi, Suối Trai, Krong Pa, Suối Bạc, Ḥn Nhọn (nay là xă Sông Hinh) vẫn để nguyên tên, không đổi.

* Thị xă Tuy Hoà (có lúc gọi là xă Hoà An) có các phường:

-              Phường I (tên cũ là B́nh Nhạn);

-              Phường 2 (tên cũ là B́nh Thạnh);

-              Phường 3 (tên cũ là B́nh An);

-              Phường 4 (tên cũ là B́nh Mỹ);

-              Phường 5 (tên cũ là B́nh Hoà);

-              Phường 6 (tên cũ là B́nh Lợi);

-              Phường 7 (tên cũ là B́nh Phú).

 Các Uỷ ban hành chính - kháng chiến tỉnh, huyện, xă hoạt động đến hết tháng 7-1954 kết thúc, khi Hiệp định Giơnevơ có hiệu lực.

Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), Mỹ và Ngô Đ́nh Diệm không thi hành Hiệp định Giơ nevơ, lập ra Việt Nam Cộng Hoà ở miền Nam. Chia miền Nam Việt Nam thành 2 phần: Trung phần và Nam phần; Trung phần gồm Cao nguyên Trung phần và Trung nguyên Trung phần. Ở Trung phần, tỉnh chia ra quận, quận chia ra xă.

Theo Nghị định 263 BNV ngày 27-5-1958 của nhà cầm quyền Sài G̣n, tỉnh Phú Yên có diện tích 4978 km2 gồm 5 quận: Tuy Hoà có 16 xă phường, Sông Cầu có 5 xă, Đồng Xuân có 5 xă, Tuy An có 13 xă, Sơn Hoà có 8 xă .

 Về phía cách mạng, để tiện việc lănh đạo phong trào cách mạng, Tuy Hoà chia thành 2 đơn vị: Tuy Hoà 1 và Tuy Hoà 2 (theo quyết định của Tỉnh uỷ Phú Yên, tháng 8-1957), Tuy Hoà 1 gồm các xă: Sơn Thành, Hoà B́nh, Hoà Đồng, Hoà Hiệp, Hoà Mỹ, Hoà Phong, Hoà Tân, Hoà Thành, Hoà Thịnh, Hoà Vinh, Hoà Xuân; Tuy Hoà 2 gồm các xă: Hoà Thắng, Hoà Trị, Hoà Quang, Hoà Định, Hoà Kiến và 7 phường (đến năm 1965 tách các phường và 2/3 xă Hoà Kiến thành đơn vị thị xă Tuy Hoà).

Ngày 17-3 -1959 nhà cầm quyền Sài G̣n thành lập quận Phú Đức thuộc tỉnh Phú Yên theo Sắc lệnh số 65 NV; ngày 28-4-1960 ra Nghị định số 541-BNV/NC8/NĐ ấn định các đơn vị hành chính quận Phú Đức: quận Phú Đức gồm 3 tổng có 14 xă, quận lỵ đặt tại Phú Bổn.

Sau khi có Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng chỉ ra con đường phát triển của cách mạng nước ta ở miền Nam, trong đó “nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hoà b́nh, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Phú Yên chuyển từ h́nh thức đấu tranh chính trị sang đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang biến phong trào quần chúng thành khởi nghĩa từng phần. Căn cứ cách mạng được xây dựng, nhiều xă miền Tây Phú Yên được giải phóng. Trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 2 hệ thống chính quyền (1) chính quyền cách mạng vừa đang h́nh thành ở vùng giải phóng, (2) chính quyền tay sai Sài G̣n đang đàn áp nhân dân trong vùng địch tạm chiếm.

Để tiện việc lănh đạo phong trào cách mạng, năm 1961 Tỉnh uỷ Phú Yên chia các xă đồng bào thiểu số miền Tây tỉnh làm 4 khu:

- Khu 1: vùng Thồ Lồ;

- Khu 2: Phú Giang, Cây Vừng, Đá Mài;

- Khu 3: Phước Tân, Suối Ché, Ma Dú;

- Khu 4: Suối Trai, Cà Lúi, Krong Pa, Suối Bạc.

Sau đó hợp Khu 1 và Khu 2 thành Khu Bắc, hợp Khu 3 và Khu 4 thành Khu Trung, lập thêm Khu Nam phía Nam sông Ba.

Ngày 12-7-1962 nhà cầm quyền Sài G̣n thành lập quận Hiếu Xương thuộc tỉnh Phú Yên.

Năm 1964, tỉnh Phú Yên có 7 quận, 2 tổng, 55 xă, 312 thôn; diện tích 5389, 43 km2.

* Quận Sông Cầu có các xă: Xuân Lộc, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh, Xuân Phương, Xuân Thọ; diện tích 478, 10 km2.

* Quận Đồng Xuân có các xă: Xuân Sơn, Xuân Long, Xuân Lănh, Xuân Quang, Xuân Phước; diện tích 1140, 49 km2.

* Quận Tuy An có các xă: An Xuân, An Nghiêp, An Định, An Dân, An Thạch, An Ninh, An Cư, An Hiệp, An Hải, An Hoà, An Mỹ, An Lĩnh; diện tích 324, 48 km2.

* Quận Tuy Hoà có các xă: Hoà Định, Hoà Kiến, Hoà Quang, Hoà Thắng, Hoà Trị, Tuy Hoà, An Thọ, An Chấn; diện tích
374,05 km2.

* Quận Hiếu Xương có các xă: Đức Thành, Hoà B́nh, Hoà Đồng, Hoà Mỹ, Hoà Phong, Hoà Tân, Hoà Thịnh, Hoà Thành, Hoà Hiệp, Hoà Xuân, Hoà Vinh; diện tích 1094, 70 km2.

* Quận Sơn Hoà có các xă: Sơn Long, Sơn Định, Sơn Phước, Sơn Xuân, Sơn Hà, Sơn B́nh, Sơn Hội; diện tích 717, 71 km2.

* Quận Phú Đức có các xă: Đức B́nh, tổng Phú Hoà, tổng Phú Trung; diện tích 1259, 90 km2.

Từ ngày 1-9-1962, nhà cầm quyền Sài G̣n chia tỉnh Phú Yên ra 2 tỉnh Phú Yên và Phú Bổn. Tỉnh Phú Yên có diện tích
4978 km2, gồm các quận: Đồng Xuân, Sơn Hoà, Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hoà, Hiếu Xương.

Trên vùng đất giải phóng, thực hiện chủ trương của Khu uỷ Khu V, tháng 3-1966 huyện Miền Tây được thành lập gồm 8 xă: Cà Lúi, Suối Trai, Krong Pa, Suối Bạc, Bầu Bèn, Phú Mỡ, Đá Mài, Phước Tân.

Năm 1970, Khu uỷ Khu V chủ trương cắt 3 xă Eabá, Eatrol, Eabia thuộc tỉnh Đắc Lắc giao cho tỉnh Phú Yên; đồng thời cắt xă Sông Hinh và xă Đức B́nh (huyện Sơn Hoà) hợp cùng 3 xă trên thành lập huyện Tây Nam thuộc tỉnh Phú Yên.

Về tổ chức chính quyền, cuối năm 1965, phong trào đấu tranh cách mạng ở Phú Yên có bước phát triển nhảy vọt về nhiều mặt, ở các vùng giải phóng đă thành lập Uỷ ban tự quản của xă, Ban nhân dân của thôn, buôn.

 Đầu năm 1969, vùng giải phóng Phú Yên được củng cố, Uỷ ban nhân dân cách mạng được thành lập ở 53/71 xă, phường, thị trấn, 355/390 thôn, 87/87 buôn làng. Tháng 2-1969, Đại hội chính trị hiệp thương lần thứ I tỉnh Phú Yên tại núi Ḥn Giang (xă Sơn Long, huyện Sơn Hoà) bầu Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Phú Yên. Đầu năm 1970, Uỷ ban nhân mạng dân cách mạng lâm thời thị xă Tuy Hoà và các huyện Tuy Hoà 1, Tuy Hoà 2, Tuy An, Đồng Xuân, Sông Cầu, Sơn Hoà, Miền Tây, Tây Nam h́nh thành.

 Đầu tháng 6-1974, Đại hội chính trị hiệp thương tỉnh Phú Yên lần thứ 2 được tổ chức tại Hội trường mùa Xuân (xă Sơn Long, huyện Sơn Hoà). Đại hội bầu Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh Phú Yên. Bộ máy chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh có các ban: Ban sản xuất, Ban tài chính, Ban thương nghiệp, Ban lương thực, Ban Ngân tín, Ban Y tế, Ban giao thông vận tải, Ban Giao bưu, Ban Giáo dục, Ban Văn hoá thông tin, Ban Thương binh xă hội, Ban Tư pháp, Ban Thi đua khen thưởng, Ban kế hoạch, Ban Tổ chức chính quyền, Ban Quân sự, Ban An ninh, Điện đài –cơ yếu và Văn pḥng Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh. Cơ quan Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh lúc này đứng chân ở B́nh Điền, Vân Hoà, xă Sơn Long, huyện Sơn Hoà.

Ngày 1-4-1975 giải phóng hoàn toàn tỉnh Phú Yên. Các Uỷ ban nhân dân cách mạng huyện, thị xă, xă, phường được kiện toàn, củng cố; 71 Uỷ ban tự quản các xă chuyển thành Uỷ ban nhân dân cách mạng các xă, phường, thị trấn. Các thôn, buôn, khu phố có các ban nhân dân cách mạng.

Đầu tháng 10-1975, huyện Đồng Xuân và Sông Cầu nhập lại thành 1 huyện lấy tên là huyện Đồng Xuân, huyện Sơn Hoà và Tây Nam nhập lại thành 1 huyện lấy tên là huyện Sơn Hoà, huyện Tuy Hoà 1 và Tuy Hoà 2 nhập lại thành 1 huyện lấy tên là huyện Tuy Hoà (theo Quyết định số 96/c.65 ngày 3-10-1975 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Yên).

Thực hiện Nghị quyết số 245-NQ/TW ngày 20/9/1975 của Bộ Chính trị v/v bỏ khu hợp tỉnh; Nghị quyết số 16-NQ ngày 20-9-1975 của Thường vụ Trung ương Cục miền Nam về việc giải thể khu, sáp nhập tỉnh; Nghị quyết số 19 NQ/TW ngày 20-12-1975 của Bộ Chính trị về việc điều chỉnh việc hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam; Nghị định của Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN về việc giải thể khu, họp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam, cuối năm 1975, 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh. Tỉnh Phú Khánh có diện tích 9804 km2, dân số 1.463.000 người, gồm: TP Nha Trang (Tỉnh lỵ), TX Tuy Hoà và 13 huyện: Đồng Xuân, Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hoà, Sông Hinh, Sơn Hoà, Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Ranh, Trường Sa.

Tháng 6-1976, thực hiện chủ trương của cấp trên, 2 huyện Sơn Hoà và Miền Tây hợp nhất thành huyện Tây Sơn; đầu năm 1977, hợp nhất huyện Tuy Hoà và thị xă Tuy Hoà thành huyện Tuy Hoà, hợp nhất các huyện Tuy An, Đồng Xuân và các xă Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân, Phú Mỡ thành 1 huyện, lấy tên là huyện Xuân An (theo Quyết định số 49-CP ngày 10-3-1977 của Hội đồng Chính phủ).

 Đến cuối năm 1978, huyện Tuy Hoà lại chia ra thành huyện Tuy Hoà và thị xă Tuy Hoà - thị xă Tuy Hoà có 6 phường và 2 xă B́nh Kiến, B́nh Ngọc; chia huyện Xuân An thành 2 huyện Tuy An và Đồng Xuân, chuyển các xă Sơn Xuân, Sơn Long, Sơn Định về Tây Sơn (theo Quyết định số 241-CP ngày 22-9-1978 của Hội đồng Chính phủ). Tháng 9-1981, tách 6 xă Hoà Trị, Hoà An, Hoà Thắng, Hoà Quang, Hoà Định, Hoà Hội của huyện Tuy Hoà nhập vào thị xă Tuy Hoà (theo Quyết định số 48-HĐBT ngày 5-9-1981 của Hội đồng Bộ trưởng). Cuối năm 1984, chia huyện Tây Sơn thành 2 huyện lấy tên là huyện Sông Hinh và huyện Sơn Hoà (theo Quyết định số 179-HĐBT ngày 27-12-1984 của Hội đồng Bộ trưởng). Đến giữa năm 1985, chia huyện Đồng Xuân thành 2 huyện Đồng Xuân và Sông Cầu (theo Quyết định số 189-HĐBT ngày 27-6-1985 của Hội đồng Bộ trưởng).

Ngày 4-3-1989, Bộ Chính trị TW Đảng có Quyết định số 83-QĐ/TW về việc chia tỉnh Phú Khánh thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà; ngày 30-6-1989, Kỳ họp thứ V, Quốc hội Khoá VIII có Nghị quyết chia tỉnh Phú Khánh thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà. Theo Quyết định của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội, tỉnh Phú Yên được tái lập. Tỉnh Phú Yên có diện tích 5278 km2, dân số 641.791 người, gồm các đơn vị: thị xă Tuy Hoà có 6 phường và 10 xă, huyện Tuy Hoà có 1 thị trấn và 17 xă, huyện Tuy An có 1 thị trấn và 16 xă, huyện Sông Cầu có 1 thị trấn và 9 xă, huyện Đồng Xuân có 1 thị trấn và 10 xă, huyện Sơn Hoà có 1 thị trấn và 11 xă, huyện Sông Hinh có 1 thị trấn và 6 xă.

Cuối năm 1993-đầu năm 1994, điều chỉnh địa giới hành chính giữa 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà tại khu vực Đèo Cả- Vũng Rô theo Nghị quyết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá IX và Quyết định số 26-TTg ngày 20-1-1994 của Thủ tướng Chính phủ: tuyến ranh giới giữa Phú Yên và Khánh Hoà tại khu vực Đèo Cả- Vũng Rô được cắt từ đỉnh cao nhất 580-600m xuống mơm phía Nam núi Đá Đen theo kinh độ 109 độ 23 phút 24 giây Đông, vĩ độ 12 độ 50 phút 28 giây Bắc, tới chân mép nước phía Nam đảo Ḥn Nưa- tính lúc nước thuỷ triều thấp nhất, phía Bắc thuộc huyện Tuy Hoà do tỉnh Phú Yên quản lư, phía Nam thuộc huyện Vạn Ninh do tỉnh Khánh Hoà quản lư.

Ngày 31-1-2002, Chính phủ ra Nghị định số 15/2002/NĐ-CP tách Thị xă Tuy Hoà thành 2 đơn vị hành chính là Thị xă Tuy Hoà và huyện Phú Hoà. Huyện Phú Hoà có diện tích tự nhiên 263, 24 km2, dân số 98.044 người; có các xă: Hoà Quang Nam, Hoà Quang Bắc, Hoà Thắng, Hoà Trị, Hoà An, Hoà Định Đông, Hoà Định Tây và Hoà Hội.

Ngày 5-1-2005, Chính phủ ra Nghị định số 03/2005/NĐ-CP thành lập Thành phố Tuy Hoà thuộc tỉnh Phú Yên; Thành phố Tuy Hoà có diện tích tự nhiên 106,82 km2, dân số 162.278 người, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, phường Phú Lâm và các xă B́nh Ngọc, B́nh Kiến, Hoà Kiến và An Phú.

Ngày 16-5-2005, Chính phủ ra Nghị định số 62/2005/NĐ-CP chia huyện Tuy Hoà thành 2 huyện Đông Hoà và Tây Hoà. Huyện Đông Hoà có diện tích tự nhiên 269, 59 km2, dân số 115.246 người, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xă: Hoà Thành, Hoà Tân Đông, Hoà Xuân Tây, Hoà Xuân Đông, Hoà Xuân Nam, Hoà Vinh, Hoà Tâm, Hoà Hiệp Trung, Hoà Hiệp Nam, Hoà Hiệp Bắc. Huyện Tây Hoà có diện tích tự nhiên 610, 43 km2, dân số 120.617 người, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xă: Hoà B́nh I, Hoà B́nh II, Hoà Phong, Hoà Phú, Hoà Mỹ Tây, Hoà Mỹ Đông, Hoà Đồng, Hoà Tân Tây, Hoà Thịnh, Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây. Nghị định c̣n cho thành lập xă Xuân Lâm thuộc huyên Sông Cầu, tách xă Sơn Thành thành 2 xă Sơn Thành Đông và Sơn Thành Tây.

Đến cuối năm 2005, tỉnh Phú Yên có : 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 8 huyện (TP Tuy Hoà, các huyện Đông Hoà, Tây Hoà, Phú Hoà, Tuy An, Sông Cầu, Đồng Xuân, Sơn Hoà và Sông Hinh), trong đó có 9 phường, 5 thị trấn và 92 xă.

Tài liệu tham khảo:

- Đại cương Lịch sử Việt Nam toàn tập, Trương Hữu Quưnh chủ biên, NXB Giáo Dục, 2001;

- Đại Nam liệt truyện, Quốc sử quán, NXB Thuận Hoá Huế, 1993;

- Đại Nam nhất thống chí, Q.10-11, Quốc sử quán, NXB Nha văn hoá, SaiGon, 1964;

- Đại Việt sử kư toàn thư, Ngô Sĩ Liên, NXB KHXH, Hà Nội, 1971;

- Địa bạ Phú Yên, Nguyễn Đ́nh Đầu, NXB TpHCM, 1997;

- Địa chí Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên, NXB CTQG, 2003;

- Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, NXB Thuận Hoá Huế, 1997;

- Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Quốc sử quan, NXB Giáo dục, 1998;

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Yên, Ban Tuyên giáo T.uỷ PY

- Lịch sử Vương quốc Champa, Lương Ninh, NXB Đại học QG Hà Nội, 2004;

- Nguyễn Trăi toàn tập, Viện sử học, NXB KHXH, Hà Nội 1976;

- Phú Yên một thời để nhớ, Nhiều tác giả, Thư viện Phú Yên, 2001;

- Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chánh, Nguyễn Quang Ân, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2003;

- Việt Nam những sự kiện lịch sử, 4 tập, Viện sử học, NXB Giáo dục, 1999;

- Xứ Đàng Trong, Li TaNa, NXB Trẻ, 1999;

 

KINH TẾ - XĂ HỘI PHÚ YÊN  TRONG THẾ KỶ XVII – XVIII

                                                                                                           ThS. Lê Thế Vịnh(*)

 

I. T́nh h́nh kinh tế Phú Yên trong thế kỷ XVII-XVIII

Sau khi được cử vào trấn thủ đất Thuận Quảng, với ư đồ cát cứ và thống trị lâu dài, Chúa Nguyễn Hoàng đă tích cực xây dựng và phát triển Đàng Trong thành một khu vực độc lập, riêng biệt.

Phú Yên là vùng đất thuộc Dinh Trấn Biên, nơi phân chia địa giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành, là biên cương của Tổ quốc, nên Chúa Nguyễn chăm lo xây dựng nơi này vững mạnh về mọi mặt. Do vậy, từ năm 1578, ông Lương Văn Chánh chiêu tập dân xiêu tán đến Cù Mông, Bà Đài khai khẩn ruộng hoang ở Đà Diễn. Song công cuộc khai phá vùng đất Phú Yên thật sự được đẩy mạnh vào năm 1597, khi chúa Nguyễn Hoàng ủy ông Lương Văn Chánh đưa lưu dân vào Phú Yên đến các xứ: Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Bà Nông “trên từ vùng sơn cước, dưới th́ đến cửa biển, cùng nhau lập nhà cửa, khai phá đất hoang hóa, thành ruộng vườn, trải qua ba vụ th́ nộp thuế như lệ”.

Để thu hút nông dân thực hiện công cuộc khẩn hoang, các Chúa Nguyễn đă dùng chính sách dinh điền di dân lập ấp, khuyến khích những người nông dân nghèo đă di cư vào xứ Đàng Trong trong cuộc chiến tranh Trịnh- Mạc đem sức lao động khai hoang, và khi đă khai thác được khá rộng th́ Chúa cho phép họ lập làng theo khuôn mẫu của Đàng Ngoài, rồi biến tất cả đất đai thành đất công, đem chia đều cho nông dân cày cấy nộp tô.

Một biện pháp khác cũng được các Chúa sử dụng là cho phép những người mới đến không phải nộp thuế 3 năm đầu, nếu có người khai khẩn rừng hoang thành ruộng th́ cho trưng làm ruộng tư.

Mặt khác, để tránh những mâu thuẫn về đất đai giữa Nhà Nước với nông dân, Chúa Nguyễn cho phép nông dân khai thác đất hoang ngoài làng làm ruộng tư, gọi là bản bức tư điền.

Nhằm tăng thêm lực lượng khai thác và mở rộng tiềm lực kinh tế, chính trị cho ḍng họ ḿnh, Chúa Nguyễn đă đốc thúc bà con, họ hàng thân thuộc từ Thanh Hóa vào Quảng Nam khẩn đất hoang và biến thành ruộng tư hữu, đồng thời bổ nhiệm họ giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền, lấy đó làm chỗ dựa cho ḿnh.

Năm 1648, trong trận đánh lớn với quân Chúa Trịnh, họ Nguyễn bắt được 3 vạn tù binh, và Chúa quyết định cho số quân lính bị bắt đó vào vùng đất từ Quảng Nam vào Nam, cấp cho canh ngưu điền khí, chia ra từng hộ, từng xóm, tính nhân khẩu cấp lương thực để họ khai khẩn đất hoang.

Năm 1655, trong lần tiến quân vượt sông Gianh ra đánh 7 huyện phía Nam sông Lam, Chúa Nguyễn bắt khá nhiều nông dân ở Nghệ An và đưa họ vào khẩn hoang ở Quảng Nam.

Ngoài ra, nhà Nguyễn dùng lực lượng quân đội để khẩn hoang, mà tại Phú Yên nay vết tích c̣n lại một số địa danh như núi Dinh Đồn thuộc xă An Ninh Tây, Đất Đồn thuộc xă Xuân Lănh, huyện Đồng Xuân.

Với một lực lượng khai hoang khá hùng hậu như trên, cùng với những chính sách khuyến khích về kinh tế, Chúa Nguyễn nhanh chóng biến Phú Yên trở thành vùng đất trù phú, dân cư đông đúc. Chính v́ lẽ đó mà năm 1629, phủ Phú Yên được nâng thành dinh Trấn Biên (sau là dinh Phú Yên)  gồm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Ḥa. Dinh Phú Yên là đơn vị hành chánh địa phương cao nhất lúc bấy giờ, được đặt ở vùng đất cần trấn giữ nơi biên thùy.

Việc thành lập dinh Trấn Biên không chỉ đánh dấu sự lớn mạnh về mọi mặt về xứ Đàng Trong, mà từ thời điểm này, Chúa Nguyễn đă dùng Phú Yên như là một bàn đạp để Tây tiến, Đông tiến và Nam tiến.

Sau thời gian khai khẩn, đến thế kỷ XVIII, xứ Đàng Trong có diện tích ruộng đất khá lớn gồm: ruộng lộc của quan lại, ruộng công của làng xă và ruộng tư điền.

- Về ruộng lộc: Phú Yên có ruộng quan điền và công điền công thổ, tuy nhiên việc phong cấp ruộng lộc của xứ Đàng Trong và của tỉnh Phú Yên hạn chế về cả diện tích và con người. Theo thống kê của Lê Quư Đôn trong sách Phủ biên tạp lục th́ “những người trực tiếp được Chúa Nguyễn cấp ruộng lộc là mẹ Chúa 10 mẫu, chưởng cơ 5 mẫu, cai cơ 4 mẫu, cai đội 3 mẫu 5 sào, nội đội trưởng 3 mẫu,  ngoại đội trưởng 2 mẫu 5 sào”. Số ruộng đất trên được lấy ở ruộng quan điền hoặc quan đồn điền để cấp, chứ không lấy ruộng công của làng xă.

Về sau Chúa Nguyễn tiến hành ban cấp ruộng thờ cho những người có công giúp Chúa mở đất và khai hoang lập ấp. Ở Phú Yên, Ông Lương Văn Chánh được cấp ruộng thờ ở làng Phụng Các là 4 mẫu, diện tích miếu thờ ở xứ Đồng Tre là 0,2 mẫu, phần mộ địa 4 khoảnh hơn 4 mẫu. Ở thôn Phú Mỹ thuộc huyện Tuy An có ruộng văn chỉ của miếu thờ Vua Lê Thánh Tông, diện tích đất gieo khoảng 30 giạ giống.

T́nh h́nh ruộng quan điền của dinh Phú Yên đến những năm đầu thế kỷ XIX vẫn c̣n tồn tại trong nhiều làng xă. Theo sách “nghiên cứu địa bạ Triều Nguyễn Phú Yên” của tác giả Nguyễn Đ́nh Đầu, vào những năm 1814 – 1815, huyện Đồng Xuân: Tổng thượng: 12/23 làng ; Tổng trung: 4/31 làng; Tổng hạ: 2/20 làng có ruộng quan điền. Huyện Tuy Ḥa: Tổng thượng: 3/37 làng; Tổng trung: 3/23 làng; Tổng hạ: 2/20 làng có ruộng quan điền. Một số làng có diện tích ruộng quan điền lớn là: thôn Thạch Thuyên: 42 mẫu; thôn Thạch Khê: 26 mẫu; thôn Trung An: 15 mẫu; thôn Lương Phước- Trường Đào 10 mẫu.

- Về ruộng công làng xă, Chúa Nguyễn phỏng theo tổ chức xă hội Đàng Ngoài, bắt nông dân biến tất cả đất đai khai khẩn được thành ruộng công làng xă và chia cho nông dân theo chế độ quân điền của nhà Lê, nhưng loại ruộng này càng về phía Nam càng ít, do vậy mà diện tích ruộng công làng xă ở Phú Yên không nhiều.

- Về ruộng đất tư của xứ Đàng Trong theo nhận xét của Lê Quư Đôn th́ “xứ Quảng Nam có 25 huyện 1 châu, ruộng tư của các họ số mẫu khá nhiều”.

Theo sách nghiên cứu địa bạ Triều Nguyễn tỉnh Phú Yên “đến năm 1816, Phú Yên có diện tích điền là 15.558 mẫu, trong đó ruộng quan điền có 207 mẫu, tư điền 15.347 mẫu, tự điền 4 mẫu, diện tích đất thổ (toàn trồng dâu) là 1.134 mẫu”.

Nhưng tùy theo nơi cư trú mà b́nh quân ruộng đất đầu người khác nhau, ví như thôn Quán Mới trung b́nh mỗi người 1 sào, trong khi đó làng Ngân Sơn  b́nh quân mỗi người là 4 sào, làng Phụng Các số ruộng b́nh quân đầu người từ 1 sào đến vài sào.

T́nh h́nh xâm canh ruộng đất ở Phú Yên là khá phổ biến, trong tổng số 166 làng th́ đă có 146 làng có t́nh trạng xâm canh.

Về vụ mùa, tùy theo loại đất mà nông dân trồng 1 vụ hoặc 2 vụ lúa. Ở ruộng đất cao (đất thổ) làm 1 vụ, người nông dân thường chọn các giống lúa chín sớm được gặt vào cuối tháng 10. Ở vùng đất thấp chỉ ăn nước mưa, thường gieo trồng sớm và dùng các giống lúa muộn để gặt vào cuối tháng 10 hoặc tháng 11.

Các giống lúa được gieo trồng ở Phú Yên là: áo già, bạch canh, cúc, mắc cu, mận, mống chim, nhe bâu, nhe trăng, ba trăng, đuôi nai, g̣n, tứ quư …

Ngoài trồng lúa, nông dân xứ Đàng Trong c̣n trồng cau, chuối, thanh long, dưa, dứa và chăn nuôi gia súc gia cầm.

Song song với việc khai thác đất đai để trồng lúa, các Chúa Nguyễn triệt để khai thác tài nguyên từ rừng và biển.

- Về lâm nghiệp: các Chúa Nguyễn triệt để khai thác các loại lâm đặc sản quư như: dầu rái, sa nhân, mật ong, sáp ong, kỳ nam hương, cây tô hạp, trầu.

- Về ngư nghiệp: chú trọng phát triển nghề lưới nghề câu, đánh bắt  trong đầm vịnh và lộng.

Với một xứ Quảng Nam đất đai màu mỡ, “ruộng rộng tốt nên mùa màng thu bội, thóc lúa sản vật có nhiều nên thường cung cấp cho các trấn”.

Và theo ghi chép cuả Cristophoro Borri năm 1621 th́ “xứ Đàng Trong có 3 vụ lúa, đầy đủ và dồi dào đến nỗi  không ai phải lam lũ và vất vả để sinh sống, ai cũng sung túc”.

Khi vào Phú Yên lập nghiệp, người dân xứ Thanh Nghệ và Quảng Nam sống trong điều kiện kinh tế tự cấp tự túc, do vậy họ đă sớm có ư thức h́nh thành các ngành nghề thủ công để đáp ứng nhu cầu cuộc sống và lao động.

Hiện nay, Phú Yên có khoảng trên chục nghề truyền thống, trong đó một số nghề đă h́nh thành các làng nghề như: làng nghề dệt lụa ở G̣ Duối (Sông Cầu) Phường Lụa (Tuy An); dệt chiếu ở xóm Gơ, xóm Gành, Phú Tân; nghề gốm ở Quảng Đức, Phụng Nguyên; nghề đan lát ở Vinh Ba; nghề chằm nón ở Phú Diễn, An Định; nghề làm muối ở Tuyết Diêm, Trung Trinh, Lệ Uyên. Có một số làng nghề đă nổi tiếng khắp nơi như dệt lụa, dệt chiếu, mía đường.

Sách Đại Nam Nhất thống chí tỉnh Phú Yên cho biết: “chiếu cù du sản xuất ở hai huyện Đồng Xuân và Tuy Ḥa”

Những hộ làm nghề dệt chiếu được Nhà nước quản lư khá chặt chẽ. Sách Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ ghi: “hộ dệt chiếu cù du tỉnh Phú Yên có 112 người”.

Nghề dệt lụa nổi tiếng ở làng  Ngân Sơn, v́ thế mà từ lâu dân gian Phú Yên có câu:

Đất Cù Du là nơi chiếu tốt.

Lụa nào tốt bằng lụa Ngân Sơn.

Nghề làm mía đường ở Phú Yên cũng như  xứ Đàng Trong rất phát triển, được lái buôn Proive, người Pháp thế kỷ XVII ghi nhận: “ở Đàng Trong người ta có thể chở một lúc 80 thuyền đường, c̣n nghề làm đường th́ phát triển đa dạng, người th́ trồng mía,  người th́ mua mía về ép thành nước để nấu lần thứ nhất đổ vào các chum vại, rồi đem đun lần thứ hai, đến khi đường đóng chắc lại như muối mới đưa đi tinh chế và bán ra ngoài”.

Đặt biệt, nghề kim hoàn ở Phú Yên h́nh thành từ khá sớm. Theo ghi chép của Lê Quư Đôn trong Phủ biên tạp lục th́ “thuộc kim hộ hai tổng Đồng Xuân thượng hạ là 59 người, và toàn Phủ có hơn 40 thôn phường kim hộ”.

Khi sản phẩm đă làm ra được nhiều th́ nhu cầu trao đổi  hàng hóa sản phẩm được đặt ra, và từ đó nhiều chợ quê được h́nh thành. Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết : “chợ Tuần ở thôn Tiên châu huyện Đồng Xuân. Lại có các chợ Hội An, Phước Đức, Sơn Triều, Quán Liễu, Vũng Lấm, Xuân Đài, Liên Tŕ, Màng Màng, chợ Phước Hậu ở xă Đông Phước, huyện Tuy Ḥa. Lại có chợ Đà Diễn, Hoành Lâm,  Thạch Lâm, Phú Thứ”.

Chợ Phú Yên hợp theo lệ 1 tháng 6 phiên. Các chợ nằm gần kề thường tổ chức phiên chợ luân phiên, nhằm để hàng hóa lưu thông theo  một chu tŕnh khép kín.

Nguyễn Đức Nghinh trong bài viết: mấy nét phác thảo về chợ làng qua những tài liệu thế kỷ XVII và XVIII cho biết: “trong xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp 1 phiên, hàng hóa bày la liệt”.

Cùng với người Việt, người Hoa lập phố xá ở chợ Lẫm (thôn Mỹ Huân, xă An Hiệp), chợ Đèo để buôn bán.

Việc buôn bán ở chợ đều nằm trong tay phụ nữ và chỉ có phụ nữ mới làm việc này và tỏ ra rất thành thạo. 

Do vậy, Koffer viết về xứ Đàng Trong cho biết: ”phụ nữ kiếm ra được nhiều lăi trong việc buôn bán ở chợ hay trong các cửa hiệu của các lái buôn”.

Nhà nước phong kiến cũng rất quan tâm hoạt động của chợ, nên trong tờ chiếu đại xá năm 1649 có ghi: “các chợ nhỏ mới hợp ở các xứ huyện, xă cùng với nơi bến đ̣ ngang, nhân dân cùng xứ, làng xă đi lại không có lệ thuế ǵ th́ viên chức cai quản hạt đó không được thu thuế  và Thừa ty không được lấy tiền biểu tân”.

 Đến năm 1650, tiền biểu tân mới được thu với mức: chợ lớn 5 tiền, chợ vừa 4 tiền và chợ nhỏ 3 tiền.

 Đến năm 1660 các loại thuế chợ phải nộp: hàng trâu ḅ mỗi con nộp 10 đồng, hàng bán lợn mỗi con nộp 2 đồng, các hàng khác mới bày 1 đồng.

Ngoài việc phát triển chợ ở miền xuôi, tại miền núi Nhà nước phong kiến tổ chức các giao dịch trường để trao đổi hàng hóa. Phú Yên có giao dịch trường nguồn Hà Di và giao dịch trường nguồn Thạch Thành.

Song song với việc phát triển thương mại trong nước, việc buôn bán với người ngoài nước ở Đàng Trong dưới thời Chúa Nguyễn cũng rất thịnh hành. Do các chúa Nguyễn không đóng cửa bất cứ một quốc gia nào, nên nhiều quốc gia ở Châu Âu, Châu Á đă đến xứ Đàng Trong mua bán, nhiều nhất là người Hà Lan, Trung Quốc và Nhật Bản. Các thương lái vào Việt Nam mua đường, lâm thổ sản, tơ lụa, yến sào, trầm hương, cau, vàng, tôm khô, hải sâm…

Lê Quư Đôn cho biết thêm: “hóa vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngăi, Quy Nhơn, B́nh Khang và dinh Nha Trang đi bằng đường thủy, đường bộ hoặc đi ngựa đều hội tụ về phố Hội An, v́ thế người khách phương Bắc đều đến tụ tập ở đây để mua về nước”.

LiTana trong tác phẩm Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế – xă hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII cho biết: “trong các báo cáo của người Châu Á cũng như Châu Âu, vàng luôn luôn đứng đầu danh sách các sản phẩm Đàng Trong”.

 Mặt hàng vàng được các lái buôn nước ngoài ưa chuộng. Phú Yên là nơi có nhiều làng kim hộ, nên đă đóng góp một số lượng vàng đáng kể.

Các sản phẩm tàu buôn nước ngoài bán cho người Đàng Trong là các thứ gấm vóc, vải lụa, giấy, vàng bạc, bút mực, kim tuyến, y phục, kim, cúc áo, đồ đồng, sành sứ, cam, chanh, lê, táo, bột ḿ, trứng muối, tương ngọt, đậu phụ, lá chè, nấm hương, mộc nhĩ.

Đóng góp đáng kể cho ngoại thương phủ Phú Yên là cảng biển Vũng Lấm. Theo quy định của Chúa Nguyễn, tàu buôn vào cảng Vũng Lấm để buôn bán th́: “phải nộp các thổ vật, c̣n thuế đến, thuế về th́ định lệ theo thứ bậc”.

Về phương thức mua bán, các lái buôn chủ yếu thanh toán bằng bạc, cách trả một bạc ăn mấy hàng hoặc bằng vàng. Song cách trả thông dụng nhất là dùng tiền đúc, đó là loại tiền duy nhất của xứ Đàng Trong. Sự phổ biến và thích dùng tiền đúc tại Phú Yên được chứng minh qua các phát hiện tiền cổ tại thôn Đông Phước, xă Ḥa An, huyện Phú Ḥa. Trong gần 300 kg tiền cổ, 80 niên hiệu tiền th́ có 60 niên hiệu tiền thuộc các triều đại phong kiến Trung Quốc như Đường, Tống, Minh, Nguyên; hai niên hiệu tiền Triều Tiên; một niên hiệu tiền Nhật Bản; số c̣n lại là niên hiệu tiền thuộc các triều đại phong kiến Việt Nam như thời Lê, Nguyễn, Tây Sơn…

Có thể nói trong hai thế kỷ XVII và XVIII, việc buôn bán với nước ngoài của xứ Đàng Trong có ảnh hưởng và mang tầm quan trọng đặc biệt, nên LiTana đă có nhận xét rất có lư rằng “lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, sự thịnh vượng của một Quốc gia phụ thuộc vào thương gia chứ không lệ thuộc vào nông dân”.

Tuy vậy mục đích mua bán của các Chúa Nguyễn không nhằm làm cho kinh tế phồn vinh mà chủ yếu là để mua những hàng hóa cần thiết phục vụ cho cuộc sống xa hoa.

II. Tổ chức bộ máy chính quyền và quân đội:

Để giữ vững biên thùy và phát triển kinh tế đời sống, các Chúa Nguyễn tích cực xây dựng bộ máy chính quyền và tổ chức quân đội..

- Về bộ máy cấp Phủ: năm 1611 phủ Phú Yên được thành lập gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Ḥa, Văn Phong được cử giữ chức Lưu thủ. Mỗi phủ th́ Chánh bộ, Khán lư, Đề đốc, Đề lĩnh, Phủ kí lục, Phủ thư kư mỗi chức một viên.

Năm 1629 phủ Phú Yên được đổi thành dinh Phú Yên. Về mặt hành chính cấp Dinh do quan Lưu Thủ đứng đầu, về mặt quân sự do quan Tuần Thủ chỉ huy. Như vậy, năm 1629, phó tướng Nguyễn Phúc Vinh đảm nhận hai chức vụ trên.

Năm 1744, Vơ Vương chia đặt xứ Đàng Trong thành 12 dinh, Phú Yên gọi là Phú Yên dinh. Các dinh đều đặt quan Trấn Thủ, Cai bạ và Kư lục để cai trị.

- Về bộ máy cấp huyện: thời Chúa Thái Tổ (chúa Nguyễn Hoàng) vẫn giữ các cơ quan hành chính do triều Lê đặt ra. C̣n theo sách Phủ Biên tạp lục của Lê Quư Đôn th́ “họ Nguyễn trước mở mang cơi Nam, đặt ra phủ huyện, các nơi gần núi rừng dọc theo sông biển thường đặt làm thuộc, cho các phường, thôn, nậu, man lẻ tẻ lệ vào, đặt nhân viên coi ốp, cũng giống như các Tổng, nhưng không gồm chức ấy vào quan địa phương, lại cho thuộc về nội phủ”.

Năm 1615, chúa Nguyễn Phúc Nguyên bắt đầu phân định chức vụ của phủ huyện. Theo đó, ở phủ có tri phủ, huyện có tri huyện. Tri phủ, Tri huyện giữ việc tố tụng; thuộc viên có Đề lại coi việc văn án, tứ tụng; Thông lại chuyên việc tra khám; huấn đạo, lễ sinh lo việc tế tự.

Mỗi huyện th́ cai tri 1 viên, thư kư 1 viên, duyên lại 2 viên.

Về bộ máy chính quyền cấp cơ sở gồm có xă và thuộc. Đứng đầu xă là Xă trưởng; đứng đầu thuộc là Thuộc trưởng. Mỗi thuộc đề lĩnh, cai thuộc mỗi chức 1 người, kư thuộc 2 người, cai tổng 2 người, duyên lại 2 người.

Năm 1725, Chúa Túc Tông quy định: Thuận Hóa cũng như Quảng Nam ở cấp xă đặt thêm chức tướng thần để lo thu phúc dịch.

Năm thứ 7 (Bảo Thái) 1726, Chúa cho tra xét các phủ xứ Quảng Nam, những thuộc mới đặt chưa định chức lệ: Phú Yên có 38 thuộc.

- Thuộc có 500 người trờ lên được đặt Cai thuộc, Kư thuộc 1 người.

- Thuộc có từ 400 người trở xuống được đặt Kư thuộc 1 người.

- Từ 100 người cho đến 10 người được đặt 1 Tướng thần như lệ các nậu, nếu Tướng thần không có người nộp đơn xin làm th́ cho trong thuộc bầu ra.     

Tuy vậy, các chúa Nguyễn quy định: Thuộc không được tồn tại trong thời gian quá 7 năm.

Đặc điểm chung của bộ máy quan lại xứ Đàng Trong là bên cạnh các Ty, Bộ c̣n có cả một hệ thống quan lại, nhân viên chuyên giữ việc thu thuế cho Nhà nước gọi là “ bản đường quan” với số lượng đông đến hàng ngh́n người.

Nói về bộ máy quan lại cồng kềnh của xứ Đàng Trong, Lê Quư Đôn đă viết: “hai xứ Thuận Quảng quan bản đường chính ngạch đă nhiều, số đặt thừa ra cũng lắm, số tướng thần th́ lại nhiều gấp bội, không thể nào đếm hết được. Đất Thuận Quảng chỉ có 2 trấn mà họ Nguyễn đặt quan lại, thuộc viên và hàng Hương trưởng kể có hàng ngh́n người, nhũng lạm quá lắm “.

Về cách tuyển quan lại, lúc đầu họ Nguyễn theo chế độ tiến cử trong hàng ngũ con em quư tộc công thần hay những người học giỏi ở các địa phương.

Về bổng lộc, các chúa nhà Nguyễn hạn chế việc ban cấp ruộng đất làm bổng lộc, mà phần lớn quan lại được cấp dân phu để thu tiền thuế gọi là tiền ngụ lộc. Các quan thu thuế được phép thu thêm một số tiền làm ngụ lộc theo quy định cứ 1000 thăng tô thuế th́ được thu thêm 2 tiền và nửa thăng gạo, “hết thảy các bổng lộc đều lấy vào của dân”.

Về quân đội chúa Nguyễn chia làm 3 loại: quân Túc vệ chuyên bảo vệ thành Phú Xuân và hộ vệ chúa. Quân chính quy đóng ở các dinh. Quân địa phương gọi là thổ binh, thuộc binh được các quan Trấn thủ, Lưu thủ lấy dân địa phương để canh giữ và trấn áp các cuộc nổi dậy của dân địa phương. Số binh ấy rất đông nhưng không được trả lương, họ chỉ được miễn sưu thuế.

Phủ Phú Yên có đội tiền ngự, thuộc về đấy là các thuyền an binh, đội nhất, đội nh́, đội tam, đội tứ  5 thuyền.

Về lề lối làm việc: các quan Trấn thủ, Lưu thủ làm việc mỗi ngày 4 giờ, trong đó có 2 giờ buổi sáng và 2 giờ buổi chiều. Công việc chủ yếu là xét xử. H́nh phạt cao nhất thời kỳ này dành cho tội gian dối, trộm cướp và ngoại t́nh.

III. Chính sách thuế khoá và đời sống của nhân dân

Sau khi củng cố thế lực vững chắc ở vùng đất Thuận Quảng, năm 1632, Chúa Hy Tông bắt đầu ban hành phép duyệt tuyển, nhằm chia dân từng hạng để đánh thuế và tuyển binh. Theo lệ cứ 6 năm 1 lần tuyển duyệt lớn, 3 năm 1 lần tuyển duyệt nhỏ, đến tháng 6 th́ duyệt tuyển. Các địa phương lập trường tuyển có quan văn vơ do Trung ương phái đến duyệt tuyển. Phú Yên có 1 trường tuyển.

Tuy vậy, xứ Đàng Trong “đến năm 1669, người dân xứ Quảng chưa biết thuế là ǵ, th́ đến thời cầm quyền của chúa Nguyễn Phúc Khoát (1730- 1765) các thứ thuế mới bắt đầu áp dụng chặt chẽ”.

 Nguồn thu thuế Phú Yên gồm ba loại chính là: thuế đinh, thuế điền và thuế tạp dịch.

Về thuế đinh: hai huyện Đồng Xuân và Tuy Ḥa các hạng chính hộ, khách hộ đều nộp như các phủ, mỗi đinh nộp thuế tiền gạo tám 6 đồng, tiền sưu 6 tiền, tiền nước trà 12 đồng, tiền đầu quan 8 đồng.

Tuy vậy, tùy theo hạng dân đinh và công nghệ, sản vật mà Chúa Nguyễn có những quy định riêng, ví như phường Tân An hạ, chính hộ và khách hộ mỗi người nộp 2 tiền; thuộc Tân Dân chính hộ mỗi người nộp 2 tiền, khách hộ 1 tiền; các nậu tơ trắng, lụa th́ sản phẩm nộp thay bằng tiền.

Ngoài các khoản thuế trên, dân đinh c̣n phải nộp tiền cơm mới (thường tân), lễ tết (tiết liệu) gạo nước (cước mỡ), tiền sưu, tiền đầu quan, tiền cưới, thuế lính…. Riêng trường biệt nạp thuộc kim hộ, hạng tráng, hạnh quân, hạng dân, hạng lăo, hạng bất cụ, hạng cùng, hạng đào  đều phải nộp thuế, trừ tiền  tiết liệu.

LiTana trong “xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế- xă hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII” thống kê thuế đánh trên mỗi xuất đinh năm 1769 tại xứ Quảng Nam như sau:

 Nơi

Người đăng hộ

Người nộp thuế

Trung b́nh mỗi đinh %

Quan

Điện Bàn

Thăng Hoa

Quảng Ngăi

Quy Nhơn

PhúYên

B́nh Khang

Diên Khánh

   29.705

   19.980

   22.246

   24.227

   6.804

   5.102

   3.057

     16.995

     12.696

      8.711

     10.815

     4.439

     3.414

     1.806

57%

63%

39%

45%

65%

66%

59%

4,07

4,15

3,78

8,62

4,25

2,69

3,25

Về thuế điền: đây là nguồn thu quan trọng nhất của chúa Nguyễn, do vậy, năm 1618, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai quan đi khám đạc ruộng đất hiện có.

Năm 1669, chúa Nguyễn Phúc Tần “cho quan đi khám đạc ruộng công, ruộng tư, Nhà nước thu thóc tô dịch làm hạng nhất, hạng nh́, hạng 3  cùng đất khô và đất băi màu cho vào sổ sách, cho ruộng công đều trả về xă, cho chia đều mà cày cấy và nộp thuế”.

Ruộng công, ruộng tư được chia làm ba hạng để nộp thuế. Hạng nhất nộp 40 thăng thóc và 8 hộc gạo, hạng nh́ nộp 30 thăng thóc và 6 hộc gạo, hạng 4 nộp 20 thăng thóc và 4 hộc gạo.

Ruộng hoang mới khai khẩn nộp mỗi mẫu 3 tiền.

Quan đồn điền th́ cho thuê với giá 3 tiền đến 1 quan hoặc thu tô từ 1 quan 3 tiền đến 1 quan 9 tiền.

Quan điền thu bằng tiền hoặc bằng thóc không nhất định.

Năm 1767, tướng thần lại ty thu ở hai huyện Đồng Xuân và  Tuy Ḥa Phủ Phú Yên ruộng thực trưng là 128.940 mẫu, thóc thuế 128.994 thưng 7 cáp, tiền nộp thay vào ruộng bỏ hoang, ruộng xâm canh, ruộng mới khai hoang, mới trưng, đất trồng dâu, phù sa không tính vào.

Để có thêm tiền tiêu dùng, các chúa nhà Nguyễn đặt thêm nhiều loại thuế phụ thu, theo đó, cứ 3 thăng thóc th́ phụ thu thêm 3 đồng. Ruộng mùa và đất khô không chia thứ bậc mỗi mẫu phụ thu 3 tiền, không đủ mẫu thu 1 tiền.

Năm 1769, chế độ tô thuế từ Quảng Nam về phía Nam được quy định theo tỉ lệ cứ 1000 thăng thóc th́ số tiền phải đóng kèm theo số thuế đất là 120 đồng, tức gấp đôi số tiền phải trả ở Thuận Hóa (Thuận Hóa 60 đồng)

Theo thống kê của LiTana trong “xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế – xă hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII” số thóc gạo và tiền mặt tại Quảng Nam và phía Nam năm 1769 phải nộp là:

 

Vùng

Gạo (Thăng)

Đồng

Tỉ Lệ

Điện bàn

Thăng Hoa

Quảng Ngăi

Quy Nhơn

Phú Yên

B́nh Khang

Diên khánh

25.805

53.689

22.382

41.125

8.285

5.628

5.616

164.145

383.508

100.740

317.228

49.059

35.572

26.324

1/6,34

1/4.41

1/4,5

1/7,71

1/5,92

1/6,32

1/4,68

Sau năm 1769, thuế phụ thu đất ở xứ Quảng Nam lại tiếp tục tăng, cứ 1000 thăng thóc th́ phải đóng 20 thăng gạo và 180 đồng tiền thuế. Hai huyện Đồng Xuân và Tuy Ḥa gạo cung đốn theo đầu mẫu là 106 bao 17 thưng 9 cáp; tiền là 81 quan, 7 tiền 39 đồng.

Ngoài ra, các chúa nhà Nguyễn c̣n thu thuế điền bộ, ruộng bỏ hoang, ruộng xâm canh, ruộng mới cày, đất trồng dâu, đất trồng mía, thu thóc ruộng quan điền trang, điền trang, quan đồn điền, tiền cung đốn, tiền nộp thóc vào kho, tiên bao mây, lễ tŕnh diện, lễ thường tân, tiền tiết liệu, nộp cót tre để làm kho thóc. Theo quy định “Phủ Phú Yên hai huyện thu 374 tấm lệ dùng vào kho, lại 547 tấm và 1 phần cho nộp bằng tiền 109 quan, tiền 30 đồng”.

Về các loại thuế khác tỉnh Phú Yên có lệ thuế thuyền, thuế đánh bắt hải sản bằng lưới và câu, thuế muối, thuế lâm thổ sản, thuế đầu nguồn, thuế vịnh, thuế đ̣, thuế vàng, thuế yến sào, thuế tàu thuyền nước ngoài vào Vũng Lấm buôn bán. Ở các nơi này Chúa Nguyễn đặt sở Tuần ty để thu thuế.

Ngoài gánh nặng về thuế, nhân dân Phú Yên và xứ Đàng Trong thường xuyên đối phó với thiên tai, cơ cực. Các năm 1624, 1641, 1671, 1676, 1688, 1698, 1705, 1706, 1712, 1730, 1752, 1768 t́nh trạng mưa băo và hạn hán gây thiệt hại nặng về mùa màng. Riêng năm 1641, trời hạn lâu ngày, lúa má khô héo, giá gạo tăng vọt, mỗi đấu gạo giá 60 đồng tiền.

IV. Đời sống văn hoá vật chất và tinh thần:

Bên cạnh duy tŕ tư tưởng truyền thống Tống nho, đến thế kỷ XVI, XVII, vua chúa, quư tộc đua nhau tôn thờ đạo phật và xây dựng chùa chiền. Việc trùng tu chùa cũ, xây dựng chùa mới được tiến hành hết nơi này đến nơi khác. Trong bối cảnh đó, tại xứ Đàng Trong, các Chúa khuyến khích nhân dân xây dựng lại chùa, đúc tượng thờ phật, đồng thời mời các thiền sư Trung Quốc đến xứ Đàng Trong truyền đạo, trong đó có phái Lâm Tế vào đất B́nh Định và Phú Yên. Các nhà sư truyền đạo ở Phú Yên đời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) và Nguyễn Phúc Trăn (1687 – 1691) có Tế Viên ḥa thượng và Thọ Viên ḥa thượng, húy là Nguyễn Thiều.

Ngôi chùa đầu tiên xây dựng tại Phú Yên là chùa Hội Tôn, nay thuộc huyện Tuy An do Tế Viên ḥa thượng sáng lập và trụ tŕ (về sau chùa Hội Tôn dời về núi Sơn Trà, xă An Thạch lấy tên là chùa Cổ Lâm). Sau chùa Hội Tôn nhiều chùa khác ở Phú Yên được xây dựng như chùa Kim Cang, chùa Từ Quang, chùa Bảo Tịnh, chùa Hộ Sơn, chùa Viên Quang, chùa Vĩnh Phước..v..v…

Các nguồn tài liệu lịch sử cho biết, trong số những người theo đạo phật do Tế Viên hoà thượng truyền dạy có một người thành danh hơn cả là thiền sư Liễu Quán, người làng Bạc Má, huyện đồng Xuân.

Trong khoảng các thế kỷ XVI, XVII đạo giáo ở xứ Đàng Trong cũng phát triển khá mạnh và được các chúa sùng mộ. Việc tu tiên, luyện đan rất thịnh hành. Tại Phú Yên có một số thiền sư như Liễu Quán, Giác Ngộ có phép túc thông đi nhanh như gió, chân cứng như sắt.

Vào đầu thế kỷ XVII một tôn giáo mới được truyền vào nước ta đó là Thiên chúa giáo. Năm 1615, các giáo sĩ Ḍng Tên thành lập đoàn truyền giáo ở Đàng Trong và trong khoảng thời gian từ 1615 đến 1625 có 21 giáo sĩ hoạt động tại Đàng Trong. Đến năm 1639, Đàng Trong đă có 15.000 người theo đạo Thiên chúa. Tại Phú Yên, giáo sĩ phương Tây đến truyền giáo đầu tiên là Franscois Buzoni. Ngày 31/3/1641, giáo sĩ Alexandre de Rhodes đă đến cửa biển Xuân Đài, gần nơi trú ngụ của quan Trấn thủ Nguyễn Phúc Vinh. Tại đây, ông đă truyền dạy giáo lư và làm lễ rửa tội cho 91 người theo đạo, trong số đó có em gái của quan Trấn thủ Nguyễn Phúc Vinh và André Phú Yên.

Để truyền đạo, các giáo sĩ phương Tây đă dùng chữ cái la tinh phiên âm ra tiếng việt để tiện việc biên soạn và rao giảng giáo lư Thiên chúa. Alexandre de Rhodes là người có công lớn trong việc biến chữ la tinh thành chữ quốc ngữ.

Về chế độ giáo dục và thi cử ở Đàng Trong giống như ở Đàng Ngoài, nhưng số người theo nghề cử học ít hơn. Trong gần 200 năm thống trị, các chúa Nguyễn chưa lần nào mở một kỳ thi tương tự thi Hội, thi Đ́nh ở Đàng Ngoài, và người dân Phú Yên trong hai thế kỷ XVII và XVIII rất  ít người đỗ đạt ra làm quan.

Cùng với sự thâm nhập và phát triển các đạo giáo, các sinh hoạt văn hóa cũng h́nh thành, nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân ở một vùng đất mới.

- Về ăn của xứ Đàng Trong những năm đầu thế kỷ XVII được Cristophoro Borri mô tả trong tác phẩm xứ Đàng Trong năm 1621 như sau: “ thức ăn thông thường nhất của người Đàng Trong là cơm, và thật là điều kỳ lạ, toàn lănh thổ có rất nhiều thứ gà, vịt, cá, trái cây đủ loại, vậy mà bữa ăn ngon nhất vẫn là cơm, họ xới thật nhiều cơm ngay khi ngồi vào mâm, rồi chỉ gắp sơ sơ và nếm náp các món thịt như để theo nghi lễ”

Người Đàng Trong ăn cá nhiều hơn thịt và thường dùng loại nước mắm (Borri gọi là balaciam). Theo ông “thứ nước cá này mà dùng một ḿnh th́ không nuốt được, nhưng được gợi nên hương vị và kích thích t́ vị để ăn cơm vốn nhạt nhẽo và không có mùi vị nếu không có nước  đó”.

Người Đàng Trong “ngồi trên đất để ăn, chân xếp lại, trước một cái bàn tṛn (cái mâm) cao ngang bụng, vợ chồng cha con cùng ăn chung một mâm, và họ dùng những chiếc đũa nhỏ rất nhẵn nhụi, họ cầm ở giữa các ngón tay và gắp rất khéo, rất sành sỏi”.

Tuy vậy, việc ăn uống c̣n mang nặng tính giai cấp, chủ nhà ăn trước, tiếp đến là gia nhân, sau cùng là những người đầy tớ.

Người dân xứ Đàng Trong rất thích ăn trầu.

Về uống, người Đàng Trong uống rượu và nước trà.

Về y phục do “xứ Đàng Trong có nhiều thứ lụa đến nỗi dân lao động và những người nghèo cũng dùng hàng ngày và điều này cũng không có ǵ lạ v́ xứ Đàng Trong là nơi trồng dâu nuôi tằm phát triển.

Phụ nữ ăn mặc thường giản dị, họ không để lộ phần nào trong thân thể, ngay cả những lúc mùa hè nóng bức nhất. Họ mặc tới 5 hay 6 váy lụa trơn, cái nọ chồng lên cái kia tất cả đều có màu sắc khác nhau. C̣n trên thân ḿnh th́ họ khoác vắt chéo như bàn cờ với nhiều màu sắc khác nhau, phủ lên trên tất cả một tấm voan  rất mịn và rất mỏng cho người ta nh́n thấy tất cả màu sắc sặc sỡ, nhưng không kém phần trịnh trọng và giản dị.

Phụ nữ để tóc xơa và rủ xuống vai, có người để tóc dài chấm đất, v́ theo họ tóc càng dài càng đẹp.

Đàn ông th́ không nai nịt nhưng quàn cả một tấm rồi cũng thêm 5 hay 6 áo dài rộng. Tất cả đều bằng lụa, màu sắc khác nhau với ống tay dài và rộng như các ống tay của các tu sĩ; c̣n từ thắt lưng trở xuống th́ đều sắp đặt các màu rất khéo và rất đẹp, nên khi họ ra đường th́ phô trương mùa sắc hài ḥa và rất đẹp.

Đàn ông cũng có tục để tóc dài như đàn bà, và cũng đội nón, nhưng người có râu th́ rất hiếm. Người thuộc hạng quư phái th́ thường để móng tay dài, coi đó là dấu hiệu của sự quư phái  và để chứng tỏ ḿnh khác với giới lao động thợ thuyền. Trong lễ hội đàn ông mặc áo dài the đen, đầu đội khăn đóng. Cả đàn ông và đàn bà đều ưa cầm quạt.

Đàn ông ở xứ Đàng Trong không đi dép, đi giày, cùng lắm họ chỉ dùng một miếng da buộc mấy dây lụa và khuy trên mu bàn chân để cho bàn chân không bị đâm”.

Dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Chu việc ăn mặc được quy định thống nhất trong cả xứ “người nào c̣n mặc quần áo theo kiểu người Khách (người Trung Hoa) th́ nên sửa đổi lại theo thể chế của nước nhà. Y phục thông dụng là dùng vải lụa, chỉ có quan chức mới cho dùng xen the là trừu đoạn, c̣n gấm vóc và các thứ hoa văn rồng phượng th́ nhất thiết không được dùng. Thường phục th́ đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc hẹp hoặc rộng tùy tiện. Áo th́ từ hai bên nách trở xuống phải khâu kín không cho xẻ mở. Duy đàn ông muốn mặc cổ áo tṛn và hẹp tay cho tiện làm việc th́ cũng được.

Khi lễ phục th́ dùng áo cổ đứng, tay dài, vải xanh chàm hoặc vải đen hay vải trắng tùy nghi, c̣n các bực viền cổ và kết lót th́ đều theo như điều hiển dụ”

Về nhà ở được làm bằng gỗ, song có hai thứ gỗ được ưa thích và hay dùng là gỗ mun và gỗ lim.

Về kiến trúc, nhà đều dựa vào hàng cột cao, chắc và đóng rất sâu rồi lắp ván, nhưng người ta cũng có thể tháo ra và thay bằng những tấm phên liếp bằng tre, kỹ thuật đan rất tài t́nh để mùa nắng không bị nóng bức, mùa mưa không bị lạnh.

Xứ Đàng Trong dù nhà giàu hay nghèo, người dân vẫn giữ 3 cách ngồi là: ngồi trên chiếu trải dưới sàn nhà; ngồi trên thứ giây bố hay giây da căng thẳng có trải chiếu nhỏ và mịn hơn, dành cho người đáng kính; và ngồi trên phản dành cho các quan và bậc chức vị bản địa.

Về tính t́nh, người xứ Đàng Trong “dịu dàng, lịch thiệp, thân mật, thích xă giao, trọng khách, ăn ở giản dị, đoàn kết, đối xử thành thật trong sáng, nhường cơm xẻ áo cho nhau, có tính quảng đại, hay bố thí cho người nghèo, kính trọng người già nua tuổi tác, coi trọng các lễ tục”.

Về hôn nhân, người dân ở Phú Yên tiến hành theo lục lễ gồm: xem mặt, đi chơi, đi nói, đi hỏi, cầu giá và lễ cưới.

Tuổi thành hôn nam nữ xứ Đàng Trong theo ghi chép của Vallet vào thế kỷ XVII th́ con trai 18 tuổi mới được lấy vợ, nhưng con gái 12 tuổi được lấy chồng. Xưng hô giữa vợ chồng là mày- tao.

Về tang lễ có: lễ mục dục, nhập quan, thành phục, động quan và di quan. Y phục trong tang lễ hoàn toàn là màu trắng.

Trong phong tục chôn cất người chết th́ phần lăng mộ ở Phú Yên có h́nh dáng khác lạ so với các nơi. Mộ kích thước lớn, có h́nh hoa sen được cắt thành hai và được đặt trên 1 phiến đá trên mộ. Có nơi hoa sen được cách điệu như một cái yên ngựa, nhằm bày tỏ sự tôn sùng đạo phật của người dân Phú Yên.

Việc cúng người chết trong tuần chung thất (49 ngày) gọi là cúng cơm, sau thời gian trên, cúng cơm vào ngày sóc hoặc ngày vọng cho đến măn tang.

Trong thời gian để tang, nếu có tháng nhuận vẫn tính là 24 tháng, không tính theo ngày mất nên trong dân gian Phú Yên có câu “đám giỗ tính ngày, làm tuần tính tháng”.

Ở Phú Yên chôn cất người chết là vĩnh viễn, không có tục cải táng.

Bên cạnh các phong tục tập quán, đời sống văn hóa khác cũng từng bước được định h́nh.

Về tín ngưỡng: người dân ở Phú Yên có tín ngưỡng thờ thần tại gia và tín ngưỡng thờ thần cộng đồng.

- Tín ngưỡng thờ thần tại gia có: thờ cúng Tổ tiên, ông Táo, ông Địa, (thổ công).

- Tín ngưỡng thờ thần cộng đồng gồm nhiều loại: đó là tín ngưỡng thờ Đương cảnh/ Bổn cảnh thành hoàng, thờ những vị thần ở nơi cố hương đă phù trợ và giúp đỡ lưu dân từ Thanh Nghệ vào Phú Yên lập nghiệp như thần Cao Các, Bạch mă Thái Giám, Phi vận Tướng quân, Tứ vị Thánh Nương, thờ các vị thần có nguồn gốc của người Chăm đă được vật hóa như Thiên Y A Na; thờ các vị thần có công khai phá đất Phú Yên như Lương Văn Chánh, Tiên hiền, Hậu hiền; thờ các vị thần có gốc từ Trung Quốc như: Quan Công, Thiên Hậu thánh mẫu, Kỷ Tín và thờ các vị nhiên thần như: Hà Bá, cá Voi, ông Nược, ông Rái…

Để thờ cúng các vị thần nêu trên, nhân dân lập đ́nh, lẫm, lăng, miếu.

Về lễ tết có: tết nguyên đán, tết nguyên tiêu, tết thanh minh, tết đoan ngọ. Và hàng năm nhân dân theo lệ xuân cúng thu tế cúng các vị thần.

Để làm phong phú hơn đời sống văn hoá tinh thần, bên cạnh sử dụng những truyền thống văn hóa nơi cố hương, vào vùng đất mới, người dân Phú Yên đă vận dụng và phát triển các loại ḥ của vùng Thanh Nghệ thành ḥ khoan; sáng tạo tṛ chơi đánh bài cḥi, hô bài cḥi; phát triển loại truyện truyền thuyết và thơ ca dân gian; h́nh thành những tri thức bản địa. Ngoài ra cư dân việt Phú Yên c̣n tiếp thu những yếu tố văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân đă sống tại nơi này và sáng tạo những hiện tượng văn hóa mới như tục cúng đất, tục dẫy mả lạng, phong tục thờ cúng cá Ông.

Có thể nói từ khi người Việt vào khai phá vùng đất Phú Yên đến đầu thế kỷ XVIII, tuy vất vả, khó nhọc nhưng nhờ đất đai màu mỡ và cuộc sống an b́nh, người dân đă tích cực phát triển kinh tế, văn hóa, xă hội và dân cư, làm cho vùng đất Phú Yên không ngừng biến đổi về mọi mặt. Đây là một nhân tố để các chúa nhà Nguyễn theo gương người Chàm ngược ḍng sông Ba lên Tây Nguyên thiết lập quan hệ với Thủy Xá, Hỏa Xá. Về sự kiện này, các sử gia triều Nguyễn cho biết:

- Năm 1711, các vị quư tộc Đôn và Nga ở tại bộ tộc Nam Bàn và Trà Lai, (giáp biên giới Phú Yên và B́nh Định) gửi các đoàn sứ giả đến cống hiến các sản phẩm của nước họ.

- Năm 1751, Thủy Xá và Hỏa Xá bắt đầu nộp cống vật, theo lệ 5 năm 1 lần.

Mặt khác, các chúa nhà Nguyễn cũng như nhà Lê trước đó dùng chính sách phân cách và chế ngự, buộc họ quay về sống yên ở cao nguyên và cho theo phong tục tập quán của họ, ngăn cấm họ xâm phạm đất đai trồng trọt ở đồng bằng. Ở các vùng biên thùy ấy, chúa Nguyễn đặt binh pḥng ngự, buộc các tộc người thiểu số trả thuế bằng tiền hoặc bằng sản vật.

V. T́nh h́nh xă hội và các cuộc đấu tranh ở Phú Yên cuối thể kỷ XVIII

Đến đời vua Lê Thế Tông, chế độ quân chủ trở nên mục nát, mâu thuẫn xă hội phát sinh ngày càng gay gắt, đặc biệt là từ giữa thế kỷ XVIII trở đi, khi mà các Chúa Nguyễn và tập đoàn quan lại phong kiến đua nhau vơ vét của cải nhân dân để làm giàu cho ḿnh và phục vụ cuộc sống ăn chơi xa đọa. Trong các thôn xă, kẻ có chức có quyền biến ruộng công thành ruộng tư, chế độ thuế khóa nặng nề phức tạp lại thường xuyên tăng thuế, những người có chút ít ruộng đất tư th́ ngoài việc đóng tô thuế  c̣n phải đóng các khoản tiền khác như tiền cung đốn, tiền nộp thóc vào kho, tiền cót, tiền dầu đèn, tiền bao mây, tiền khoán khố, tiền cước mỡ, tiền lễ tết…. Thuế lâm thổ sản cũng có hàng trăm loại.

Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Thuần sự xa hoa, sa đọa lên đến cực độ, theo ghi chép của Lê Quư đôn trong Phủ biên tạp lục:

Quan viên lớn nhỏ không ai là không có nhà cửa chạm gọt, tường vách gạch đá, the màu trường đoạn, đồ đạc đồng thau, bàn ghế gỗ đàn gỗ trắc, chén mâm đồ sứ đồ hoa, yên cương vàng bạc, y phục gấm vóc, chiếu đệm mây hoa, phú quư phong lưu, đua nhau khoe đẹp.

Người lao động cũng mặc áo đoạn hoa bát ty và áo sa, lương, địa làm đồ mặc ra vào thường.

Binh sĩ đều ngồi chiếu mây, dựa quả tựa hoa, hăm chè hảo hạng, uống chén sứ bịt bạc, nhổ ống nhổ thau, đĩa bát ăn uống không cái ǵ là không phải hàng Bắc.

Đàn bà con gái th́ đều mặc áo the là và hàng hoa, thêu hoa ở cổ tṛn, coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, xa xỉ hết mực”.

Theo kư sự hải ngoại của Thích Đại Sán, người Trung Quốc, sống tại xứ Đàng Trong thế kỷ XVII th́ “thời bấy giờ đời sống nhân dân thường rất khổ sở, thất thường bữa đói bữa no. Nhà cửa của họ cất trên băi cát, trước mặt là biển, sau lưng là núi, tập hợp thành từng xă một, mỗi năm thu hoạch lúa ruộng phải nộp cho xă đến 7, 8 phần 10. Mỗi lần đi đánh cá về phải nộp cho bọn cai, trưởng xă, cho lại được bao nhiêu hay bấy nhiêu”.

Những mâu thuẫn xă hội tích tụ ngày càng sâu sắc và bùng nổ thành những cuộc nổi dậy của nhân dân nhiều nơi thuộc xứ Đàng Trong, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn.

Ở miền xuôi từ giữa thế kỷ XVIII nhiều cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ xuất hiện. Sử triều Nguyễn chép: “năm 1769, trăm họ cơ cận, trộm cướp nổi lên tứ tung, trong cơi từ đó có nhiều việc”. Trong những cuộc khởi nghĩa đó, cuộc khởi nghĩa của chàng Lía trên đất Quy Nhơn có quy mô và ảnh hưởng lớn đối với nhân dân Phú Yên.

Năm 1771, anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa. Lợi dụng sự mâu thuẫn và bè phái trong giai cấp thống trị, Nguyễn Nhạc khôn khéo đưa ra khẩu hiệu” đánh đổ quần thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương”. Nhờ sách lược khôn khéo này mà quân Tây Sơn đă lôi kéo và tập hợp được nhiều tầng lớp nhân dân vào đội ngũ của ḿnh. Theo tài tiệu của các giáo sĩ  Phương Tây đang có mặt Đàng Trong lúc bấy giờ “cùng đi theo Tây Sơn có những người dân từ miền núi ở giữa hạt Quy Nhơn và Phú Yên, lính của họ có bộ phận gồm những người thiểu số”.

Ngày nay nhiều cứ liệu lịch sử cho biết, những người thiểu số ở giữa hạt Quy Nhơn và Phú Yên là người Ba Na sinh sống ở Thồ Lồ, thuộc vùng núi miền Tây tỉnh Phú Yên. Anh em nhà Tây Sơn c̣n nhận được sự giúp đỡ của một người Chàm sống ở vùng Thạch Thành, phủ Phú Yên là nữ chúa Thị Hỏa.

Mùa thu 1773, lực lượng quân Tây Sơn đă lên đến vài ngh́n người và đánh chiếm phần lớn Phủ Quy Nhơn. Cuối năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn đă kiểm soát cả một vùng rộng lớn từ Quảng Ngăi đến B́nh Thuận.

Năm 1774, chúa Nguyễn đưa quân từ Gia Định ra đánh chiếm lại các tỉnh từ B́nh Thuận ra đến Phú Yên.

Những cuộc chiến tranh liên tiếp xảy ra ở Đàng Trong là cơ hội để chúa Trịnh Sâm ở Đàng Ngoài thừa cơ tăng cường thế lực. Với ư đồ đó, Chúa Trịnh bèn cử tướng Hoàng Ngũ Phúc dẫn đầu 3 vạn quân tiến vào Thuận Quảng với mục đích giúp chúa Nguyễn quật đổ quần thần Trương Phúc Loan và tiêu diệt nhà Tây Sơn.

Tháng 7/1775, tướng nhà Nguyễn là Tống Phúc Hợp đem quân đánh Phú Yên, quân bộ đóng ở Xuân Đài, quân thủy đóng ở Vũng Lấm, sai Tri huyện Đồng Xuân là Bạch Doăn Triều cùng Cai đội Thạc đ̣i Nguyễn Nhạc trả Đông cung Nguyễn Phúc Dương cho chúa Nguyễn. Trước t́nh thế bất lợi trong đánh ra ngoài đánh vào, Nguyễn Nhạc t́m cách ḥa hoăn với Hoàng Ngũ Phúc, mặt khác, Nguyễn Nhạc đem cất châu báu trên núi, rồi dời Đông cung Nguyễn Phúc Dương đến Hà Liên, An Thái để lánh và rút quân về Quy Nhơn xây thành, củng cố lực lượng đối phó với quân chúa Nguyễn ở phía Nam.

Cuối năm 1775, kỵ binh do Nguyễn Quang Sáng, Lương Văn Trực, thủy xá Ma Khương tụ nghĩa tại núi La Hiên, đă phối hợp với thủy quân của Lưu Quốc Hùng, Trần Văn Nhâm hợp thành lực lượng Tây Sơn hữu đạo, cùng 2.000 quân do Nguyễn Huệ chỉ huy từ Quy Nhơn kéo vào đánh úp quân Tống Phước Hợp đóng tại Phú Yên. Quân Tây Sơn đă tiêu diệt khoảng 2 vạn quân chúa Nguyễn đóng ở Xuân Đài. Cai đội Nguyễn Văn Hiền bị chết. Cai cơ Nguyễn Khoa Kiên bị bắt sống. Tống Phước Hợp bỏ thành chạy.

Được tin Tống Phước Hợp bại trận ở Phú Yên, chúa Nguyễn điều động binh lính các nơi về ứng cứu, nhưng đều thất bại. Bùi Công Kế từ B́nh Khang đem quân đến bị bắt sống. Tống Văn Khôi từ Khánh Ḥa ra bị đội quân Trung đạo Tây sơn do Phạm Văn Tham, Lê Văn Thành và Chúa hỏa xá Y Thuông ở Thạch Thành cùng thủy quân của Phạm Ngạn chặn đánh, tiêu diệt 500 quân tại Đèo Cả. Tống Văn khôi bị tử trận.

Bấy giờ Chu Văn Tiếp đang đóng quân ở Quy Nhơn chạy vào huyện Đồng Xuân chiếm lấy vùng Trà Rang (thuộc thôn Phú Phong, xă An Hiệp) đặt làm đại bản doanh và bộ chỉ huy. Với mưu đồ giúp Chúa Nguyễn đánh lại nhà Tây Sơn, Chu Văn Tiếp đă vài lần xuất quân, nhưng không thành. Năm 1782, được tin thành Gia Định thất thủ, Chu Văn Tiếp rời bỏ Phú Yên đưa quân vào Nam, từ đó đất Phú Yên hoàn toàn thuộc về nhà Tây Sơn.

Sau khi đập tan tập đoàn thống trị Lê-Trịnh, Nguyễn Nhạc phong cho Nguyễn Huệ làm Bắc B́nh Vương cai quản vùng đất từ đèo Hải Vân ra Nghệ An; phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương coi đất Gia Định, c̣n ḿnh tự xưng là Trung ương Hoàng Đế, giữ vùng đất từ Quảng Nam đến cực Nam Trung Bộ.

Do chiến tranh tạm lắng nên trong thời gian cầm quyền, vùng đất của Nguyễn Nhạc cai quản nông nghiệp dần dần trở lại b́nh thường, đời sống nhân dân bắt đầu ổn định, ruộng đất bỏ hoang được cày cấy lại, nhân dân không c̣n xiêu tán. Tuy làm được một số việc, nhưng Nguyễn Nhạc đă nhanh chóng thoái hóa, thỏa măn với thắng lợi, thu hẹp hoài băo trong việc xưng vương xưng đế, không nh́n thấy mưu đồ phục hồi của Nguyễn Ánh ở phía Nam.

Ở đất Gia Định, Nguyễn Lữ do kém tài, nên Nguyễn Ánh sau một thời gian chạy ra Côn Đảo, đến năm 1787 trở về chiếm lại Gia Định, và dựa vào tầng lớp đại địa chủ, biến Gia Định thành một căn cứ vững chắc của Nguyễn Ánh.

Sau một thời gian củng cố vùng Gia Định, từ năm 1790, Nguyễn Ánh liên tục đưa quân ra đánh vùng đất cai trị của Nguyễn Nhạc.

Năm 1793, Chúa Nguyễn đưa quân đánh thành Quy Nhơn, khi đến vịnh Xuân Đài, Nguyễn Vương sai Vơ Tánh đem quân đánh bảo La Thai, tham đốc Tây Sơn là Phạm Văn Điềm thua chạy, Chúa đặt quan đường tại Phú Yên, lấy Phó tướng thủy binh Nguyễn Văn Nhâm làm Lưu Thủ, Nguyễn Y Nguyên làm Cai bạ, Nguyễn Văn Diệm làm Kư lục, rồi đưa quân đánh Quy Nhơn.

Trong t́nh thế nguy ngập, Nguyễn Nhạc cầu viện quân Phú Xuân. Bấy giờ Nguyễn Huệ đă mất, Quang Toản lên thay, liền sai tướng Phạm Công Hưng đem quân đánh đuổi Chúa Nguyễn chạy về Phú Yên, rồi chiếm luôn thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc uất ức mà chết. Đất Quy Nhơn sáp nhập vào khu vực cai trị của Quang Toản.

Tháng 3 năm 1795, tướng Tây Sơn là Phạm Công Hưng đưa 40.000 quân đánh với Chúa Nguyễn tại Phú Yên, quân nhà Nguyễn chống cự không nổi rút lui về Diên Khánh.

Tháng 4/1794, Chúa Nguyễn dẫn thủy binh đến cứu viện, nhưng thủy binh Tây Sơn đă rút về Quy Nhơn, bộ binh rút về trấn giữ Phú Yên. 

Tháng 5/1794, Chúa Nguyễn dẫn thủy quân ra đánh ở cửa biển Xuân Đài, sai Vơ Tánh đánh chiếm chợ Hội An, quân Tây Sơn bỏ đồn Hội An. Chúa Nguyễn chiếm được đất Phú Yên.

Tháng 10/1794, tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Lê Trung đem quân thủy bộ vào đánh Phú Yên, quân Chúa Nguyễn rút lui về Diên Khánh.

Năm 1795, Chúa Nguyễn lại đem đại binh từ Gia Định ra Phú Yên. Vơ Văn Sở đánh phá đồn Tây Sơn giết được Đô đốc  Phượng, Đô đốc Nguyên lui về Hội An, Cai cơ Trần Quang Diệu từ Khánh Ḥa theo đường núi rút qua Phú Yên về Quy Nhơn.

Tháng 4/1797, Chúa Nguyễn cùng Đông cung Hoàng tử Cảnh, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Hoàng Dục lại đưa quân ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Văn Trương đánh bại Đô đốc Thiêm tại Tiên Châu. Vơ Tánh và Nguyễn Văn Thành dẫn bộ binh đánh quân Tây Sơn ở cửa Hội An, Đô đốc Tây Sơn tên là Hiếu phải rút quân về La Thai (La Hai).

Tháng 6/1797, quân Tây Sơn lại tiếp tục thua trong các trận La Qua, Trạm Dă, Thạch Đậu, La Thai, tướng Tây Sơn là Phạm Văn Điềm xin hàng, Chúa Nguyễn giao Phạm Văn Điềm làm Trấn thủ Phú Yên.

Tháng giêng năm 1799, Chúa Nguyễn đem quân đánh Quy Nhơn, Chúa giao cho Nguyễn Văn Thành đánh lấy Phú Yên rồi đem quân tiếp ứng với Vơ Tánh.

Cũng năm 1799, tướng Phạm Văn Điềm đóng tại Phú Yên đầu hàng nhà Tây Sơn. Nhà Tây Sơn bèn mộ thêm lính, sửa sang thành vách và giao cho Phạm Văn Điềm giữ thành.

Cuộc chiến giữa nhà Tây Sơn với Chúa Nguyễn kéo dài suốt năm 1800. Đến năm Tân Dậu 1801, tướng Tây Sơn là Phạm Văn Điềm đánh vào Phú Yên trong tư thế một mất một c̣n nhưng không thu được kết quả. Đất phú Yên hoàn toàn thuộc về Chúa Nguyễn và đặt làm Doanh Phú Yên, có công đường và quan cai trị. Năm 1801, Chúa Nguyễn bỏ việc thu sưu ruộng ở Phú Yên nhằm thu phục ḷng dân ở một vùng đất mới chiếm được.

Tóm lại, xă hội Phú Yên trong thế kỷ XVII và XVIII là một xă hội đầy biến động và phức tạp. Cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, giao lưu buôn bán nước ngoài đang có chiều hướng thuận lợi, nhưng với ư thức “trọng nông ức thương” cố hữu, các thế lực cầm quyền không những đă đánh mất thời cơ phát triển kinh tế đất nước, mà c̣n đưa nước nhà đi vào con đường khủng hoảng và thoái hóa.

Từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XVIII với ư thức biến Đàng Trong thành một khu vực độc lập và cát cứ lâu dài, các Chúa Nguyễn đă có những chính sách thoáng đạt và mềm dẻo để thu hút lưu dân khai khẩn đất hoang, kết hợp gia cư địa phận, phát triển văn hóa, mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài.

 Bắt đầu nửa cuối thế kỷ XVIII, để có tiền ăn chơi và nuôi “bộ máy quan lại đông không kể xiết”, các Chúa Nguyễn đă đặt ra hàng trăm thứ thuế chính thu và hàng chục thứ thuế phụ thu, thêm vào đó là thiên tai, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra, làm cho đời sống nhân dân cùng cực, đói kém, nhiều người dân phải bỏ làng đi nơi khác sinh sống. T́nh h́nh đó làm cho những người nông dân chỉ có một con đường thoát duy nhất là nổi dậy chống lại Nhà nước quân chủ chuyên chế mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn, đă thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân ở Phú Yên.

Tuy đời sống chính trị diễn ra khá phức tạp, nhưng đời sống tinh thần của người dân Phú Yên không ngừng phát triển và nâng cao. Bên cạnh việc duy tŕ nền văn hóa truyền thống, người Việt tiếp thu văn hóa người Chăm, người Trung Hoa, tạo ra một nền văn hóa phong phú và nhiều màu sắc. Điều đó một lần nữa cho thấy khả năng thích nghi môi trường sống mới của con người Phú Yên là rất cao, rất đa dạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, tái bản, Nxb Thuận Hóa, 1995.

2. Cristophoro Borri: Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1998. (Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên, Nguyễn Nghị dịch)

3. Nguyễn Phan Quang, Vơ Xuân Đàn: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884, Nxb TP Hồ Chí Minh, 2005.

4. Nguyễn Đ́nh Đầu: Nghiên cứu địa bạ Triều Nguyễn Phú Yên, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1997.

5. Lê Quư Đôn toàn tập, tập I: Phủ biên tạp lục, Nxb KHXH, Hà Nội, 1977.

6. Phan Khoan: Việt sử xứ Đàng Trong. Nhà sách Khai Trí, 1967.

7. LiTana: Xứ Đàng Trong, Lịch sử kinh tế xă hội thế kỷ XVII, XVIII. Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh,

8. Thành Thế Mỹ: Ngoại thương Việt Nam Thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX. Nxb sử học, Hà Nội, 1961.

9. Nguyễn Đức Nghinh: Mấy nét phác thảo về chợ làng (qua những tài liệu thế kỷ XVII, XVIII), Tạp chí NCLS, Hà Nội, số 5, 1980.

10. Nhiều tác giả: Địa chí Phú Yên, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003.

11. Lê Nguyễn: Xă hội Đại việt qua bút kư người nước ngoài, Nxb Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh, năm 2004.

12. Quốc sử quán Triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.

13. Văn Tân: Khởi nghĩa Tây Sơn, Nxb KHXH, Hà Nội, 2.004.

14. Tạp chí Xưa và Nay số 106/ 2001.

15. Tạp chí Xưa và Nay số 140/ 2003.

 

PHÚ YÊN THỜI PHONG TRÀO
NÔNG DÂN TÂY SƠN VÀ TRIỀU TÂY SƠN

(1771 - 1802) (*)

 Liên Hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Phú Yên

1 – TRONG PHONG TRÀO TÂY SƠN, PHÚ YÊN ĐĂ TỪNG LÀ VÙNG CHIẾN ĐỊA CỦA QUÂN TÂY SƠN VÀ QUÂN CHÚA NGUYỄN

1.1 – Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn ở Phú Yên

Nửa đầu thế kỷ XVIII chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam đă lâm vào cuộc khủng hoảng. Đây cũng là thời kỳ được đánh dấu bằng liên tục các cuộc khởi nghĩa nông dân, mà đỉnh cao nhất là phong trào Tây Sơn.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khủng hoảng của Phú Yên - nói riêng, xă hội Việt Nam nói chung trong nửa đầu thế kỷ XVIII là nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra khá mạnh. Ruộng đất bị bọn phú hào trong làng xóm chiếm làm tư hữu, quan lại, địa chủ đua nhau tranh đoạt những thành quả khẩn hoang của nông dân hoặc dùng uy thế chiếm ruộng tư của nông dân và lấn chiếm cả ruộng công làng xă”. Có kẻ moi móc văn khế của một người đàn bà đă bán đứt ruộng từ 40 năm trước, bảo là công điền của xă nhà đem ra tranh kiện; có kẻ đem văn khế của một người đă bán đứt đất vườn riêng từ hơn 10 năm trước, bảo là ruộng hương hỏa của bản tộc mà đi thưa kiện …” Cường hào th́ lấy cớ làng xă phải bù lỗ tô thuế cho nhà nước rồi đem ruộng công của xă bán cho nhau, nhân đó chiếm làm ruộng tư. Theo một bài sớ của Nguyễn Cư Trinh (1751): “dân lậu có hai hạng, có kẻ trốn thuế mà lánh mặt, có kẻ đói rét mà phải phiêu lưu”.

T́nh trạng chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ ở Phú Yên tuy diễn ra không nghiêm trọng bằng vùng Thuận – Quảng, nhưng diện tích ruộng đất th́ ít mà tỉ lệ ruộng công tương đối cao, nên bọn quan lại, địa chủ t́m mọi cách chấp chiếm xâm lấn ruộng công làng xă.

Bên cạnh việc chiếm đoạt ruộng đất, hàng năm bọn quan lại địa chủ ở Phú Yên c̣n triển khai thực hiện hàng trăm thứ thuế của chúa Nguyễn để thỏa măn nhu cầu xa xỉ của tầng lớp quư tộc và bộ máy quan liêu cồng kềnh. Chẳng những thế, bọn quan lại sai nha c̣n trưng thu gian lận, bớt xén, nhân dân thống khổ về nỗi “một cổ hai tṛng”. Khi nhà nước cần một sản vật ǵ lại đặt thêm thuế sản vật đó. Năm 1769, nhà nước cần mỡ heo để lau súng đại bác, liền ra lệnh đánh thuế mỡ heo. Những vùng xa như Phú Yên th́ thay bằng tiền: 5 tiền/chĩnh.

Mỗi lần xây dựng cung điện Phú Xuân (Huế) th́ dân Phú Yên, Quy Nhơn, Quảng Ngăi phải nộp gỗ, dân B́nh Khang, Diên Khánh nộp song mây, lá gồi. Các sản vật trên hoặc do nhà nước trưng mua, hoặc coi như một loại thuế phải đóng cho nhà nước.

Ngoài ra, cũng như đại đa số cư dân Đàng Trong, những người dân Phú Yên c̣n phải đóng các thứ thuế đầu nguồn, thuế thân, thuế chợ, thuế thuyền… mức thuế ngày càng tăng cao. Nhân dân vùng miền núi nộp thuế vừa bằng tiền, vừa bằng hiện vật. Các sách người Ê đê, Ba Na… vùng miền Tây Phú Yên c̣n nộp thuế bằng hiện vật: ngà voi, sừng tê giác, mật ong, trầm hương, gỗ…

Để thực hiện chính sách thuế khóa nói trên, họ Nguyễn đặt ra hệ thống quan thu thuế cồng kềnh, gọi là “bản đường quan”. Tại phủ Phú Yên, có hàng chục quan thu thuế; ở cấp phủ, huyện; mỗi loại thuế đặt riêng một viên quan cai trưng. T́nh h́nh đó đă làm cho nhân dân miền xuôi, miền ngược ở Phú Yên lâm vào cảnh điêu đứng, cùng kiệt.

Đám quan lại, từ quan to đến quan nhỏ, kể cả Chánh Tổng, Xă Trưởng của các làng xă ở Phú Yên đều nhà cửa chạm trổ, trướng vóc màng the, đồ dùng toàn bằng đồng bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc… quần áo là lượt, nệm hoa chiếu mây, lấy sự phú quư để khoe trương lẫn nhau”.([29])  Sự thối nát của tầng lớp thống trị ở Phú Yên (nói riêng) và ở Đảng Trong (nói chung) cùng với bộ máy thống trị quan liêu ngày càng ph́nh ra. “Chỉ trong một xă cũng có đến 16, 17 tướng thần và hơn 20 xă trưởng([30]). Nạn mua quan bán tước ở Phú Yên ngày càng phổ biến làm cho số quan lại ngày càng tăng. Trong khi đó sức sản xuất của các làng xă bị ḱm hăm, nạn mất mùa đói kém, đời sống nhân dân lầm than cơ cực.

Trước khi nổ ra cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, nhân dân Phú Yên đă cùng các dân tộc dọc Trường Sơn và vùng Tây Nguyên đă nhiều lần nổi dậy. Năm 1746, cuộc nổi dậy của người Chăm ở Thuận Thành và cuộc khởi nghĩa của các tộc thiểu số ở Quảng Ngăi, buộc chúa Nguyễn phải điều động thêm quân lính ở hai phủ Quy Nhơn và Phú Yên đi đàn áp([31]).

1.2. Nhân dân Phú Yên với phong trào Tây Sơn

Mùa xuân năm 1771, cuộc khởi nghĩa của phong trào Tây Sơn nổ ra tại ấp Tây Sơn, một vùng miền núi thuộc phủ Quy Nhơn (tỉnh B́nh Định ngày nay). Nghĩa quân đă nhanh chóng mở rộng khắp các tỉnh B́nh Định, Phú Yên. Với khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, ngọn cờ đó của nghĩa quân đă nhanh chóng tập hợp được đông đảo nông dân và các tầng lớp dân nghèo, chĩa mũi nhọn vào bọn quan lại sâu mọt giàu có của chính quyền chúa Nguyễn - Đàng Trong. 

Một giáo sĩ phương Tây - Diego Jumilla - có mặt ở Đàng Trong lúc bấy giờ đă mô tả hoạt động buổi đầu của nghĩa quân Tây Sơn trong một bức thư đề ngày 15-2-1774, có đoạn: Năm ngoái, khoảng đầu tháng 4, quân Đàng Trong [ư nói quân Tây Sơn] bắt đầu tuần hành các nơi … Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, lại có người mang súng. Họ không làm thiệt hại đến người và của; trái lại họ muốn tỏ ra b́nh đẳng giữa mọi người Đàng Trong. Họ vào nhà giàu, nếu biếu họ ít nhiều th́ họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự th́ họ cướp lấy những đồ quư giá nhất đem chia cho người nghèo… Họ tấn công và tước vũ khí viên quan do nhà vua sai vào thu thuế; họ thu lấy tất cả giấy tờ của viên quan này và đem đốt ở nơi công cộng([32]). Một giáo sĩ khác,  E. Castuera, cũng ghi: “Họ tuần hành trong các làng, tuyên bố với dân chúng rằng họ không phải là giặc cướp, mà là những người làm theo ư của trời; họ muốn thực hiện công lư trong xă hội và giải phóng nhân dân thoát khỏi ách chuyên chế của vua quan. Họ tuyên truyền sự b́nh đẳng về mọi mặt, lấy của cải của quan lại và nhà giàu phân phát cho dân nghèo. Những làng mạc bị thuế má hà khắc đè nặng đă nhiệt liệt tuyên thệ hưởng ứng khởi nghĩa([33]). Cũng ngay từ đầu đồng bào các dân tộc ở Phú Yên và Tây nguyên tham gia đông đảo vào hàng ngũ nghĩa quân. Trước đó họ đă nhiều lần nổi dậy, và khi khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ, họ trực tiếp  sát cánh với nhân dân miền xuôi, tiếp tục cuộc đấu tranh([34]). Vẫn theo giáo sĩ Diego Jumilla năm ngoái [1773] … cùng đi theo [Tây Sơn] cũng có bọn giặc núi đi từ miền núi giữa hai hạt Quy Nhơn và Phú Yên”. Giáo sĩ Le Roy, trong một bức thư đề tháng 12 – 1786 cũng viết: Lính của họ [Tây Sơn] có bộ phận gồm những người thiểu số khác ở Cao Miên, Xiêm…”. Ngoài ra, lúc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển [1773] đông đảo đồng bào các dân tộc ít người ở Phú Yên đă ủng hộ anh em nhà Tây Sơn, tiêu biểu có nữ chúa Chàm tên là Thị Hỏa([35]), vua Thủy Xá (Pơtau Ea), vua Hỏa Xá (Pơtau Apui)… Thị Hỏa lập đồn trại ở Thạch Thành [vùng Sơn Thành – Tây Ḥa ngày nay] làm quân tiếp ứng cho Tây Sơn.

Cùng với đồng bào các dân tộc ít người ở miền Tây Phú Yên, đồng bào các làng ven biển Phú Yên cũng tích cực hưởng ứng tham gia phong trào Tây Sơn, nhiều người trong số đó trở thành những vị tướng lĩnh tài ba dưới trướng Quang Trung – Nguyễn Huệ, như: Vơ Văn Dũng, Nguyễn Nhưng Huy, Bốn Linh (Tư Linh), Lưu Quốc Hưng, Vơ Văn Cao, Nguyễn Quang Huy, Phan Văn Biên …

Vơ Văn Dũng là một danh tướng dưới triều Tây Sơn. Ông sinh ra ở B́nh Định, nhưng từ năm 20 tuổi chuyển vào Phú Yên sinh sống và làm nghề buôn ngựa. Duyên may, ông gặp được lăo trượng họ Lương ḍng dơi Lương Văn Chánh ở Tuy Ḥa dạy cho môn trường kiếm và môn đoản đao, dạy cách đánh trên đất và dạy đánh trên ngựa, lúc dùng một món, lúc dùng cả đôi.” Khi khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, là người có vơ nghệ, sức khỏe, lại thường xuyên đi lại buôn bán vùng B́nh Định – Phú Yên, nên Vơ Văn Dũng đă sớm tiếp xúc với những thủ lĩnh của phong trào và tham gia khởi nghĩa. Ông cũng là người bạn tâm giao của Nguyễn Nhạc. Vơ Văn Dũng là đại công thần lập quốc của vương triều Tây Sơn.

Lưu Quốc Hưng, Vơ Văn Cao, Nguyễn Quang Huy, Phan Văn Biên … đều sinh ra và lớn lên ở huyện Đồng Xuân - Phú Yên. Huyện Đồng Xuân xưa bao gồm cả Sông Cầu, Tuy An, Đồng Xuân và một phần huyện Phú Ḥa và thành phố Tuy Ḥa ngày nay.([36]) Trong số này nổi tiếng hơn cả là Vơ Văn Cao.

Vơ Văn Cao, người Phú Yên, làm đến chức Quốc tử giám trực giảng, được thăng Thái Tử Trung doăn đời Quang Trung. Vơ Văn Cao tính t́nh cương trực, không chịu nổi hành vi và thái độ hống hách của quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên, nên nhân lúc về quê cư tang cha mẹ, ông ở luôn ở nhà cày ruộng. Ông đă sáng tác một số bài thơ chê Tuyên là gian thần, Tuyên rất giận. Khi Vơ Văn Cao chết, Tuyên bảo là giả chết, cho người phá quan tài ra xem, Trần Quang Diệu, Vơ Văn Dũng phải can thiệp mới được miễn. ([37])

Như vậy điểm qua các lực lượng tham gia phong trào Tây Sơn, rơ ràng nhân dân từ miền xuôi đến miền ngược ở Phú Yên đă tích cực tham gia phong trào khởi nghĩa. Họ vùng lên chống lại bộ máy thống trị với nạn thuế khóa khắc nghiệt, nạn chiếm đoạt ruộng đất cùng nhiều tai họa khác đang đè nặng lên đời sống của họ.

1.3. Trong phong trào Tây Sơn Phú Yên đă từng là vùng chiến địa của quân Tây Sơn và quân chúa Nguyễn

Từ khi nhà Tây Sơn khởi nghiệp đến khi lụi tàn, Phú Yên chính là mảnh đất “phên dậu phía Nam” của Tây Sơn.

Sau khi cuộc khởi nghĩa nổ ra [1771] đến đầu năm 1773 nghĩa quân Tây Sơn đă làm chủ một vùng rộng lớn từ Phú Yên đến Quảng Ngăi (bao gồm cả một phần Tây Nguyên). Cuối năm 1773, từ Phú Yên nghĩa quân đánh chiếm Diên Khánh, B́nh Khang.

Mùa hè 1774, lưu thủ Long hồ Tống Phước Hiệp huy động quân lính ở Gia Định tiến đánh và chiếm lại ba phủ B́nh Thuận, Diên Khánh, B́nh Khang, sau đó chiếm lại cả Phú Yên. Và Phú Yên trở thành chiến tuyến địa đầu của nghĩa quân Tây Sơn, nơi đối đầu với tập đoàn phong kiến chúa Nguyễn ở phía Nam, buộc các thủ lĩnh Tây Sơn phải t́m mọi cách để lấy lại vùng đất này; chỉ có như vậy mới có điều kiện bảo tồn và phát triển cuộc khởi nghĩa.

Tháng 7-1775, Nguyễn Nhạc phải dùng kế hoăn binh với quân Trịnh ở mặt bắc để tập trung lực lượng đánh chiếm lại Phú Yên, tấn công quân Nguyễn ở phía Nam.

Đối với mặt trận phía Nam, Nguyễn Nhạc sai người mang thư vào Phú Yên ngỏ ư xin hàng Tống Phước Hiệp và lập hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương lên làm vua. Phúc Hiệp tin là thật nên không chú ư pḥng bị nữa. Nắm lấy sơ hở này, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ đem đại binh đánh úp Tống Phước Hiệp ở Phú Yên và giành thắng lợi. Đây là chiến công lớn đầu tiên của Nguyễn Huệ, bấy giờ mới 23 tuổi.

Trong trận tiến công này, lực lượng nghĩa quân tại Phú Yên có lực lượng kỵ binh do Nguyễn Quang Sáng, Lương Văn Trực cùng vua Thủy Xá Ma Khương chỉ huy – tụ nghĩa ở núi La Hiên – phối hợp với thủy quân của Lưu Quốc Hưng, Trần Văn Nhâm hợp thành lực lượng Tây Sơn hữu đạo, cùng 2.000 quan quân của Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn kéo vào, đánh tiêu diệt hơn 10.000 quân của chúa Nguyễn ở Vịnh Xuân Đài([38]). Tống Phước Hiệp, theo đường bộ tháo chạy lên núi, vượt đèo vào nam.

Về sau Gia Long cho xây dựng “Miếu Công thần” để thờ quân Nguyễn bị Tây Sơn giết chết trong trận thủy chiến Xuân Đài. Miếu nằm ở đảo Ḥn Nầng, một ḥn đảo nằm trong đầm Cù Mông, đoạn thuộc xă Xuân Thịnh, huyện Sông Cầu ngày nay.   

Tương truyền trong dân gian, chúa Nguyễn [chỉ Tống Phước Hiệp] bị quân Nguyễn Huệ đánh tan tác ở Vịnh Xuân Đài, cùng một nhóm bộ hạ hơn mười người thoát chạy lên vùng núi Xuân Đài, sau đó băng sông Ngân Sơn chạy về hướng Tây. Trên đường trốn chạy, bị quân Tây Sơn truy đuổi gắt gao, Tống Phước Hiệp cho bộ tướng chạy trước để đánh lạc hướng, c̣n ông ta thay đổi trang phục vào trốn ở nhà Bà Trang thuộc thôn Định An Đông, tổng Hạ, huyện Đồng Xuân – ở giáp ranh giới xă An Định và thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An ngày nay. Khi nghĩa quân truy lùng đến Bà Trang cho Tống Phước Hiệp vào trong buồng đắp chiếu nằm giả bệnh. Bà nói với toán nghĩa quân truy đuổi là có thấy một nhóm người vừa chạy qua, c̣n người đàn ông đang nằm trong buồng là chồng của bà. Tống Phước Hiệp thoát chết, về sau ông ta có t́m lại nhà Bà Trang để cảm tạ ơn cứu mạng, nhưng Bà Trang đă chết, ông tâu với triều đ́nh sắc phong, nhân dân địa phương xây dựng đền miếu thờ, gọi là “Miếu Bà Trang”.([39])

Ở phía Nam Phú Yên đội quân của vua Hỏa xá Y Thuông ở Thạch Thành cùng quân của các tướng Phạm Văn Tham, Lê Văn Thanh và thủy quân của Phạm Ngạn chặn đánh tiêu diệt 5.000 quân của chúa Nguyễn từ phía Nam kéo ra đèo Cổ Mă.

Chiếm được Phú Yên [1775], Nguyễn Nhạc cử Lư Tài trấn thủ Phú Yên, sai em là Nguyễn Lữ đem thủy binh vào đánh Gia Định, chiếm được thành Gia Định và các dinh Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ; chúa Nguyễn Phúc Thuần phải chạy về Bà Rịa.

Tháng 3 – 1776, Nguyễn Nhạc tự xưng Tây Sơn Vương, xây lại thành Đồ Bàn, phong Nguyễn Huệ làm Phụ Chính, Nguyễn Lữ làm Thiếu Phó; mở đầu sự h́nh thành vương triều Tây Sơn.

Trong suốt những năm khởi nghĩa và tồn tại của Tây Sơn, cùng với Quy Nhơn, Phú Yên là hậu cứ quan trọng của nhà Tây Sơn. Tại đây, nhà Tây Sơn đă tập trung củng cố lực lượng, xây dựng căn cứ. Từ năm 1773, một nhiệm vụ lớn lao của nghĩa quân Tây Sơn là quản lư cả một vùng biển dài, rộng; đồng thời phải tiêu diệt đội quân của Nguyễn Ánh đang được tư bản phương Tây vực dậy. Đội quân của Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của tư bản Pháp, Bồ Đào Nha và phong kiến Xiêm. Quân đội Tây Sơn với tất cả tiềm năng vốn có của dân tộc, đang được tổ chức, tập hợp lại dưới sự lănh đạo thiên tài của Nguyễn Huệ.

Để đối phó và đập tan âm mưu của Nguyễn Ánh quay lại đánh chiếm vùng đất phía Nam, Tây Sơn tập trung làm bốn việc chính:

1. Tăng cường hệ thống bố pḥng các cửa biển và hải cảng.

2.      Đóng thêm chiến thuyền lớn, chế tạo vũ khí và các biện pháp khác nhằm tằng cường sức chiến đấu.

3.      Sử dụng “cướp biển”.

4.      Khai thác kỹ thuật quân sự phương Tây.

Ngay từ khi xác lập quyền làm chủ ở Phú Yên [1773 - 1776] vấn đề bố pḥng, tuần tra được nghĩa quân chú ư. Cha cố Diego Jumilla đă cho biết về khả năng kiểm soát của nghĩa quân: “Những người nổi dậy làm chủ cả tỉnh Quy Nhơn. Say sưa bởi những chiến công ấy, họ bổ nhiệm quan lại cho hai tỉnh đó [Quy Nhơn, Phú Yên] và đắp lũy cho các hải cảng”. Ông nhận xét: Bọn họ [Tây Sơn] ngăn cản không để nhà vua [chúa Nguyễn] liên lạc với các tỉnh khác ở giữa Phú Yên và Raygon [vùng đồng bằng sông Cửu Long]. Từ các tỉnh ấy ra tới triều đ́nh [Phú Xuân] người ta không thể nào lưu thông đường bộ cũng như đường biển([40]). 

Từ 1776 – 1785, khi quân Nguyễn co lại ở Gia Định, quân Tây Sơn đứng vững trên địa bàn của ḿnh từ Phú Yên ra đến Quảng Nam, tạm ḥa hoăn với quân Trịnh ở Thuận Hóa, ra sức xây dựng lực lượng cho năm lần tiến công giải phóng Gia Định sau này.

Từ năm 1789 những chuyển biến sâu sắc trong quân đội Tây Sơn, nhất là là việc h́nh thành căn cứ quân thủy lớn ở vùng biển Cù Mông – Thị Nại. Bằng hoạt động tuần tra rất có hiệu quả của các đội “du thuyền” và sự xuất hiện những tàu thuyền lớn trang bị nhiều pháo, chuyên hoạt động trên biển đă làm rơ nét một lực lượng hải quân độc lập, hùng hậu. Nhờ vậy, lực lượng quân đội Tây Sơn đóng trên địa bàn Phú Yên ngăn chặn được kế hoạch phản công của Nguyễn Ánh bằng những trận “giặc mùa”.

Nguyễn Ánh nói: Nay ta dùng mẹo khiến cho giặc hồ nghi, tiến đánh luôn làm cho giặc mệt mỏi, hàng năm nhân mùa có gió, thủy binh do đường biển mà tiến, bộ binh theo đường B́nh Thuận, B́nh Khang tiến ra; được một châu th́ đắp thành một châu, được một huyện th́ đóng đồn một huyện để làm phên dậu cho Gia Định; dần dần sức giặc suy kém, thiên hạ có thể về tay ta vậy”. ([41]) Từ đó, hàng năm cứ đến tháng 4, tháng 5 là mùa có gió nam thổi mạnh, Nguyễn Ánh kéo quân thủy bộ ra đánh Tây Sơn, đến gió mùa đông bắc lại rút về. Người đương thời gọi các đợt phản công này của Nguyễn Ánh là những trận “giặc mùa”. Chính trong thời kỳ này, Phú Yên lại trở thành trung tâm, là tuyến đầu của cuộc chiến tranh chống “giặc mùa”. Từ năm 1792 đến 1799 Nguyễn Ánh năm nào cũng kéo quân từ phía Nam ra tấn công Phú Yên, trực tiếp uy hiếp Quy Nhơn.

Tháng 6-1792, Nguyễn Ánh cùng các tướng Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Thành và Dayot, Vannier đem 128 chiến thuyền, bất ngờ tiến đánh Phú Yên và Quy Nhơn, rồi nhanh chóng rút về.

Tháng 4-1793, Nguyễn Ánh cùng các tướng Nguyễn Văn Trương, Vơ Tánh lại mở tiếp cuộc tấn công ra phía bắc bằng đường biển, trong đó có Phú Yên, rồi tiến ra cửa biển Thị Nại. Trên đường bộ, các tướng Tôn Thất Hội, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Văn Thành đánh ra B́nh Thuận, đến Phú Yên hai cánh quân thủy bộ hợp nhau cùng vây thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc phải sai người ra Phú Xuân cầu cứu. Lúc bấy giờ Quang Toản đă nối ngôi Quang Trung, sai Phạm Công Hưng, Lê Trung, Ngô Văn Sở đem 17.000 quân bộ và 80 thớt voi cùng với Đặng Văn Chân đem 30 chiến thuyền vào giải vây cho Quy Nhơn. Nguyễn Ánh thấy viện binh Tây Sơn hùng hậu, lại gặp mưa to, liệu thế không chống cự nổi, bèn hạ lệnh rút quân về Gia Định, chỉ để các tướng lại giữ các thành ở Phú Yên.

 Tại Phú Yên các bộ tướng Tây Sơn đă cùng nghĩa binh thuộc các bộ tộc Thủy Xá, Hỏa Xá nhanh chóng tấn công quân Nguyễn, giành quyền làm chủ từ Cù Mông đến Đèo Cả.

Về phía Tây Sơn, sau khi giải vây Quy Nhơn, Phạm Công Hưng kéo quân vào chiếm thành và tịch biên kho tàng. Nguyễn Nhạc uất giận, thổ huyết chết. Sự kiện này càng đào sâu thêm mâu thuẫn nội bộ Tây Sơn. Trong các quan đại thần Tây Sơn cũng diễn ra những cuộc thanh trừng, tranh giành quyền lực. Năm 1795, sau khi biết âm mưu của Bùi Đắc Tuyên đang truất phế đại thần, Vũ Văn Dũng bất ngờ đem binh vây giết Thái sư Bùi Đắc Tuyên – cậu ruột Quang Toản – và Ngô Văn Sở; sau đó sai Nguyễn Văn Huấn sát hại Trần Quang Diệu (nhưng không thành). Từ đó, Tây Sơn suy yếu nhanh chóng, tướng sĩ nhiều người nản ḷng bỏ theo Nguyễn Ánh.

Tháng 3 – 1799 (năm Kỷ Mùi), sau khi nắm được t́nh h́nh nội bộ Tây Sơn lục đục, Nguyễn Ánh quyết định  kéo đại quân ra đánh Phú Yên, rồi vây chặt thành Quy Nhơn. Cuộc chiến ở đây diễn ra quyết liệt, thành Quy Nhơn bị thất thủ. Nguyễn Quang Huy, vội đem quân từ Phú Yên ra tiếp cứu.

Quê hương của Nguyễn Quang Huy nằm ở chân núi phía Nam dăy Cù Mông. Ông là một vơ tướng đă từng lập nhiều chiến công trong những ngày đầu dựng nghiệp của Tây Sơn. Năm Giáp dần (1794) bộ tướng Tây Sơn là Lê Văn Hưng vào đánh quân Nguyễn ở Phú Yên. Tại đây, Lê Văn Hưng gặp Nguyễn Quang Huy.

Nguyễn Quang Huy sau khi bại binh ở B́nh Thuận, không dám về Quy Nhơn, mà về quê hương Phú Yên, chiếm cứ một nơi hiểm yếu trong dăy Cù Mông đợi dịp lập công chuộc tội. Khi Lê Văn Hưng vào đánh địch ở Phú Yên, vốn đă quen biết nhau từ trước, nên Nguyễn Quang Huy liền đem quân ra hưởng ứng, dễ dàng đánh chiếm lại Phú Yên. Sau chiến thắng ở Phú Yên, Lê Văn Hưng để Nguyễn Quang Huy ở lại trấn thủ Phú Yên, rồi kéo binh về Phú Xuân.

Khi tiến đánh giải vây cho thành Quy Nhơn, Nguyễn Quang Huy đánh rất hăng, một ngày đánh bại 25 viên tướng của Nguyễn Ánh. Ánh lấy làm lạ, lên thành đứng xem. Quang Huy trông thấy dùng cung thiết thai – một loại cung lớn có ṇng sắt – bắn trúng cánh tay trái. Nguyễn Ánh té nhào bất tỉnh. Tướng sĩ đưa vào dinh cứu chữa[42].

Hay tin Nguyễn Quang Huy tiếp ứng thành Quy Nhơn, đất Phú Yên đang bỏ trống, Nguyễn Văn Thành (danh tướng của Nguyễn Ánh) ở Diên Khánh liền đem quân ra Phú Yên chiếm đóng, rồi kéo thẳng ra Quy Nhơn. Quân của Quang Huy bị đánh hai mặt, hết sức chóng đỡ, nhưng quân Nguyễn quá đông. Sức đuối dần, quân của Quang Huy bị tan ră, ông một người một ngựa chạy vào núi vùng núi Vân Canh – Cù Mông. Nguyễn Quang Huy đă lợi dụng thế núi hiểm trở, chiêu mộ hào kiệt chờ dịp phục thù.

Chiếm được thành Quy Nhơn, Nguyễn Ánh đổi tên là thành B́nh Định, giao cho Vơ Tánh và Ngô Tùng Châu ở lại trấn giữ, rồi rút về Gia Định. Trên căn bản các thành lũy ở Phú Yên – B́nh Định đều do quân Nguyễn trấn giữ, nhưng quân Nguyễn không có khả năng kiểm soát toàn bộ vùng đất của hai tỉnh này. Quân Tây Sơn vẫn c̣n trấn giữa nhiều vùng trọng yếu ở miền núi Phú Yên, B́nh Định. Tại cửa biển Thị Nại (Quy Nhơn) và Xuân Đài – Cù Mông (Phú Yên), quân Tây Sơn vẫn giành quyền làm chủ.

Năm 1800 Nguyễn Quang Huy lănh đạo một đội dân binh đồng bào dân tộc thiểu số hai tỉnh B́nh Định và Phú Yên tấn công tiêu diệt một đội quân của nhà Nguyễn ở phía Bắc dăy núi Cù Mông - do Trương Tấn Bửu chỉ huy – đẩy lùi cuộc tấn công của quân Nguyễn từ phía Nam đánh ra; buộc Trương Tân Bửu, Tống Phước Hiệp, Nguyễn Văn Thành phải rút vào Đồng Xuân – Phú Yên đóng giữ, chờ cơ hội phản công.

Năm 1801, từ phía Tây Nguyễn Quang Huy phối hợp với Vũ Văn Dũng và Trần Quang Diệu (từ phía Đông), tấn công thành Quy Nhơn, đánh bật quân Nguyễn ra khỏi thành này. Ngày 27 tháng 5 năm Tân Dậu (1801), Quy Nhơn thất thủ, Vơ Tánh và Ngô Tùng Châu – tướng nhà Nguyễn trấn thủ Quy Nhơn – tự vẫn.  

Tháng 6-1801, Nguyễn Ánh chiếm Phú Xuân. Năm 1802 (ngày 2/5 âm lịch) Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu là Gia Long.

Trong phong trào Tây Sơn, Phú Yên là nơi diễn ra các trận đánh giữa quân Tây Sơn và quân chúa Nguyễn, nghĩa quân Tây Sơn ở Phú Yên liên tục chiến đấu, xây dựng lực lượng, lật đổ chính quyền thống trị trong nước, đánh tan các cuộc xâm lược của quân Nguyễn câu kết với nước ngoài; tiêu biểu cho tinh thần quật khởi chống áp bức cường quyền và tinh thần đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm.

 

2 – PHÚ YÊN DƯỚI VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN.

2.1. Vương triều Tây Sơn và cuộc cải cách của Quang Trung

Suốt trong những thế kỷ XVI, XVII, XVIII, chế độ quân chủ tập quyền Việt Nam đă suy thoái nghiêm trọng, chiến tranh loạn lạc xảy ra khắp nơi. Dân chúng khó có thể sống như cũ được nữa, “họ muốn trút bỏ thân phận “nông nô” kiểu phương Đông đang sống dở chết dở trên từng mảnh ruộng khẩu phần manh mún và xương xẩu để trở thành người nông dân sản xuất hàng hoá([43]). Một tâm lư mới xuất hiện trong xă hội là thoát ly làng xă; là phải làm giàu; phải đi buôn, vươn ra thế giới bên ngoài.  “Cởi trói” và “mở cửa” đă trở thành những yêu cầu ngày càng bức xúc của xă hội Việt Nam trải qua các thời kỳ XVI, XVII, XVIII, và càng đặc biệt bức xúc khi chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây liên tục gơ cửa, giành nhau ưu thế thị trường trên bán đảo Đông Dương, chuẩn bị cho những mưu tính lâu dài của họ([44]).

Cuối thế kỷ XVIII, xă hội Việt Nam đi vào giai đoạn khủng hoảng cực kỳ trầm trọng. T́nh trạng khủng hoảng ấy chứng tỏ quan hệ sản xuất phong kiến trở nên lạc hậu của bộ máy thống trị quân chủ chuyên chế và yêu cầu mở đường cho xă hội phát triển. Quang Trung đă nh́n thấy những đ̣i hỏi cấp thiết ấy của xă hội và đă thể hiện trong nhiều chính sách về chính trị, kinh tế, tài chính, xă hội… Đó là những chính sách cải cách tiến bộ đáp ứng những yêu cầu phát triển cấp thiết của xă hội lúc bấy giờ, góp phần quan trọng vào việc phục hồi và phát triển kinh tế, mở ra những khả năng tiến triển tốt đẹp cho xă hội Việt Nam đang ở trong t́nh trạng khủng hoảng trầm trọng.

Ngày 25.11 năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Huệ lên ngôi xưng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung. Trong “Chiếu lên ngôi” Quang Trung đă từng tuyên bố: “Trẫm nay cùng dân đổi mới”, chứng tỏ Quang Trung có ư thức xây dựng đất nước theo một đường lối khác với các triều đại cũ. Và trên thực tế, sau khi lănh đạo cả dân tộc đánh phá ngót 30 vạn quân xâm lược nhà Thanh, Quang Trung khẩn trương xúc tiến công cuộc tái thiết theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trở về với ruộng đất, đặc biệt là xoá bỏ chính sách “bế quan tỏa cảng” cản trở bước tiến của xă hội từ nhiều thế kỷ trước ([45]).

2.2. Những chính sách cải cách về chính trị, quân sự của Quang Trung tác động đến Phú Yên.

Sau khi tiêu diệt 30 vạn quân Thanh, Nguyễn Huệ đă tiến hành xây dựng bộ máy chính quyền mới, có đủ năng lực bảo vệ quốc gia và bảo đảm thực hiện những chính sách cải cách tích cực.

Từ khi c̣n là Bắc B́nh Vương, Nguyễn Huệ đă chú ư nhiều mặt về chính trị, từng bước xây dựng chính sách ở trung ương và địa phương. Tại kinh đô Phú Xuân, ngoài những chức vơ tướng và tổ chức quân đội, c̣n có các bộ Binh, bộ H́nh, bộ Hộ…  với các chức Thượng Thư, Thị Lang…

Năm 1787, Nguyễn Huệ đă tổ chức những cơ quan chính quyền mới thay thế cho bộ máy quan liêu thối nát của nhà Lê.

Năm 1788, Nguyễn Huệ tiếp tục chỉnh đốn lại bộ máy cai trị. Nhiều sĩ phu tiến bộ như Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích… cũng được Nguyễn Huệ cho tham gia những chức vụ trọng yếu trong chính quyền mới.

 Sau khi xưng đế (25.11.1788) Quang Trung củng cố lại chính quyền trung ương theo quy cách một triều đ́nh đế vương. Dưới hoàng đế, có Tam Công, Tam Thiếu, Đại Chủng Tể, Đại Tư Đồ, Đại Tư Khấu, Đại Tư Mă, Đại Tư Không, Đại Tư Lệ, Thái Úy, Ngự Úy, Đại Tổng Quản, Đại Đổng Lư, Đại Đô Hộ, Đại Đô Đốc… Trong triều đ́nh có các cơ quan chuyên trách như sáu bộ, do chức Thượng Thư đứng đầu.

Việc phân chia khu vực hành chính và tổ chức chính quyền địa phương cũng được Quang Trung chỉnh đốn lại thống nhất và chặt chẽ.

Đứng đầu mỗi trấn có chức Trấn Thủ là một vơ quan và chức Hiệp Trấn là một văn quan. Mỗi huyện có chức Văn Phân Tư và Vơ Phân Suất đứng đầu, dưới có chức Tả Quản Lư và Hữu Quản Lư, giúp việc. Các tổng có Tổng Trưởng, xă có Xă Trưởng phụ trách việc hành chính.

Đứng đầu Trấn Phú Yên lúc này là Trấn Thủ (vơ quan) đô đốc Nguyễn Văn Lộc (1774 - 1775), sau đó là Nguyễn Quang Huy (đă giới thiệu ở phần trên); Hiệp Trấn (quan văn) là Phạm Văn Tung ([46]).

Về cơ bản tổ chức chính quyền ở trấn Phú Yên dưới thời Tây Sơn vẫn là một chính quyền quân chủ quan liêu, nhưng thành phần quan lại có những điểm mới. Đó là một bộ phận quan chức vốn là những tướng lĩnh nông dân bên cạnh một số quan lại sĩ phu cũ được giữ lại và những quan lại mới được tiến cử hoặc xuất thân khoa cử do triều đ́nh tổ chức. Đối với quan lại cao cấp, như các chức Trấn Thủ, Hiệp Trấn … triều đ́nh thực hiện chế độ bổng lộc, cấp cho họ một số xă và một số dân đinh để thu thuế; nhà nước không ban cấp ruộng đất cho quan lại làm lộc điền.

Tổ chức chính quyền làng xă ở Phú Yên trong buổi đầu xây dựng vẫn c̣n ảnh hưởng mô h́nh của chúa Nguyễn, nên có nơi c̣n cồng kềnh, chưa thống nhất, nhưng đă kịp thời điều chỉnh phù hợp với địa bàn và điều kiện dân cư, đảm bảo an ninh trật tự nhằm phát triển kinh tế - xă hội; tránh t́nh trạng “Quan càng nhiều th́ dân càng bị nhiễu. Quyền nghi, công việc bất nhất([47]).

Để đáp ứng nhu cầu xây dựng chính quyền mới, triều Tây Sơn một mặt thực hiện chính sách “cầu hiền”, thu nạp nhân tài, trọng dụng những sĩ phu thành tâm theo ḿnh; mặt khác, tổ chức trường học, khoa thi; ba năm mở một khoa thi. Khoa thi văn, gọi là “khoa Minh Kinh”. Năm 1789 (năm Quang Trung thứ nh́), khoa thi hương đầu tiên được tổ chức ở Nghệ An, do Nguyễn Thiếp làm chánh chủ khảo. Trong cuộc thi này ở miền Trung có nhiều người ra ứng thí. Trúng tuyển vào hạng ưu trong kỳ thi này có:

1. Phan Văn Biên, ở Phú Yên, giỏi về kinh dịch, thông cả bách gia chư tử, lại c̣n thạo âm nhạc, rành toán pháp. Đậu xong, ông được  triều đ́nh bổ ngay làm quan Huấn đạo.

2.      Đinh Sĩ An, ở B́nh Khê – B́nh Định, là một thành viên trong “Tây Sơn tứ tài tử” ([48]).

3.      Phạm Văn Tung, ở Phù Mỹ – B́nh Định, được phong làm quan Hiệp Trấn ở Phú Yên.

4.      Trần Trọng Vỹ (ở Hoài Ân), được phong làm Thị lang Bộ Lễ.

5.      Đặng Sĩ Nguyên (ở Quảng Nghĩa), được bổ nhiệm làm quan Biên Tu.

6.      Đặng Mộng Kỳ (Quảng Nam), sau làm quan cho Nguyễn Ánh.

7.      Lê Xuân Tá (người Quảng Nam), làm quan đến chức “An Phú” ở Phú Yên.

Như vậy trong số bảy người đậu hạng ưu ở kỳ thi đầu tiên của triều Quang Trung ở Phú Yên có một người (Phan Văn Biên), và trong số này đă có hai người được bổ nhiệm về Phú Yên (Phạm Văn Tung, Lê Xuân Tá).

Sau kỳ thi đầu tiên, Quang Trung ban bố Chiếu lập học tổ chức lại việc học hành và thi cử. Khoa cử dần dần trở thành phương thức đào tạo quan trọng của vương triều Tây Sơn…

Trong quá tŕnh lănh đạo cuộc khởi nghĩa và sau khi xưng đế, Quang Trung rất chú ư thu nạp nhân tài, chiêu hiền đăi sĩ, tập hợp được nhiều sĩ phu có năng lực, thành tâm theo đuổi sự nghiệp của phong trào, như Trần Văn Kỷ, Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Thế Lịch, Trần Bá Lăm, Nguyễn Bá Lan, Nguyễn Nha, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định, Bùi Dương Lịch, Vơ Văn Cao, Vơ Văn Dũng, Nguyễn Nhưng Huy, Tư Linh, Lưu Quốc Hưng, Nguyễn Quang Huy…([49]).

Trong số các sĩ phu nêu trên, nhiều người vốn sinh ra hoặc lớn lên ngay trên mảnh đất Phú Yên, như: Vơ Văn Cao, Vơ Văn Dũng, Nguyễn Nhưng Huy, Tư Linh, Lưu Quốc Hưng, Nguyễn Quang Huy, Thị Hỏa, vua Thủy Xá, vua Hỏa Xá …

Đối với các sĩ phu có danh vọng, Quang Trung giữ một thái độ “cầu hiền” rất mềm mỏng và nhẫn nại. Tiêu biểu nhất là việc mời Nguyễn Thiếp – một danh sĩ nổi tiếng đương thời. Thái độ “cầu hiền” chân thành của Quang Trung đă tranh thủ được sự đóng góp của nhiều lứa tuổi khác nhau, nhiều nguồn gốc xă hội khác nhau, đặc biệt là những sĩ phu quan lại thời Lê, Trịnh.

Tổ chức quân đội thời Quang Trung gồm: thủy binh, bộ binh, tượng binh, kỵ binh và pháo binh. Quân đội có nhiều chiến thuyền lớn, chở được voi chiến, trang bị 50-60 đại bác, có đến 700 quân sĩ. Về vũ khí, ngoài cung tên, giáo mác… quân đội c̣n được trang bị súng trường, đại bác và hoả hổ (một loại ống phun lửa lợi hại).

Về mặt quân sự, tại Phú Yên, nhà Tây Sơn đă xây dựng được một lực lượng quân đội mạnh, nhằm trấn áp các thế lực đối kháng trong nước, nhất là Nguyễn Ánh lúc bấy giờ đă chiếm được Gia Định và đang từ phía Nam tấn  công ra.

Trên địa bàn Phú Yên, ngoài lực lượng thủy binh hùng mạnh c̣n có những đội tượng binh của Thị Hỏa, của Thủy Xá, Hỏa Xá, kỵ binh của Nguyễn Quang Sáng … mỗi đội có hàng trăm người, hàng chục thớt voi, hàng trăm con ngựa chiến.

Hoạt động có ư nghĩa trong việc phát triển lực lượng quân đội lúc này là sau các lần tiến đánh quân Nguyễn ở phía Nam, Quang Trung cho thu hồi những chiến lợi phẩm như thuyền chiến, vũ khí đưa về đây nghiên cứu, cải tiến và chế tạo mới. Đây cũng là thời kỳ nghĩa quân mở những xưởng đúc rèn vũ khí rất lớn mà ngày nay c̣n có thể t́m thấy nhiều di chỉ ở hai tỉnh B́nh Định và Phú Yên, như khu vực thành Chà Bàn, thành Hoàng Đế (B́nh Định), khu vực Ngân Điền, Lỗ Chảo, Sơn Xuân (miền Tây Phú Yên).

Từ vùng núi Phú Yên, nghĩa quân khai thác gỗ (để đóng thuyền chiến), luyện thép, chế tạo vũ khí … chở theo đường Sông Ba xuống tập kết tại cửa biển Xuân Đài (Phú Yên) và Thị Nại (Quy Nhơn). Tại đây những xưởng đóng thuyền chiến đấu của Tây Sơn đă ra đời từ những năm 1776 – 1785.

Những năm 1791, 1792 công việc này được xúc tiến mạnh mẽ hơn, trên phạm vi từ Quảng B́nh vào Phú Yên, để chuẩn bị cho kế hoạch tiến công toàn diện, triệt để của Nguyễn Huệ vào Gia Định. John Barrow là một người Anh, sang nước ta trong những ngày Tây Sơn đóng tàu sôi nổi nhất  (1792 - 1793) đă nhận xét: Có một nghề đặc biệt trong các nghề mà xứ Đàng Trong hiện nay có thể tự hào, đó là nghề đóng thuyền biển … Thuyền biển của họ đi không nhanh, nhưng rất an toàn, bên trong được chia thành nhiều khoang. Loại này rất chắc, có thể va vào đá ngầm mà không ch́m, v́ nước chỉ vào được một khoang mà thôi. Hiện ở Anh đă bắt chước cách đó để đóng tàu ([50]).

Khả năng quân Tây Sơn đóng được những chiến hạm kiểu châu Âu là có thật. Nghĩa quân Tây Sơn ở Phú Yên đă góp phần to lớn vào việc chế tạo súng ống, luyện thép, khai thác gỗ, đóng chiến thuyền. Hoàng Lê nhất thống chí ([51]) có nói đến việc Quang Trung “đóng tàu biển” thật lớn, có thể chở “voi” để dọa đánh nhà Thanh. Chaigneau, Barizy là những sĩ quan Pháp từng trực tiếp giáp mặt với với quân Tây Sơn đă phải thừa nhận sự tồn tại ngoài trí tưởng tượng của họ những chiến hạm Tây Sơn trang bị tới 50 – 60 khẩu đại bác hạng nặng. Chính sử nhà Nguyễn ([52]) gọi đó là loại thuyền “Đại hiệu”. Sách Hoàng Lê nhất thống chí [Sđd, tr. 403] mô tả thuyền “Đại hiệu” như một pháo đài di động, trên “lập cḥi gác, đặt súng lớn”.

Các xưởng rèn đúc, chế tạo vũ khí  của nghĩa quân Tây Sơn ở vùng miền Tây Phú Yên đă chế tạo, bổ sung một nguồn vũ khí lớn cho Tây Sơn, như: gươm, giáo, hỏa hổ, hỏa cầu …

Hỏa hổ là một loại vũ khí h́nh ống. Sử sách Nguyễn thường gọi hỏa hổ là hỏa phun đồng. Theo Binh thư yếu lược ([53]) cho biết cách chế súng như sau: dùng một cái ống (bằng sắt hoặc tre, gỗ) dài khoảng 25cm, nạp thuốc thành nhiều nấc, nấc đầu tiên là liều thuốc bắn, giă nén chặt, dày khoảng 4 cm, sau đó tiếp nấc thứ hai là liều thuốc phun, giă nén chặt dày khoảng 12 cm. Sau đó, nạp đạn ghém gồm các vật liệu sát thương, dày khoảng 4 cm. Phần ống c̣n lại nạp đầy thuốc phun. Chi phí cho một ống hết 9 – 10 lạng diêm tiêu, 1 – 2 lạng lưu hoàng, 1 – 2 lạng than son. Khi xong, tra ng̣i vào đầu ống, đồng thời lắp thêm một cán tre dài khoảng 20 cm (hoặc dài hơn, tùy cách dùng). Tùy loại ống (tre hay sắt) mà dùng dây mây, hồ gắn quấn chặt xung quanh. Ra trận gặp địch th́ châm ng̣i, cầm cán tre chĩa hoặc lao về phía địch, thuốc phun và đạn sẽ phóng ra đốt cháy, sát thương đối phương. Dùng xong lại có thể lấy ống đó nạp liều thuốc khác.

Hỏa cầu (lưu hoàng) là loại quả nổ dùng để ném hoặc bắn, có tác dụng như lựu đạn hoặc phóng lựu. Tùy chất nạp mà quả nổ có thể tạo ra khói độc, nhựa cháy, mảnh vụn sát thương …

Nhờ có thêm hai lại hỏa khí nói trên và pháo trên chiến thuyền nên hỏa lực của quân đội Tây Sơn khá mạnh, tạo ra bước phát triển vượt bậc cho nghĩa quân cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong bức thư đề ngày 11 – 4 – 1801, Barridy - một người Pháp, cố vấn của Nguyễn Ánh bấy giờ đang ở Gia Định, gởi cho Letondal, viết về trận hải chiến trên vùng biển B́nh Định – Phú Yên xảy ra trước đó hai tháng đă thống kê khá chi tiết về lực lượng quân Tây Sơn do đô đốc Vơ Văn Dũng chỉ huy:

Quân địch do đô đốc thiếu phó chỉ huy gồm:

-              9 tàu (vaisseaux) loại 66 đại bác (canons) cỡ 24 livres (cân Anh), mỗi tàu 700 thủy binh.

-              5 tàu loại 50 đại bác, cỡ 24 livres, mỗi tàu 600 thủy binh.

-              40 tàu loại 50 đại bác, cỡ 12 livres, mỗi tàu 200 thủy binh.

-               93 thuyền chiến (galères), loại 1 đại bác, cỡ 36 livres, mỗi thuyền 150 thủy binh.

-              300 xuồng gắn pháo (chaloupes canonniéres), loại 50 thủy binh.

-              100 tàu buồm kiểu Đàng Trong, loại 70 thủy binh”.

Trong một đoạn khác Barridy c̣n cho biết quân Tây Sơn c̣n 4.800 thuyền vận tải nữa đang đậu ở các cảng và ven bờ. ([54])

Những chuyển biến sâu sắc trong quân đội Tây Sơn, nhất là việc h́nh thành căn cứ quân thủy lớn ở vùng biển Cù Mông – Thị Nại, từ năm 1789. Bằng hoạt động tuần tra rất có hiệu quả của các đội “du thuyền” và sự xuất hiện những tàu thuyền lớn trang bị nhiều pháo chuyên hoạt động trên biển đă làm rơ nét một lực lượng hải quân độc lập, hùng hậu. Nhờ vậy, lực lượng quân đội Tây Sơn đóng trên địa bàn Phú Yên ngăn chặn được kế hoạch phản công của Nguyễn Ánh.

Năm 1790, Hiệp Trấn Phú Yên là Phạm Văn Tung đă cho triển khai chủ trương của Quang Trung là cho lập sổ hộ khẩu, quy định chế độ trưng tập quân lính; cứ 3 xuất đinh lấy một suất lính; phát “tín bài” để tránh t́nh trạng ẩn lậu và tiện việc kiểm tra, kiểm soát. Đây là những biện pháp tiến bộ về các mặt quân sự, kinh tế và an ninh.

2.3.  Những cải cách về kinh tế, tài chính.

Phục hồi kinh tế nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong cuộc cải cách của Quang Trung. Nhiệm vụ đó được quan quân nhà Tây Sơn ở Phú Yên triển khai khá triệt để. Chính quyền địa phương đă cho dân phiêu tán trở về quê quán nhận ruộng cày; những người ngụ cư đă sinh cơ lập nghiệp trên ba đời th́ cho nhập tịch ở xă ấy. Xă nào chứa chấp người trốn tránh th́ bản thân người trốn tránh và cả xă trưởng sở tại đều bị trừng phạt. Những nông dân lưu tán trở về quê được cấp ruộng đất cày cấy.

Đối với các làng xă quá thời hạn quy định mà không thanh toán hết diện tích th́ ruộng đất công bỏ hoang sẽ phải nộp thuế gấp đôi, ruộng đất tư bỏ hoang sẽ bị tịch thu làm ruộng công.

Việc giải quyết t́nh trạng phiêu tán và thanh toán ruộng đất bỏ hoang là hai biện pháp chủ yếu để phục hồi, phát triển nền nông nghiệp ở Phú Yên lúc này. Nhờ vậy đến “1791 mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái b́nh([55]). Việc thực thi và triển khai các chính sách về nông nghiệp dưới thời Tây Sơn ở Phú Yên đă nhanh chóng khắc phục nạn lưu vong và t́nh trạng ruộng đất bỏ hoang sau hàng thế kỷ loạn lạc kéo dài.

Không chỉ chăm lo phục hồi, phát triển kinh tế nông nghiệp, quan quân nhà Tây Sơn ở Phú Yên c̣n băi bỏ chính sách “ức thương” phản động của họ Nguyễn trước đây và thực hiện chính sách phát triển công thương nghiệp. Gần 30 năm (1776 - 1802) dưới triều Tây Sơn, hoạt động công thương ở Phú Yên có nhiều khởi sắc. Những xưởng thủ công của nhà nước vẫn duy tŕ đóng thuyền, sản xuất vũ khí và một số sản phẩm đặc biệt cho nhà nước.

Năm 1788, sau khi lên ngôi, Quang Trung cho đúc một loại tiền đồng mới (Quang Trung thông bảo). Nếu tính chung triều đại Tây Sơn với gần 30 năm ngắn ngủi (1776 - 1802), nhà Tây Sơn đă đúc 37 kiểu tiền [kể cả “Thái Đức thông bảo” của Nguyễn Nhạc và “Cảnh Thịnh thông bảo” của Quang Toản].

Trên địa bàn Phú Yên, tiền Quang Trung được lưu hàng rộng răi từ miền biển đến vùng miền núi xa xôi. Về số lượng, đồng tiền Quang Trung áp đảo tất cả các loại tiền Việt Nam và cả Trung Quốc được lưu hành đồng thời. “Nhà Tây Sơn đă làm được một việc lớn mà từ đầu thời kỳ độc lập tự chủ của lịch sử nước ta hồi thế kỷ X chưa làm được, đó là dùng tiền Việt Nam thay thế tiền Trung Quốc trên thị trường khắp nước… Tiền Tây Sơn không những được nhân dân trong nước tín nhiệm tiêu dùng hàng nửa thế kỷ sau khi triều Tây Sơn mất, mà c̣n lưu hành ra cả nước ngoài… Sách Trung Quốc hóa tệ sử của Bành Tín Uy do Nhà xuất bản nhân dân Thượng Hải ấn hành năm 1965 đă ghi việc “cấm dùng tiền ngoại Quang Trung” trong bảng “Niên biểu những sự kiện lớn về lịch sử tiền tệ Trung Quốc”… Từ trước đến nay chưa thấy có hiện tượng tiền Việt Nam lưu hành trên đất Trung Quốc([56]), ngoại trừ tiền Quang Trung. 

Theo cử nhân Nguyễn Danh Hạnh – hiện công tác tại Bảo Tàng Phú Yên – hầu như tất cả các di chỉ khảo cổ được khai quật ở Phú Yên  từ trước đến nay, đối với những di tích có tiền cổ th́ tiền Quang Trung chiếm tỉ lệ khá cao.([57])

Về thuế và thi hành những chính sách thuế khoá trên địa bàn Phú Yên dưới thời Tây Sơn là tương đối hợp lư và đơn giản. Ngạch thuế ruộng đất công, tư được thi hành thống nhất cho tất cả các vùng trong toàn trấn Phú Yên. Thuế ruộng, thời kỳ này được chia làm hai loại: ruộng công và ruộng tư, mức thuế khác nhau.

Ruộng công chia cho dân trong xă cày cấy nộp tô thuế như sau:

- Ruộng hạng nhất, mỗi mẫu nộp 150 bát thóc.

- Ruộng hạng hai, mỗi mẫu nộp 80 bát thóc.

- Ruộng hạng ba, mỗi mẫu nộp 30 bát thóc.

Thuế ruộng đất tư cũng chia làm 3 hạng:

- Ruộng hạng nhất, mỗi mẫu nộp 40 bát thóc.     

- Ruộng hạng hai, mỗi mẫu nộp 30 bát thóc.

- Ruộng hạng ba, mỗi mẫu nộp 20 bát thóc.

Ngoài ra mỗi mẫu ruộng công c̣n nộp thêm tiền thập vật 1 tiền và tiền khoán khố 50 đồng tiền; ruộng tư: tiền thập vật 1 tiền và tiền khoán khố 30 đồng tiền.

Dưới thời Quang Trung đất vườn được miễn thuế. Chính sách thuế ruộng đơn giản hơn trước, không những giảm nhẹ một phần nào mức độ đóng góp cho nhân dân, mà c̣n ngăn ngừa bớt tệ tham ô, sách nhiễu của bọn quan lại.

Theo tinh thần “bớt thuế, thương dân”, các loại thuế nhân đinh, thuế thổ sản, thuế công thương ở Phú Yên đều được giảm nhẹ hay băi bỏ. Về thuế thổ sản và thuế công thương nghiệp - ở Phú Yên dưới triều Tây Sơn - cũng băi bỏ một số sắc thuế nặng nề trước kia, nhằm tạo điều kiện sản xuất và kinh doanh dễ dàng cho giới công thương.

Những cải cách tiến bộ của Quang Trung về kinh tế, tài chính đă có những tác động nhất định đối với nhân dân Phú Yên, góp phần mở đường cho sức sản xuất phục hồi và phát triển.

*
*     *

   Nh́n chung, những chính sách kinh tế – xă hội của triều đại Tây Sơn đă đáp ứng yêu cầu phát triển cấp thiết của xă hội, có tác dụng và ư nghĩa rất quan trọng đối với Phú Yên và cả nước vào cuối thế kỷ XVIII.

Thoát thai từ phong trào nông dân, triều đại Tây Sơn muốn xây dựng một chế độ quân chủ tiến bộ hơn, muốn nước nhà mau chóng trở nên cường thịnh. Hoài băo đó được thể hiện rơ ràng trong nội dung tất cả những chính sách của Quang Trung. Những chính sách đó đều nhằm khắc phục những hậu quả khủng hoảng, phục hồi nông nghiệp, phát triển công thương nghiệp, góp phần quan trọng vào việc phát triển nền kinh tế hàng hoá, tạo khả năng mở đường cho sức sản xuất phát triển.

Song, về phần thực hiện, những chính sách tiến bộ của Quang Trung đă gặp rất nhiều hạn chế. Về mặt thời gian, triều Quang Trung tồn tại quá ngắn ngủi. Triều vua Quang Toản sau đó tỏ ra bất lực không tiếp nối được những chính sách tích cực của Quang Trung, để cho những mâu thuẫn nội bộ phát triển làm cho thế lực triều đại Tây Sơn chóng suy tàn. Hơn nữa, trong khi Quang Trung cố gắng xây dựng một chính quyền quân chủ tiến bộ và dốc nhiều tâm lực vào việc cầu hiền, th́ bọn quan lại, địa chủ ở một số địa phương ngấm ngầm phá hoại. Họ thường t́m cách xuyên tạc chính sách hoặc lợi dụng chính sách để tham ô, nhũng nhiễu dân chúng, biến các chủ trương tích cực thành những việc phiền hà.

Những hạn chế trên làm cho những chính sách cải cách của Quang Trung chưa phát huy được hết tác dụng tích cực của nó.

Tuy nhiên, những cố gắng của Quang Trung không phải là vô ích. Trong thực tế, với những cố gắng mạnh bạo, phù hợp xu thế thời đại, Quang Trung đă hé mở lối thoát cho xă hội Việt Nam hồi cuối thế kỷ XVIII. Và cống hiến của các thế hệ thời Quang Trung chủ yếu đă tạo được thế bản lề cho lịch sử sang trang. Triều đại Tây Sơn với những chính sách cải cách tiến bộ vẫn là một triều đại có một vị trí xứng đáng trong lịch sử Việt Nam.

 

VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH CỦA TRIỀU NGUYỄN

VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ – XĂ HỘI TỈNH PHÚ YÊN
TRONG THẾ KỶ XIX

          ThS. Phạm Ngọc Trâm(*)

1 – BỐI CẢNH LỊCH SỬ TỈNH PHÚ YÊN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XIX

Trải qua một thời gian chiến tranh loạn lạc kéo dài trong thế kỷ XVII, nhất là trong 30 năm cuối của thế kỷ XVIII Phú Yên là vùng chiến địa của cuộc chiến tranh giữa hai nhà Nguyễn: Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Ánh, đă làm cho nền kinh tế – xă hội Phú Yên vốn đă thấp kém, nay lại càng sa sút nghiêm trọng hơn.

Trên một vùng đất, chỉ trong ṿng 30 năm (cuối thế kỷ XVIII) phải đối phó hơn 5 lần tấn công quy mô lớn của Nguyễn Ánh– không tính các lần tấn công nhỏ, lẻ tẻ hoặc như những trận “giặc mùa”; một vùng đất chỉ có hơn một vạn dân mà xuất hiện hai phong trào đối kháng nhau: phong trào Tây Sơn hàng ngàn người hưởng ứng và phong trào “Lương Sơn Tá Quốc” ủng hộ chúa Nguyễn có hơn 1.000 người tham gia, do Châu Văn Tiếp trực tiếp lănh đạo. T́nh h́nh đó làm cho triều đ́nh nhà Nguyễn buộc phải thi hành nhiều chính sách khá đặc biệt trên mảnh đất này, như tăng cường đôn quân (3 đinh, 1 lính), đàn áp những phần tử thân Tây Sơn (trước đây), tăng cường đội ngũ quan lại từ Huế vào …

   Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh phong tướng cho những người pḥ tá, kiểm lại các đơn vị hành chính cũ, đặt quan chức cai quản và trả thù những người tham gia phong trào Tây Sơn; truy lùng bộ tướng Tây Sơn c̣n trốn tránh trên rừng núi, nhất là vùng rừng núi hai tỉnh B́nh Định – Phú Yên, nơi được xem là trung tâm của phong trào.

   Ở Phú Yên, để nhổ cỏ tận gốc, Nguyễn Ánh lệnh cho quan binh truy tầm bà con gần xa của họ Nguyễn Tây Sơn và các bộ tướng nổi tiếng của Quang Trung có quê quán (hoặc có thời gian sinh sống) ở Phú Yên như: Vơ Văn Dũng, Nguyễn Nhưng Huy, Bốn Linh (Tư Linh), Lưu Quốc Hưng, Vơ Văn Cao, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Quang Huy, Phan Văn Biên…

Lúc này, Vơ Văn Dũng lui về ẩn náu sâu trong vùng núi An Khê. Đến 10 năm sau - dưới thời Thiệu Trị - ông già và mất; khoảng năm 1907 con cháu mới lấy hài cốt về an táng ở Phú Phong – B́nh Định.

Khi triều Tây Sơn hoàn toàn sụp đổ, Nguyễn Quang Huy đă cho giải tán nghĩa binh, lên núi Dương An nương náu, thỉnh thoảng về Phú Yên thăm quê hương ([58]).

   Quan quân triều Nguyễn ở Phú Yên ḍ biết tung tích một số cựu tướng nhà Tây Sơn đă t́m đủ mọi cách để tận diệt, nhưng núi non hiểm trở lại thêm nhân dân địa phương che chở, nên đa số đều sống yên ổn. Tuy vậy, phần lớn bà con, ḍng họ các tướng lính của Tây Sơn ở Phú Yên đều phải đổi họ, hoặc phải che dấu thân phận, tiêu hủy những văn tự có liên quan đến nhà Tây Sơn để tránh sự truy sát tàn bạo của triều đ́nh([59]).

Bên cạnh việc trả thù những người tham gia phong trào Tây Sơn ở Phú Yên, ngay từ đầu, triều Nguyễn tập trung xây dựng bộ máy chính quyền quân chủ chuyên chế – thực chất như một chế độ quân quản. Nhận định về tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn, PGS Sử học Đỗ Bang viết: “Với quan điểm trị nước theo định hướng Nho giáo, triều Nguyễn đă tham khảo mô h́nh tổ chức bộ máy nhà nước thời Minh, Thanh của Trung Quốc, nâng cao và hoàn thiện bộ máy nhà nước thời Trần, Lê thành bộ máy nhà nước quân chủ vững mạnh, tự tôn và bành trướng. Nhưng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đó ngày càng xa rời thực tế, bảo thủ, cố chấp, kém hiệu lực rồi trở nên lạc hậu trước những trào lưu canh tân và Âu vào nửa sau thế kỷ XIX … Triều Nguyễn là một triều đại chuyên chế cực đoan([60]).

2 – XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ Ở PHÚ YÊN.

2.1. Tổ chức bộ máy nhà nước tỉnh Phú Yên (1802 - 1884).

Về tổ chức bộ máy triều Nguyễn nh́n chung là vẫn theo mô h́nh nhà Lê, quyền lực tập trung trong tay nhà vua. Giúp việc cho vua có sáu bộ: Bộ Hộ (tài chính, kho tàng, vật giá…), Bộ Lại (tuyển chọn quan lại, ban phẩm tước, soạn thảo chiếu chỉ…), Bộ Lễ (thi cử, tế lễ, phong thần …), Bộ Binh (tuyển lính, các ngạch vơ quan, điều động quân đội, an ninh xă hội …), Bộ H́nh (soạn luật, thi hành h́nh phạt, xét duyệt tố tụng …), Bộ Công (xây dựng cung điện, lăng tẩm, thành lũy, đóng tàu thuyền, đắp đường sá, mua vật liệu…). Đứng đầu mỗi bộ là một Thượng Thư, hai quan Tả Tham Tri và hai Tả Hữu Thị Lang. Ngoài ra c̣n có các cơ quan chuyên môn như Đô Sát Viện, Quốc Tử Giám, Hàn Lâm Viện, Thái Y Viện, Nội Vụ Phủ …

   Lúc bấy giờ, cả nước có 23 trấn và 4 doanh. Tỉnh Phú Yên ngày nay gọi là Phú Yên trấn. Dưới trấn là phủ, huyện. Trấn Phú Yên có hai huyện: Đồng Xuân và Tuy Ḥa. Toàn trấn có 2 huyện, 7 tổng, 204 xă. Đến năm 1831, với cuộc cải cách hành chính lần thứ nhất, Minh Mạng đổi trấn Phú Yên  thành tỉnh Phú Yên và đặt chức Tuần Phủ, Bố Chính.

Tổng Đốc coi việc quân, việc dân, khảo hạch quan lại cấp dưới, sửa sang bờ cơi trong hạt. Tuần Phủ th́ coi việc chính trị giáo dục và giữ ǵn phong tục. Bố Chính th́ coi việc thuế má, đinh – điền, lính tráng và triều đ́nh có án trạch hay là cấm lệnh điều ǵ, phải có trách nhiệm truyền đạt cho mọi nơi trong tỉnh biết. Án Sát thi coi việc h́nh luật và kiêm cả việc trạm dịch, bưu truyền. Lănh Binh th́ chuyên coi việc binh lính. Từ Tuần Phủ trở xuống đều phải theo lệnh quan Tổng Đốc. Tại Phú Yên, không đặt ra chức Tổng Đốc. Đứng đầu tỉnh Phú Yên là quan Tuần Phủ. Quan Tổng Đốc B́nh – Phú trông coi hai tỉnh B́nh Định và Phú Yên. 

Nh́n chung, bộ máy hành chính ở tỉnh Phú Yên và các huyện thời kỳ này rất phức tạp, lại thường xuyên thay đổi chức năng, chức trách, chức danh nhiều lần. Từ năm 1831 trở đi ở Phú Yên lập thêm hai Ty: Tả Thừa và Hữu Thừa, sau lại đổi làm Ty Phiên và Ty Niết. Ty Phiên do một Kinh Lịch nắm với những thuộc viên, giúp quan Bố Chính lo việc hộ trong tỉnh. Ty Niết do một Thông Phán và một số thuộc viên, giúp quan Án Sát về h́nh.

Ngoài cơ quan hành chính tư pháp nêu trên, ở Phú Yên c̣n có một số cơ quan chuyên môn nằm dưới quyền Tuần Vũ, Bố Chính, Án Sát và theo ngành dọc chuyên môn.

Về học chính có quan Đốc Học (tỉnh), cùng với Giáo Thụ, Huấn Đạo (phủ, huyện) làm thành hệ thống học chính. Cơ quan lo Y tế nằm trong ngành dọc từ trung ương xuống tỉnh, gọi là Ty Lương Y, do một Y Sinh, Y Thuộc trông coi. Ty Chiêm Hậu là một tổ chức ngành dọc của Khâm Thiên Giám do một Linh Đài Lang quản lư. Ty Lễ Sinh có chức Lễ Sinh Hiệu.

Ở hai huyện Tuy Ḥa và Đồng Xuân, đứng đầu là Tri huyện. Ở huyện cũng có bộ máy hành chính giúp việc như cấp tỉnh, nhưng đơn giản hơn, gồm: Lại Mục, Thông Lại (c̣n gọi là Thừa Phái) cùng với đội bảo vệ (hay gọi là lính lệ, lính giản) do một viên Lệ Mục chỉ huy.

Toàn tỉnh Phú Yên, đầu thế kỷ XIX có 7 tổng. Đây là đơn vị hành chính trung gian giữa huyện và xă, vừa là cấp trên của xă - tùy từng lúc. Mỗi tổng có một Tổng Trưởng (c̣n gọi là Cai Tổng hay là Chánh Tổng) và một hoặc hai Phó Tổng (do Lư Trưởng các xă trong tổng bầu lên ba năm một lần). Do tính chất trung gian là chủ yếu, cơ quan tổng chỉ có vài ba người và do một Tổng Đoàn phụ trách.

Xă là đơn vị dưới huyện (hoặc tổng). Xă có một thể chế truyền thống (lệ làng) bên cạnh pháp luật chung; ba năm bầu cử một lần, chọn Lư Trưởng, Phó Lư. Ngoài Lư Trưởng, Phó Lư c̣n chọn Hội Đồng Hương Mục.

Quan lại ở Phú Yên hưởng lương theo phẩm hàm, không có ruộng lộc mà chủ yếu nhận tiền và gạo. Thời Gia Long quan nhất phẩm được cấp hàng năm 600 quan tiền và 600 phương gạo, cửu phẩm được cấp 16 quan tiền và 16 phương gạo. Thời Minh Mạng thực hiện theo quy chế năm 1827:

- Nhất phẩm được cấp 400 quan và 300 phương gạo, áo quần 70 quan, tiền tuất 400 quan.

- Ṭng nhất phẩm được cấp 300 quan và 200 phương gạo, áo quần 60 quan, tiền tuất 300 quan.

… Ṭng cửu phẩm được cấp 18 quan và 16 phương gạo, áo quần 4 quan, tiền tuất 40 quan.

Ruộng đất th́ hưởng theo phép quân điền [xem thêm phần 3 viết về kinh tế].

Ở Phú Yên không có quan lại phẩm hàm lớn. Song có một nhân vật định cư khá lâu ở Phú Yên có hàm quan nhất phẩm là Châu Văn Tiếp.

Châu Văn Tiếp sinh ra ở Phù Ly([61]) làm nghề buôn nhưng giỏi vơ. Đầu những năm bảy mươi của thế kỷ XVIII ông đem cả gia đ́nh vào, cất nhà ở vùng phía Tây Tuy An, giáp với Sơn Ḥa (ngày nay). Châu Văn Tiếp chiêu mộ hơn ngh́n người ở Phú Yên dựng cờ khởi nghĩa. Cờ thêu bốn chữ “Lương Sơn Tá Quốc”, nêu cao khẩu hiệu pḥ chúa Nguyễn diệt Tây Sơn. Năm 1774, Trấn thủ Phú Yên là đô đốc Nguyễn Văn Lộc đem quân vây đánh. Quân Châu Văn Tiếp chưa được huấn luyện thuần thục, vừa xáp trận đă ră tan. Châu Văn Tiếp tẩu thoát, lên núi theo đường thượng đạo chạy vào Gia Định cung thuận chúa Nguyễn, và lập nhiều công lớn, là một trong những khai quốc công thần của triều Nguyễn.

Tại Phú Yên, triều đ́nh đặt ra phép giản binh, cứ ba dân đinh lấy một lính; thành lập 10 đội lính chuyên trách, như lính cơ, lính mộ, mỗi đội 50 lính; toàn tỉnh có 7 thớt voi. Cơ binh là lính riêng của từng tỉnh, toàn tỉnh Phú Yên lúc bấy giờ có 10 cơ; đứng đầu cơ là Quản Cơ; dưới đội, cai quản đội là Suất Đội. Ngoài ra, chính quyền c̣n đặt biền – binh ban – lệ, “nghĩa là các binh lính chia làm ba phiên, hai phiên về quân, c̣n một phiên ở lại ban luân lưu thay đổi cho nhau”([62]). Binh khí của quân lính trong tỉnh chủ yếu là gươm, giáo, mă tấu … Tại cửa biển Xuân Đài có làm đồn đặt súng lớn, súng nhỏ để pḥng giữ. Súng lớn bằng đồng gọi là đại bác; súng nhỏ gọi là súng thạch cơ điểu thương; khi bắn th́ mổ bằng máy đá lửa.

Từ năm 1812 (thời Gia Long), nhà vua quy định quan lại các trấn khi có lệnh th́ phải trưng dụng hương binh. Đến thời Tự Đức quy định này trở thành quy chế chung, tại Phú Yên đă đặt thêm ngạch hương dũng, thổ dũng ở các huyện, xă.  

Ngoài các sắc lính: lính cơ, lính mộ, hương dũng, thổ dũng, trong thời kỳ này ở Phú Yên c̣n có một loại lính khác là lính trạm – loại lính nửa binh, nửa dịch, không được cấp lương, chỉ được miễn thuế thân và các tạp dịch khác, nhưng vẫn biên chế theo đội ngũ như binh lính. Quy định này được áp dụng ở Phú Yên từ đầu triều Nguyễn đến đời vua Tự Đức được bổ sung lệ thưởng tùy theo mức độ khẩn cấp. Trạm nhiều việc nhất được thưởng 10 phương gạo, trạm ít việc nhất được thưởng 4 – 5 phương gạo và chỉ thi hành trong ṿng một năm (quy định năm 1854). Phụ trách nhà trạm là một viên chủ sự, hai viên thư lại hàm chánh bát phẩm, hai viên thư lại hàm chánh cửu phẩm, 15 vị nhập lưu thư lại và các phu trạm.

Đầu thời kỳ triều Nguyễn, trên địa bàn Phú Yên có 5 trạm, đến thời Tự Đức tăng lên hai trạm, là 7 trạm([63]). Mỗi dịch trạm cách nhau từ 20 – 36 dặm. Phu trạm từ 30 – 100 người, tùy theo mức độ hiểm trở của đường sá.

1. Trạm B́nh Phú được lập từ thời Gia Long, nằm trên đèo Cù Mông, điểm giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên và B́nh Định. Trạm này cách trạm B́nh Điền (B́nh Định) về phía nam 30 dặm 72 trượng 3 thước.([64])

2. Trạm Phú Khê đặt ở thôn B́nh Thạnh (thuộc xă Xuân Lộc – Sông Cầu ngày nay). Trên đường thiên lư xuyên Việt, trạm Phú Khê nằm giữa núi Yên Beo (ở phía đông trạm cao 336 mét) và núi ông Ba Kinh (ở phía tây trạm). Trạm này cách trạm B́nh Phú 24 dăm 104 trượng.

3. Trạm Phú Thường (trước năm 1822 có tên Phú Đường) đặt tại thôn Khoan Hậu (huyện lỵ huyện Đồng Xuân, từ thế kỷ XVIII, nay thuộc xă Xuân Thọ – Sông Cầu). Trạm này cách trạm Phú Khê ở phía bắc 28 dặm 105 trượng.

4. Trạm Phú Tân đạt tại thôn Phú Tân (An Cư – Tuy An ngày nay), cách trạm Phú Thường 27 dặm 107 trượng 5 tấc.

5. Trạm Phú Vĩnh (Phú Vang) đặt tại thôn Phú Vinh - Tuy An (nay thuộc B́nh Kiến – thành phố Tuy Ḥa); cách trạm Phú Tân 27 trượng 5 thước.

6. Trạm Phú Thịnh (Phú Thạnh) đặt ở thôn Trường Thạnh – Tuy Ḥa. Thời Gia Long được gọi là trạm Phú Đê, năm 1824 đổi thành trạm Phú Thịnh. Trạm Phú Thịnh cách trạm Phú Vinh 23 dăm 96 trượng.

7. Trạm Phú Ḥa đặt trên dăy núi Đại Lănh trên đường qua đèo Hổ Dương (Đèo Cả), cách trạm Phú Thịnh 23 dặm 75 trượng.

Lương bổng của binh lính ở Phú Yên thời Nguyễn, gồm ba loại: ruộng lương, ruộng khẩu phần và lương hàng tháng. Mỗi binh lính được cấp từ 0,7 đến 1 mẫu ruộng lương (dân đinh 0,5 mẫu). Lương tháng lính được cấp bằng tiền và gạo. “Căn cứ cách tính của Pierre PASQUIER, đồng thời căn cứ lệ thuế năm 1812, cứ 1 quan tiền cho ngang 1 phương gạo, th́ lương tháng phổ biến của một người lính thời Nguyễn tương đương 67 kg gạo([65])

Với chế độ binh dịch nặng nề, 3 đinh lấy 1 lính làm cho t́nh h́nh xă hội ở Phú Yên khá căng thẳng và nặng nề. Toàn tỉnh Phú Yên vào năm 1819 có 46.900 mẫu ruộng, với 7.651 hộ; ước tính có: 14.000 dân đinh, số binh lính chừng 2.600 người (chưa kể hơn 300 lính trạm – loại lính nửa binh, nửa dịch). Như vậy số binh lính chiếm tỉ lệ khá cao. Đây là gánh nặng cho nhân dân Phú Yên thời kỳ này.

2.2. Hệ thống chính quyền thực dân phong kiến ở Phú Yên, từ 1884 đến đầu thế kỷ XX.

Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta bằng vũ trang. V́ quyền lợi ích kỷ của ḍng họ, Triều Nguyễn đă chọn con đường đầu hàng đế quốc phản bội dân tộc, hơn là cùng với nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, với truyền thống kiên cường bất khuất, nhân dân ta vẫn liên tiếp vùng dậy cầm vũ khí chống xâm lược, làm cho thực dân Pháp phải gần 30 năm sau (1858-1885) mới đặt được ách thống trị trên toàn bộ đất nước ta.

Thi hành chính sách chia để trị thực dân Pháp chia nước ta làm 3 kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Tại Bắc kỳ và Trung kỳ, Pháp lập ra chức Tổng ủy viên nước Cộng ḥa Pháp (là Harmand), đại diện cho chính quyền Pháp. Đứng đầu mỗi tỉnh là Công Sứ (đứng đầu Bắc kỳ), Trú Sứ (đứng đầu Trung kỳ). Sau  khi kư kết hiệp ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt) 6-6-1884, Pháp bỏ chế độ Tổng ủy viên, lập Tổng trú sứ[66], đóng tại nội thành Huế, nắm các quyền hành chánh, ngoại giao, tài chính… chịu sự chỉ đạo của Bộ Hải quân và thuộc địa. Đứng đầu Bắc kỳ là Thống Sứ; đứng đầu Trung kỳ là Khâm Sứ.

Từ năm 1884 đến đầu thế kỷ XX ở Phú Yên, tồn tại song song hai hệ thống chính quyền đến cấp huyện (chính quyền lưỡng thể) của thực dân Pháp và Nam triều. Đứng đầu tỉnh Phú Yên là Công Sứ,  rồi đến Phó Sứ và các quan giúp việc: Quan Lục bộ, quan Giám binh, quan Thầy thuốc (Bác sĩ trưởng y tế), quan Chủ sở điện báo (bưu điện), quan Thú y, quan Thương chánh…Trong Ṭa sứ có quan Tham Tá, Phán Sự là người Việt giúp việc cho Pháp.

Bên cạnh hệ thống chính quyền của Pháp, hệ thống chính quyền của người Việt cấp tỉnh ở Phú Yên có Tuần Vũ; phụ tá có: quan Bố Chính, quan Án Sát. Cấp phủ, huyện có Tri Phủ, Tri Huyện. Công sứ Pháp nắm quyền chỉ đạo tối cao đối với Tuần Vũ.  

Cấp phủ, huyện có Tri Phủ, Tri Huyện; Về quân đội (người Việt) có: Quản Cơ, Suất Đội và lính khố xanh; ở phủ huyện có lính vệ. Dưới huyện là tổng (lập năm 1812) cấp trung gian giữa huyện và xă. Trong tổng có có ba loại xă: đại, trung, tiểu.

Cấp xă, có Lư Trưởng, Ngũ Hương, Hội đồng Kỳ mục. Hội đồng Kỳ mục, cơ quan bàn bạc và ra những nghị quyết về công việc, hoạt động của làng xă. Kỳ dịch, là cơ quan triển khai thực hiện các chương tŕnh do Hội đồng kỳ mục đề ra. Đứng đầu Kỳ Dịch là Lư Trưởng, do Hội đồng Kỳ mục đề cử, được chính quyền cấp tỉnh công nhận, là người đại diện chính thức về mặt pháp lư của làng xă. Ngoài ra ở làng xă c̣n có nhóm Kỳ Lăo, gồm những người cao tuổi, có uy tín không phải khoa, hoạn; là bộ phận tư vấn cho Hội đồng Kỳ mục. Trong xă lại có thôn do Trưởng Thôn nắm. Thôn lại chia thành giáp (do Giáp Trưởng trông coi). Từ 1885, khi có phong trào nổi dậy của quần chúng nhân dân hưởng ứng phong trào Cần vương, tại Phú Yên, từ tỉnh đến phủ, huyện, tổng, xă c̣n có thêm chức Bang Tá, chuyên quản lư lính địa phương hay Tuần Đinh để đối phó lại phong trào cách mạng.

Về vơ quan, tại Phú Yên, cấp tỉnh, có Đề Đốc, Chánh Phó Lănh Binh, Quản Cơ, Hiệp Quan, Suất Đội, Đội Trưởng … cai quản lính “chú” quân (lính địa phương) dưới sự chỉ huy trực tiếp của sĩ quan Pháp. Học quan có Đốc học tỉnh, Giáo Thụ (ở phủ) và Huấn Đạo (ở huyện) nắm hệ thống giáo dục, thi cử trong tỉnh, phủ, huyện.

Tóm lại, hệ thống chính quyền thuộc địa, chính quyền thống trị của tỉnh Phú Yên thời kỳ 1885-1945 đă quản dân bằng hệ thống quan liêu, tay sai với nhiều tầng, nấc và có nhiều đặc quyền, đặc lợi. Ngày nay nghiên cứu tổ chức bộ máy nhà nước tỉnh Phú Yên trong thế kỷ XIX với những mặt hạn chế cũng như tích cực của nó, thiết nghĩ rất có giá trị trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, nhất là đang thực hiện cuộc cải cách hành chánh, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, lành mạnh.

3 – T̀NH H̀NH KINH TẾ PHÚ YÊN TRONG THẾ KỶ XIX.

Tuy 30 năm dưới thời Tây Sơn (1771 – 1802) với việc thực hiện những cải cách tiến bộ của Quang Trung, Phú Yên đă có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, song thành quả ấy không bù lại được những tổn hại của cuộc chiến giữa hai nhà Nguyễn: Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Ánh trên đất này. T́nh trạng dân ly tán diễn ra phổ biến, làm cho nền sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp đ́nh trệ nghiêm trọng.  

Dưới thời Gia Long (1802 - 1819) chính quyền tập trung đẩy mạnh việc khai hoang, khôi phục lại diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị bỏ hoang trước đó. Năm 1803, theo chỉ dụ của Gia Long, quan tuần phủ Phú Yên “cho tiến hành một đợt đo đạc ruộng đất lớn lập “địa bạ” các xă([67]) và chiêu tập dân nghèo, cấp thóc cho đi khai hoang, hoặc khôi phục ruộng đất phế canh bằng cách chiêu tập dân phiêu tán và đưa tù phạm đi lập trại ấp khẩn hoang ở các vùng miền núi (Sơn Ḥa, Đồng Xuân). Việc lập địa bạ ở Phú Yên trải qua nhiều lần làm đi làm lại, măi đến  1820 mới xong, năm 1831 – 1832 hoàn chỉnh. Năm 1819, toàn trấn Phú Yên có 46.900 mẫu điền (chiếm 1,52% cả nước), thuế thóc 14.600 hộc (chiếm 1,46% cả nước), thuế tiền 13.700 quan (chiếm 0,52% cả nước)([68]).

Năm 1804, thực hiện Điều lệ quân điền của vua Gia Long, mọi người dân ở Phú Yên từ quan đến binh lính, các hạng dân đinh, kể cả trẻ mồ côi, đàn bà góa … đều được chia ruộng công điền, nhiều ít khác nhau tùy theo danh phận. Theo lệ, ruộng đất được chia trước cho các quan chức có phẩm hàm (theo thứ tự trên xuống), sau đến lính và cuối cùng mới đến xă dân. Tại Phú Yên mỗi người lính được 1 mẫu, xă dân 0,5 mẫu; lính trạm tính theo chế độ của xă dân.

   Tổng hợp các đối tượng được chia ruộng công ở Phú Yên:

*  Quan lại (cấp trấn (tỉnh), phủ, huyện, tổng, xă) ước tính:

- Cấp tỉnh (1):                      50 người x 5 mẫu = 250 mẫu.

- Cấp huyện (2):       60 người x 3 mẫu = 180 mẫu.

- Cấp tổng (7):                     49 người x 2 mẫu = 58 mẫu.

- Cấp xă (204 xă), (mỗi xă: 30 người):

6.120 người x 1,5 mẫu = 9.180 mẫu.

 *  Binh lính:      2.900 người x 1 mẫu = 2.900 mẫu.

   *  Xă dân:                    14.000 người x 0,5 mẫu = 7.000 mẫu.

   Theo ước tính trên, toàn tỉnh Phú Yên phải chia ruộng công cho các đối tượng là 13.568 mẫu, cộng với ruộng đất phải cấp cho 2 học hiệu, 10 miếu, 5 chùa (tính đến năm 1819), ước: 50 mẫu. Tổng cộng: 19. 618 mẫu. Đối chiếu với ruộng đất của cả tỉnh sau khi chia chỉ c̣n 26. 202 mẫu ruộng đất tư (46.900 mẫu – 19.618 mẫu).

Căn cứ theo địa bạ được lập năm 1830 – 1831, phần lớn nông dân Phú Yên chỉ sở hữu từ 0, 5 đến 1 mẫu, như vậy trên 2 vạn mẫu ruộng đất ở Phú Yên đều tập trung trong tay bọn địa chủ quan lại.

Từ thực tế triển khai chế độ quân điền của triều Nguyễn ở Phú Yên thể hiện sự ưu đăi đối với quan lại và binh lính. Ngoài ruộng khẩu phần binh lính c̣n được hưởng ruộng phụ cấp, gọi là ruộng lương, từ 7 sào đến 1 mẫu, tùy theo mỗi loại lính. Ruộng đất công của Phú Yên qua thời gian ngày càng ít đi, trong khi đó quan chức, binh lính… ngày càng tăng lên, do phải bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau, nên ruộng đất công chia cho dân xă ngày càng ít đi và thường là loại ruộng xấu, không đủ đảm bảo cày cấy.

 Như vậy chính sách quân điền của triều đ́nh thoáng nh́n bề ngoài có vẻ tích cực, v́ đă giải quyết được vấn đề cơ bản của người nông dân là ruộng cày, nhưng do sự “sinh sôi” của đám quan lại, cộng với nạn bao chiếm ruộng công, người nông dân nghèo ở Phú Yên vẫn không có ruộng để cày cấy, trở thành những tá điền cho địa chủ. Chế độ quân điền của triều Nguyễn chỉ c̣n là biện pháp để trói buộc người nông dân vào làng xă nhằm thực hiện nghĩa vụ tô thuế, lao dịch và binh dịch đối với nhà nước quân chủ chuyên chế. So với những năm giữa thế kỷ XVIII - dưới thời chúa Nguyễn - cái ṿng luẩn quẩn của sự bất công, nghèo đói tiếp tục diễn ra dưới triều Nguyễn với mức độ ngày càng trầm trọng hơn. Yêu cầu hạn chế nạn kiêm tính ruộng đất trở thành một vấn đề cấp bách.

Thời Minh Mạng, diện tích ruộng đất công của làng xă càng bị thu hẹp hơn. Nhà vua nhiều lần đắn đo, suy tính về các đề nghị của quan lại muốn lấy bớt ruộng tư của địa chủ nhập vào ruộng công, nhằm đảm bảo nguồn tô thuế của nhà nước. Năm 1838, Tổng Đốc B́nh - Phú (bao gồm hai tỉnh B́nh Định, Phú Yên) là Vũ Xuân Cẩn dâng sớ báo cáo t́nh h́nh ruộng đất công ngày càng bị địa chủ kiêm tính “người nghèo không một thước, một tấc đến nỗi phải làm đầy tớ cho người”. Do đó Vũ Xuân Cẩn đề nghị “phàm ruộng tư, định hạn 5 mẫu, ngoài ra lấy làm ruộng công cả, chia cấp cho binh dân để làm ruộng lương, ruộng khẩu phần”. Ban đầu, vua Minh Mạng bác bỏ đề nghị này, phê rằng: “Tư điền thế nghiệp đă lâu, sổ sách đă thành, nay vô cớ cắt huyết mạnh của người ta, không phải là điều yên ổn cho nhân dân, một phen canh cải đổi mới, sợ chưa thấy lợi mà thành nhiễu sự”.  Về sau do thực tế yêu cầu, vua Minh Mạng phải ban lệnh sung công (có tính chất thí điểm) một nửa số ruộng đất tư ở B́nh Định, đem chia cho dân theo phép quân điền. Kết quả, theo lời tâu của Thượng thư bộ h́nh Đặng Văn Thiêm với Tự Đức: “Lúc trước định lệ quân điền, cứ 10 mẫu th́ 5 mẫu làm công, 5 mẫu làm tư. Nhưng ruộng công màu mỡ th́ cường hào cưỡng chiếm, c̣n thừa chỗ nào th́ hương lư bao chiếm, dân chỉ được phần xương xẩu mà thôi”. Khi Tự Đức hỏi Thượng Thư Bộ Hộ Hà Duy Phiên có nên trả ruộng cho địa chủ B́nh Định không, th́ Duy Phiên cho rằng “tăng giảm thêm bớt không bao nhiêu mà lại sinh ra việc phiền phức bối rối([69]).

 Qua những sự kiện trên, chứng tỏ t́nh h́nh bao chiếm ruộng đất ở Phú Yên và B́nh Định diễn ra khá nghiêm trọng, điển h́nh trong cả nước lúc bấy giờ. Nhưng khi giải quyết triều Nguyễn chỉ tổ chức thực hiện có tính chất thí điểm ở B́nh Định, c̣n ở Phú Yên và các tỉnh khác vẫn duy tŕ t́nh trạng cũ. Về sau Tự Đức cũng có ư muốn trả lại ruộng cho địa chủ B́nh Định, song sợ “phiền phức bối rối” – như lời của Thượng Thư Bộ Hộ Hà Duy Phiên. Điều đó thể hiện sự bất lực của triều đ́nh trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất, một vấn đề nóng bỏng của xă hội Việt Nam lúc bấy giờ. Rút cục, nạn kiêm tính ruộng đất vẫn diễn ra nghiêm trọng ở Phú Yên, diện tích ruộng công làng xă vẫn tiếp tục bị thu hẹp dần.   

Xuất phát từ t́nh trạng ruộng đất công càng ngày càng bị chấp chiếm, ruộng đất canh tác của người nông dân nghèo ngày càng bị thu hẹp, gây nên sự bất ổn ở nông thôn, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, nên việc khẩn hoang đề ra từ thời Gia Long vẫn được các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức tiếp tục cho triển khai thực hiện ở Phú Yên. Có nhiều h́nh thức khai hoang, nhưng quan trọng nhất là h́nh thức doanh điền. Doanh điền được thực hiện bằng cách di dân lập ấp. Năm 1828, trên cơ sở đề xuất của Nguyễn Công Trứ, triều đ́nh chủ trương thành lập Nha dinh điền sứ tại các tỉnh.

Nha dinh điền sứ Phú Yên tiến hành mộ dân thành lập các lư, ấp, với phương thức ai mộ được 50 người lập thành một lư, th́ được làm Lư Trưởng, mộ được 30 người lập thành một ấp th́ được làm Ấp Trưởng. Sau 3 năm khai khẩn thành ruộng, nhà nước bắt đầu thu thuế theo lệ thuế tư điền. Trên thực tế, tùy theo điều kiện từng nơi, có khi thời hạn miễn thuế kéo dài 5 năm. Ngoài ra, nhà nước c̣n cấp tiền cho dân khai hoang, cứ 60 người được cấp 100 quan tiền làm nhà cửa, 300 quan tiền mua trâu ḅ để cày, 40 quan tiền mua điền khí.

Dưới triều Tự Đức, công cuộc khai hoang được đẩy mạnh lên một bước, Nha dinh điền sứ Phú Yên quy định cứ 50 người dân lập thành một đội, 500 người lập thành một cơ. “Nha dinh điền sứ các tỉnh B́nh Thuận, Khánh Ḥa, Phú Yên c̣n có nhiệm vụ thu nạp dân lục tỉnh Nam kỳ “tỵ địa”, cấp tiền gạo đi khai hoang. Tính đến năm 1865 đă có 500 dân Nam kỳ ra các tỉnh nói trên khẩn ruộng([70]). Các loại ruộng khẩn hoang theo h́nh thức “doanh điền” được xếp vào hạng “tư điền quân cấp”, nghĩa là người khai khẩn được quyền sử dụng nhưng không được quyền chuyển nhượng và sau khi chết ruộng đó được cấp cho người khác. Năm 1864, vua Tự Đức quy định ruộng nào do nhà nước cấp vốn để khai khẩn th́ được giữ lại một phần ba để làm tư điền, c̣n hai phần ba th́ làm công điền. Năm 1882 do sự thiếu hụt về tài chính, nhà nước không c̣n điều kiện cấp vốn để khai hoang, nên lại quy định cho một một nửa số ruộng được làm ruộng tư, nửa c̣n lại làm công điền. Nhờ vậy, diện tích ruộng đất của Phú Yên dưới thời Tự Đức có tăng hơn thời Gia Long 27.900 mẫu, đưa tổng số diện tích ruộng đất toàn tỉnh vào năm 1860 lên 73.800 mẫu.([71])[số liệu này cần đối chiếu lại một số nguồn khác]. 

Theo quy định của triều đ́nh, tại Phú Yên, công điền được giao cho làng xă phân, cấp, không được mua bán. Khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng ruộng đất công làng xă (có bồi thường hoặc miễn thuế). Ngoài ra, c̣n một số ruộng khác cũng thuộc diện công điền, như: trợ sưu điền, học điền, bổn thôn điền, tự điền … nhưng số này chiếm tỉ lệ nhỏ.

Về thuế ruộng, nhà Nguyễn, thời Gia Long đánh thuế theo bốn khu vực; Phú Yên nằm trong khu vực 1. Đến năm 1836, vua Minh Mạng định lại thuế ruộng đất, quy về ba khu vực đánh thuế, Phú Yên vẫn nằm trong khi vực 1, từ Quảng B́nh vào Khánh Ḥa – khu vực có mức thuế cao nhất. Biểu thuế như sau:

Loại ruộng

Công điền

Tư điền

Hạng nhất

Hạng nh́

Hạng ba

40 thăng/mẫu

30 thăng/mẫu

20 thăng/mẫu

40 thăng/mẫu

30 thăng/mẫu

20 thăng/mẫu

 

   Đến năm 1875, Tự Đức xuống dụ áp dụng thuế lệ đồng nhất trong cả nước: công điền và tư điền đều chia làm ba hạng, nộp thuế thóc mỗi mẫu 40 thăng, 30 thăng, 20 thăng.

   Về thủ công nghiệp và thương nghiệp, chính sách của triều Nguyễn nh́n chung là lạc hậu, một số chính sách c̣n bộc lộ rơ tính chất phản động, như “bế quan tỏa cảng”, nên nền kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp của Phú Yên (nói riêng) và cả nước (nói chung) hầu như “dậm chân tại chỗ”, không phát triển so với triều đại Tây Sơn. Trên địa bàn Phú Yên, trong thế kỷ XIX, chủ yếu vẫn duy tŕ và phát triển các nghề truyền thông, như: dệt lụa, dệt chiếu, nấu đường, đan đát mây tre, đúc đồng … Nhiều sản phẩm của nghề thủ công ở Phú Yên đă nổi tiếng từ rất lâu như: lụa lănh Ngân Sơn, chiếu Cù Du, đường.

Về thương nghiệp, nhờ có chiều dài của biển đông qua tỉnh, lại có hệ thống cảng biển, sông ng̣i phân bổ đều khắp, nên trong thế kỷ XIX nền kinh tế thương nghiệp Phú Yên cũng có một số mặt phát triển. Dân chúng buôn bán trao đổi hàng hóa ở các chợ, bến cảng và giao dịch trường. Chợ, thường được h́nh thành ở những vùng b́nh nguyên dân cư đông đúc; giao dịch trường th́ ở vùng núi, thuận đường giao thông để trao đổi giữa miền ngược với miền xuôi.

Căn cứ theo Niên giám thuộc địa năm 1891 (có phần các tỉnh), báo cáo của công sứ Phú Yên – Duviller – vào năm 1898 ([72]) và “hồi kư về xứ Cochinchine 1774” của Pierre Poivre ([73]) cho thấy, vùng Sông Cầu có cảng biển, hàng trăm tàu buôn ra vào tấp nập. Tại Vũng Lấm (Sông Cầu), một số hăng buôn của người Pháp và người Hoa đă tổ chức thu mua một số mặt hàng nông sản để xuất khẩu. Người Hoa đến Phú Yên từ những thế kỷ trước, thường lập nghiệp ở những vùng đông dân cư, cảng biển. Hầu hết số người Hoa ở đây đều làm nghề buôn bán. Họ buôn những mặt hàng chiến lược như gỗ, gạo, đường, vải… cho đến những mặt hàng tạp hóa, thuốc men.

Hàng hóa ở Phú Yên được mua bán bằng vàng, bạc, nhưng thông thường là bằng tiền đồng kim loại (đồng, kẽm) của triều Nguyễn, triều Tây Sơn và có cả tiền của Trung Quốc. Người ta xâu chuỗi 600 đồng tiền thành một quan, mỗi quan gồm 10 tiền, mỗi tiền có 60 đồng.

4 – THỰC TRẠNG VĂN HÓA – XĂ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN.

   Khi xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế trong thế kỷ XIX, giai cấp thống trị Việt Nam chưa t́m thấy một mô h́nh nào thích hợp hơn Nhà nước phong kiến phương Bắc. Các vua Nguyễn đă xây dựng bộ máy thống trị và giữ vững kỷ cương xă hội trên cơ sở ư thức hệ tư tưởng Nho giáo, vừa để quy tụ ư thức của tầng lớp quan lại, quư tộc vào một học thuyết nhất định, vừa định hướng đạo lư của thần dân theo những quy phạm của triết lư Khổng – Mạnh.

   Hệ tư tưởng Nho giáo tồn tại lâu đời trong xă hội và đời sống nhân dân Phú Yên, kết hợp với việc thờ cúng thần linh, tổ tiên được coi là phương tiện tốt nhất tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa triều đ́nh (người đại diện là vua) và thần dân. Ư thức hệ chính thống của triều Nguyễn được nhà nước vận dụng, chuyển hóa vào đời sống nhân dân ở Phú Yên mà không xa rời bản sắc dân tộc.

Văn hóa vật thể quan trọng của Phú Yên trong thế kỷ XIX, trước hết là kiến trúc nhà cửa, đ́nh, chùa, miếu mạo, lăng mộ, làm nhà mồ … Tính đến đầu thế kỷ XIX, trên địa bàn Phú Yên có 5 ngôi chùa lớn. Nhiều ngôi chùa cổ ngày nay c̣n giữ lại được một số nét kiến trúc cổ khá độc đáo như: “Từ Quang”, “Hồ Sơn Cổ Tự”, “Bửu Tịnh”. Nhiều làng nghề truyền thống được h́nh thành từ thế kỷ XVIII như đúc đồng ở An Định, dệt chiếu, đan đát mây tre ở Tuy An, Tuy Ḥa, làm muối ở Sông Cầu …

Những sinh hoạt văn hóa phi vật thể của thế kỷ XIX ở Phú Yên c̣n lưu lại có thể kể tên một vài loại h́nh độc đáo như: Lễ cầu ngư, lễ tá thổ, lễ đâm trâu xoay cột, bỏ mả, cúng tiền hiền, thờ thành hoàng, ḥ bá trạo, bài cḥi, hát bội, ḥ khoan, hát khan (trường ca) … Những hoạt động và sắc thái văn hóa nêu trên đă đóng góp một phần cực kỳ quan trọng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa của tỉnh Phú Yên trong thế kỷ XIX.

Về giáo dục, như đề cập ngay từ đầu, nhà Nguyễn lấy ư thức hệ tư tưởng Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị, do đó hầu như toàn bộ hoạt động và sự phát triển của giáo dục ở Phú Yên đều bị Nho giáo chi phối. Yếu tố nổi bật, có tính nguyên tắc là mọi người dân, thuộc mọi tầng lớp đều được đi thi để được tham gia vào bộ máy nhà nước.

Theo bộ “Quốc triều hương khoa lục” (1893) của Cao Xuân Dục với danh sách đăng khoa trong các kỳ thi hương từ 1807 – 1884 và thi đ́nh từ 1882 – 1884, Phú Yên cùng một số tỉnh như: Khánh Ḥa, B́nh Thuận, Biên Ḥa … đều không có người đậu Tiến sĩ.

Về thi Hương, từ 1807 – 1884, trải qua 31 cuộc thi, Phú Yên có 13 người đậu cử nhân, vào các năm  1821, 1831, 1832, 1833, 1835, 1847, 1850, 1855, 1870, 1873, 1876, 1884. Riêng khóa thi năm 1855 đậu được 2 cử nhân, c̣n lại, mỗi khóa thi chỉ đậu 1 người. Trong số 13 cử nhân, có 12 cử nhân ở huyện Đồng Xuân, 1 cử nhân ở huyện Tuy Ḥa.

Trong thế kỷ XIX, đời  sống nhân dân Phú Yên  vốn đă nghèo lại càng nghèo hơn. Nông dân lực lượng đông đảo nhất ở Phú Yên, chiếm 90% dân số, chỉ sở hữu 5% ruộng đất, họ bị đẩy vào con đường cùng do thiếu đất sản xuất, do sưu cao, thuế nặng, do cường hào chèn ép … nên đời sống của họ vô cùng cơ cực. Buộc họ phải làm thuê, làm mướn, làm tá điền lĩnh canh ruộng địa chủ; hoặc lên rừng hái củi đốt than kiếm sống; hoặc bỏ làng mạc tha phương cầu thực; hoặc đi phu làm đường sá, đồn điền…

Cũng như trong cả nước, thế kỷ XIX là thế kỷ kém phát triển nhất của Phú Yên.

5 – PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN PHÚ YÊN TRONG THẾ KỶ XIX.

   Sau khi xưng đế, Gia Long đă ra sức khủng bố dă man những gia đ́nh, ḍng họ của những người đă từng tham gia phong trào Tây Sơn. Trong hơn 10 năm đầu của triều Nguyễn cả B́nh Định và Phú Yên đều được triều đ́nh nhà Nguyễn “quan tâm đặc biệt”.

Sự “quan tâm đặc biệt” ấy thể hiện trong từng chính sách cụ thể, như thực hiện chế độ quân điền, bố trí quan lại… Trong chính sách kinh tế, triều Nguyễn đặc biệt quan tâm phát triển giai cấp địa chủ, quư tộc, quan lại làm chỗ dựa cho nhà nước; đây là lực lượng tiên phong trong việc phát hiện và tiêu diệt các mầm móng hiểm họa trực tiếp đe dọa đến nền an ninh và sự tồn vong của thể chế. Các quan lại từ cấp phủ, huyện đến tỉnh đều được triều đ́nh đưa những “thành phần cơ bản” là hoàng thân, quốc thích hoặc chí ít cũng ḍng dơi hoàng tộc, vào cầm quyền ở Phú Yên.

Rơ ràng, chính quyền triều Nguyễn đă thực hiện được tính chuyên chế khá triệt để, nên những toan tính, cuộc nổi dậy của dân chúng đă sớm dập tắt từ trong trứng nước. Một nguyên nhân khác, rất căn bản, làm cho thời kỳ đầu của triều Nguyễn ở Phú Yên khá yên ổn, là do dân Phú Yên vừa trải qua hàng thế kỷ chiến tranh, loạn lạc, nhất là thời kỳ Tây Sơn, nhân dân Phú Yên phải đối phó với các cuộc tấn công thường xuyên và liên tục của Nguyễn Ánh suốt 30 năm (1773 – 1802). Bao nhiêu tâm lực, bao nhiêu sức người, sức của đều đổ dồn vào cuộc chiến tranh này. Đúng như tâm sự của Nguyễn Quang Huy (ở Đồng Xuân) vốn là danh tướng của nhà Tây Sơn, ẩn cư trên dăy Cù Mông, khi đô đốc Nguyễn Văn Lộc - một cựu thần Tây Sơn – trước làm quan Trấn thủ Phú Yên, khuyên ông nổi dậy. “Một hôm ông Lộc hỏi ông Huy:

- Cựu thần nhà Tây Sơn, văn cũng như vơ, c̣n khá nhiều tay tài tuấn, sao không hợp sức lại để lo việc phục hưng? Như thế chẳng ra là không tận trung với cựu chúa sao?

Ông Huy đáp:

- Những anh hùng nghĩa sĩ ra giúp Tây Sơn từ ngày mới khởi nghĩa đến nay, không ai phụ nhà Tây Sơn. Tất cả đều lo tṛn bổn phận cho đến giờ chót. Như thế là tận trung. Nay nhà Tây Sơn đă không c̣n nữa th́ chúng ta c̣n trung với ai? … Phải nghĩ đến dân đến nước trước. Không có thể làm lợi cho dân cho nước th́ nằm yên chớ không nên gây thêm rối. Trung với một người, một nhà mà làm hại cho dân cho nước, th́ trung ấy, kẻ chân chính không nên nghĩ đến. Trung ấy không phải là trung.”([74])

Suốt trong nửa đầu thế kỷ XIX ở Phú Yên không có sự nổi dậy nào đáng kể ngoài các một số cuộc nổi dậy lẻ tẻ nhằm chống sưu cao, thuế nặng, chống cường hào ác bá, áp bức bất công hoặc sự bất hợp tác với chính quyền, hoặc bỏ xứ ra đi.

Hiện nay, nhiều công tŕnh nghiên cứu về phong trào “Cần vương” ở Phú Yên đă được công bố, có chuyên khảo riêng, có chuyên khảo viết chung của các tác giả: G.S Nguyễn Phan Quang, Th.S Đào Nhật Kim, nhà nghiên cứu Trần Sĩ Huệ, cử nhân Trần Nam Phong… Bản thân tác giả, khi viết các công tŕnh lịch sử của tỉnh[75], cũng đă đề cập khá nhiều đến phong trào Cần Vương. Song phần lớn các công tŕnh nêu trên vẫn chưa dựng lại được bức tranh lịch sử về phong trào Cần Vương.

Căn cứ các nguồn tư liệu như:

- Báo cáo của Công sứ tỉnh Phú Yên - Duviller - về tỉnh Phú Yên.

- Niên giám thuộc địa năm 1891.

- Báo cáo của Thống đốc Nam kỳ gởi Bộ Hải quân ngày 14-8-1885.

- Báo cáo của Jamont, ngày 22-8-1886.

- Báo cáo của Thiếu tá Delorme, ngày 3-11-1886.

- Báo cáo của Thiếu ta Dumas gởi Tổng tư lệnh, ngày 4-3-1997.

- Kết quả nghiên cứu của G.S sử học Pháp Charles Foruniau.

… Và một số nguồn tư liệu khác, cho thấy cuộc khởi nghĩa của Lê Thành Phương đă tồn tại trên một b́nh diện rộng lớn, từ B́nh Định vào B́nh Thuận - Phú Yên là trung tâm, nơi đóng bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa. “Tất cả những số liệu và những chỉ dẫn do những lực lượng đàn áp thực dân cung cấp đă cho thấy rằng ở hai tỉnh này [Phú Yên, B́nh Định - TG] gần như là toàn thể dân chúng và các quan lại đă tham gia nghĩa binh, đây là một hiện tượng phi thường”.([76]) Báo cáo ngày 30-9-1885 của Briérs viết: Ngày 30-8-1885 “một đội quân tiên phong của đội quân văn thân từ trên núi đă tràn vào B́nh Thuận và tiến đến vịnh Phan Rang” … Vào tháng 9-1885 Bùi Giảng rút từ B́nh Thuận ra với đội quân hàng trăm người tấn công vào phia bắc Khánh Ḥa. Ngày 23-11-1885 Bùi Giảng từ Phú Yên tấn công vào Ninh Thuận. Ngày 25-11-1885, Bùi Giảng rời Ninh Thuận đến đóng quân ở trạm Thuận Mai. Ngày 12-12-1885, Bùi Giảng bị Trà Quư B́nh tấn công và đánh bại ở Ninh Thuận. Bùi Giảng rút quân về Khánh Ḥa và tiến công chiếm được tỉnh này, bắt viên Bố Chính và quan Án Sát tỉnh Khánh Ḥa làm tù binh. 

Một số tư liệu trên cho thấy Bùi Giảng, một bộ tướng của Nguyên soái Lê Thành Phương, đă tung hoành ngang dọc suốt từ Phú Yên đến B́nh Thuận làm cho nhà cầm quyền lúng túng, bị động đối phó, nghĩa binh đă nhiều lần tấn công và làm chủ nhiều vùng ở các tỉnh B́nh Định, Phú Yên, Khánh Ḥa, B́nh Thuận… Đúng như nhận định của Thiếu tá Dumas, một tên thực dân khét tiếng lúc bấy giờ: “đây là một hiện tượng phi thường”.

Ngày 4-2-1887 quân đội viễn chính Nam kỳ do Trần Bá Lộc chỉ huy gồm 1.500 người, trong đó có 200 lính người Âu tấn công ra Phú Yên. Từ ngày 5-2-1887, quân Pháp tấn công hai pháo đài bảo vệ cho hai thung lũng dẫn đến vịnh Xuân Đài (được nghĩa quân xây dựng và bố trí tốt). Cuộc chiến diễn ra trong ba ngày (5, 6, 7 tháng 2-1887) và kết thúc, nhưng cuộc kháng chiến ở Phú Yên bị đổ vỡ trong những ngày tiếp sau đó. Ngày 8-2-1885, Tú Phương bị bắt ở Trà Kê, ngày 28-2-1887 bị hành quyết ở bến đ̣ Cây dừa - Tuy An.

Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Lê Thành Phương, một cuộc khởi nghĩa ở Phú Yên - mở rộng địa bàn đến tận B́nh Thuận, lại có sự phối hợp chặt chẽ với cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở B́nh Định - cho đến nay đă có nhiều cách lư giải khác nhau. Điểm chung nhất đều thừa nhận, phong trào thất bại là do đường lối cứu nước theo hệ tư tưởng cũ, hệ tư tưởng phong kiến, vốn đă lỗi thời và lạc hậu, ḱm hăm sự phát triển của xă hội Việt Nam suốt thế kỷ XIX. Về nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại, cũng có nhiều nguyên nhân, mà trong đó nguyên nhân khá cơ bản là sự đầu hàng của Bùi Gảng – một bộ tướng chỉ huy quan trọng của nghĩa quân ở Phú Yên, đă từng dẫn quân tấn công và làm chủ nhiều ngày ở Khánh Ḥa, B́nh Thuận. Song đến nay hầu hết các nhà nghiên cứu vẫn chưa lư giải được sự đầu hàng của Bùi Giảng, chính sự đầu hàng này làm cho phong trào Lê Thành Phương bị thất bại nhanh chóng.

Theo G.S sử học Pháp Charles Foruniau, sở dĩ Bùi Giảng phản bội là do bố mẹ ông bị Trần Bá Lộc bắt và uy hiếp. Nhưng giải thích thế nào khi Bùi Giảng đă về dưới trướng Phủ Lộc, ông đă chỉ huy 500 quân ráo riết truy lùng Mai Xuân Thưởng? Bùi Giảng đă bắt được Mai Xuân Thưởng ngày 4-5-1887, khi ông đang trốn trong một cái hang ở núi ḥn Nhên ở làng Thang Oi, giáp ranh giữa Phú Yên và B́nh Định, gần ngọn nguồn sông Côn.

Phần lớn thủ lĩnh phong trào Lê Thành Phương ở Phú Yên đều bị bắt và hành quyết, chỉ có một số ít trốn thoát, trong đó có Bá Sự.

Bá Sự tên thật là Nguyễn Hào Sự, người làng Phú Xuân (xă Xuân Phước huyện Đồng Xuân). Sau khi trốn thoát sự truy đuổi của thực dân Pháp, ông về vùng núi huyện Đồng Xuân, lập căn cứ ở núi Thạch Long Cương, hô hào và tập hợp nhân sĩ, đồng bào kinh, thượng hai huyện Đồng Xuân, Sơn Ḥa kháng chiến chống thực dân Pháp và phong kiến Nam triều. Năm 1892, thực dân Pháp bao vây, tấn công đàn áp cuộc khởi nghĩa, ông bị bắt và hành quyết tại băi cát Từng (An Dân – Tuy An). G.S sử học Pháp Charles Foruniau đánh giá cuộc khởi nghĩa của Bá Sự như sau: “Bá Sự đă có công duy tŕ phong trào, tiếp tục xây dựng căn cứ, đúc súng đạn ở sông Cà Lố, kéo dài cuộc kháng chiến đến năm 1892”.

Như vậy, rơ ràng khởi nghĩa của Bá Sự là bước tiếp nối, “nối dài”của phong trào Cần vương ở Phú Yên do Lê Thành Phương lănh đạo, nên nhiều nhà nghiên cứu về phong trào này cho rằng phải đến 1892 phong trào Lê Thành Phương mới bị dập tắt. 

Về cuộc khởi nghĩa của Vơ Trứ và Trần Cao Vân đă có nhiều công tŕnh nghiên cứu lịch sử Phú Yên phản ánh. Trong bộ Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập) viết từ thời nguyên thủy đến năm 2000, do NXB Giáo dục ấn hành năm 2005, đă viết khá chi tiết:

Vơ Trứ quê ở B́nh Định biết chữ nho, từng làm lư trưởng. Ông ở chùa, làm nghề thầy thuốc và phù thủy. Với tinh thần yêu nước, ông đă vận động nhân dân hai tỉnh B́nh Định và Phú Yên nổi dậy chống Pháp. Trong quá tŕnh hoạt động, ông được sự giúp đỡ và phối hợp của một số sĩ phu ở Quảng Nam, đặc biệt là Trần Cao Vân.

Trần Cao Vân xuất thân trong một gia đ́nh nho học ở Quảng Nam. Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, ông vẫn bí mật tiếp tục hoạt động. Ông gặp Vơ Trứ và hai ông đă lấy chùa Chánh Danh làm căn cứ, từ đây mở rộng hoạt động ra khắp hai tỉnh Phú Yên và B́nh Định. Hầu hết các chùa ở hai tỉnh này đều là cơ sở của Vơ Trứ, Trần Cao Vân.

Sau một thời gian tuyên truyền vận động và chuẩn bị, đến mùa hè năm 1898, hai ông quyết định khởi nghĩa. Lực lượng nghĩa quân có khoảng 1.000 người do Vơ Trứ, Trần Cao Vân chỉ huy.

Theo kế hoạch, nghĩa quân bí mật kéo xuống đánh chiếm tỉnh lị Phú Yên. Đội quân khởi nghĩa với vũ khí thô sơ là dao rựa, lại tin vào bùa hộ mệnh, đă tan ră nhanh chóng khi Pháp nổ súng. Vơ Trứ bị xử tử, c̣n Trần Cao Vân phải ngồi tù 3 năm.

Mặc dù có nhiều hạn chế về tư tưởng và tổ chức, các phong trào đấu tranh vũ trang mang màu sắc tôn giáo vẫn giữ một vị trí nhất định trong phong trào chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX của nhân dân ta.” ([77])


PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
TRƯỚC KHI CÓ ĐẢNG Ở PHÚ YÊN

 Nguyễn Văn Thưởng(*)

Phú Yên là một tỉnh duyên hải miền Nam Trung Bộ, nơi có truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng. Từ thời mở nước về phía Nam của ông cha ta, thế kỷ XVI, Phú Yên là phên dậu của Tổ quốc Việt Nam. Trải qua lịch sử đấu tranh và xây dựng quê hương, Phú Yên là nơi trực tiếp đương đầu với nhiều thử thách, là nơi “đứng mũi chống giặc”, tạo nên một nét riêng của ḿnh trong tiến tŕnh phát triển lịch sử chung của toàn dân tộc.

Khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, Phú Yên đă tham gia cùng với cả nước đấu tranh ngăn cản bước tiến của kẻ thù. Trước khi có Đảng ra đời và lănh đạo cách mạng, phong trào yêu nước chống Pháp ở Phú Yên đă diễn ra liên tục dưới nhiều h́nh thức, từ cuộc đấu tranh dưới danh nghĩa Cần Vương rồi phong trào có khuynh hướng mang màu sắc tôn giáo vào những năm cuối cùng của thế kỷ XIX đến phong trào chống thuế mạnh mẽ ở đầu thế kỷ XX.

1.  Phú Yên chuẩn bị chống Pháp xâm lược

Truyền thống cần cù trong lao động và tinh thần yêu nư­ớc, yêu quê hương h́nh thành trong con ngư­ời Phú Yên từ rất sớm. Trong suốt quá tŕnh cải tạo tự nhiên và đấu tranh xă hội, nhân dân Phú Yên đă phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mang sắc thái của địa phương.

Phần lớn người dân Phú Yên sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, từ nửa sau thế kỷ XIX, d­ưới thời các vua triều Nguyễn, quá tŕnh sản xuất thường bị sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt diễn ra liên tục như các năm 1863, 1864, 1866, 1867, 1878 làm cho năng xuất trồng trọt rất thấp, t́nh trạng mất mùa thường xuyên xảy ra cùng với chính sách tô thuế nặng nề đă làm cho cuộc sống người dân thêm vất vả, buộc triều đ́nh phải t́m cách điều khiển giảm thuế tô theo từng phần và phát thóc kho ở huyện ra cho dân vay.

Đối với các dân tộc thiểu số ở miền núi Phú Yên th́ cuộc sống càng khó khăn, vất vả hơn nhiều do chính sách áp bức, bóc lột nặng nề của triều đ́nh thực hiện đối với họ.

Hàng năm các dân tộc thiểu số ở đây phải nộp thuế lâm thổ sản theo qui định nghiêm ngặt của triều đ́nh như: sáp ong phải nộp 394 cân (trong đó nguồn Hà Duy 30 cân), mật ong 625 cân (trong đó nguồn Hà Duy 300 cân) và ngà voi, bông, trầu không, gỗ trầm, kỳ nam, sa nhân, dây mây... ([78]) làm cho đồng bào các dân tộc ở đây không đủ khả năng nộp thuế, đời sống khổ cực, nạn đói xảy ra liên miên.

Đứng trước t́nh h́nh kinh tế thấp kém và âm mưu xâm lược của thực dân, truyền thống yêu n­ước chống giặc ngoại xâm, ư thức bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam đư­ợc phát huy, nhân dân Phú Yên cùng với cả nước tích cực đấu tranh bảo vệ Tổ quốc khi thực dân Pháp kéo đến quê hương.

Điều đó được thể hiện, khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng (1-9-1858) nhân dân cả nước đă tập trung chống Pháp. Phú Yên cũng như các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quảng Nam đến B́nh Thuận trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến, nhà Nguyễn đă giữ vai tṛ tích cực trong việc tổ chức cho nhân dân chống Pháp, ở Phú Yên, trong thời gian này t́nh h́nh giặc biển liên tục quấy phá, gây nhiều khó khăn cho nhân dân, như báo cáo của Bộ Lại đề ngày 3-6-1859, về việc “Ngày 9-5 tàu Pháp đến gây sự ở cửa biển Xuân Đài, thuộc tỉnh Phú Yên. Khi quân triều đ́nh đến nơi th́ chúng đă lui. T́nh h́nh ở địa phương này rất căng thẳng; ngoài biển th́ tàu Pháp và thuyền của Tàu Ô đến đánh phá...([79]). Sự quấy phá của giặc biển đă làm cho đời sống nhân dân Phú Yên càng thêm vất vả, nhưng trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp ở Nam Kỳ nhân dân Phú Yên đă tham gia tích cực vào cuộc chiến chống kẻ thù.

Phú Yên có Tổng đốc Nguyễn Công Nhàn (1798-1872), người xă Phú Lộc, tổng Thượng, huyện Đồng Xuân, phủ Tuy An (nay là thôn Phong Niên, xă Hoà Thắng, huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên), là một vơ tướng đă tham gia từ triều vua Minh Mạng đến triều vua Tự Đức. Năm 1861, Ông theo lệnh điều động của triều đ́nh làm chức Tổng đốc Định Tường cùng tham gia với Nguyễn Hữu Thành, Tôn Thất Cáp, Phạm Thế Hiển tổ chức kháng chiến chống Pháp ở lục tỉnh Nam Kỳ.

   Trước âm mưu mở rộng xâm lược của thực dân Pháp, vua Tự Đức thấy Nam Kỳ ở vào t́nh thế cực kỳ nguy hiểm, lo sợ sự mở rộng binh lực của Pháp sẽ đến l­ượt miền Trung, nên sai Tổng đốc Nam Ngăi là Đào Trí (1799-1879), quê ở tổng Xuân Đài, huyện Đồng Xuân (nay là thôn Tân Thạnh, xă Xuân Thọ, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên), sung chức kinh l­ược đại thần thiết lập hệ thống pḥng thủ từ Quảng Nam đến B́nh Thuận([80]), để chuẩn bị chống Pháp.

   Nhân dân Phú Yên tuân theo lệnh của triều đ́nh, tích cực tham gia huy động lực l­ượng, củng cố các đồn luỹ, sẵn sàng chiến đấu. Năm 1861, “sai tả trực kỳ thêm lính h­ương dơng chia ban thao diễn, để sung vào việc phái... ở Phú Yên 1 cơ(2). Cùng thời gian trên, ở tập 29, sách Đại Nam thực lục có ghi, Đề đốc Tôn Thất Đính đem 2000 quân, gồm 1000 lính kinh thành và 1000 lính các tỉnh B́nh Định, Phú Yên, Khánh Hoà đến Biên Hoà để pḥng thủ đánh Pháp.

Tháng 2 năm 1862, sau khi các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long rơi vào tay thực dân Pháp. Việc pḥng thủ ở bờ biển Phú Yên được tăng cường, như lời tâu của tỉnh thần B́nh Định: “Bốn đồn cửa biển thuộc đạo Phú Yên (Cù Mông, Xuân Đài, Phú Sơn, Đà Diễn) giặc thường lén lút nổi lên, xin cho các xă thôn đoàn kết dân dũng, mỗi đồn 30, 40, 50 ng­ười, chuẩn cho miễn tạp dịch và chiếu cấp cho khí giới, đồ binh để đi tuần pḥng...” (3) . Như vậy, các cửa biển Phú Yên là nơi đầu tiên cần đ­ược xây dựng đồn luỹ pḥng thủ, củng cố lực lư­ợng dân dơng, hương binh từ các làng, xă để chống thực dân xâm lư­ợc vào  Phú Yên từ các cửa biển.

Nhân dân Phú Yên cũng như cả nước đă ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp mạnh mẽ ở Nam Kỳ, bất chấp ngăn cản của triều đ́nh.

Năm 1867 - Viện cơ mật xin thi hành một số biện pháp ra lệnh cho các tỉnh Nam, Ngăi, B́nh, Phú và Khánh Hoà sửa cho các đồn luỹ, hải khẩu sẵn sàng chiến đấu. Phú Yên đă chuẩn bị tập hợp lực l­ượng, xây dựng đồn luỹ ở dọc các cửa biển để đối phó âm mư­u mở rộng xâm lược của thực dân Pháp, cũng trong Đại Nam thực lục ghi: “hiện nay giữ bờ biển ở Phú Yên chưa vững, nên cần sửa sang đồn luỹ, dồn bổ l­ương binh thành 2 cơ và sửa soạn sẵn sàng đầy đủ, đợi tướng Pháp trả lời thế nào sẽ tuỳ cơ đối phó([81]). Nhân dân Phú Yên với tinh thần sẵn sàng chống xâm lư­ợc, lực lượng được tập trung ở thôn Tiên Châu phủ Tuy An, xă Thạnh Lễ phía đông phủ Tuy An, Phú Câu phía Đông phủ Tuy Hoà, thôn Tân Thạnh huyện Đồng Xuân (nay thuộc huyện Sông Cầu), xă Phú Lạc phía Đông Nam phủ Tuy Hoà (thôn Phú Lạc ngày nay), xă Xuân Thịnh (vịnh Xuân Đài, Sông Cầu)... hệ thống pḥng thủ gồm các đồn dọc theo bờ biển Phú Yên được xây dựng.

Như vậy, ở Phú Yên, từ khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta th́ cùng với cả nước huy động lực lượng, xây dựng căn cứ, củng cố đồn bốt để chuẩn bị tham gia chống kẻ thù cùng với triều đ́nh. Đặc biệt, khi có chủ trương chống Pháp của phe chủ chiến, tầng lớp văn thân sĩ phu yêu nước ở Phú Yên đă hưởng ứng tích cực.

2. Cuộc khởi nghĩa Lê Thành Phương - Mở đầu phong trào Cần Vương ở Phú Yên (1885-1887)

Cùng với các tỉnh Trung Kỳ, Phú Yên, khi nghe tin kinh thành Huế thất thủ và phe chủ chiến kêu gọi Cần Vư­ơng, tinh thần yêu nước đấu tranh chống Pháp của văn thân, sĩ phu và nhân dân toàn tỉnh đă được khơi dậy và hưởng ứng mạnh mẽ.    

Người lănh đạo phong trào Cần Vương ở Phú Yên là Lê Thành Phương, sinh năm 1825 ở thôn Xuân Vinh, tổng Tuy An huyện Đồng Xuân, Phú Yên. Lê Thành Phương đậu tú tài năm 1857, tại trường thi B́nh Định. Ông là người có tinh thần yêu n­ước và gần gũi với các sĩ phu đương thời trong, ngoài tỉnh và được nhiều người mến mộ, tin cậy. Hơn nữa, Lê Thành Phương chịu ảnh hưởng tư tưởng chống Pháp cứu nước của tướng quân Đào Trí, Trịnh Hữu Thể và nhiều người trong tổ chức yêu nư­ớc “Nam trung nghĩa sĩ” (ở phía Nam). 

Tháng 7 năm 1885, nghe tin về sự kiện thất thủ kinh thành Huế và vua Hàm Nghi xuất bôn, các sĩ tử bỏ trường thi và trở về quê kêu gọi nhân dân kháng chiến chống Pháp. Bài “Vịnh các sĩ tử ở trường thi B́nh Định” đă thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của các nho sĩ lúc bấy giờ:

                       “Cửa trường tiếng dạ miệng c̣n hơi,

                        Cờ nghĩa treo lên đă ngất trời.

Đạo trọng vua tôi, ḿnh dám quản,

Oán hờn người Pháp có đâu vơi”( [82]).

Nhiều sĩ tử đang ở tr­ường thi đă vội vàng vứt bỏ nghiên bút và từ bỏ trường thi, trở về quê h­ương của ḿnh, tập hợp nhân dân để chống Pháp. Họ đại diện cho lực lượng yêu nước trong lúc nước nhà gặp nguy biến và hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương đứng lên chống Pháp, khôi phục đất nước.

Khi có dụ truyền đến th́ nhân dân khắp nơi hưởng ứng, từ những người có chức sắc đến ở thôn quê đều tham gia:

                  “ Văn thân thấy dụ vui mừng

               Mật tờ truyền thẻ lẫy lừng bốn phương

               Quyền môn chí nhẫn thôn hương…”([83])

 Trước t́nh h́nh đó, Lê Thành Phương (Tú Phương) đại diện cho văn thân sĩ phu yêu nước lănh đạo nhân dân và thành lập những đội quân ứng nghĩa Cần Vương chuẩn bị kháng chiến. Trước tiên, tại quê hương của ḿnh, ông xây dựng căn cứ tại Xuân Vinh (núi Chóp Vung) làm trung tâm. Sau đó, ngày 15-8-1885, Lê Thành Phư­ơng chọn Núi Một (thôn Tân An, tổng An Vinh, phủ Tuy An) để tổ chức lễ Tế cờ tụ nghĩa Cần Vương và đọc “Hịch chiêu quân”.

Khi phong trào Cần Vương B́nh Định bùng nổ th́ Phú Yên phong trào cũng đồng thời diễn ra, điều này được phản ánh trong tác phẩm thơ “Dậu Tuất Niên Gian Phong Hoả Kư Sự”:

                       “ Ngoài B́nh Định đương ngày giặc giă,

                            Trong Phú Yên nghe đă dậy rân

                            Bang Thinh làm đầu đốc dân,

                           Tú Phương, cử Đốc, đội Tần xưng quan.

                           Mật tờ cho các xă làng,

                           Một lần dậy rập dư ngàn dư muôn...”(2).

Để chuẩn bị lực lượng và căn cứ kháng chiến chống Pháp, Lê Thành Phương kêu gọi và tập trung lực lượng nghĩa quân, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân địa phương, Lê Thành Phương thành lập lực lượng hương binh ở các làng: Mỹ Đức, Tân An, Mỹ Phú, Phong Phú, Mỹ Thạnh, Mỹ Xuân, Tuy Dương, Tân Định, Tân Hoà, Hội Đức, Phước Hậu, Phú Phong...(thuộc các xă An Hiệp và An Hoà, huyện Tuy An ngày nay) phối hợp với tất cả sĩ phu yêu nước ở phía Bắc và lực lư­ợng thứ xá (dân binh ở một số làng trong tỉnh do những ngư­ời giàu và sĩ phu yêu nư­ớc chiêu mộ khắp nơi trong tỉnh). Đúng như Nhà sử học Pháp C. Fourniau đă nhận xét: “Tất cả dân binh trong làng đều trở thành nghĩa quân chiến đấu dưới ngọn cờ của vua Hàm Nghi. Làng nào cũng vậy, họ tập hợp lại, tất cả cùng quyết tâm v́ mục đích giúp vua chống xâm lược([84]).

Về căn cứ ([85]), toàn tỉnh chia làm hai phân khu: phân khu Bắc từ đèo Tam Giang đến đèo Cù Mông (giáp tỉnh B́nh Định), những sĩ phu yêu nước đă hưởng ứng kịp thời chỉ dụ Cần Vương và tham gia hoạt động tích cực cùng với Lê Thành Phương là Nguyễn Hào Sự, Bùi Giảng, Bùi Đáng, Vơ Thiệp, Đặng Mậu Thưởng...;

 Ở phân khu Nam, từ đèo Tam Giang đến Đèo Cả (giáp tỉnh Khánh Hoà), có Lê Thành Bính (con trai Lê Thành Phương), Hồ Trọng Đ́a, Nguyễn Sách, Huỳnh Tấn Pḥng, Nguyễn Hữu Dực, Trần Đôn ...

Về vũ khí trang bị cho nghĩa quân Cần Vương ở Phú Yên, rất ít  tài liệu đề cập đến vấn đề này, nhưng qua thực tế t́m hiểu th́ nghĩa quân Cần Vương Phú Yên cũng như các nơi trong cả nước lúc bấy giờ lực lượng nghĩa quân trang bị vũ khí rất thô sơ, trang phục đơn giản chủ yếu là tự sắm lấy cho ḿnh. Riêng các đội binh chiến đấu trực tiếp có cố gắng trang bị cho đồng phục như binh lính của triều đ́nh. Về vũ khí, ở Phú Yên lực lượng Cần Vương trang bị vũ khí tự tạo là chủ yếu như giáo, mác, cung tên... Các tướng lĩnh rất chú ư xây dựng các ḷ, xưởng rèn đúc vũ khí ở những căn cứ đóng quân của nghĩa quân, qua khảo sát chúng ta thấy một vài nơi c̣n để lại xỉ sắt, nơi rèn đúc vũ khí như Ḷ Thổi ở An Định, núi Lư Sơn ở An Hiệp (Tuy An). Ngoài ra, c̣n có một số vũ khí được đưa từ bên ngoài vào do những thương nhân Trung Quốc cung cấp, tiêu biểu là Ngô Kiêm Kư (người Hải Nam, Trung Quốc) ở Vũng Lắm, huyện Sông Cầu. Ông đă nhập khoảng 200 đại bác, đạn và súng có c̣ mổ từ Trung Quốc sang. Đội quân của các tộc người thiểu số ở miền núi với vũ khí truyền thống của họ là cung tên, ná, giáo mác và cạm bẫy...

Từ giữa tháng 8 năm 1885, lực l­ượng Cần Vư­ơng ở Phú Yên bắt đầu hoạt động mạnh, hầu nh­ư tất cả dân chúng và quan lại của triều đ́nh Nguyễn ở Phú Yên đều tham gia nghĩa binh. Trước sự tham gia đông đảo và ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân toàn tỉnh, chính quyền đương cục lúc này chỉ c̣n đóng giữ ở trung tâm tỉnh thành An Thổ (Tuy An) và trung tâm huyện Tuy Hoà.

Tháng 9 năm 1885, Lê Thành Phư­ơng đă tổ chức và lănh đạo các lực lượng nghĩa quân Cần Vư­ơng đánh chiếm tỉnh Thành. Nhiệm vụ của cuộc khởi nghĩa do người lănh đạo đặt ra là chống giai cấp phong kiến đầu hàng sau nhiệm vụ chống ngoại xâm với khẩu hiệu: ”Tiểu tặc, trừ gian, b́nh quốc loạn”.

Lực lư­ợng nghĩa quân Cần Vương Phú Yên đă được chuẩn bị ở các huyện, Lê Thành Phư­ơng đă giao nhiệm vụ cho Bùi Giảng và Lê Thành Bính chỉ huy hai đạo quân hơn 1.500 quân vây đánh tỉnh Thành An Thổ và phối hợp với lực lượng nghĩa quân Cần Vương từ B́nh Định([86]) do Cử nhân Nguyễn Trọng Tŕ (nguyên là quan Tư­ vụ trong nội các triều đ́nh  Huế) vào Phú Yên.

Trong Đại Nam thực lục có ghi sự kiện này, “Thân hào tỉnh Phú Yên chiếm giữ tỉnh thành, bố chính là Phạm Nh­ư Xư­ơng bị bức giam, bọn án sát Hoàng Cân, lănh binh Nguyễn Văn Hanh đều đi tránh([87]). Cùng với việc đánh chiếm tỉnh thành, lực l­ượng Cần Vư­ơng ở Phú Yên tiếp tục đánh dẹp lực lượng tay sai ở các huyện. Huyện Tuy Hoà, lúc đầu do tri huyện Đinh Duy Tân và Bang tá Lê Đ́nh Mại cố thủ ở trung tâm, sau đó, Đinh Duy Tân đư­ợc thăng án sát để tuỳ cơ hiểu thị ngăn dẹp, Lê Đ́nh Mại đ­ược thăng tri huyện. Một tháng sau, Đinh Duy Tân phải trốn vào Khánh Hoà, Lê Đ́nh Mại bị lực l­ượng Cần Vương tiêu diệt. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn lực lượng Cần Vương Phú Yên đă làm chủ hoàn toàn trên phạm vi cả tỉnh.

Tr­ước khí thế mạnh mẽ của lực l­ượng Cần Vư­ơng các tỉnh Trung và Nam Trung Kỳ, triều đ́nh Đồng Khánh đă cộng tác chặt chẽ với thực dân Pháp và thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên đất n­ước ta, từ Quảng Nam đến B́nh Thuận, Quảng Trị đến Thanh Hoá (tuỳ theo tỉnh lớn hay nhỏ).. lính Pháp chia đóng trấn giữ cho yên dân c­ư. Như vậy, triều đ́nh Đồng Khánh đă thừa nhận sự có mặt của quân đội Pháp ở khu vực Trung Kỳ, đă làm cho nhân dân Trung Kỳ nói chung và nhân dân Phú Yên nói riêng vô cùng căm phẫn. Sự hèn nhác, đầu hàng giặc của triều đ́nh Đồng Khánh đă làm cho tinh thần đấu tranh chống Pháp và triều đ́nh tay sai của nhân dân cả nước ngày một dâng cao, trong đó có Phú Yên.

 Lúc này, quân Pháp ch­ưa đáp ứng yêu cầu của triều đ́nh Đồng Khánh là đưa quân ra can thiệp ở Phú Yên. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nghĩa quân Cần Vương Phú Yên phát triển lực lượng và xây dựng căn cứ chống Pháp lâu dài trên phạm vi cả tỉnh, đồng thời liên kết chiến đấu với các tỉnh lân cận nhằm mở rộng địa bàn hoạt động ([88]).

Lê Thành Phương kêu gọi toàn dân tham gia chống Pháp cùng với việc một mở rộng căn cứ từ đồng bằng Tuy Hoà, Tuy An, Sông Cầu đến vùng núi Tây Bắc và Tây Nam của tỉnh, từ núi La Hiên đến Thồ Lồ, từ Phú Giang, Kỳ Lộ đến vùng Sơn Hoà ngày nay đều trở thành pháo đài kháng chiến của nghĩa quân Cần Vương Phú Yên.

Sau khi đánh chiếm tỉnh thành An Thổ và làm chủ trên phạm vi toàn tỉnh, nghĩa quân Cần Vư­ơng Phú Yên do Lê Thành Phư­ơng lănh đạo đă chủ tr­ương đưa quân ra B́nh Định và vào các tỉnh phía Nam để cùng lực l­ượng văn thân địa ph­ương ở Khánh Hoà (do Lê Nghị, Trần Đường, Trịnh Phong… lănh đạo); B́nh Thuận (do Bùi Đản, Ung Chiêm, Nguyễn Xương… lănh đạo) tiêu diệt thực dân Pháp và chính quyền tay sai.

Trong cuốn sách “Le An nam du 5 Juillet 1885 au 4 av -ril 1886”, X*** (tức Prud’homme- TG) đă viết: “Căn cứ vào những điều mắt thấy, tai nghe, tôi cho rằng miền Nam Trung Kỳ t́nh h́nh đang diễn ra vô cùng phức tạp. Cần phải đánh một đ̣n mạnh để đ­ưa miền đó vào trật tự. Nếu không tổ chức được ở đây, tôi tin rằng không nói riêng ǵ ở Phú Yên là nơi dân phiến loạn đă làm chủ, mà ngay cả Khánh Hoà và B́nh Thuận cũng hoàn toàn tin theo phe đảng Hàm Nghi. Lúc bấy giờ tất cả đều phải bắt đầu lại và chắc chắn khó khăn sẽ lớn hơn bây giờ nhiều”([89]).

Từ cuối tháng 8-1885 đến tháng 6-1886, hoạt động của lực lượng Cần V­ương các tỉnh B́nh, Phú, Khánh, Thuận ngày một liên kết chặt chẽ và giành nhiều thắng lợi.

Bất chấp sự dụ dỗ và đe doạ của triều đ́nh Đồng Khánh, nghĩa quân Cần Vương Phú Yên và các tỉnh Nam Trung Kỳ đă hợp sức nhau chiến đấu ngày một mạnh mẽ. Nhà sử học Pháp - C.Fourniau viết “Như­ vậy phong trào hùng mạnh ở Phú Yên, B́nh Định đă phát huy ảnh hư­ởng của nó ra khỏi giới hạn phía Nam của những tỉnh này và là nguồn gốc của những phong trào chống Pháp ở Khánh Hoà và B́nh Thuận([90]).

Trước t́nh h́nh đó, thực dân Pháp gặp không ít khó khăn, v́ chính tướng Đuma chịu trách nhiệm về sự trấn yên ở tỉnh Phú Yên, nhưng ông không thể thành công…, nên thực dân Pháp t́m mọi cách tiêu diệt phong trào Cần Vương Phú Yên. Triều đ́nh Huế và thực dân Pháp muốn ngăn chặn sự phát triển phong trào Cần Vương các tỉnh Nam Trung Kỳ và ở Phú Yên, nên chúng đề nghị quân Pháp và tay sai ở Nam Kỳ ra can thiệp (lúc này, Bộ chỉ huy sư đoàn chiếm đóng Bắc Kỳ không c̣n có khả năng phái những lực lượng tới phía nam Huế).

Đến tháng 9-1886, thực dân Pháp và tay sai Nam Kỳ đă đánh chiếm B́nh Thuận và Khánh Hoà. Ngày 4-2-1887, đội quân viễn chinh Pháp và tay sai Nam Kỳ tiến ra Phú Yên. Đội quân này khoảng 1.500 tên, gồm 500 lính chính quy (200 lính Âu, 300 lính bản xứ) dư­ới quyền chỉ huy của Cheuvreux và 1000 lính ngụy do tay sai đốc phủ xứ Trần Bá Lộc (mới đ­ược phong tổng đốc B́nh, Phú, Khánh, Thuận) chỉ huy([91]). Trước t́nh h́nh đó, văn thân, sĩ phu yêu nước Phú Yên đă tổ chức nhân dân chiến đấu chống lực lư­ợng lớn của Pháp và tay sai từ Nam Kỳ đổ bộ vào Vịnh Xuân Đài và cửa biển Tiên Châu (Tuy An).

Ngày 6 tháng 2 năm 1887, cuộc đụng độ giữa lực lượng Cần Vương Phú Yên với quân Pháp và tay sai Trần Bá Lộc diễn ra tại các đồn dọc cửa biển (Tân Thạnh, Hảo Nghĩa), nhưng v́ địch được trang bị vũ khí hiện đại nên nghĩa quân bị tổn thất nặng. Để chống lại quân địch, nghĩa quân thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống” ở một số làng gần cửa biển, cho chuyển dân cư và lương thực vào bên trong chờ cơ hội đánh trả. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt nhưng v́ nghĩa quân trang bị vũ khí thô sơ nên không địch nổi pháo binh hạng nặng (sơn pháo 80 ly) của địch. Mặc dù quân Pháp và tay sai đă đánh chiếm  một số căn cứ nhưng chúng luôn vấp phải những cuộc phục kích của nghĩa quân.

Thực dân Pháp và tay sai Trần Bá Lộc đánh chiếm được phân khu Bắc, c̣n phân khu Nam với căn cứ Xuân Vinh nơi đóng quân của thủ lĩnh Lê Thành Ph­ương, con trai Lê Thành Bính đă xây dựng đồn Lâm Cấm và huy động lực l­ượng nghĩa quân chuẩn bị chống Pháp và tay sai đánh vào phía nam... Lực l­ượng quân địch do Trần Bá Lộc đứng đầu, chúng đă dùng nhiều chính sách xảo quyệt, mua chuộc và dụ dỗ một số t­ướng lĩnh nên kế hoạch đánh trả của nghĩa quân không thực hiện được, một số căn cứ kháng chiến đă bị chúng đánh chiếm. Trước t́nh h́nh khó khăn, Lê Thành Phương tập kết nghĩa quân ở g̣ Trú, núi Chùa Hang, chợ Phiên Thứ, đồn Lâm Cấm rút lên Vân Hoà (huyện Sơn Hoà) để dựa vào đồng bào miền núi kháng chiến.

Giữa tháng 2 năm 1887, thực dân Pháp và tay sai Trần Bá Lộc đă căn bản thực hiện ư định đánh chiếm Phú Yên, nhiều làng bị chúng đốt phá, dân chúng bị đàn áp dă man. Ngày 14 tháng 2 năm 1887, Lê Thành Phương xuống Tuy Hoà để chuẩn bị thực hiện kế hoạch phản công chiếm lại vùng đồng bằng. Trần Bá Lộc đă dùng mư­u kế mua chuộc Đặng Trạch - tên tay sai làm chánh tổng Hoà B́nh (từng tham gia phong trào Cần Vương) dụ bắt thủ lĩnh Lê Thành Ph­ương và đem nộp cho chúng. Nhiều lần mua chuộc và dụ dỗ không thành, ngày 20 tháng 2 năm 1887, Lê Thành Phương bị chúng giết tại bến đ̣ Cây Dừa thôn B́nh Hoà - phủ Tuy An (làng Ngân Sơn, xă An Thạch, huyện Tuy An ngày nay).  

Sau khi cuộc khởi nghĩa của Lê Thành Phương lănh đạo thất bại, phong trào yêu nước chống Pháp ở Phú Yên lâm vào t́nh trạng vô cùng khó khăn. Trước sự đàn áp dă man của Pháp và lực lượng tay sai Trần Bá Lộc làm cho lực lượng yêu nước Phú Yên cần phải có nhiều thời gian mới phục hồi được. Mặt khác, thực dân Pháp tăng cường bộ máy tay sai nhằm thống trị và đàn áp các cuộc nổi dậy của lực lượng yêu nước và đồng thời tiến hành khai thác bóc lột nhân dân tỉnh Phú Yên.

Nhân dân Phú Yên nói chung và các dân tộc thiểu số miền núi thuộc hai huyện Đồng Xuân và Sơn Hoà nói riêng (nơi Pháp chưa thể chiếm được), vẫn đấu tranh kiên cường chống lại thực dân và tay sai. Họ đấu tranh liên tục bằng nhiều h́nh thức, xuất phát từ t́nh yêu quê hương, từ ư thức bảo vệ buôn làng, phong tục, tập quán, cuộc sống tự do, độc lập vốn có của họ.

3. Cuộc vận động chống Pháp của Nguyễn Hào Sự
            (1890-1892)

 Từ giữa năm 1887, phong trào Cần Vương ở Nam Trung Kỳ cũng như ở Phú Yên gặp khó khăn. Sau 3 năm gián đoạn, năm 1890 phong trào Cần Vương chống Pháp ở Phú Yên đ­ược bí mật tổ chức trở lại do Nguyễn Hào Sự vận động và chỉ huy.

Nguyễn Hào Sự (tức Bá Sự) sinh ra và lớn lên trong gia đ́nh nhà nông khá giả ở làng Phú Xuân, xă Xuân Phước, huyện Đồng Xuân. Ông đă từng tham gia và chỉ huy lực lượng Cần Vương ở phía Bắc tỉnh trong cuộc khởi nghĩa do Lê Thành Phương lănh đạo. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Nguyễn Hào Sự cùng một số nghĩa quân rút lên vùng núi thuộc huyện Đồng Xuân chờ cơ hội vận động người Kinh tham gia khôi phục phong trào chống Pháp và hướng hoạt động đấu tranh của các dân tộc thiểu số miền núi vào quĩ đạo phong trào Cần Vương.

Theo tài liệu của Pháp viết “Ông có một ảnh hưởng quan trọng đối với phần lớn dân chúng. Ông không ngừng kích động đồng bào của ông nổi dậy, t́m cách tập hợp họ lại thành những đơn vị quân sự, bao cấp cho họ thành ngạch bậc, vũ khí...([92]). Bên cạnh Bá Sự, có những người yêu nước thuộc gia đ́nh khá giả ở huyện Đồng Xuân đă đóng góp lương thực, tiền của để mua sắm vũ khí và huy động lực lượng tham gia chống Pháp.

Trong bài viết của Charles Fourniaux có ghi “mặc dù có những việc quy hàng và những vụ hành quyết, nh­ưng ở B́nh Định- Phú Yên vẫn c̣n có vài ngư­ời tài giỏi, có uy tín, để duy tŕ cuộc kháng chiến (một cái đồn luỹ nhỏ đă được xây đắp kiên cố ở miền thư­ợng du) và họ đă duy tŕ đư­ợc một ảnh hư­ởng quan trọng đối với phần lớn dân chúng(2).

Căn cứ của nghĩa quân được xây dựng chủ yếu ở huyện Đồng Xuân, như vùng Tổng Binh (xă Bầu Bèn, Phước Tân), vùng Phú Hội ở suối Trầu (xă Xuân Phước), đặc biệt vùng núi Thạch Long Cương (Ḥn Ông), buôn Cây Trôi, suối Rẽ, suối Cối gần sông Kỳ Lộ (xă Xuân Quang ngày nay) tiếp nối với dăy núi La Hiên hiểm trở làm căn cứ trung tâm của nghĩa quân... Ngoài ra, ông c̣n xây dựng khu vực Sân Sĩ vùng Ṃ O (Phú Mỡ) để làm nơi rèn đúc vũ khí và tập luyện nghĩa binh.

Mục đích chính của Bá Sự là gây dựng cơ sở, mở rộng căn cứ để chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Pháp, sau đó cử người qua nước Xiêm liên lạc cầu viện([93]). Thực dân Pháp và tay sai thực hiện những cuộc tấn công căn cứ nghĩa quân ở núi Ḥn Ông không có kết quả, nên chúng đă dùng các thủ đoạn như bắt người thân, đốt phá xóm làng, tra tấn dă man dân chúng (mà chúng nghi có liên quan đến nghĩa quân Cần Vương).

Nghĩa quân lúc này hoạt động khó khăn, nhưng tinh thần yêu nư­ớc và đấu tranh chống Pháp mạnh mẽ của nhân dân Phú Yên dưới chỉ huy của Bá Sự vẫn phát huy. “Đầu năm 1892, Ba Su (tức Nguyễn Hào Sự hay c̣n gọi là Bá Sự - T.G) bị bắt([94]). Phong trào Cần V­ương ở Phú Yên cơ bản chấm dứt.

Dù thất bại, các cuộc đấu tranh của nghĩa quân Cần Vương ở Phú Yên luôn thể hiện tinh thần yêu nư­ớc, kiên cư­ờng đấu tranh và mang đậm tính nhân dân sâu sắc.

Sau phong trào cần Vương, thực dân Pháp tăng cường đàn áp và bóc lột, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực. Phong trào yêu nước đấu tranh chống Pháp theo ngọn cờ Cần Vương cả nước đă kết thúc (1896), nhưng tinh thần dân tộc vẫn tồn tại và phát triển dưới nhiều h́nh thức khác nhau. Những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh lại xuất hiện một khuynh hướng mới- khuynh hướng mang màu sắc tôn giáo. Trong những năm này, tại Bắc Kỳ có phong trào Kỳ Đồng, Mạc Đĩnh Phúc (1895-1897), Bắc Trung Kỳ có phong trào Vương Quốc Chính (1895-1898), ở Nam Kỳ có “Hội Kín” (1911-1916)… Trong bối cảnh đó, ở Nam Trung Kỳ có phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Phú Yên do Vơ Trứ, Trần Cao Vân tổ chức (1898-1900).

4. Cuộc khởi nghĩa Vơ Trứ, Trần Cao Vân ở  Phú Yên
            (1898-1900)

Vơ Trứ xuất thân từ một gia đ́nh nông dân, ở làng Nhơn Ân, tổng Kỳ Sơn, phủ Tuy Phước, tỉnh B́nh Định. Ông là người từng tham gia phong trào Cần Vương và đồng thời là môn đệ của thầy chùa Đá Bạc (B́nh Định). Ông ở chùa, làm nghề thầy thuốc và phù thủy. Mục đích chính của Vơ Trứ là t́m mọi cách để vận động, tập hợp quần chúng, xây dựng lại phong trào chống Pháp.

Xuất phát từ ḷng yêu nước nhưng chưa có một phương thức tập hợp nhân dân, ông đă dựa vào sự mê tín của họ để thực hiện ư định chống Pháp và tay sai, giành lấy độc lập cho quê hương… Hầu hết các chùa ở hai tỉnh B́nh Định và Phú Yên trở thành nơi tập hợp nghĩa quân của Vơ Trứ.

Trần Cao Vân (1866-1916) người làng Tư Phú, tổng Ḥa Đa, phủ Điện Bàn, tỉnh Quang Nam. Sinh trưởng trong một gia đ́nh nhà nho, bản thân cũng đă theo học các trường. Công việc hàng ngày của cụ là vừa dạy học, vừa bói quẻ làm thầy địa lư ([95]) với mục đích truyền bá tư tuởng chống Pháp, vận động nhân dân cứu nước.

Năm 1895, tại chùa Đá Bạc, Vơ Trứ đă gặp Trần Cao Vân cùng bàn việc tổ chức khởi nghĩa. Sau đó, Vơ Trứ vào huyện Sơn Hoà, Đồng Xuân, Phú Yên để hoạt động. 

Vơ Trứ và Trần Cao Vân được nhân dân Phú Yên ủng hộ. Hai ông với danh nghĩa là các nhà sư, dựa vào chùa để tuyên truyền tư tưởng yêu nước, lập căn cứ, tổ chức lực lượng  chống Pháp. Hai ông đă chọn các địa điểm  Đá Mài, La Hiên, Thồ Lồ và chùa Quang Tự (chùa Đá Trắng) làm căn cứ và cơ sở của phong trào([96]). Thực dân Pháp truy lùng ráo riết đối với những làng trước kia có liên quan đến phong trào Cần Vương nên việc xây dựng căn cứ của nghĩa quân Vơ Trứ gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, thực dân Pháp không thể đánh chiếm được khu vực này v́ đây là vùng núi cao hiểm trở, đi lại khó khăn.

Sau một thời gian chuẩn bị, ở vùng Tây Bắc của tỉnh, địa bàn sinh sống của người Chăm, Bana, Êđê đă trở thành căn cứ chính của nghĩa quân Vơ Trứ.

Trong báo cáo của công sứ Phú Yên BlainVille gửi khâm sứ Trung Kỳ, ngày 29-7-1900, có đoạn viết: “Vơ Trứ đến Phú Yên trong ṿng hai năm, lúc đầu dựa vào người “mọi” ở Thồ Lồ, làng Xí, làng Đồng, Phú Giang, làm căn cứ ở La Hiên, Cây Vừng, sau mở rộng ra đến người An Nam([97]). Quá tŕnh hoạt động của Vơ Trứ có ảnh hưởng tích cực đến dân chúng kể cả quan lại Nam triều, như BlainVille kết luận “từ tri phủ, tri huyện đến chánh phó tổng và hương lư đều có liên quan đến cuộc nổi loạn của Vơ Trứ, nếu không tích cực ủng hộ th́ ít ra cũng giúp đỡ chúng bằng tinh thần, hoặc đứng giữa dung túng phản nghịch. Trừ tri phủ Tuy An và cựu chánh tổng Xuân Sơn thượng…”

Vũ khí trang bị cho nghĩa quân khởi nghĩa là tự chế như lao làm bằng cây Giang, dây thừng, lăng khiêng, gậy (tầm vông), cung nỏ và chủ yếu là “rựa” cất giấu ở các chùa và trong rừng, v́ thế thực dân Pháp c̣n gọi nghĩa quân là “Giặc Rựa”. Không những vậy, nghĩa quân c̣n mang trong ḿnh một “đạo bùa hộ mệnh” v́ họ tin phù phép cao cường của Vơ Trứ (súng bắn không thủng, gươm  chém  không đứt).    

Lực lượng tham gia phần đông là nông dân bao gồm người Kinh và đồng bào các dân tộc ít người thuộc vùng núi huyện Sơn Hoà, huyện Đồng Xuân, Phú Yên và hai xă Canh Sơn, Canh Lănh thuộc huyện Vân Canh, tỉnh B́nh Định.

Cùng với  hoạt động thu hút đồng bào các dân tộc thiểu số, Vơ Trứ và Trần Cao Vân c̣n vận động các nhà sư, thân hào, nhân dân vào dịp đi lễ chùa và tổ chức họ tham gia lực lượng nghĩa quân chống thực dân Pháp, trong đó chủ yếu là tín đồ Phật giáo.

Năm Mậu Tuất (1898), nhân dân Phú Yên ở trong t́nh trạng mất mùa, nạn đói xảy ra, sưu thuế lại đến kỳ phải nộp, “những người không đóng góp được đều bị bọn cường hào thi hành bắt cả trâu ḅ, khuân cả từ khí, cho đến mâm thau, nồi đồng... những dân nghèo không có gia sản th́ bị đóng gông giải về huyện([98]). Người dân Phú Yên lúc này khổ cực v́ nạn đói đe doạ, sưu thuế nặng nề, quan lại cường hào ra sức ức hiếp dân nghèo. Ḷng căm thù của nhân dân Phú Yên đối với chính phủ bảo hộ hơn bao giờ hết, họ hưởng ứng mạnh mẽ chủ trương cứu nước, chống Pháp của Vơ Trứ. Trước t́nh h́nh đó, hai ông quyết định tập hợp nhân dân khởi nghĩa. 

Về phía thực dân Pháp, sau khi đàn áp phong trào Cần Vương ở Phú Yên, Pháp lập ṭa sứ ở Sông Cầu (tức ṭa Công sứ Pháp-TG), tổ chức bộ máy cai trị do Nam triều trực tiếp điều khiển. Hoạt động của Vơ Trứ luôn bị theo dơi. Tri huyện Đồng Xuân là Lưu Tuấn lúc bấy giờ đă phát hiện được kế hoạch khởi nghĩa của nghĩa quân và báo với Chính quyền Pháp.

Về phía nghĩa quân, sau thời gian tích cực chuẩn bị, Vơ Trứ lănh đạo dân binh từ vùng núi La Hiên ở Làng Đồng, Làng Len (Phú Mỡ), qua Xuân Lănh - Đồng Xuân xuống Sông Cầu. Lực lượng nghĩa quân tham gia có khoảng 600 người([99]). Khoảng 11 giờ đêm (mùa hè năm 1898), lực lượng nghĩa quân của Vơ Trứ đến Dốc Quưt cách Sông Cầu (tỉnh lỵ) 5 km th́ gặp quân địch. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt.

Lực lượng nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, nhưng v́ bị bất ngờ, trong khi đó tổ chức c̣n thiếu chặt chẽ, vũ khí c̣n quá thô sơ (cung, nỏ, giáo, rựa) lại phải đối phó với địch được trang bị vũ khí hiện đại nên cuộc khởi nghĩa đă bị thất bại.

Sau khi quân Vơ Trứ bị tổn thất và rút về vùng núi La Hiên, thực dân và tay sai tăng cường lực lượng quân pḥng “phái từ Quảng B́nh, Quảng Trị, Thừa Thiên” ([100]). Chúng tập trung quân bắn giết, đốt phá nhà cửa dân chúng ở gần căn cứ nghĩa quân. Các làng quanh vùng sông Kỳ Lộ bị chúng đốt sạch([101]). Trước hoàn cảnh đó, ngày 31 tháng 5 năm 1900, Vơ Trứ quyết định nộp ḿnh để cứu lấy nhân dân. Trần Cao Vân bị thực dân Pháp bắt giam.

Cuộc khởi nghĩa chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng ảnh hưởng của nó mạnh mẽ đến nhân dân, kích thích ḷng yêu quê hương, đất nước, tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc, thoát khỏi sự đô hộ. 

Cuộc khởi nghĩa thất bại, Vơ Trứ và hai phụ tá của ông đều bị xử chém vào ngày 6 - 6 -1900 tại Sông Cầu. Những làng là căn cứ của Vơ Trứ phải nộp thuế chiến phí 20.000 quan tiền.

   Cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân ta trong những năm cuối cùng thế kỷ XIX, trong đó cuộc khởi nghĩa của Vơ Trứ, Trần Cao Vân ở Phú Yên đă chứng tỏ rằng trong những điều kiện khó khăn, mặc dù bọn vua chúa ươn hèn, mặc dù địch đang chiếm ưu thế và mặc dù chế độ quân chủ đă làm cho dân chúng quen lạnh nhạt bàng quang, dân chúng cũng không thể chịu nổi ách ngoại bang mà không bền bỉ chống lại([102]).

Tiếp nối truyền thống yêu nước của cha ông, nhân dân Phú Yên đă đấu tranh kiên cường, bất khuất. Chính thực dân Pháp đă phải thừa nhận “dân Phú Yên tuy ít học, nhưng họ giữ được ư thức độc lập, tự do([103]). Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX cả nước trong đó có Phú Yên đă đóng một vai tṛ là “sợi dây nối liền giữa cuộc kháng chiến “lỗi thời” với những cố gắng có kết quả hơn vào đầu thế kỷ XX([104]).

Sau khi đàn áp cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Phú Yên, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác và bóc lột. Đời sống nhân dân Phú Yên vô cùng khổ cực, tuy nhiên tinh thần yêu nước và đấu tranh cách mạng tiếp tục bùng nổ trong những năm đầu thế kỷ XX.

Thực dân Pháp và Chính phủ bảo hộ Nam triều tăng cường xây dựng và củng cố bộ máy cai trị. Mặc dù những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, thực dân Pháp tự coi là đă hoàn thành công cuộc “b́nh định” về mặt quân sự một cách cơ bản và tăng cường cấu kết với chính phủ Nam triều đàn áp, bóc lột nhân dân. Nhưng, cũng như cả nước, người dân Phú Yên kế thừa tinh thần đấu tranh anh dũng, ảnh hưởng trực tiếp từ trong phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, không chịu cảnh thuế khoá nặng nề của thực dân Pháp và triều đ́nh tay sai. Từ năm 1904 -1908 phong trào “Duy Tân” chống sưu cao, thuế nặng đă tác động đến người dân Phú Yên.

5. Phong trào chống thuế năm 1908 ở Phú Yên

Từ cuối tháng 2-1908 trở đi, khái niệm “không nộp thuế cho Pháp” được tuyên truyền rộng răi trong quần chúng nhân dân. Khởi đầu từ Quảng Nam đến các tỉnh phía nam Trung Kỳ, thực dân Pháp và tay sai tăng cường đàn áp nhưng phong trào vẫn dâng lên không ngừng. Phú Yên hưởng ứng phong trào kháng sưu, xin xâu mạnh mẽ. Cụ thể, cuộc vận động dân chúng mặc áo cộc, cắt tóc ngắn, tổ chức biểu t́nh, xin giảm thuế đinh, thuế điền, bỏ thuế muối, thuế chợ diễn ra.

Người đi đầu ở Phú Yên trong phong trào này là ông Nguyễn Hữu Dực. Ông sinh năm 1857, làng Phú Hiệp (nay là thôn Phú Ḥa, xă Ḥa Hiệp Trung, huyện Đông Ḥa), từng tham gia phong trào Cần Vương. Khi phong trào Cần Vương thất bại, ông tiếp tục liên lạc với các nhân sĩ B́nh Định và tiếp thu phong trào cắt tóc, xin xâu năm 1908 của Phan Châu Trinh, Trần Quư Cáp, Huỳnh Thúc Kháng ở Quảng Nam, Quảng Ngăi và B́nh Định. Nguyễn Hữu Dực đă vận động nhân dân khắp các phủ, huyện trong tỉnh tham gia cuộc biểu t́nh chống thuế. 

Tác giả Sơn Ngôn với những tài liệu tuyên truyền, nêu lên thực trạng sưu cao thuế nặng đang đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng và kêu gọi mọi người:

                           “ Rủ nhau tới trước nha môn,

                           Lạy ông Bảo hộ xin trừ thuế sưu.

                           Ví dầu ngày chậm tháng lâu,

                           Xin cho bền chí chớ sầu nỗi chi.

                           … Dầu ông Bảo hộ không yêu,

                           Ra oai đánh đập cũng liều tấm thân.

                           Thuế đinh, thuế ruộng giảm phân.

                           Thuế diêm, thuế chợ th́ dân xin từ…” ([105])       

Đầu năm 1908, phong trào cắt tóc, chống sưu cao, thuế nặng ở Phú Yên bùng lên, lực lượng tham gia phong trào chủ yếu là nông dân. Khắp nơi trong tỉnh, có nhiều người đứng ra vận động phong trào như ở Tuy Hoà có Lê Hanh, Trịnh Hoàng ở thôn Tân Mỹ (nay là thôn Tân Mỹ, xă Ḥa Phú, huyện Tây Ḥa), Trần Đôn ở làng Qui Hậu (nay là thôn Qui Hậu, xă Ḥa Trị, huyện Phú Ḥa), Nguyễn Tấn Thảo, Đỗ Châu ở làng Thạch Chẩm (nay là thôn Thạch Chẩm, xă Ḥa Xuân Tây, huyện Đông Ḥa)… vận động phối hợp với nông dân huyện Tuy An do ông Huỳnh Tấn Pḥng, Nguyễn Trọng Thuật…; ở Đồng Xuân có Huỳnh Thượng Trung… đă tổ chức đấu tranh.

Ngày 11-5-1908, cuộc biểu t́nh chống thuế ở Phú Yên diễn ra, có 200 người tham gia phong trào chuẩn bị đánh chiếm phủ lỵ Tuy An, do kích động, một số người xông vào cướp súng của Giám binh Pháp Fourré nên phong trào bị đẩy lùi. Tiếp đó, dân chúng ở các tổng thuộc phủ Tuy Hoà tập trung với lực lượng 2000 người biểu t́nh xuống phủ Tuy Hoà (lúc đó đóng tại thôn Đông Phước, xă Hoà Thắng, huyện Phú Hoà ngày nay) và đi ra tỉnh lỵ Sông Cầu. Ngày 13-5-1908, khi đoàn biểu t́nh đến Tuy An th́ cuộc xung đột với quân của lănh binh Legot xảy ra tại Trạm Gành (tức Phú Tân)([106]). Mặc dù bị tổn thất nặng, đến ngày 14-5 đoàn người biểu t́nh vẫn tiến ra Sông Cầu. Tại đây, 1 trung đội khố đỏ (thuộc trung đoàn 4 Bắc Kỳ) bảo vệ, t́m cách ngăn chặn.

Phú Yên trong những ngày đầu tháng 5-1908, ngoài việc chống thuế, xin xâu phát triển mạnh mẽ, phong trào cắt tóc ngắn đồng thời diễn ra. Theo án sát tỉnh Phú Yên lúc bấy giờ viết trong hồi kư “Lô Giang tiểu sử” về phong trào chống thuế ở Phú Yên, “Năm 1908, những ngày tháng Giêng ở kinh nổi lên việc khuất thuế, tiếp đến loạn cắt tóc lan đến các tỉnh Nam, Ngăi, B́nh, Phú.. Dân chúng dựa vào thân sĩ mượn thế dân chúng mà chính biến. Ở Phú Yên, nhân dân có cả phụ nữ kéo lên đường quan, cắt tóc thành đống lấy lửa đốt, mùi khét đầy trời: trong 3, 4 tháng ở 4, 5 tỉnh không ai ngủ yên([107]).

Cuộc biểu t́nh đă thu hút đông đảo nhân dân Phú Yên tham gia và biểu hiện những nét mới của phong trào. Điều này được nêu trong báo cáo ngày 22-7-1908 của Toàn quyền Bonhoure: “Bằng cách hành động có hệ thống, những người cầm đầu, trên thực tế không phải nhằm được giảm nhẹ vài thứ thuế. Họ hướng tới và chính điều đó, tôi xin nhắc lại làm cho triệu chứng này có tính chất nghiêm trọng và khiến chúng ta phải lo lắng cho tương lai tạo ra sự phá vỡ tổ chức cai trị trong xứ và chuẩn bị cho sự thức tỉnh của một phong trào  dân tộc”. Do đó, thực dân Pháp và phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào chống sưu thuế năm 1908 ở Phú Yên, nhiều người bị giết, bị bắt giam và tra tấn dă man ở nhà lao Sông Cầu, “thân sĩ bị tù ở Lao Bảo và bị khổ sai ở tỉnh độ 20 người([108]).

Phong trào đấu tranh của nhân dân Phú Yên đă diễn ra sôi nổi mạnh mẽ, kiên quyết, có mục tiêu kinh tế, chính trị nhưng vẫn chưa có sự lănh đạo chung, c̣n mang tính tự phát của những người nông dân nghèo khổ, được một số sĩ phu yêu nước tiến bộ hưởng ứng ủng hộ và đứng đầu các đoàn biểu t́nh. Chính v́ điều đó, phong trào bùng lên mạnh mẽ rồi kết thúc nhanh. Đây là nét chung của phong trào chống thuế cả Trung Kỳ năm 1908.

Tuy nhiên, phong trào chống thuế năm 1908 ở Phú Yên cũng như Trung Kỳ đă làm cho thực dân Pháp phải nới tay trong chính sách bóc lột của chúng, như giảm thuế thân từ 2,40đ xuống 2,20đ, giảm 4 ngày sưu (công ích) xuống 3 ngày và tuyên bố không tăng 5% thuế điền nữa. Một vài nhà thương (bệnh viện), trường học được mở… Ngày 31-12-1908, Toàn quyền Đông Dương chuẩn y, giảm số ngày đi xâu làm việc “hàng tỉnh” từ 8 ngày (theo nghị định Toàn quyền ngày 31-12-1907) xuống c̣n 5 ngày([109]).

 Tiếp nối và phát triển phong trào đấu tranh chống Pháp và tay sai ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX, phong trào chống sưu thuế đầu thế kỷ XX, biểu thị ḷng yêu nước, chí căm thù, sức mạnh quật khởi, khả năng cách mạng to lớn và nguyện vọng sâu sắc của quần chúng nhân dân mà chủ yếu là nông dân chống thực dân phong kiến. Phong trào tuy thất bại nhưng đă để lại bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh giai đoạn tiếp theo giành thắng lợi.

 6. Các cuộc đấu tranh chống Pháp ở miền núi Phú Yên đầu thế kỷ XX

Nhân dân ở miền núi tỉnh Phú Yên tuy không tổ chức lực lượng hùng mạnh thành những đội quân “sơn hùng”, “sơn dũng” nhưng họ là những lực lượng đă có truyền thống đấu tranh bảo vệ buôn làng và đă từng tham gia lực lượng quân Tây Sơn cuối thế Kỷ XVIII. Họ là đối tượng“bất tuân vương hoá” của triều đ́nh, nhiều lần nổi dậy chống lại ách áp bức, bóc lột ở nguồn Thạch Thành. Triều đ́nh phải thay đổi các quan trấn thủ hoặc cử quan quân đi đàn áp, đồng thời t́m cách dụ dỗ, mua chuộc hoặc kêu gọi “khéo xử với dân Man”.

Khi thực dân Pháp chiếm Phú Yên và đặt ách cai trị, ngày 12-2-1900 chúng lập đại lư Củng Sơn để cai trị cả miền cao nguyên từ B́nh Định đến biên giới Khánh Ḥa, Đăk Lăk. Các dân tộc thiểu số vốn quen cuộc sống tự do, phóng khoáng nên khi bị thực dân Pháp bắt ép lao động phục dịch (làm đường) và chúng thiết lập các đồn kiểm soát, thu thuế, nên họ đă “bất hợp tác” với giặc.

Cụ thể, thực dân Pháp đă dùng nhiều thủ đoạn bao vây kinh tế, chặng đường tiếp tế muối và dụng cụ từ miền xuôi lên. Để giải quyết khó khăn đó, A ma Jơhao (người dân Êđê yêu nước tên là Y Yên ở Đắc Lắc) đă cho thu nhặt lâm thổ sản mật ông, sáp ong, gạc nai, xương hổ, ngà voi, gỗ trầm…đưa tới vùng núi thuộc Củng Sơn huyện Sơn Hoà, Phú Yên để đổi lấy muối và đồ sắt. Người dân ở đây đă hưởng ứng tích cực trao đổi với giá rẻ, phối hợp buôn bán với người Kinh nên phá vỡ được lưới bao vây của địch và bảo đảm việc tiếp tế cho các hoạt động đấu tranh liên tục trong 4 năm (1901-1905) không hề bị gián đoạn.

Tháng 8-1907 người Thượng vùng Plei bong ở Phú Yên đă chặn đánh cuộc hành quân Pháp tại Bun-Houine (nay thuộc huyện AJunpa-Gia Lai). Mặc dù người quản Thượng là ông Madenil bị bắt, người dân vùng MaLai vẫn tiếp tục đấu tranh gần 2 tháng ở La Hai, Pleibong, Thích ngo, Pleikueté, Plei-gug (huyện Sơn Hoà, Đồng Xuân tỉnh Phú Yên và tỉnh Gia Lai ngày nay), họ đă bắn bị thương thiếu úy Bécne (Becner) và một số lính địch.

 H́nh thức đấu tranh chủ yếu của người các dân tộc ít người ở Phú Yên là giết lính bắt phu, làm vườn không nhà trống để lánh giặc và đánh giặc.

Những năm 1920-1921, thực dân Pháp bắt nhân dân đi xâu và đóng thuế, A Ma Keng là người đứng đầu buôn Ḥn Ông (dân tộc Bana ở huyện Sơn Hoà) và A Ma Khok buôn Bei (ngày nay là huyện M'Drăk, Đăk Lăk) đă tổ chức nhân dân ở làng Củng Sơn và buôn M’Drăk đấu tranh chống lại chính sách thuế. Đáng chú ư sự kiện ở xă Suối Trai gần buôn Thi và Phước Thuận (huyện Sơn Hoà) nhân dân vận động 50 làng khắp vùng Nam Tây Nguyên đấu tranh và cử đại diện xuống Sông Cầu đ̣i quyền lợi. Trước sự đấu tranh kiên quyết và mạnh mẽ của người dân miền núi Phú Yên, buộc Công sứ Piérrot phải nhượng bộ, miễn xâu thuế 3 năm ([110]).

Tóm lại, nhân dân Phú Yên đă kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, truyền thống yêu nước của quê hương h́nh thành từ trong các cuộc đấu tranh chống các thế lực bên ngoài (phía Nam), chống lại ách áp bức, bóc lột của phong kiến trong nước và tham gia phong trào nông dân Tây Sơn khởi nghĩa hồi cuối thế kỷ XVIII. Trước t́nh h́nh kinh tế, chính trị, xă hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX, Phú Yên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh khách quan đối với phong trào yêu nước ở các địa phương, lại thông qua tính tích cực chủ quan của Phú Yên trong nhận thức và hành động; trong đó truyền thống địa phương mà nét nổi bật là tinh thần yêu nước, ư chí kiên cường bất khuất của nhân dân Phú Yên, bắt nguồn từ tính nhân văn, t́nh yêu quê hương, xứ sở, ḷng khát khao độc lập, tự do luôn giữ vị trí hàng đầu.    

Phong trào yêu nước chống Pháp ở Phú Yên thời gian này chưa có những điều kiện để đảm bảo cho sự thắng lợi hoàn toàn. Nhưng đó là sự tiếp nối và giữ vững liên tục trong cuộc đấu tranh vũ trang bảo vệ và khôi phục nền độc lập dân tộc, trường kỳ của nhân dân ta. Những tấm gương hy sinh anh dũng của các lănh tụ nghĩa quân ở Phú Yên luôn được các thế hệ sau tiếp bước biết ơn, trân trọng và cảm phục.

Quá tŕnh h́nh thành và phát triển của phong trào yêu nước chống Pháp ở Phú Yên trước khi có Đảng ra đời và lănh đạo cách mạng vừa thể hiện những nét chung của phong trào chống Pháp cả nước, đồng thời có những đặc điểm riêng của địa phương, góp phần làm phong phú bức tranh lịch sử dân tộc và tạo nên cơ sở thuận lợi để phát triển cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.

­­­­­

NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
CỦA TỈNH PHÚ YÊN (1930-1975)

                             Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Yên

I. Lịch sử Phú Yên thời kỳ 1930-1945

1. Đảng bộ tỉnh Phú Yên ra đời lănh đạo phong trào cách mạng

Ngày 5-10-1930, tại thôn Đồng Bé – La Hai (Đồng Xuân), Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên tại Phú Yên được thành lập, do đồng chí Phan Lưu Thanh làm Bí thư Chi bộ. Tại buổi lễ thành lập, Chi bộ tuyên bố chương tŕnh hoạt động gồm 4 điểm: Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam một cách sâu rộng vào quần chúng công – nông, trí thức, học sinh; thành lập và phát triển các tổ chức: Nông hội đỏ, Tự vệ đỏ, Cứu tế đỏ, Đoàn Thanh niên Cộng sản; tổ chức và lănh đạo quần chúng đấu tranh, qua đó lựa chọn những quần chúng ưu tú kết nạp vào Đảng; huấn luyện đảng viên phương pháp công tác bí mật.

Một thời gian không lâu kể từ khi Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập, ảnh hưởng của Đảng lan truyền sâu rộng ở các địa phương trong tỉnh, nhiều chi bộ mới được thành lập như Chi bộ Phước Lănh, Thạnh Đức, Triêm Đức, Phước Hoà, Phú Xuân, Hà Trung, Hà Bằng (huyện Đồng Xuân), An Thổ, Ngân Sơn (Tuy An). Tính đến tháng 1-1931, toàn tỉnh đă thành lập được 17 Chi bộ với 78 đảng viên. Trước sự phát triển của các cơ sở đảng và đảng viên đ̣i hỏi phải có sự lănh đạo chung của Đảng trên toàn tỉnh, do đó vào tháng 1-1931 các đảng viên ṇng cốt của tỉnh đă tổ chức Hội nghị tại nhà đồng chí Nguyễn Phục Hưng và quyết định thành lập Tỉnh uỷ lâm thời gồm có 5 đồng chí. Đồng chí Phan Lưu Thanh được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên và Tỉnh uỷ lâm thời đă mở ra một thời kỳ mới cho phong trào cách mạng ở Phú Yên, đáp ứng được nguyện vọng của giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và nhân dân lao động trong tỉnh.

2. Phong trào cách mạng những năm 1930-1931 và 1936-1939.

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), phong trào cách mạng trên cả nước phát triển mạnh, đặc biệt là ở Nghệ An và Hà Tĩnh, ở đó nhiều nơi đă tổ chức được chính quyền cách mạng, tiến hành chia lại ruộng công cho nông dân nghèo, bắt địa chủ giảm tô, giảm tức, lập toà án xử bọn phản cách mạng. Hoảng sợ trước khí thế và sức mạnh của cách mạng, bọn thực dân Pháp và phong kiến tay sai điên cuồng khủng bố trắng, d́m các “làng đỏ” trong máu lửa. Trước sự đàn áp dă man của kẻ thù đối với phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh, Tháng 10-1930, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất vạch rơ: “… Bổn phận cần kíp của toàn Đảng trong cả xứ là phải hết sức bênh vực Nghệ - Tĩnh đỏ, mở rộng phong trào thị uy biểu t́nh, phản kháng lại thủ đoạn gian ác của đế quốc chủ nghĩa”. Khẩu hiệu đấu tranh là “Phản đối đế quốc Pháp thảm sát nông dân Nghệ - Tĩnh!”, “Công nông binh liên hiệp lại ủng hộ Nghệ - Tĩnh đỏ”.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Tỉnh uỷ Phú Yên phát động quần chúng tổ chức nhiều cuộc mít-tinh ủng hộ Nghệ - Tĩnh đỏ, đồng thời tập dượt quần chúng đấu tranh chống lại chế độ thuộc địa của thực dân Pháp. Cuộc mít-tinh chống Pháp đầu tiên tổ chức vào tháng 4-1931 tại Bầu Rùa, dưới chân núi Ḥn Chảo (La Hai), do đồng chí Trần Toại ([111]), Bí thư Tỉnh uỷ truyền đạt, với sự tham gia của hơn 300 quần chúng nhân dân. Tiếp đó, trong tháng 6-1931 nhiều cuộc mít-tinh diễn ra Đèo Con Tôm, băi cát Cồn Loi (Triêm Đức), Ba Cụm (Phước Long), Đá Mỡ, Đồng Cỏ… Trong các cuộc mít-tinh, các đảng viên kêu gọi nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai Nam triều; tố cáo bọn tham quan ô lại, kêu gọi nhân dân phối hợp với đồng bào các tỉnh đấu tranh chống khủng bố trắng ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngăi. Đồng thời, với việc tổ chức các cuộc mít tinh, Tỉnh uỷ c̣n cho in nhiều truyền đơn với các nội dung: phản đối chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên bang Xô Viết, phản đối bắn giết đồng bào ở Nghệ - Tĩnh, Quảng Ngăi, đ̣i bỏ sưu, giảm thuế, bỏ lệ tuần canh, thả tù chính trị…

Trong lúc phong trào cách mạng ở Phú Yên có hướng phát triển thuận lợi, Xứ uỷ Trung Kỳ họp chủ trương hai tỉnh B́nh Định và Phú Yên phải chuẩn bị lực lượng, cùng mở cuộc biểu t́nh trong ngày 20-7-1931, nhân ngày kỷ niệm cách mạng tư sản Pháp 14-7 và ngày Quốc tế chống chiến tranh (1-8-1914), để phát động một cao trào cách mạng, đồng thời làm phân tán sự khủng bố của thực dân Pháp đang nhằm vào nhân dân Nghệ - Tĩnh và Quảng Ngăi. Công việc đang được chuẩn bị tích cực th́ ngày 13-7-1931, đồng chí liên lạc Sông Cầu – La Hai bị địch bắt, cùng lúc đó chúng bắt Phan Xuân Luôn, cháu gọi đồng chí Phan Lưu Thanh bằng chú đang học ở Sông Cầu để khai thác. V́ thế, kế hoạch chuẩn bị cho cuộc biểu t́nh bị lộ. Đêm 17-7-1931, khoảng 30 lính tập, lính giảng được ô tô chở đến vùng La Hai và 5 làng lân cận. 5 giờ sáng cùng ngày chúng bất ngờ vây ráp và bắt được hầu hết các đồng chí đảng viên ở khu vực này.

Sau khi bắt hàng loạt cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng giam giữ trong các nhà lao, bọn địch dùng chính sách dụ dỗ và tra tấn hết sức dă man để khai thác các cơ sở cách mạng. Đồng thời, địch vẫn tiếp tiếp tục cho lùng sục, bắt bớ. Cùng lúc đó, bọn Lư trưởng, Hương kiểm ngóc đầu dậy chỉ điểm các cơ sở cách mạng. Trước t́nh h́nh đó, ngay trong đêm 17-7-1931, các đồng chí đảng viên trong nhà lao đă thành lập Ban lănh đạo nhà lao gồm các đồng chí: Phan Lưu Thanh, Bùi Xuân Cảnh, Nguyễn Tánh, Cao lộc, Nguyễn Khắc Khoan, Trương Tấn Ích. Ban lănh đạo nhà lao đă đề ra một số biện pháp như: Tất cả các đồng chí bị địch bắt không được khai báo ǵ cho địch, nếu đồng chí nào không chịu nổi tra tấn th́ chỉ khai tập trung vào đồng chí Phan Lưu Thanh là có tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản. Các đảng viên chưa bị lộ phải chuyển ngay hoạt động vào Tuy Hoà; đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù; t́m cách tố cáo những những tên Lư trưởng ngoan cố ngóc đầu dậy lập công với địch, để khoét sâu mâu thuẫn nội bộ của chúng.

Thực hiện Nghị quyết của Ban lănh đạo nhà lao Sông Cầu, đồng chí Việt Hồng (Phan Ngọc Bích) vào Tuy Hoà làm nghề kéo xe, qua đó t́m cách tuyên truyền, giác ngộ và kết nạp một số thanh niên ưu tú vào Đảng. Ngày 24-11-1931, Chi bộ Đảng Tuy Hoà được thành lập tại chùa Bà, dưới chân núi Nhạn, do đồng chí Trương Hử làm Bí thư Chi bộ. C̣n ở nhà lao Sông Cầu, các chiến sĩ cách mạng tổ chức đấu tranh quyết liệt, buộc chính quyền thực dân phải mở phiên toà xét xử vào ngày 28-10-1931, tại dinh Án sát Sông cầu. Phiên toà đă kết án tù 31 người. Đồng chí Trần Toại (Kim Tương) bị tù chung thân phát phối (đày biệt xứ), đồng chí Phan Lưu Thanh bị kết án 15 năm tù phát phối, cả hai đồng chí bị đày ở nhà lao Buôn Ma Thuột. Tỉnh uỷ Phú Yên tạm thời ngưng hoạt động.

Phong trào cách mạng ở Phú Yên từ cuối năm 1931 đến năm 1935 tạm thời lắng xuống, nhưng các cơ sở cách mạng trong nhân dân vẫn được duy tŕ, các đảng viên c̣n lại tiếp tục hoạt động, bí mật móc nối cơ sở, duy tŕ đường dây liên lạc. Giữa năm 1935, các đảng viên ở phủ Tuy Ḥa ghép lại thành hai chi bộ, với 16 đảng viên. Cuối năm 1935, đồng chí Trần Hào cùng với một số đảng viên ở Tuy Hoà lập Ban vận động thành lập Tỉnh uỷ tại g̣ Thủ Kỳ, thôn Phước Hậu. Tháng 6-1936, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ nhất được tổ chức tại làng Phước Hậu (xă B́nh Kiến). Đại hội chủ trương tập trung đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân, phát triển các tổ chức quần chúng và chú trọng công tác xây dựng Đảng. Đại hội đă bầu Tỉnh uỷ gồm 7 đồng chí do đồng chí Trần Hào làm Bí thư Tỉnh uỷ. Tỉnh uỷ Phú Yên được phục hồi, tiếp tục lănh đạo phong trào cách mạng ở Phú Yên cùng với cả nước bước vào cuộc đấu tranh mới: Đ̣i dân chủ, dân sinh.

Tháng 7-1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp xác định: Kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai; mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương là chống chế độ phản động thuộc địa, chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đế quốc, đ̣i tự do cơm áo, hoà b́nh. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (đến tháng 3-1938 đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương) để tập hợp các giai cấp, các lực lượng chính trị xă hội tán thành cải cách dân chủ và tiến bộ. Về h́nh thức đấu tranh, Hội nghị chỉ rơ phải triệt để lợi dụng khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp.

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ Phú Yên đă chỉ đạo các tổ chức quần chúng hoạt động dưới hai h́nh thức công khai và nửa công khai. Về h́nh thức công khai: lập các nhóm đọc sách báo tiến bộ, các đội bóng đá, các lớp học ban đêm xoá nạn mù chữ…; về h́nh thức nửa công khai: lập các Hội ái hữu nông dân, Tương tế nông dân, Hội ái hữu thợ máy, Liên đoàn xe hơi Tuy Hoà – Sông Cầu – Quy Nhơn. Các tổ chức quần chúng phát triển nhanh vào các năm 1936-1937, số quần chúng có tổ chức trong thời kỳ này lên đến hàng ngàn người, đông nhất là ở các huyện Tuy An, Tuy Hoà và Đồng Xuân. Nhiều cuộc đấu tranh đ̣i dân sinh, dân chủ nổ ra trên địa bàn tỉnh, nổi bật là cuộc đấu tranh của công nhân ở Nhà máy đường Đồng Ḅ chống cúp phạt, sa thải, chống bọn tư sản Pháp cướp đất mở đồn điền trồng mía.

Đầu năm 1937, Chính phủ Mặt trận b́nh dân Pháp cử Gôđa sang điều tra t́nh h́nh thuộc địa ở Đông Dương. Tỉnh uỷ Phú Yên đă cử cán bộ thâm nhập các vùng nông thôn thu thập ư kiến, nguyện vong, kư tên vào bản “Dân nguyện”, tố cáo tội ác của Pháp. Đồng thời phát động các tổ chức quần chúng đón Gôđa tại ga Tuy Hoà, Hoà Đa, Chí Thạnh. Hoảng sợ trước sự bùng phát của nhân dân các nơi, bọn tay sai t́m mọi cách phá hoại, chúng đưa Gôđa từ Quy Nhơn lên Đà Lạt về Sài G̣n, rồi ra thẳng Hà Nội. Cũng trong năm 1937, Tỉnh uỷ vận động các địa phương trong tỉnh bầu người của cách mạng vào Viện Dân biểu Trung Kỳ để có điều kiện đấu tranh nghị trường đ̣i quyền lợi cho nhân dân. Nhờ có cuộc đấu tranh nghị trường mà ngày 16-9-1938, Nghị viện Trung Kỳ đă bác bỏ dự án tăng thuế thân, thuế điền thổ của thực dân Pháp.

Tháng 8-1938, để củng cố và tăng cường sự lănh đạo đối với phong trào cách mạng của quần chúng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ hai được triệu tập tại thôn Phú Vang, xă B́nh Kiến. Đại hội đă bầu Tỉnh uỷ gồm 7 đồng chí, đồng chí Trần Hào được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ. Sau một thời gian hoạt động, đồng chí Trần Hào bị địch theo dơi, đồng chí đă đề nghị Tỉnh uỷ bầu đồng chí Huỳnh Nựu làm Bí thư Tỉnh uỷ. Sau Đại hội, Tỉnh uỷ tiếp tục duy tŕ và thực hiện chủ trương đấu tranh hợp pháp với địch, đặc biệt là dùng bộ máy giai cấp thống trị để chống lại chúng. Tỉnh uỷ đă cử một số đảng viên ra làm Hương, Lư nhằm tập hợp quần chúng, khéo léo đ̣i chính quyền thực dân thi hành các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, củng cố và phát triển cơ sở cách mạng.

Ngày 14-7-1939, thực hiện chủ trương của Xứ uỷ, Tỉnh uỷ tổ chức cuộc mít tinh lớn tại Tuy Hoà, do đồng chí Huỳnh Nựu, Bí thư Tỉnh uỷ chủ tŕ, tố cáo chính sách sưu cao thuế nặng và sự đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp; đồng thời giải thích cho nhân dân thấy chiến tranh phát xít đang đến gần, kêu gọi nhân dân chống phát xít, đ̣i Pháp nới rộng quyền dân sinh, dân chủ… Hoảng sợ trước khí thế của quần chúng nhân dân, bọn thống trị ra lệnh báo động, cho lính vây bắt các đồng chí lănh đạo của ta. Sau cuộc mít tinh, đồng chí Huỳnh Nựu cùng nhiều đảng viên và quần chúng ṇng cốt bị địch bắt và kết án tù. Không khí khủng bố, bắt bớ bao trùm, căng thẳng khắp nơi trong tỉnh.

3. Phú Yên trong cao trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1939-1945).

Ngày 1-9-1939, Phát xít Đức nổ súng tấn công Ba Lan, mở đầu cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II. Ngày 22-9-1940, Phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương bắt tay với thực dân Pháp cai trị nhân dân ta. Thực hiện chính sách thời chiến, thực dân Pháp điên cuồng tấn công Đảng Cộng sản Đông Dương và các đoàn thể quần chúng do Đảng lănh đạo. Một số quyền tự do dân chủ giành được trong thời kỳ 1936-1939 bị thủ tiêu.

Trước t́nh h́nh đó, tháng 11-1939, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 họp đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, quyết định tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của địa chủ, chỉ tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và tay sai, thành lập Mặt trận thống nhất phản đế thay cho Mặt trận dân chủ của thời kỳ 1936-1939. Các Hội nghị Trung ương lần thứ 7 tháng 11-1940 và lần 8 tháng 5-1941 tiếp tục chủ trương đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Ở Phú Yên, thực dân Pháp phát xít hoá bộ máy cai trị bằng những chính sách phản động và thủ đoạn trắng trợn: Bắt thanh niên đưa sang Pháp làm bia đỡ đạn, bắt phu xây dựng đường sá, công tŕnh quân sự; tiến hành khủng bố, bắt bớ các đảng viên cộng sản và những người yêu nước. Ngày 5-4-1940, Pháp lập căng an trí Trà Kê để giam cầm đảng viên cộng sản. Chúng đóng thêm đồn lính khố xanh ở Trà kê, Cà Lúi. Việc cai trị người Thượng do những tên đồn trưởng người Pháp thực hiện, quan lại Nam triều không có quyền hành ǵ. C̣n ở đồng bằng, ngoài việc tăng thêm lính khố đỏ ở Tỉnh lỵ, trang bị thêm súng cho các phủ, huyện, chúng tăng cường lính khố xanh ở Sông Cầu, Tuy Hoà.

Phong trào cách mạng ở Phú Yên từ cuối năm 1939 đến đầu năm 1945 tạm thời lắng xuống do các cơ sở đảng và hầu hết đảng viên lănh đạo bị bắt trong cuộc mít tinh ngày 14-7-1939, nên đường lối, chủ trương mới của Đảng không đến được với quần chúng nhân dân. Tuy vậy, ở một số nơi phong trào cách mạng vẫn nổ ra, như: Đầu năm 1941, công nhân Nhà máy đường Đồng Ḅ lập “Hội ái hữu thợ thuyền” để tương trợ và giúp đỡ nhau trong công việc, đồng thời tuyên truyền cho công nhân thấy được tính chất bóc lột tàn bạo của bọn chủ. Tháng 4-1941, trên 500 nông dân ở các thôn Tân Mỹ, Phước Thành, Mỹ Thạnh (Phủ Tuy Hoà) đă đánh nhau với bọn lính bang tá đến chiếm ruộng đất làm cho một số lính bị thương. Trong điều kiện mất liên lạc với Đảng cấp trên và tổ chức chi bộ không c̣n, các đảng viên c̣n lại chủ động hoạt động đơn lẻ, t́m cách gây dựng lại phong trào.

Đêm 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, chỉ trong ṿng một ngày, Pháp hạ vũ khí đầu hàng Nhật trên toàn cơi Đông Dương. Từ ngày 9-3 đến ngày 12-3-1945, Thường vụ Trung ương Đảng họp ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước với khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

Ở Phú Yên, bộ máy cai trị của thực dân Pháp bỏ Tỉnh lỵ Sông Cầu chạy lên Trà Kê. Sáng hôm sau Nhật bắt được đưa về Sông Cầu. Đồn khố xanh Sông Cầu và Trà Kê đầu hàng Nhật, giao toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng cho Nhật. Sau khi quân Nhật làm chủ t́nh h́nh, bọn thân Nhật bắt đầu hoạt động, chúng tổ chức mít tinh ở Hoà Đa, Ngân Sơn để hoan nghênh quân Nhật và chính sách Đại Đông Á. Một số tổ chức thân Nhật ra đời như tổ chức thanh niên Phan Anh, Hội truyền bá quốc ngữ…

Mặc dù hất cẳng được quân Pháp để độc chiếm Đông Dương, nhưng chính quyền bù nh́n Trần Trọng Kim do Nhật dựng lên chưa ổn định, mâu thuẫn giữa Pháp và Nhật ngày càng gay gắt. Cuối tháng 3-1945, quân Nhật ở Đông Dương liên tiếp bị quân Đồng Minh đánh cho tan tác. Ở trong nước, phong trào kháng Nhật cứu nước ngày một dâng cao. Trước t́nh h́nh đó, các đảng viên cũ như Phan Thanh Cưu, Nguyễn Hạnh, Nguyễn Ngọc Cầu… đă liên lạc được với nhau, tổ chức họp tại nhà đồng chí Nguyễn Văn Nguyên ở Sông Cầu, bàn về việc nắm lại các tổ chức quần chúng yêu nước, chuẩn bị lực lượng, tích cực bắt liên lạc với Xứ uỷ để có sự chỉ đạo chung.

Trong khi những người cộng sản ở Phú Yên đang t́m cách liên lạc với tổ chức đảng cấp trên, th́ vào giữa tháng 5-1945, các đồng chí Trương Chí Cương (Trương Kiểm), Đoàn Sơ (Sửu), Hoàng Văn Phúc (Xuân) và Lê Cấp (Mẫn) được các đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Trần Hữu Dực trong Đảng uỷ nhà lao Buôn Ma Thuột phân công về Phú Yên với nhiệm vụ chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Đến Phú Yên đồng chí Trương Kiểm liên lạc được với các đồng chí Nguyễn Thái và Lê Duy Trinh. Qua các đồng chí này, đồng chí Trương Kiểm biết được Tỉnh uỷ Phú Yên chưa được khôi phục và mất liên lạc với Xứ uỷ từ cuối năm 1939. Trước t́nh h́nh ấy, đồng chí Trương Kiểm cùng với các đồng chí ở Buôn Ma Thuột về, phân công nhau đi các phủ, huyện liên lạc với các đảng viên đang hoạt động đơn tuyến, khẩn trương tiến hành thành lập Tỉnh uỷ lâm thời. Sau một thời gian, các đồng chí bắt liên lạc được với các đảng viên cũ như đồng chí Nguyễn Văn Nguyên, Phan Thanh Cưu, Huỳnh Liên, Nguyễn Quốc Thoại, Huỳnh Nựu, Huỳnh Lưu, Nguyễn Hạnh…

Ngày 12-6-1945, các đồng chí ở Buôn Ma Thuột về cùng với đồng chí Nguyễn Thái gặp nhau tại nhà một hội viên Hội nông dân cứu quốc tên là Công Tiếu ở làng Hoà Đa, bàn việc thành lập Tỉnh uỷ lâm thời. Cuộc họp quyết định: Khẩn trương nắm chắc các đoàn thể quần chúng sẵn sàng huy động lực lượng xuống đường; xây dựng các đơn vị tự vệ vũ trang; tổ chức chức Đại hội Việt Minh tỉnh; chuẩn bị người thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng các cấp, trước hết là tỉnh, huyện. Cuộc họp cũng thống nhất thành lập Tỉnh uỷ lâm thời, do đồng chí Trương Kiểm làm Bí thư.

Ngày 17-7-1945, Đại hội Mặt trận Việt Minh tỉnh được triệu tập, với sự tham gia của 19 đại biểu. Đại hội nêu lên khẩu hiệu: “Đánh đổ phát xít Nhật, đánh đổ chính quyền bù nh́n Trần Trọng Kim, Việt Nam độc lập, Mặt trận Việt Minh muôn năm”. Đại hội đă bầu Uỷ ban Việt Minh do đồng chí Nguyễn Văn Nguyên làm Thư kư, đồng chí Trương Kiểm làm Phó Thư kư, Đinh Văn Ngộ làm Uỷ viên thường vụ. Sau Đại hội Mặt trận Việt Minh tỉnh, cùng với cao trào cách mạng của cả nước dội vào, khí thế cách mạng trong tỉnh dâng cao chưa từng thấy. Từ ngày 14 đến ngày 23-8 các cuộc biểu t́nh vũ trang thị uy có hàng ngàn người tham gia công khai, được tổ chức ở Tổng Hoà Tường, Hoà B́nh, Hoà Mỹ, Hoà lạc, Hoà Đa, vùng Núi Sầm, Nho Lâm và nhiều xă ở Tuy An, Sông Cầu,… mang theo giáo mác, băng rôn, cờ, đă đưa phong trào cách mạng ở Phú Yên lên cao chưa từng có.

Ngày 20-8-1945, đồng chí Nguyễn Văn Nguyên biết tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, đă bàn với các đồng chí đang có mặt ở Tỉnh lỵ Sông Cầu quyết định huy động lực lượng quần chúng ở huyện Đồng Xuân về Sông Cầu để giành chính quyền. Đồng thời, đồng chí Nguyễn Văn Nguyên vào Hoà Đa báo cáo trực tiếp với đồng chí Trương Kiểm về ư định và quyết tâm của ḿnh. Sau khi phân tích thảo luận, hai đồng chí quyết định triệu tập Uỷ ban Việt Minh tỉnh để bàn bạc kỹ lưỡng. Ngay tối 20-8-1945, Uỷ ban Việt Minh tỉnh họp tại Chí Thạnh bàn việc chuẩn bị khởi nghĩa.

Ngày 21-8-1945, trên 200 người có vũ trang kéo về Sông Cầu dự mít tinh. Đồng chí, Hoàng Văn Phúc đại diện cho Uỷ ban Việt Minh giải thích chương tŕnh Mặt trận, phân tích tính chất độc lập giả hiệu và bản chất tay sai của Chính phủ bù nh́n Trần Trọng Kim, kêu gọi đồng bào tích cực tham gia vào Việt Minh để khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 22-8, Uỷ ban Việt Minh phủ Tuy An tổ chức hai cuộc biểu t́nh rầm rộ, mang theo 4 khẩu hiệu: Đả đảo phát xít Nhật!, Đánh đổ chính quyền bù nh́n Trần Trọng Kim!, Việt Nam hoàn toàn độc lập!

Giữa lúc nhân dân khắp nơi trong tỉnh đang hừng hực khí thế chờ lệnh tổng khởi nghĩa, th́ chiều ngày 23-8-1945, đồng chí Lê Tự Nhiên phái viên của Xứ uỷ đến gặp Tỉnh uỷ và Thường vụ Việt Minh truyền đạt mệnh lệnh Tổng khởi nghĩa. Ngay sau đó, đồng chí Trương Kiểm triệu tập cuộc họp Tỉnh uỷ mở rộng tại Sông Cầu. Cuộc họp đă nghe đồng chí Lê Tự Nhiên phổ biến chương tŕnh chung và mệnh lệnh Tổng khởi nghĩa toàn quốc của Uỷ ban khởi nghĩa Trung ương. Cuộc họp đă quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh, do đồng chí Trương Kiểm làm Trưởng ban.

Tối ngày 23-8-1945, Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh họp tại nhà đồng chí Nguyễn Văn Nguyên và đề ra kế hoạch khởi nghĩa: Ở tỉnh cũng như ở phủ, huyện khởi nghĩa cùng thời điểm vào nửa đêm ngày 24-8; nơi nào có đồn lính khố xanh th́ lấy đồn, sau đó chiếm ngay các công sở; huy động sức mạnh của quần chúng kết hợp với các đội tự vệ vơ trang để giành chính quyền, cần huy động một phần lực lượng quần chúng của các địa phương lân cận để hỗ trợ cho Tỉnh lỵ Sông Cầu và khu Tuy Hoà; xoá bỏ chính quyền bù nh́n xong, tuyên bố thành lập ngay chính quyền cách mạng; Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa tại Tỉnh lỵ Sông Cầu; riêng khu Tuy Hoà, Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh sẽ bắt Tỉnh trưởng Hồ Ngận đến Tuy Hoà giao đồn, tiếp đó lực lượng khởi nghĩa phối hợp cướp chính quyền ở phủ Tuy Hoà, lực lượng này do đồng chí Nguyễn Chấn thuộc Uỷ ban khởi nghĩa Tuy Hoà lănh đạo.

Thực hiện kế hoạch đă định, đúng 23 giờ đồng chí Nguyễn văn Thuận và một số lính khố xanh đă được giác ngộ, bí mật đưa các đồng chí Trương Kiểm, Nguyễn Văn Nguyên, Hoàng Văn Phúc, Nguyễn Thái, Nguyễn Nên và một đơn vị tự vệ vào đồn khố xanh Sông Cầu. Sau khi vào đồn, đồng chí Trương Kiểm phát biểu về t́nh h́nh khởi nghĩa trên cả nước, mục đích của Mặt trận Việt Minh và kêu gọi binh lính trong đồn đi theo Việt Minh. Hầu hết binh lính đều xin tham gia quân đội cách mạng.

Đúng 0 giờ đêm 24 rạng 25-8, Tỉnh trưởng chính quyền ngụy là Hồ Ngận giao ấn tín và tài liệu cho đồng chí Nguyễn Thái. Sáng cùng ngày, nhân dân khắp nơi tập trung đông đảo trước Tỉnh đường với rừng cờ đỏ sao vàng. Đồng chí Trương Kiểm tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng. Sau đó, Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh đă cử đồng chí Nguyễn Thái đưa Hồ Ngận vào Tuy Hoà để lệnh cho tên đồn trưởng Tuy Hoà giao đồn cho cách mạng. Tên đồn trưởng Tuy Hoà ngoan ngoăn nghe theo. Cùng lúc đó, lực lượng khởi nghĩa khu Tuy Hoà do đồng chí Nguyễn Quốc Thoại chỉ huy cũng kéo đến. Sau khi được trang bị thêm một số súng đạn lấy trong đồn, lực lượng tự vệ để lại một đơn vị canh giữ đồn khố xanh, số c̣n lại đi chiếm phủ Tuy Hoà. Khi đến nơi, tên tri phủ đă bỏ trốn, ta thu toan bộ vũ khí, tài liệu. Cũng trong ngày 25-8, Uỷ ban khởi nghĩa cử một cán bộ cùng với Đội Long (Nguyễn Long), cơ sở cách mạng trong đồn bảo an Sông Cầu và hai binh lính đi tiếp quản đồn Trà Kê ở Sơn Hoà.

Sáng ngày 26-8-1945, Uỷ ban nhân cách mạng lâm thời tỉnh ra mắt quần chúng tại Tỉnh lỵ Sông Cầu, thành phần gồm có các đồng chí: Nguyễn Văn Nguyên - Chủ tịch, Trương Kiểm – Phó Chủ tịch. Ngày 27 và 28-8-1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời khu Đồng Ḅ và huyện Sơn Hoà được thành lập. Cũng trong ngày 28-8, Uỷ ban Việt Minh và Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh cử đồng chí Nguyễn Thái vào Tuy Hoà họp bàn với các đồng chí lănh đạo có mặt ở địa bàn và quyết định thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời khu Tuy Hoà và Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời Phủ Tuy Hoà.

Tối ngày 1-9-1945, tại sân Hội Ích trí, khu Tuy Hoà, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời đă ra mắt trước hàng vạn quần chúng.

Cuộc khởi nghĩa Tháng Tám trên toàn tỉnh Phú Yên hoàn toàn thắng lợi!

II. Phú Yên kháng chiến chống Pháp (1945-1954).

1. Xây dựng chính quyền nhân dân, chuẩn bị kháng chiến lâu dài (1945-1946).

Sau khởi nghĩa giành chính quyền, nhân dân Phú Yên rất phấn khởi trong cuộc sống tự do độc lập, ḷng dân hướng về Đảng, Chính phủ và Bác Hồ. Dưới sự lănh đạo của chính quyền cách mạng, nhân dân trong tỉnh đoàn kết xây dựng cuộc sống mới và chuẩn bị kháng chiến. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó, Phú Yên gặp rất nhiều khó khăn, thử thách: Nền kinh tế và đời sống nhân dân bị đảo lộn, hàng hoá dư thừa như muối, mắm, đường, thuốc lá… không tiêu thụ được, trong khi nhiều mặt hàng thiết yếu khác như vải, xà pḥng, dầu lửa, giấy lại hết sức khan hiếm. Khi ta cướp được chính quyền, trong kho bạc của ngụy quyền Phú Yên chỉ có 300.000 đồng bạc Đông Dương. Về chính trị, chính quyền trong tỉnh vừa mới thành lập chưa kịp củng cố, cơ sở chính trị chưa phát triển rộng răi, nhất là ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Lực lượng vũ trang chưa được xây dựng, đời sống kinh tế, văn hoá, giáo dục của nhân dân c̣n nghèo nàn, lạc hậu.

Để khắc phục t́nh h́nh, Tỉnh uỷ lâm thời Phú Yên một mặt tích cực chỉ đạo một cách toàn diện phong trào cách mạng trong tỉnh, mặt khác tập trung vào vấn đề xây dựng Đảng. Tỉnh uỷ khôi phục Đảng tịch cho một số đảng viên và các chi bộ hoạt động trước cách mạng Tháng Tám. Đồng thời chọn lựa những đối tượng ưu tú trong các đoàn thể quần chúng để phát triển Đảng và xây dựng các chi bộ mới.

Tháng 10-1945, Chính quyền và Uỷ ban Việt Minh tỉnh tổ chức cho cán bộ trong tỉnh học tập thư của Hồ Chủ tịch. Bức thư của Người có đoạn viết: “Việc ǵ có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc ǵ có hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân th́ dân mới yêu ta, kính ta”. Sau học tập thư của Hồ Chủ tịch, bộ máy Việt Minh và bộ máy chính quyền các cấp bước đầu được củng cố và kiện toàn. Về chính quyền, tiến hành thay thế những thành viên yếu kém, không đủ tin cậy, đưa những những người có uy tín, năng lực vào uỷ ban hành chính các cấp. Riêng ở các làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ chủ chốt là người dân tộc, cấp phó thường là cán bộ người kinh. Song song với việc củng cố chính quyền các cấp, tỉnh đẩy mạnh việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ và Mặt trận Việt Minh để củng cố các tổ chức đoàn thể cứu quốc.

Ngày 6-1-1946, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ, hơn 98% cử tri ở Phú Yên từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, đảng phái nô nức đi bầu cử Quốc hội khoá I. Tiếp đó, tháng 3-1946, cử tri toàn tỉnh lại đi bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh khoá đầu tiên. Danh sách ứng cử viên do Mặt trận Việt Minh giới thiệu gồm có đại biểu của nông dân, công nhân, trí thức, các dân tộc thiểu số. Qua hai lần bầu cử, có 20 vị trúng cử chính thức và 5 đại biểu dự khuyết.

Giữa năm 1946, tỉnh Phú Yên thực hiện chủ trương của Uỷ ban hành chính Trung bộ tiến hành bỏ cấp thôn và cấp tổng, nhập các thôn thành xă, trên xă là huyện. Sau đợt nhập xă đầu tiên, toàn tỉnh có 84 xă với dân số 280.000 người. tiếp đó, tháng 7-1946, thành lập Uỷ ban kháng chiến các cấp song song với Uỷ ban hành chính. Đi đôi với chăm lo xây dựng chính quyền các cấp, Tỉnh uỷ cũng rất chú trọng phát huy và mở rộng Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc. Các đoàn thể cứu quốc như: Công nhân, Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ… tích cực phát triển hội viên mới, có tác dụng tăng cường đoàn kết và huy động quần chúng vào sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.

Để tăng cường sức mạnh của Đảng bộ, tháng 10-1947, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ I trong kháng chiến chống Pháp được tổ chức tại xóm Thanh Đức, làng Phước Hậu, xă B́nh Kiến. Dự Đại hội có 38 đại biểu thay mặt cho 1.066 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đánh giá phong trào cách mạng của tỉnh sau khởi nghĩa Tháng Tám 1945 có nhiều tiến bộ, cán bộ, nhân dân đoàn kết, tin tưởng vào sự lănh đạo của Đảng và Chính phủ, các mặt công tác kháng chiến, kiến quốc phát triển tốt. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm có 7 uỷ viên chính thức, 2 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Lê Vụ được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Tháng 11-1946, để đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh của thực dân Pháp, tỉnh Phú Yên thực hiện chủ trương của Uỷ ban hành chính Trung bộ chia toàn tỉnh ra làm 6 chiến khu, ở mỗi chiến khu thành lập một Uỷ ban kháng chiến chiến khu để chỉ đạo việc luyện tập dân quân, sản xuất vũ khí, tiêu thổ kháng chiến, động viên thanh niên ṭng quân.

Song song với việc xây dựng hệ thống chính trị, để khắc phục nạn đói, ổn định đời sống nhân dân và chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tỉnh uỷ và Uỷ ban hành chính tỉnh vận động nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, đem gạo để cứu dân nghèo”. Tỉnh c̣n tổ chức một số thuyền buồm nhỏ vào Nam bộ mua gạo về bán cho nhân dân vùng ven biển và phát động toàn dân khai hoang trồng khoai lang, bắp, sắn nên bước đầu giải quyết được t́nh h́nh đói kém của nhân dân. Hưởng ứng “Tuần lễ vàng”, chỉ trong một thời gian ngắn nhân dân trong tỉnh đă quyên góp được 8 kg vàng và 3.500 đồng bạc Đông Dương ủng hộ ngân quỹ quốc gia. Sau “Tuần lễ vàng”, nhân dân Phú Yên tiếp tục lạc quyên ủng hộ “Quỹ độc lập” để dành cho các khoản chi tiêu về quân sự và “Tuần lễ đồng” để sản xuất vũ khí phục vụ chiến đấu. Cùng với việc diệt “giặc đói”, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch về diệt “giặc dốt”, tỉnh phát động mạnh mẽ phong trào b́nh dân học vụ, nên chỉ một thời gian ngắn, t́nh trạng mù chữ của một bộ phận lớn nhân dân được giải quyết.

Trong khi nhân dân Phú Yên đang nỗ lực xây dựng chính quyền cách mạng và đẩy mạnh sản xuất, vào tháng 1-1946, thực dân Pháp đă huy động 15.000 quân, mở cuộc hành quân tiến đánh mở rộng Nam Trung bộ, nhưng bị ta chặn lại ở Đèo Cả, Đông Cheo Reo và Nam Gia Lai. Từ năm 1946, tỉnh Phú Yên trở thành tiền tiêu của mặt trận phía Nam vùng tự do Liên Khu V, bị địch bao vây 3 mặt từ Đắc Lắc, Khánh Hoà và vùng biển phía Đông. Trước t́nh h́nh đó, Tỉnh uỷ và Uỷ ban kháng chiến phát động phong trào toàn dân đánh giặc, hỗ trợ và phục vụ đánh địch ở vùng bị chiếm Khánh Hoà, Đắc Lắc, sẵn sàng đánh địch khi chúng mở rộng đánh chiếm, trước hết là xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ở các xă và tổ chức xây dựng xưởng quân giới sản xuất vũ khí.

Tháng 6-1946, Pháp mở cuộc tấn công đánh chiếm vùng tự do Nam Trung bộ, trực tiếp uy hiếp Phú Yên. Quân và dân Phú Yên thực hiện “Tiêu thổ kháng chiến” nhằm ngăn chặn bước tiến và âm mưu “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của giặc. Dân quân và thanh niên Tuy Hoà kéo vào Đèo Cả phá đường, phá cầu, cùng Vệ quốc đoàn xây dựng tuyến bố pḥng chống giặc đă ngăn chặn được sự mở rộng chiếm đóng của quân Pháp.

2. Chống địch lấn chiếm, xây dựng hậu phương kháng chiến (1947-1949).

Ngày 19-12-1946, thay mặt Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc quốc kháng chiến. Tiếp đó, ngày 22-12-1946, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, vạch rơ phương châm cơ bản của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch và chấp hành Chỉ thị của Trung ương Đảng, Đảng bộ Phú Yên phát động toàn dân vũ trang, sẵn sàng đánh địch mở rộng vùng lấn chiếm, bảo vệ quê hương.

Ngày 13-1-1947, hai Trung đoàn Pháp từ Khánh Hoà cùng một lúc tấn công trận địa ta tại Đèo Cả và đường Gia Long. Giữa lúc quân địch đang chen chúc trên đường đèo đă bị ta phá hoại, Tiểu đoàn 6 của Trung đoàn 80 và dân quân Tuy Hoà bất ngờ nổ súng, địch bị thiệt hại nặng. Ngày 15-1-1947, Trung đoàn 80 tổ chức phản công chiếm lại một số vị trí bị mất tại Đèo Cả. Ngày 16-1-1946, một Trung đoàn của Pháp đổ bộ lên băi Xép (xă Hoà Hiệp) đánh bọc hậu bộ đội ta. Cùng lúc đó, hai cánh quân của Pháp ở Đèo Cả và đường Gia Long đánh ra, có máy bay và đại bác yểm trợ, buộc bộ đội ta phải rút lui. Ngày 18-1-1947, quân Pháp theo quốc lộ 1 đánh ra phía Bắc, nhưng bị Tiểu đoàn Ba Dương phối hợp với một bộ phận của Trung đoàn 80 chặn đánh tại Phú Lâm, giết chết tên quan tư và hàng trăm tên lính buộc chúng rút vào Phú Khê, đóng đồn ở Núi Hiềm (Hoà Xuân). Giữa tháng 6-1947, một Trung đoàn địch từ Khánh Hoà mở cuộc càn quét lớn nhằm giải toả thế bao vây Núi Hiềm, nhưng sau 5 ngày liên tiếp bị quân ta chặn đánh bị thiệt hại nặng, buộc địch phải rút lui, từ bỏ âm mưu chiếm đóng vùng Nam Tuy Hoà. Ở khu vực miền Tây, ngày 5-1-1948, hai Tiểu đoàn Pháp từ Cheo Reo chia làm hai cánh đánh xuống Phú Yên nhằm chiếm Củng Sơn và miền Tây huyện Đồng Xuân nhưng đă bị Trung đoàn 79 của ta phối hợp với Trung đoàn 83 và dân quân du kích chặn đánh tại Buôn Dủ, Buôn Di và thị trấn Củng Sơn, bọn địch rút chạy về cố thủ ở Cà Lúi.

Để hoàn thành nhiệm vụ lănh đạo cuộc kháng chiến, Tháng 2-1948, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ II trong kháng chiến chống Pháp được triệu tập tại thôn Phú Phong, xă An Chấn, Huyện Tuy An, với sự tham gia của 50 đại biểu, thay mặt cho 1.249 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội tập trung thảo luận những vấn đề cấp bách nhằm bảo vệ xây dựng vùng tự do, đẩy mạnh tấn công địch trong vùng bị tạm chiếm; phát động cuộc vận động xây dựng chi bộ tự động công tác. Đại hội đă bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm có 10 uỷ viên chính thức, 2 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Lê Vụ được bầu lại làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Sau những lần thất bại khi đưa quân đánh chiếm vùng tự do bằng bộ binh, từ năm 1948 địch chuyển sang đánh phá bằng không quân, hải quân. Đi đôi với việc oanh tạc bằng máy bay, địch đổ bộ đánh phá mạnh vùng ven biển, đốt phá xóm làng, thuyền lưới, giết hại người dân. Từ tháng 7 đến tháng 9-1948, các cuộc đổ bộ và càn quét ven biển của địch đă giết hại 60 người của ta. Để đổi phó với t́nh h́nh, tỉnh phát động phong trào toàn dân pḥng không, lập tuyến bố pḥng và làng chiến đấu ven biển nên đă hạn chế được sự thiệt hại do các cuộc tập kích của địch.

Tháng 3-1949, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ III trong kháng chiến chống Pháp được tổ chức tại Đ́nh làng Hà Bằng, xă Xuân Sơn, huyện Đồng Xuân. Đại hội nêu quyết tâm động viên cán bộ chiến sỹ và nhân dân ra sức xây dựng và bảo vệ vùng tự do, tích cực phục vụ tiền tuyến; đồng thời chú trọng công tác xây dựng Đảng. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm có 14 uỷ viên, đồng chí Lê Vụ tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, các phong trào cách mạng ở Phú Yên diễn ra hết sức sôi nổi. Phong trào ṭng quân nhập ngũ được nhân dân hưởng hướng nhiệt liệt, trong năm 1949, toàn tỉnh tuyển được 1.300 tân binh, đáp ứng đủ yêu cầu bổ sung lực lượng cho các trung đoàn chủ lực. Trong phong trào toàn dân tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, nổi lên các phong trào “Hội mẹ chiến sỹ”, “Mùa đông binh sỹ”, các mẹ, các chị nhiệt t́nh nuôi dưỡng thương binh, tổ chức các đợt lạc quyên tiền, vải may quần áo cho bộ đội. Phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh nhiều nơi trong tỉnh như ở các huyện Tuy Hoà, Đồng Xuân, Sơn Hoà.

Trong những năm 1947-1949, công tác xây dựng nền kinh tế, văn hoá, giáo dục của chế độ mới được Tỉnh uỷ và Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh chú trọng. Về kinh tế, tỉnh phát động phong trào khai hoang phục hoá, đắp đập, đào mương, tăng gia sản xuất. Trong 2 năm 1947-1948 toàn tỉnh khai hoang được 870 ha đất nông nghiệp; hoàn thành việc đắp đập Liên Hiệp Mỹ, đào mương Cẩm Tú (Tuy Hoà), khai mương chống úng ở Bầu Súng (Tuy An), đại tu thuỷ nông Đồng Cam… Do vậy, từ năm 1947, Phú Yên không chỉ đủ ăn mà c̣n có lương thực bán cho các tỉnh Quảng Ngăi, Quảng Nam và cung ứng tiếp tế cho bộ đội, đồng bào vùng bị tạm chiếm. Trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ, tỉnh phát triển một số ngành tiểu thủ công nghiệp gia đ́nh, xây dựng Công ty quốc doanh Việt Thắng, toàn tỉnh có 1.000 khung dệt gia đ́nh, 18 xưởng dệt, 6 xưởng sản xuất giấy. Năm 1947, ta thành lập Ban bao vây kinh tế địch, kiểm soát hàng nhập khẩu, phát động nhân dân bài trừ hàng ngoại nhập. Đến năm 1949, ta thay khẩu hiệu “bao vây kinh tế địch” bằng khẩu hiệu “đấu tranh kinh tế” với địch, tăng xuất khẩu những mặt hàng ta không cần thiết và nhập nhiều hơn những mặt hàng thiết yếu, nên đă hạn chế được rất nhiều sự phá hoại của địch về kinh tế. Về giáo dục, Tỉnh uỷ và Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh chủ trương xây dựng nền giáo dục cách mạng, thành lập Hội bảo trợ học vụ, kêu gọi nhân dân ủng hộ tiền của xây dựng trường, lớp. Đến năm học 1948-1949, toàn tỉnh có 186 trường tiểu học với 13.450 học sinh. Ngoài ra, ở tỉnh và các huyện Đồng Xuân, Tuy An, Tuy Hoà tổ chức các lớp học b́nh dân cho cán bộ, trong đó có lồng ghép thêm chương tŕnh lư luận chính trị. Trên lĩnh vực thông tin - văn hoá, nhiều tờ báo được ra đời như tờ “Chiến thắng”, “Cứu quốc khu 6”, “Phấn đấu”… Ở các xă thành lập Ban thông tin, đội tuyên truyền lưu động, tổ phát thanh để phục vụ kháng chiến và đời sống tinh thần của nhân dân.

3. Chống địch đánh phá vùng tự do; tổng động viên nhân tài vật lực, phục vụ chiến đấu (1950-1952).

Bước sang năm 1950, t́nh h́nh có nhiều chuyển biến thuận lợi, lực lượng ta trên cả nước phát triển mạnh đủ sức mở các cuộc tấn công lớn vào quân địch. Tháng 4-1950, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ IV trong kháng chiến chống Pháp được tiến hành tại làng Trung Lương, xă An Nghiệp, huyện Tuy An. Đại hội đề ra nhiệm vụ cho toàn Đảng bộ là gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị phản công và chuyển mạnh sang tổng phản công. Đại hội đă bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 11 đồng chí, do đồng chí Lê Trọng Khoan làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Từ năm 1950, do không đủ sức đánh chiếm vùng tự do và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, quân Pháp chuyển sang đánh phá kinh tế, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thủy lợi, giao thông vận tải và đẩy mạnh chiến tranh tâm lư, chiến tranh gián điệp, ḥng giành lại thế chủ động. Năm 1951, địch dùng máy bay đánh phá cầu máng Đồng ḅ, thả ḿn cầu máng Suối Cái. Tháng 5-1952, hai hệ thống này bị quân Pháp đánh sập. Đi đôi với việc đánh phá các công tŕnh thủy lợi, địch ra sức bắn giết trâu ḅ, rải sâu bọ phá hoại mùa màng, làm cho chúng ta trong các năm 1951-1952 bị thiệt hại nặng về kinh tế. Ở vùng ven biển, địch kết hợp không quân, hải quân và biệt kích đổ bộ đánh phá hết sức ác liệt. Ở vùng núi, bọn địch tổ chức các đội quân đi lùng sục, càn quét, lập tề, bắt phu, bắt lính.

Trước t́nh h́nh đó, Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh đă có những biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm hạn chế tổn thất, đồng thời củng cố và giữ vững phong trào cách mạng ở các địa phương như: Thành lập “Quỹ chống khủng bố” để giúp đỡ những gia đ́nh bị địch đánh phá, tổn thất về người và của, chuyển một số ngư dân miền biển từ nghề lớn sang nghề nhỏ, cho nhân dân vay vốn mua sắm thuyền bè, ngư cụ tái sản xuất… Mặt khác, phát động phong trào toàn dân giết giặc. Hưởng ứng phong trào này, du kích xă Hoà Xuân bao vây tiêu diệt địch đóng ở Núi Hiềm, đẩy chúng vào t́nh thế khốn quẫn. Ở miền Tây, tháng 5-1951, địch phải rút khỏi đồn Ma Phu, chuyển qua đóng đồn ở Chân Lơn nhằm ngăn chặn ta đi vào vùng địch hậu Đắc Lắc. Phong trào toàn dân pḥng gian, bảo mật, chống lại các luận điểm tuyên truyền xuyên tạc, bắt gián điệp, mật thám cũng được phát huy, v́ thế mà địch không gây ra được vụ phá hoại nào đáng kể.

Để chuẩn bị cho công tác chuyển sang phản công và tổng phản công, Tỉnh uỷ và Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh chủ trương tổng động viên nhân tài, vật lực, với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”. Tháng 3-1950, tỉnh phát động và xây dựng “Quỹ chuyển mạnh sang tổng phản công” được nhân dân hưởng ứng tích cực, góp phần quan trọng vào việc phát triển lực lượng vũ trang, xây dựng bộ đội chủ lực. Nhưng do chính sách động viên không đúng, nhân dân phải đóng cả tài sản gốc là ruộng đất, trâu ḅ, quản lư lại lỏng lẻo gây ra mất mát, bị kẻ xấu lợi dụng, đă ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống nhân dân. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V trong kháng chiến chống Pháp (3-1952), các đại biểu được học tập thư của Hồ Chủ tịch về việc Người phê phán nghiêm khắc những sai lầm trong việc động viên “Quỹ chuyển mạnh sang tổng phản công”, Người chỉ rơ: “Những khuyết điểm đó, cán bộ phải cùng phê b́nh và sửa chữa từ trên xuống”. Sau Đại hội, các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong tỉnh đă tiến hành tự phê b́nh trước nhân dân, trả lại nhân dân những tài sản gốc đă thu và xử lư nghiêm khắc một số cán bộ tham ô. Để tập trung nhân tài, vật lực phục vụ chiến trường, tỉnh thực hiện giảm biên chế hành chính, huy động sức người vận tải đường bộ, đường thuỷ. Các Công đoàn đường bộ, đường thuỷ được bổ sung phương tiện và nhân lực. Công đoàn vận tải đường thuỷ có 13 phân đoàn gồm 230 thuyền, trọng tải mỗi chiếc từ 2 đến 5 tấn. Vận tải đường bộ có 24 phân đoàn ngựa thồ 938 con, 4 phân đoàn xe ngựa 118 xe, 3 phân đoàn xe cộ 56 chiếc, 1 phân đoàn xe ô tô 4 chiếc. Nhu cầu vận tải phục vụ chiến trường ngày càng lớn, đ̣i hỏi phải huy động toàn bộ thanh niên và đàn ông mạnh khoẻ từ 18 đến 55 tuổi. Năm 1950, toàn tỉnh huy động 467.000 ngày công vận tải tiếp tế chiến trường Khánh Hoà, Đắc Lắc. Năm 1951, huy động 50.000 người với 650.000 ngày công phục vụ chiến trường.

4. Đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích, bảo vệ vùng tự do và đánh bại chiến dịch Át Lăng của địch (1953-1954).

Bước vào năm 1953, t́nh h́nh có nhiều thuận lợi cho ta, bất lợi cho địch, quân ta càng đánh càng mạnh, liên tiếp dành được những thắng lợi lớn với các chiến thắng ở Hoà B́nh, Tây Bắc, Thượng Lào, c̣n quân địch liên tiếp thất bại, phải bị động đối phó trên các chiến trường. Ở Phú Yên, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh thu được nhiều thắng lợi quan trọng. Mùa hè năm 1953, dân quân du kích và nhân dân các xă miền Tây bao vây đồn Hai Riêng, bức rút đồn Cà Lúi, Chấn Đơn, phá tan hệ thống cứ điểm của địch uy hiếp miền Tây, xây dựng khu B thành căn cứ địa cách mạng, gồm các xă Phú Mỡ, Thồ Lồ, vùng đồng bào dân tộc ở Đá Mài, Bầu Bèng miền Tây Đồng Xuân. Ở vùng ven biển, phong trào chiến tranh du kích và xây dựng làng chiến đấu cũng phát triển sôi nổi, đánh thắng nhiều cuộc đổ bộ càn quét của địch, nỏi bật là trận Quán Ṣ, xă Xuân Phương, du kích đánh bại cuộc đổ bộ của hai trung đội địch, diệt 10 tên, số c̣n lại tháo chạy.

Với những thất bại liên tiếp trên chiến trường, để cứu văn t́nh thế thực dân Pháp đề ra kế hoạch quân sự Nava, nhằm chuyển bại thành thắng, kết thúc chiến tranh trong ṿng 18 tháng. Ở Liên Khu V, địch quyết định mở chiến dịch Át Lăng để chiếm toàn bộ vùng tự do của ta. Chiến dịch Át Lăng là một bộ phận quan trọng của kế hoạch Nava, được chia làm 3 bước: Bước 1: Sử dụng 22 tiểu đoàn từ Khánh Hoà, Đắc Lắc đánh chiếm tỉnh Phú Yên trong tháng 1-1954; bước 2: Sau khi chiếm xong Phú Yên, sẽ tăng thêm lực lượng đánh chiếm Quy Nhơn và B́nh Định; bước 3: tập trung lực lượng lấy thị xă Quảng Ngăi làm nơi hợp điểm, hoàn thành mục tiêu chiếm vùng tự do Liên khu V. Để chuẩn bị cho chiến dịch Át Lăng, tháng 12-1953, Pháp lần lượt đưa Binh đoàn cơ động số 10 từ Pháp sang, điều Binh đoàn 100 từ chiến trường Nam Triều Tiên về, điều các Binh đoàn số 11, 21 từ B́nh Trị Thiên vào, Nam bộ ra, hợp cùng các Binh đoàn cơ động 41, 42 và các tiểu đoàn độc lập tại chỗ, h́nh thành một lực lượng tập trung gồm 40 tiểu đoàn.

Sáng ngày 20-1-1954, 22 tiểu đoàn địch, trong đó có 4 binh đoàn cơ động và 2 tiểu đoàn ngụy mở cuộc tiến công vào Phú Yên, có cả máy bay, phi pháo yểm trở, nhanh chóng chiếm Củng Sơn và thị xă Tuy Hoà, từ thị xă Tuy Hà đánh ra Chí Thạnh. Từ Củng Sơn, một cánh tiến ra Sơn Định; một cánh khác tiến đến Vân Hoà xuống An Lĩnh về Chí Thạnh; một cánh tiến xuống An Xuân, rồi về La Hai. Cánh quân chiếm Chí Thạnh tiếp tục hành quân ra Sông Cầu, một bộ phận lên La Hai đánh ra Xuân Lănh và từ La Hai địch nối với quốc lộ 1 ra Sông Cầu qua đèo Cây Cưa. Trước sự tấn công ồ ạt của địch, các lực lượng của ta gồm có Đại đội 377 và 385 cùng dân quân du kích các xă dựa vào các hầm chông, băi ḿn, làng chiến đấu… chặn đánh quyết liệt. Đến ngày 30-1-1954, qua 10 ngày đầu chiến đấu, quân và dân Phú Yên đă loại khỏi ṿng chiến đấu trên 800 tên địch, làm cho kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của chúng bị phá sản.

Đầu tháng 2-1954, Tiểu đoàn 375 của ta đă thọc sâu đánh vào vùng sau lưng địch ở huyện Đồng Xuân. Ngày 7-3-1954, Tiểu đoàn 375 cùng dân quân du kích xă An Định, An nghiệp, Xuân Sơn đánh phục kích địch ở đoạn qua xóm Bầu Vườn (Xuân Sơn). Toàn bộ đại đội lính Âu – Phi bị tiêu diệt và bị bắt sống. Ngày 10-3-1954, hai cánh quân địch, một từ Sông Cầu vượt đèo Cù Mông, một từ La Hai theo đường số 6 đánh ra B́nh Định. Tiểu đoàn 375 cùng bộ đội địa phương huyện Đồng Xuân và du kích các xă lợi dụng địa h́nh hiểm trở, phục kích đánh địch nhiều chặng, phải mất hai ngày chúng mới hợp quân được tại Diêu Tŕ. Ngày 17-3-1954, hoà nhịp với tiếng súng tấn công của bộ đội chủ lực ta vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Tiểu đoàn 375 Phú Yên lại đánh tập kích vào quân địch đóng tại đèo Quán Cau, tiêu diệt hơn 150 tên. Tiếp đó, ngày 21-3-1954, một tiểu đoàn địch từ La Hai càn lên vùng Suối Cối (xă Xuân Phước), nơi địch cho là có cơ quan đầu năo của 2 tỉnh Phú Yên và Đắc Lắc. Tiểu đoàn 365 thuộc Trung đoàn 803 được quân khu phái vào, phối hợp với dân quân địa phương chiến đấu tiêu diệt gọn Tiểu đoàn Ngự lâm quân số 1. Sau trận này, lực lượng địch đóng tại Phước Lănh, Triêm Đức, Xuân Phước, Xuân Sơn rút chạy. Cũng trong tháng 3-1954, quân và dân Sơn Hoà làm chủ đường số 7, du kích xă Sơn Phước, Suối Bạc phối hợp với công binh tỉnh diệt 7 xe quân sự địch đóng tại Suối Quanh. Cùng với những thắng lợi to lớn, dồn dập ở Điện Biên Phủ, Tây Nguyên, Trung Lào, Hạ Lào đă làm cho kế hoạch tập trung quân cơ động của địch phục vụ cho chiến dịch Át Lăng không thể thực hiện được, trái lại quân cơ động của địch ngày càng bị phân tán. Tinh thần của chúng hết sức hoang mang, dao động.

Ngày 19-3-1954, Tỉnh uỷ họp nhận định t́nh h́nh qua hai tháng đánh trả chiến dịch Át Lăng. Cuối tháng 3-1954, Tỉnh uỷ và Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh mở Đại hội mừng công tại Kỳ Lộ. Đại hội nêu quyết tâm phát huy thắng lợi, đẩy mạnh khí thế thi đua giết giặc lập công, đánh bại chiến dịch Át Lăng. Sau Đại hội mừng công, hai Tiểu đoàn 365 và 375 tiến về phía Nam, chuẩn bị những trận đánh mới. Đêm 21-4-1954, Tiểu đoàn 365 được tăng cường một đại đội của Tiểu đoàn 375 cùng dân quân du kích, dùng thuyền bí mật vượt sông Bàn Thạch, tiêu diệt một tiểu đoàn địch đóng tại Bàn Nham, Bàn Thạch. Cùng thời gian, du kích xă Hoà Hiệp dùng ḿn đánh sập cầu Suối Gơ. Trong khi quân dân Phú Yên liên tiếp tấn công quân địch, th́ ngày 7-5-1954, bộ đội chủ lực của ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Bộ chỉ huy chiến dịch Át Lăng của địch rút binh đoàn cơ động số 41 từ Diêu Tŕ quay về phỏng thủ Tuy Hoà. Từ tháng 5-1954, quân Pháp chỉ c̣n tập trung ở các cụm lớn như: Tuy B́nh, La Hai, Sông Cầu, Chí Thạnh và Tuy Hoà. Ngày 28-5-1954, địch rút chạy khỏi La Hai. Ngày 1-6-1954, ta tấn công tiêu diệt cứ điểm Tuy B́nh. Ngày 16-6-1954, địch rút chạy khỏi Sông Cầu. Ngày 19-6-1954, địch ở Chí Thạnh rút chạy về Tuy Hoà. Thừa lúc quân địch từ các nơi vừa kéo chạy về Tuy Hoà hỗn loạn, quân ta đồng loạt tấn công các mục tiêu quan trọng của địch cả bên trong và bên ngoài thị xă. Đêm 21-6-1954, từ núi Hùng (An Chấn) kéo dài đến Núi Sầm (Hoà Trị), ta mở cuộc tấn công địch trên một khu vực dài 10km và rộng 6km, làm thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn và hàng trăm xe quân sự của chúng. Tại thị xă Tuy Hoà, ta tiêu diệt gần 1 tiểu đoàn Khinh Quân, phá huỷ 100 xe quân sự. Ngày 25-6-1954, đoàn xe địch gồm 90 chiếc vận chuyển vũ khí, lương thực do 2 đại đội hộ tống lọt vào ổ phục kích của ta tại Đèo Cả, 79 xe bị bắn cháy, ta giết và bắt sống 300 tên. Đến tháng 7-1954, trên chiến trường Phú Yên, địch chỉ c̣n đóng quân tại thị xă Tuy Hoà chờ ngày bị tiêu diệt. Trong lúc quân dân Phú Yên đang trên đà chiến thắng, ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơnevơ được kư kết, thực dân Pháp phải thừa nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam. Cuộc kháng chiến thần kỳ 9 năm chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi!

III. Phú Yên kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).

1. Đấu tranh chống Mỹ-Diệm sau Hiệp định Giơnevơ (7/1954 đến đầu năm 1959).

Sau Hiệp định Giơnevơ (20-7-1954), lợi dụng Pháp bại trận, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam “lấp chỗ trống”. Trước đó, ngày 7-7-1954, Mỹ đă đưa Ngô Đ́nh Diệm lên làm Thủ tướng thay Bửu Lộc - tay sai của Pháp, mở đầu cho chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Ở Phú Yên, từ đầu tháng 8-1954, địch đă bí mật tung gián điệp theo dơi ta chuyển quân tập kết, liên lạc với những tên địa chủ bất măn về chính sách giảm tô, giảm tức cùng với bọn phản động trong Đảng Đại Việt, Quốc dân Đảng, bọn đội lốt các tôn giáo, ra sức tuyên truyền xuyên tạc, phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Ngày 5-9-1954, Bộ Chỉ huy Trung Việt của quân ngụy đă ra lệnh cho các đơn vị tiếp quản Phú Yên đàn áp các cuộc biểu t́nh, tiến hành bắt cán bộ cộng sản. Ngày 7-9-1954, địch gây ra vụ thảm sát Ngân Sơn – Chí Thạnh, làm chết 64 người và bị thương 76 người. Sau vụ thảm sát Ngân Sơn – Chí Thạnh, không khí khủng bố, bắt bớ bao trùm khắp nơi. Khắp nơi trong tỉnh, xă nào cũng có nhà tù, trại giam. Tính riêng trong hai tháng 9 và 10-1954, số cán bộ đảng viên và thường dân bị địch bắt, giết hại lên đến 721 người.

Trước t́nh h́nh đó, ngày 29-9-1954, Tỉnh uỷ Phú Yên triệu tập hội nghị bí mật tại xă An Lĩnh bàn biện pháp đối phó. Hội nghị chủ trương chuyển hướng hoạt động với phương châm: “Bí mật, thận trọng, khéo che dấu, khéo hoạt động, không đấu tranh ồ ạt, bộc lộ lực lượng”, tổ chức đưa một số cán bộ sức khoẻ yếu và bị lộ ra B́nh Định đi tập kết. Đồng thời, cử các đồng chí Hà Phùng (Dư Huy), Huỳnh Trợ (Trúc) đi xây dựng căn cứ Tỉnh uỷ ở Sơn Hoà. Hội nghị cũng phân công đồng chí Văn Công và đồng chí Bùi Tân xây dựng đường dây liên lạc giữa tỉnh với Liên khu V.

Cuối tháng 11-1954, theo Chỉ thị của Khu uỷ khu V, đồng chí Lê Đài và Văn pḥng Tỉnh uỷ rút ra Diêu Tŕ (B́nh Định). Tại đây một số cán bộ của tỉnh được dự cuộc họp 3 ngày do đồng chí Vơ Toán (Vơ Chí Công), đại diện Khu uỷ phổ biến t́nh h́nh, nhiệm vụ và phương châm, phương pháp hoạt động bí mật, đồng thời chỉnh đốn về mặt tổ chức. Khu uỷ chỉ định đồng chí Lê Đài, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, làm Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên, thay đồng chí Lê Vụ được điều động về Khu.

Từ năm 1955, Chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đưa ra quốc sách “tố cộng, diệt cộng”, chúng chọn những nơi từng có phong trào chống Pháp mạnh làm “tố cộng điển h́nh”. Trước khi tiến hành, chúng bắt nhân dân viết khẩu hiệu “tố cộng là an dân, dung cộng là phản quốc” treo trước cửa. Nội dung tố cộng của địch là xuyên tạc chính sách giảm tô thuế, huy động dân công… của ta trong thời kỳ chống Pháp. Tố xong, chúng bắt xé cờ Đảng, hô khẩu hiệu chống Đảng. Sau đó, chúng xếp đảng viên theo từng loại: A hoa hoặc A thường để thủ tiêu hoặc đưa đi tù; loại B quản thúc tại chỗ; loại C dùng thủ đoạn mua chuộc. Chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Ngô Đ́nh Diệm đă gây tổn thất cho phong trào cách mạng ở Phú Yên rất lớn, cán bộ đảng viên và quần chúng yêu nước bị bắt bớ, giam cầm, thủ tiêu, các cơ sở cách mạng bị vỡ rất nhiều. Phong trào cách mạng trong tỉnh gặp nhiều khó khăn và thử thách nghiêm trọng.

Để chống âm mưu “tố cộng, diệt cộng” của địch, Tỉnh uỷ đề ra chủ trương đối phó bằng nhiều cách như: viện lư do đau yếu không đi tố và nếu bị bắt đi th́ không hô khẩu hiệu, không xé cờ Đảng, làm ồn ào mất trật tự, hoặc tố những tên đầu hàng làm tay sai cho giặc. Động viên đảng viên giữ vững khí tiết cách mạng.

Giữa lúc phong trào cách mạng trong tỉnh đang gặp nhiều khó khăn, ngày 23-10-1955, Ngô Đ́nh Diệm bày tṛ tổ chức “trưng cầu dân ư”, chuẩn bị bầu cử Quốc hội riêng rẽ. Dưới sự lănh đạo của Tỉnh uỷ, nhân dân trong tỉnh đă bất chấp sự khủng bố ác liệt của kẻ thù vùng lên đấu tranh chống tṛ hề bầu cử Quốc hội của địch. Một tổn thất của phong trào cách mạng là ngày 29-12-1955, đồng chí Lê Đài, Bí thư Tỉnh uỷ bị địch bắt và hy sinh trong nhà tù của bọn đế quốc. Tháng 5-1956, đồng chí Nguyễn Hồng Châu được Khu uỷ chỉ định làm Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên.

Cuối năm 1958, Tỉnh uỷ chủ trương diệt ác, phá kèm ở đồng bằng để bảo vệ và phát triển lực lượng cách mạng. Đây là một chủ trương mạnh dạn, sáng tạo v́ Trung ương chưa cho diệt ác, nhưng Tỉnh uỷ thấy t́nh h́nh không thể để cho kẻ địch tự do hoành hành mà không bị trừng trị. Tỉnh uỷ chọn đối tượng phải diệt là tên Nguyễn Cường có nhiều nợ máu với đồng bào Xuân Phước. Theo kế hoạch, đêm ngày 15-11-1958, ta diệt tên thống Cường tại nhà y. Sự kiện này đă gây nên một không khí phấn khởi cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh. Mặc dù sau đó, cán bộ và nhân dân Xuân Phước bị khủng bố, đàn áp dă man, phong trào cách mạng gặp những tổn thất đáng kể.

Bước sang năm 1959, cách mạng miền Nam nói chung, Phú Yên nói riêng đứng trước thử thách cực kỳ nghiêm trọng. Ngô Đ́nh Diệm ban hành Luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài ṿng pháp luật, lê máy chém đi khắp nơi giết hại đồng bào ta. Phong trào cách mạng Phú Yên tiếp tục bị tổn thất nặng nề.

2. Cách mạng chuyển sang thế đấu tranh vừa chính trị vừa vũ trang, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1959-1965).

Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp Trung ương Đảng họp tại Hà Nội đă xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là: “Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”. Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng đă đáp ứng yêu cầu của t́nh h́nh và nguyện vọng của nhân dân miền Nam.

Đầu tháng 12-1959, Tỉnh uỷ họp hội nghị tại Suối Heo, xă Bầu Bèn, huyện Sơn Hoà để quán triệt Chỉ thị 15 của Trung ương. Nghị quyết 15 nhanh chóng được phổ biến xuống tận cơ sở. Cơ sở Đảng từng bước được phục hồi. Tháng 12-1959, đơn vị giải phóng quân đầu tiên của tỉnh được thành lập. Trên đà t́nh h́nh phát triển có chiều hướng thuận lợi, Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ I trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được triệu tập tại buôn Ma Hàm (Thồ Lồ). Đại hội đă quán triệt tinh thần Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, đề ra chủ trương biện pháp phát động phong trào đồng khởi ở đồng bằng, giải phóng miền Tây, xây dựng căn cứ địa. Tại Đại hội, đồng chí Mai Dương được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Sau Đại hội, lực lượng vũ trang ở miền Tây hoạt động mạnh, tổ chức đánh nhiều trận, thu được nhiều thắng lợi. Đến cuối tháng 11-1960, hầu hết miền Tây được giải phóng. Miền Tây được giải phóng là cơ sở để Tỉnh uỷ phát động phong trào nổi dậy giành chính quyền ở đồng bằng. Vào lúc 19 giờ, ngày 22-12-1960, nhân dân xă Hoà Thịnh, huyện Tuy Hoà đă nổi dậy đồng khởi, xoá bỏ chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng. Thắng lợi của phong trào đồng khởi Hoà Thịnh được Khu uỷ Khu V đánh giá là “điểm mở đầu cho phong trào giải phóng các tỉnh đồng bằng khu V”. Phát huy thắng lợi của Hoà Thịnh, ngày 24-12-1960, nhân dân các xă Hoà Tân, Hoà Mỹ, Hoà Phong nổi dậy truy lùng ác ôn, tổ chức mít tinh đấu tranh chống địch. Đêm 26-12-1960, dân vệ xă Hoà Hiệp chống lại bọn chỉ huy và mang súng theo cách mạng. Ngày 30-12-1960, quần chúng xă Sơn Long, Sơn Định nổi dậy đốt trụ sở của địch. Ngày 1-1-1961, tại xă An Ninh (Tuy An), đội công tác cùng quần chúng truy lùng ác ôn, nổi lửa đốt trụ sở.

Trong lúc phong trào cách mạng trong tỉnh đang thu được nhiều thắng lợi, Trung ương Đảng và Khu uỷ Khu V giao cho Đảng bộ Phú Yên nhiệm vụ giải thoát luật sư Nguyễn Hữu Thọ đang bị địch quản thúc tại Phú Yên. Sau hai lần đầu giải thoát không thành, lần thứ 3 ta tiến hành giải thoát Luật sư vào tháng 10-1961. Lần này ta đưa cơ sở ở Củng Sơn giả đi nhờ làm đơn kiện để tiếp cận Luật sư, truyền đạt kế hoạch giải thoát. Vào chập tối ngày 30-10-1961, tổ công tác của tỉnh đă đón Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tại chân núi Chóp Chài đưa về căn cứ an toàn. Một nhiệm vụ đặc biệt đột xuất mà Trung ương Đảng và Khu uỷ Khu V tin tưởng giao cho Đảng bộ Phú Yên đă hoàn thành xuất sắc.

Những thắng lợi của quân và dân Phú Yên trong phong trào giải phóng miền Tây, đồng khởi Hoà Thịnh… đă góp phần cùng quân dân cả nước đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Mỹ, buộc chúng phải thay thế bằng chiến lược chiến tranh mới: “Chiến tranh đặc biệt”. Ở Phú Yên, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được mở đầu bằng chiến dịch “Hải Yến”, tiếp theo là chiến dịch “Dân Thắng” với một đội quân khổng lồ cùng sự tham gia của nhiều binh chủng. Sau nhiều ngày càn quét và xây dựng được một số ấp chiến lược ở huyện Tuy Hoà 1, địch chuyển sang đánh Sơn Hoà, Tây Tuy An, Tây Đồng Xuân. Càn quét đến đâu chúng cũng thực hiện chính sách “đốt sạch, giết sạch, cướp sạch” và dồn dân vào các ấp chiến lược. Đến cuối năm 1963, chúng lập được 250 ấp chiến lược.

Trước t́nh h́nh đó, tháng 10-1963, Tỉnh uỷ tổ chức cuộc họp bất thường, xác định nhiệm vụ trước mắt là: “Dùng quả đấm quân sự hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, phá ấp chiến lược đưa dân về làng cũ”. Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ, bộ đội tỉnh phối hợp với bộ đội huyện và dân quân du kích tiến đánh địch khắp nơi. Tại Tuy An, ta giải phóng xă An Lĩnh, An Nghiệp, An Thọ. Tại Tuy Hoà 1, ta giải phóng các xă Hoà Mỹ, Hoà Đồng, Hoà Thịnh, Hoà Tân. Trong năm 1964, lực lượng vũ trang của ta đánh nhau với địch nhiều trận lớn, loại khỏi ṿng chiến đấu 3.250 tên địch, thu nhiều vũ khí và phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Kết hợp với đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị, binh vận lên đến cao trào có tính chất khởi nghĩa ở các huyện Sông Cầu, Tuy Hoà 1, Tuy An vào những tháng cuối năm 1964. Vùng giải phóng trong tỉnh ngày càng được mở rộng. Từ miền Bắc xă hội chủ nghĩa, Trung ương chi viện vũ khí cho Liên tỉnh III theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Vũng Rô được chọn làm nơi cập bến. Đêm 23-11-1964, chuyến tàu không số đầu tiên do đồng chí Hồ Đức Thạnh chỉ huy cập bến Vũng Rô. Bộ đội, dân công lập tức bốc dỡ và chuyển hàng trăm tấn vũ khí lên bờ cất dấu. Tiếp đó các chuyến thứ hai, thứ ba cập bến an toàn. Chuyến thứ tư cập bến xuống hàng vào đêm 15-2-1965, nhưng tàu không kịp rời bến trong đêm. Sáng 16-2-1965, địch t́nh cờ phát hiện, chúng huy động lực lượng hải quân ở Phú Yên và không quân ở Nha Trang bao vây đánh phá. Ta tổ chức đánh trả và cho ḿn đánh ch́m tàu. Sau đó, địch c̣n cho quân tấn công Vũng Rô nhiều lần nhưng bị quân ta chặn đánh quyết liệt, bị thiệt hại nặng, buộc chúng phải chấm dứt càn quét.

Từ ngày 8 đến ngày 14-1-1965, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ II trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được tổ chức tại xóm Bầu, xă Sơn Long, huyện Sơn Hoà, với sự tham gia của 150 đại biểu, thay mặt cho 1.800 đảng viên trong toàn Đảng bộ về dự Đại hội. Đại hội nêu quyết tâm bám đất, bám dân, liên tục tiến công địch giữ vùng giải phóng. Phát động quần chúng khởi nghĩa, phá sạch ấp chiến lược, giải phóng cho được hai phần ba số dân toàn tỉnh, giành lại hầu hết vùng nông thôn, đồng bằng và các vùng địch kiểm soát ở miền Tây, phá lỏng kèm ở các thị trấn, thị xă và giải phóng một số cứ điểm quận lỵ. Đại hội đă bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 15 đồng chí. Đồng chí Trần Suyền được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ ([112]).

Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh, suốt cả năm 1965 quân và dân Phú Yên liên tục tấn công địch ở khắp nơi trong tỉnh, giải phóng toàn bộ vùng nông thôn huyện Tuy Hoà 1, Tuy Hoà 2, phá tan từng mảng lớn ấp chiến lược, khiến bọn địch không c̣n có khả năng tổ chức những trận càn lớn lên căn cứ miền Tây và các vùng giải phóng ở đồng bằng. Tính đến cuối năm 1965, ta phá 35 ấp chiến lược trong số 92 ấp c̣n lại, mở rộng vùng giải phóng từ phía Tây quốc lộ 1 xuống sát biển. 47/69 xă được hoàn toàn giải phóng, đưa dân số vùng ta quản lư lên đến 20 vạn người. Với những thắng lợi đạt được, quân và dân Phú Yên đă góp phần cùng cả nước đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.

3. Chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” (1966-1968).

Để cứu văn sự sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân, ngụy quyền, đế quốc Mỹ đă ồ ạt đưa quân vào tham chiến ở miền Nam Việt Nam, thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Đầu tháng 1-1966, quân Mỹ và chư hầu có mặt tại Phú Yên gồm có 5 tiểu đoàn lính Mỹ, 7 tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên, một tiểu đoàn công binh Úc. Quân ngụy có Trung đoàn 47, lính bảo an, dân vệ, thám báo, cảnh sát. Quân Mỹ và chư hầu làm ṇng cốt và chỗ dựa cho quân ngụy thực hiện âm mưu “t́m diệt” và “b́nh định”. Từ ngày 1 đến ngày 15-1-1966, hai tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên, ba tiểu đoàn lính Mỹ và ba tiểu đoàn lính Cộng hoà có sự yểm trợ của không quân và hải quân mở cuộc tấn công đánh vào các xă Hoà Xuân, Hoà Hiệp, Hoà Vinh. Cùng thời gian, chúng tập trung lực lượng lớn càn ra các xă phía Nam huyện Tuy An và phía Bắc huyện Tuy Hoà 2. Tiếp đó, chúng mở cuộc hành quân “Van-bua-rem”, với lực lượng hùng hậu, có xe bọc thép, phi pháo và cả máy bay B52 yểm trợ, đánh vào Tuy Hoà, mở đầu cho cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 của địch ở Phú Yên. Mặc dù bị bắn phá ác liệt, nhưng bộ đội và dân quân du kích các xă ở Tuy Hoà 1 vẫn kiên cường bám trụ đánh địch suốt ngày đêm, bẻ găy nhiều đợt tấn công của chúng, tiêu diệt trên 3.000 tên địch, đại bộ phận là lĩnh Mỹ và Nam Triều Tiên. Cuộc chiến đấu đang tiếp diễn trên chiến trường Tuy Hoà 1, th́ ở Sông Cầu, một bộ phận quân Mỹ, Nam Triều Tiên đổ bộ bằng trực thăng đánh vào các hậu cứ của huyện như: vùng B́nh Nông, Đá Lộc, Đá Mũi, Đá Giăng.

Tháng 3-1966, Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị bàn kế hoạch thực hiện chủ trương của Khu V về phương châm 4 chống: “Chống càn, chống dồn dân, chống đầu hàng, đầu thú”; đồng thời giải quyết tư tưởng sợ Mỹ, sợ gian khổ hy sinh cho cán bộ và chiến sỹ. Mùa hè năm 1966, ta tổ chức nhiều trận đánh lớn, tiêu diệt 1.488 tên Mỹ, 11 lính Nam Triều Tiên, 227 lính ngụy, bắn rơi 30 máy bay, trong đó nổi bật nhất là trận đánh ở địa đạo G̣ Th́ Thùng (xă An Xuân), tiêu diệt 378 lính Mỹ, hạ 6 máy bay. Về phía ta lực lượng chủ lực tổn thất khá nặng: Tiểu đoàn 7 hy sinh gần hết.

Mặc dù bị thất bại đau trong mùa khô thứ nhất 1965-1966, nhưng Mỹ - Ngụy vẫn tiếp tục tập trung binh lực mở cuộc phản kích chiến lược mùa thứ hai 1966-1967. Với quân số đông, phương tiện cơ động, từ cuối tháng 1-1966, quân địch chuyển ra càn quét, đánh phá các huyện phía Bắc của tỉnh. Ngày 26-10-1966, Lữ đoàn dù 101, Lữ đoàn 1 thuộc Sư đoàn 4 bộ binh mở cuộc hành quân “Ađam” đánh vào căn cứ Sơn Hoà, Tuy An, Tây Đồng Xuân. Ngày 15-12-1966, chúng chuyển xuống càn Tuy An, Sơn Long và Tuy Hoà 2. Tháng 3-1967, Sư đoàn Mănh Hổ cùng với Trung đoàn 47 ngụy mở trận càn “Đống Đa”, đánh phá ác liệt dài ngày, thực hiện chính sách “Tam quang”, xúc dân vùng giải phóng dồn vào ấp chiến lược. Qua các trận càn trên mà dân số ở vùng căn cứ từ 70.000 người chỉ c̣n lại 10.000 người. Những nơi mà dân kiên quyết bám trụ th́ bọn địch dội bom và bắn pháo, rải chất độc hoá học triệt phá hoa màu, cắt đứt nguồn sống ḥng làm mất chỗ dựa của cách mạng. Ngoài việc đánh phá ta bằng quân sự, kinh tế, chúng c̣n dùng chính sách chiêu hồi, phát triển gián điệp, bao vây phong toả các cửa khẩu, làm cho một số cán bộ, đảng viên và quần chúng dao động, bi quan.

Để tạo thế đứng chân ở đồng bằng cho lực lượng vũ trang và chống các cuộc tấn công của địch, quân ta mở chiến dịch Hè – Thu, với khẩu hiệu: “Nợ máu phải trả bằng máu, đánh tan Bạch Mă, phanh thây Mănh Hổ, chôn vùi giặc Mỹ để trả thù cho đồng bào”. Với tinh thần và quyết tâm ấy, trong năm 1967, quân ta tổ chức đánh trên 300 trận lớn nhỏ, đánh vào các cứ điểm của địch ở Tuy An, Đồng Xuân, thị xă Tuy Hoà, loại khỏi ṿng chiến đấu 6.000 tên, trong đó, có 468 tên Mỹ, 1.124 tên Nam Triều Tiên, giải phóng 12 thôn với 47.000 dân. Như vậy, đến cuối năm 1967, cuộc phản kích mùa khô thứ hai 1966-1967 của Mỹ - ngụy ở Phú Yên cũng như trên toàn miền Nam hoàn toàn thất bại.

Trên đà thắng lợi, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1968) chủ trương chuyển cách mạng miền Nam sang một thời kỳ mới tiến lên giành thắng lợi quyết định bằng cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa trên toàn miền. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh uỷ Phú Yên chủ trương: “Tập trung lực lượng vào hướng trọng điểm thị xă Tuy Hoà, tiêu diệt bằng được một số mục tiêu quan trọng, với phương châm tổng công kích và khởi nghĩa giải phóng thị xă”. Trên tinh thần ấy, cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Phú Yên bắt đầu từ ngày 30-1-1968 đến ngày 4-3-198, quân ta đánh 119 trận vào thị xă và hầu hết các thị trấn, quận lỵ, chi khu, các tuyến pḥng thủ, sân bay, kho tàng… diệt 2.773 tên, trong đó có 598 tên Nam Triều Tiên, 317 Mỹ, phá hỏng 11 khẩu pháo các loại, đốt cháy 77 xe quân sự, 41 máy bay, 4 kho nhiên liệu, làm cháy 5 triệu lít xăng, phá sập 29 lô cốt tháp canh và nhiều đoạn đường giao thông quan trọng. Bộ máy ngụy quyền bị tan ră từng bộ phận, tê liệt nhiều ngày, binh lính địch hoang mang dao động. Ta đưa được hơn 500 thanh niên ra vùng giải phóng tham gia lực lượng vũ trang.

Sau Mậu Thân 1968, Mỹ - ngụy rút bỏ các cứ điểm Núi Hùng, Chóp Vung, G̣ Đá… chuyển về tăng cường cho thị xă, thị trấn, đánh ra một vùng nông thôn đồng bằng Tuy Hoà 1, Tuy An. Ra sức giữ trục đường số 6, số 7, tăng cường phi pháo, phục kích các cửa khẩu, các vùng giáp ranh gây ra cho ta một số khó khăn. Về phía ta, lực lượng vũ trang thiếu hụt quân số, vũ khí đạn dược nghiêm trọng. Vùng giải phóng bị thu hẹp. Để đối phó với t́nh h́nh mới, ta mở chiến dịch Hè – Thu 1968. Trong chiến dịch Hè - Thu ta đánh địch 256 trận, loại khỏi ṿng chiến đấu 2.050 tên địch. Bên cạnh đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và binh vận cũng diễn ra sôi nổi nhiều nơi trong tỉnh thu được nhiều thắng lợi lớn.

Để tổng kết phong trào cách mạng trong những năm 1965-1968, từ ngày 5 đến ngày 11-12-1968, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ III trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được tổ chức tại khu rừng Ṃ O, xă Phước Tân, huyện Sơn Hoà. Đại hội đánh giá phong trào cách mạng ở Phú Yên từ năm 1965 đến 1968, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng lập trường tiến công địch, chỉ đạo công tác bám dân, phối hợp 3 mũi giáp công, tăng cường đoàn kết nội bộ và công tác tư tưởng. Đại hội đă bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 23 đồng chí, do đồng chí Trần Suyền làm Bí thư Tỉnh uỷ.

4. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phú Yên (1969-1975).

Sau khi chiến lược “chiến tranh cục bộ” bị thất bại nặng nề, Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, một mặt rút dần quân Mỹ về nước để lừa bịp dư luận, mặt khác chúng tăng cường vũ khí và trang bị cho quân ngụy tiếp tục chiến tranh ở Việt Nam, thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. Tại Phú Yên, địch tập trung một lực lượng quân sự lớn gồm có quân Mỹ, chư hầu và quân ngụy cùng các lực lượng gián điệp Phượng Hoàng, Thiên Nga với biệt danh Thu Hà, Đỗ Bá Thể. Ngoài ra chúng tổ chức các lực lượng Tam giác chiến, phân đội nhỏ biệt kích, cảnh sát dă chiến, lực lượng gián điệp tại chỗ. Kết hợp với chi cục cảnh sát xă bắt người, thả người cài cấy, ghi danh sách, lập thủ đoạn ly gián, mở chiến dịch về làng, chốt chặn các hành lang, ngăn cách vùng này với vùng khác. Địch c̣n tạo ra các vành đai trắng, xúc dân vào sống ven vùng quận lỵ. Thực hiện kế hoạch “quét và giữ” theo nhiều cách như: b́nh định cấp tốc, b́nh định đặc biệt. Tập trung quân Mỹ và quân Nam Triều Tiên mở những trận càn hỗn hợp nhằm quét sạch từng vùng. Chúng cho Lữ đoàn dù 173 càn sâu vào vùng căn cứ Sơn Hoà, Lực lượng Nam Triều Tiên, quân ngụy càn đánh Sơn Long, Sơn Định, An Lĩnh, vùng ven núi Tuy Hoà 2. Ban ngày cho máy bay phản lực ném bom, ban đêm bắn các loại pháo vào những vùng nghi ngờ là có Việt cộng. Mỹ - ngụy đă đẩy cuộc chiến tranh trở nên ác liệt chưa từng có. Với những cuộc càn quét liên tiếp của địch, quân và dân Phú Yên phải trải qua những ngày tháng vô cùng khó khăn, lực lượng du kích, đặc công, tổ chức Đảng ở tỉnh, huyện… bị tổn thất khá nặng.

Tháng 10-1969, sau khi tiếp thu Nghị quyết của Khu uỷ Khu V về công tác giành dân, giữ dân, xây dựng lực lượng cách mạng, tỉnh đă mở các đợt học tập, tuyên truyền và phổ biến tinh thần Nghị quyết cho cán bộ và nhân dân vùng căn cứ, vùng tranh chấp, chỉ rơ nhiệm vụ của cách mạng là “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Sau đợt học tập, có hơn 2.000 nam nữ thanh niên tham gia vào các đội công tác, du kích xă, du kích mật; 1.800 thanh niên thoát ly lên vùng căn cứ. Trên cơ sở đó, ở tỉnh ta thành lập những đội pháo thủ nữ, ở huyện thành lập khẩu đội cối. Trong năm 1970, toàn tỉnh có 21 vạn lượt quần chúng nổi dậy đấu tranh phá ấp chiến lược và đấu tranh chính trị, ta đă vận động làm tan ră trên 2 vạn tên địch, trong số này có 7.000 bảo an, 1.300 cảnh sát cuộc và chi cuộc, 6.500 tề ngụy ra đầu thú chịu đi cải tạo, 5.000 tên khác bị ta đưa ra căn cứ cải tạo giáo dục. Trên mặt trận quân sự, lực lượng du kích tự vệ đă tác chiến 280 trận, diệt 2.044 tên, bộ đội chủ lực tỉnh đánh 1.562 trận lớn nhỏ, loại khỏi ṿng chiến đấu 11.489 tên địch. Phá ră hoàn toàn lực lượng pḥng vệ dân sự ở 17 xă và 57 thôn, phá banh 30 khu dồn đưa 1 vạn rưỡi dân về làng cũ làm ăn, 13 vạn dân dành quyền làm chủ, thu hẹp khu vực kiểm soát của địch.

Giữa lúc phong trào cách mạng đang lên, từ ngày 29-9 đến ngày 4-10-1971, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ IV trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được triệu tập tại khu rừng Bốn Chống thuộc xă Phước Tân, huyện Sơn Hoà với sự tham gia của 79 đại biểu chính thức. Sau khi phân tích t́nh h́nh, Đại hội vạch rơ: Thời gian sắp tới là hết sức quan trọng, cần phải có những bước đột phá lớn để làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch. Muốn vậy, ta không chỉ nhằm đúng thời cơ mà phải khẩn trương chủ động tạo điều kiện cho thời cơ trực tiếp chín muồi. Đại hội đă bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 21 uỷ viên chính thức và 4 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Trần Suyền được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Từ năm 1972, được sự chi viện của Mỹ, bọn ngụy xây dựng lại Liên đoàn bảo an, các Đại đội độc lập, tổ chức một số trận càn vào các căn cứ của ta ở Sông Cầu, Tuy Hoà và Tuy An, gây cho ta một số thiệt hại. Để đối phó lại ta mở hàng loạt cuộc tấn công vào các cứ điểm của quân địch ở khắp nơi trong tỉnh. Qua một năm chiến đấu, quân ta đánh 1.180 trận lớn nhỏ, loại khỏi ṿng chiến đấu 9.312 tên địch, giải phóng một số nơi ở Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hoà 1, Tuy Hoà 2, thị xă Tuy Hoà. Với những thắng lợi chiến lược của quân dân cả nước trong năm 1972, ngày 27-1-1973, đế quốc Mỹ buộc phải kư Hiệp định Pari về Việt Nam, chấm dứt chiến tranh, rút quân Mỹ và chư hầu về nước. Ở Phú Yên, đến ngày 12-2-1973, quân Mỹ và quân chư hầu rút hết, quân ngụy tiếp quản các căn cứ quân sự và phương tiện chiến tranh do Mỹ và Nam Triều Tiên để lại.

Mặc dù Hiệp định Pari đă được kư kết, nhưng Mỹ - Thiệu vẫn ra sức phát triển quân đội, tăng cường trang bị quân sự, tập trung lực lượng lấn chiếm các vùng giải phóng, đánh phá các cửa khẩu mua bán, kiểm soát bao vây kinh tế. Mặt khác, chúng rải quân chiếm giữ đường số 7 và ra sức củng cố bộ máy tề xă. Chỉ riêng trong tháng 1-1973, địch tổ chức 449 đợt càn quét vào vùng ta kiểm soát gây cho ta nhiều thiệt hại. Trước t́nh h́nh đó, ta tập trung lực lượng tấn công địch để giành lại những vùng làm chủ, vùng tranh chấp bị địch lấn chiếm. Ở vùng địch kiểm soát, ta vận động nhân dân đấu tranh đ̣i thi hành Hiệp định Pari, đ̣i quyền tự do dân chủ. Ở vùng bị địch lấn chiếm, ta đề ra nhiệm vụ chống lấn chiếm, chống b́nh định. Việc chống lấn chiếm mặc dù diễn ra ác liệt nhưng dân không chạy dạt như trước, mà c̣n về lại thôn ấp làm cho vành đai trắng ngày càng giảm.

Để đánh giá t́nh h́nh từ sau Hiệp định Pari, đồng thời quán triệt Nghị quyết 21 (7-1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 20 đến ngày 27-9-1973, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ V trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được tổ chức tại Hội trường Mùa Xuân, xă Sơn Long, huyện Sơn Hoà. Đại hội đă nêu nhiệm vụ cho toàn Đảng bộ là: “Ra sức đánh bại các cuộc càn quét lấn chiếm, các cuộc b́nh định của địch và giành quyền chủ động, mở rộng quyền làm chủ, phát triển lực lượng nhất là ở cơ sở, bảo đảm việc giành dân và giữ dân”. Đại hội đă bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 25 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Duy Luân (Chín Cao) được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ. Tiếp đó, từ ngày 3 đến ngày 5-6-1974, tỉnh mở Đại hội chính trị gồm đại biểu các ngành, giới và đại biểu các huyện để bầu Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh lần 2, gồm 11 thành viên do đồng chí Nguyễn Duy Luân làm Chủ tịch.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, trong năm 1974, quân dân Phú Yên tổ chức đánh 336 trận, tiêu diệt 1.296 tên địch, khôi phục vùng làm chủ, vùng tranh chấp, đưa chiến trường các huyện Sông Cầu, Đồng Xuân, Tuy An trở về trạng thái như trước ngày 28-1-1973, tức là đánh bật địch ra khỏi vùng lấn chiếm sau Hiệp định Pari. Do vậy, tinh thần của bọn ngụy quân, ngụy quyền sa sút mạnh, mâu thuẫn nội bộ địch trở nên gay gắt.

Từ ngày 18-12-1974 đến ngày 8-1-1975, Bộ Chính trị họp, phân tích thời cơ chiến lược và hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Quán triệt tinh thần của Bộ Chính trị, từ ngày 25 đến ngày 27-2-1975, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ họp và đề ra chủ trương: “Động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng bộ, khắc phục mọi khó khăn, giành thắng lợi lớn nhất trong năm 1975, nhằm góp phần với toàn miền Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong một thời gian ngắn”.

Trong lúc toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân trong tỉnh đang sôi nổi chuẩn bị cho cuộc chiến đấu cuối cùng, th́ ngày 12-3-1975, Quân Khu V có lệnh bổ sung: “Phú Yên tranh thủ thời cơ chung trên chiến trường để giải phóng toàn bộ nông thôn đồng bằng, ép địch sát thị xă”. Thừa lệnh của Quân Khu V, khi bộ đội chủ lực của ta tiến công vào Buôn Ma Thuột (10-3-1975), th́ Phú Yên mở màn chiến dịch bằng một loạt trận tiến công vào các cứ điểm của địch ở các huyện Đồng Xuân, Sông Cầu, Tuy An, tiêu diệt nhiều sinh lực địch và giải phóng được một số thôn xă. Cùng lúc đó, các huyện Miền Tây, Sơn Hoà, Tây Nam cùng hiệp đồng đánh địch giải phóng được một số thôn, buôn. Ngày 17-3-1975, ta nổ súng tấn công địch ở chiến trường trọng điểm Tuy Hoà và nhanh chóng tiêu diệt được cứ điểm Núi Tranh, giải phóng 2 xă Hoà Định, Hoà Quang và một phần xă Hoà Thắng.

Trên chiến trường Tây Nguyên, sau nhiều lần phản kích chiếm lại thị xă Buôn Ma Thuột bị thất bại, ngày 14-3-1975, địch quyết định bỏ Tây Nguyên rút về trấn thủ đồng bằng. Tại Phú Yên, chúng quyết định rút chạy theo đường số 5 xuống đồng bằng Tuy Hoà về Phú Lâm.

Sáng ngày 18-3-1975, Sở Chỉ huy tiền phương của ta họp bàn phương án chiến đấu, nhằm ngăn chặn, làm tan ră và tiêu hao lực lượng địch trên đường rút chạy. Thực hiện kế hoạch đă định, từ ngày 19-3 đến ngày 25-3-1975, quân ta liên tục tổ chức tấn công quân địch trên đường rút chạy có máy bay và phi pháo bắn yểm trợ, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ 20.000 quân địch, phá tan âm mưu co cụm về đồng bằng của Mỹ - Thiệu.

Ngày 26-3-1975, Tỉnh uỷ nhận được điện của A15 (Khu uỷ Khu V) với nội dung: “Nhanh chóng chuyển toàn bộ lực lượng vào đánh chiếm thị xă Tuy Hoà, bàn với chủ lực cho một bộ phận cùng đánh vào. Hoàn thành xong thị xă, chuyển lực lượng ra giải quyết phía Bắc cùng với chủ lực”. Ngày 28-3-1975, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Sở Chỉ huy tiền phương cùng với Bộ Tư lệnh sư đoàn 320 gặp nhau, vạch kế hoạch tấn công vào thị xă Tuy Hoà. Lực lượng tấn công vào thị xă Tuy Hoà gồm 3 trung đoàn của Sư 320 có xe tăng, pháo và Bộ đội địa phương tỉnh, huyện.

5 giờ sáng ngày 1-4-1975, Trung đoàn 2 nổ súng tấn công vào trận địa pháo của địch ở núi Nhạn, cùng lúc xe tăng ta xuất kích chiếm lĩnh cầu Ông Chừ, rồi phát triển theo đường Trần Hưng Đạo, đánh thẳng xuống phía Nam Tỉnh đường ngụy. Ở phía Bắc thị xă , Trung đoàn 1 đánh chiếm sân bay Chóp Chài, sau đó phát triển theo đường Nguyễn Huệ chiếm Ty cảnh sát, Trung đoàn 47 và Tỉnh đường ngụy. Ở phía Tây Bắc, bộ đội tỉnh đánh chiếm Long Tường, xóm Lẫm, Quy Hậu, Phước Khánh. Ở huyện Tuy Hoà 1, Trung đoàn 3 đặt pháo tại Lạc Nghiệp bắn vào quận lỵ Phú Lâm, một cánh quân khác của ta chiếm giữ khu vực Đông Mỹ, Cầu Phú Khê, Thạch Tuân. Bộ đội tỉnh đánh chiếm Phú Hiệp không cho địch chạy ra biển.

9 giờ 30 phút ngày 1-4-1975, ta giải phóng hoàn toàn thị xă Tuy Hoà. Cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tung bay trên đỉnh Núi Nhạn. Cũng trong thời gian này, lực lượng vũ trang các huyện Tuy An, Sông Cầu, Đồng Xuân cũng nổi dậy bao vây đánh địch, buộc chúng phải trốn chạy hoặc đầu hàng.

Đúng 10 giờ ngày 1-4-1975, toàn tỉnh Phú Yên được hoàn toàn giải phóng!

 

THÀNH TỰU KINH TẾ - XĂ HỘI CỦA PHÚ YÊN TỪ 1975 - 2005

          Tiểu ban Lịch sử Đảng –     Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Yên

30 năm qua (1975-2005), dưới sự lănh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Phú Yên phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, năng động và sáng tạo trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, vượt qua các khó khăn, thử thách đă giành được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xă hội, an ninh quốc pḥng, góp phần xứng đáng vào những thành tựu chung của toàn Đảng và nhân dân cả nước.

I. Phú Yên từ sau ngày giải phóng đến ngày hợp nhất với tỉnh Khánh Hoà thành tỉnh Phú Khánh (1/4 - 3/11/1975).

Ngày 1-4-1975, tỉnh Phú Yên được hoàn toàn giải phóng, mở ra một thời kỳ mới trong quá tŕnh phát triển của lịch sử tỉnh nhà. Đó là thời kỳ cùng cả nước sống trong hoà b́nh, độc lập, tự do và đi lên chủ nghĩa xă hội. Bên cạnh thuận lợi cơ bản đó, Phú Yên c̣n phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách do hậu quả của chiến tranh để lại. Về kinh tế, tổng giá trị tài sản toàn tỉnh mà ta tiếp quản được sau giải phóng quy ra tiền chỉ khoảng trên 2,3 tỷ đồng. Hàng ngàn ha ruộng đất bị bỏ hoang v́ dân bị dồn vào các ấp chiến lược, trong khi đó, hơn 7,3 vạn đồng bào ở các khu dồn dân của địch nay trở về quê cũ gần như tay trắng không vốn liếng, nhà ở, đất sản xuất. Hàng ngàn hộ gia đ́nh sống trong các đô thị trước đây lệ thuộc vào nền kinh tế viện trợ của Mỹ và người lao động làm thuê trong các căn cứ quân sự của địch nay thiếu việc làm. Cơ sở hạ tầng thời Mỹ - ngụy hầu như không có ǵ, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nh́n chung, đời sống của đại bộ phận nhân dân trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở những vùng căn cứ và vùng mới giải phóng bị thiếu lương thực nghiêm trọng. Ngoài ra, tỉnh c̣n phải có nhiệm vụ bảo đảm lương thực và các phương tiện khác phục vụ cho các binh đoàn chủ lực đang tiến quân vào giải phóng Sài G̣n. Hệ thống y tế, giáo dục hết sức lạc hậu và xuống cấp. Về chính trị - xă hội, ta phải đối mặt với hàng vạn ngụy quân, ngụy quyền vừa mới ră ngũ, trong đó có một số kẻ nằm trong kế hoạch hậu chiến của Mỹ - ngụy đang ráo riết hoạt động, tung tin bịa đặt như cộng sản sẽ tịch thu tài sản, trả thù những người tham gia chế độ cũ hay ngăn cấm không cho các tín đồ tôn giáo thực hiện các chủ trương chính sách của chính quyền cách mạng, làm cho t́nh h́nh càng thêm phức tạp, khó khăn.

Để ổn định t́nh h́nh, Tỉnh uỷ yêu cầu Uỷ ban quân quản phải quán triệt, nắm vững và vận dụng sáng tạo tư tưởng chỉ đạo của Đảng đối với các đối tượng quần chúng trong vùng mới giải phóng, trong đó lưu ư số ngụy quân, ngụy quyền mới ra tŕnh diện để tránh xảy ra những hiểu lầm về chủ trương, chính sách của chính quyền cách mạng. Đối với đồng bào từ các khu dồn mới trở về phải cố gắng không được để một ai thiếu đói, nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất cho họ. Mặt khác, chuẩn bị thật tốt khâu hậu cần phục vụ các đoàn quân giải phóng.

Với sự quyết tâm của toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân trong tỉnh, cùng với sự chi viện của cấp trên, từ ngày giải phóng đến khi thực hiện quyết định của Bộ Chính trị hợp nhất với tỉnh Khánh Hoà (3-11-1975) thành tỉnh Phú Khánh, về cơ bản ta ổn định được một số t́nh h́nh và làm tṛn nhiệm vụ cung cấp hậu cần cho các đoàn quân giải phóng. Về nhiệm vụ cung cấp hậu cần, tỉnh tổ chức các trạm đón tiếp các binh đoàn ở đèo Cù Mông trên tuyến quốc lộ 1A và Mục Thịnh, La Hai ở phía Tây. Đồng thời, chuẩn bị các điểm cung cấp lương thực cho bộ đội chủ lực ở xă Xuân Thọ huyện Sông Cầu; xă An Hoà, An Mỹ huyện Tuy An; xă Hoà Vinh, Hoà Xuân huyện Tuy Hoà và lập hai trạm sửa chữa ô tô đặt tại thị xă Tuy Hoà và thị trấn Phú Lâm. Ngoài ra, tỉnh c̣n quyết định lập 7 trạm theo trục quốc lộ 1A, mỗi trạm có cán bộ, nhân viên của các ngành, đoàn thể như: Y tế, Tài chính, Thương nghiệp, Vật tư, Lương thực, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, cùng một số quần chúng để hỗ trợ và động viên cổ vũ cuộc hành quân của các binh đoàn chủ lực, góp phần vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài G̣n, thống nhất Tổ quốc.

Nhằm giải quyết khó khăn về lương thực, tỉnh phát động phong trào khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích sản xuất, ngoài trồng lúa, chú ư trồng thêm các loại cây hoa màu ngắn ngày. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, trong tỉnh c̣n dấy lên phong trào nhường cơm xẻ áo, “lá lành đùm lá rách” giúp nhân dân ở các khu dồn mới trở về. Nhờ vậy, bước đầu giải quyết được t́nh h́nh thiếu đói, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân. Về giáo dục, hệ thống trường lớp của các cấp học phổ thông được sắp xếp lại, chuẩn bị cho năm học 1975-1976. Số giáo viên lưu dung có 1.749 người trong đó có 1.416 giáo viên được bố trí bồi dưỡng chương tŕnh nghiệp vụ sư phạm của chính quyền cách mạng. Hệ thống y tế cũng được sắp xếp lại, bổ sung thêm một số cán bộ, nhân viên, bước đầu làm giảm sức ép về nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xă hội, quốc pḥng – an ninh trong thời kỳ mới, ngày 29-9-1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khoá III) ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ cấp khu và hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 3-11-1975, hai tỉnh Phú Yên và Khành Hoà được hợp nhất lấy tên là tỉnh Phú Khánh. Theo sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời Phú Khánh được thành lập trên cơ sở Ban Chấp hành Đảng bộ hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà, do đồng chí Nguyễn Xuân Hữu làm Bí thư Tỉnh uỷ. Ngày 29-10-1975, Uỷ ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ ra quyết định thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Phú Khánh, do đồng chí Mai Dương làm Chủ tịch.

II. Phú Yên trong thời kỳ hợp nhất với tỉnh Khánh Hoà thành tỉnh Phú Khánh (3/11/1975 – 1/7/1989).

1. Khắc phục hậu quả chiến tranh, cải tạo xă hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xă hội (11/1975 – 1980).

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Khánh họp từ ngày 20-10 đến ngày 3-11-1975 đă đề ra phương hướng và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới: “Phát huy thắng lợi sự nghiệp giải phóng miền Nam, nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên một cao trào cách mạng sôi nổi của quần chúng, trấn áp bọn phản cách mạng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xă hội. Ra sức xây dựng và củng cố hệ thống chuyên chính cách mạng nhất là ở cơ sở, tăng cường đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh và khôi phục kinh tế toàn diện, giữ vững và cải thiện đời sống nhân dân, trước mắt tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công, công nghiệp chế biến và các cơ sở công nghiệp sẵn có, tích cực giải quyết nạn thất nghiệp, quét sạch tàn dư về chính trị, kinh tế, văn hoá, xă hội nô dịch và phản động, xây dựng văn hoá xă hội lành mạnh…”. “Nhiệm vụ trung tâm là ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, giữ vững và cải thiện đời sống nhân dân”.

Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ Phú Khánh, trong năm 1976, nhân dân các huyện, thị trên địa bàn Bắc Phú Khánh đẩy mạnh phong trào làm thuỷ lợi, thâm canh tăng vụ, khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích. Đến cuối năm 1976, đă khai hoang được 3.619 ha, đưa diện tích gieo trồng lên hơn 50 ngàn ha, riêng diện tích gieo trồng lúa đạt 46.353 ha, tổng sản lượng quy thóc đạt 139.469 tấn, tăng hơn 434,2% so với năm 1975. Thắng lợi trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, bước đầu giải quyết được khó khăn về lương thực, góp phần quan trọng làm cho t́nh h́nh các mặt trong tỉnh ổn định. Cùng với nông nghiệp, các cơ sở khai thác đá chẻ, gạch ngói xây dựng, sản xuất đường, muối… cũng được khôi phục. Hệ thống giáo dục phổ thông được mở rộng thêm, hệ mẫu giáo phát triển, tất cả các huyện và một số xă lớn đă có trường bổ túc văn hoá. Mạng lưới y tế cũng có bước phát triển, có 62 cơ sở khám chữa bệnh, kịp thời dập tắt các dịch bệnh. Về hoạt động thông tin văn hoá, tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đến với nhân dân, giải quyết một bước ảnh hưởng văn hoá nô dịch, đồi trụy của chế độ cũ để lại. An ninh chính trị và trật tự an toàn xă hội được giữ vững và ngày càng ổn định.

Từ ngày 21 đến 26-3-1977, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Khánh lần thứ nhất (ṿng 2) diễn ra tại thành phố Nha Trang. Trên cơ sở phân tích t́nh h́nh mọi mặt của tỉnh, Đại hội thông qua phương hướng và các mục tiêu lớn của kế hoạch 5 năm (1976-1980), trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ là: “Khẩn trương thực hiện cải tạo xă hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xă hội… Tăng cường quản lư kinh tế, đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, ổn định thị trường và giá cả, phát triển văn hoá, y tế, giáo dục”. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 37 uỷ viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết, đồng chí Nguyễn Xuân Hữu được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, Chỉ thị số 27-TU/CT (1-8-1977) của Tỉnh uỷ quyết định: “Tiến hành đợt 1, thí điểm cuộc vận động cải tạo quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, xây dựng hợp tác xă sản xuất nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, lấy xă Hoà B́nh và huyện Tuy Hoà làm nơi thí điểm của tỉnh”. Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ và sự giúp đỡ nhiệt t́nh của đoàn cán bộ Nghệ Tĩnh, đến cuối tháng 11-1977, Hợp tác xă Hoà B́nh có 99,40% hộ nông dân cùng với tư liệu sản xuất tham gia và không có hộ nào xin ra khỏi hợp tác xă. Từ thành công bước đầu, năm 1978, tỉnh đẩy mạnh phong trào làm ăn tập thể lên một bước, trên địa bàn Bắc Phú Khánh, các huyện Tuy Hoà, Đồng Xuân, Tuy An, Tây Sơn căn bản hoàn thành tổ chức Tập đoàn sản xuất. Để nhanh chóng tiến lên sản xuất lớn xă hội chủ nghĩa, Tỉnh uỷ Phú Khánh chủ trương: “Tập trung sức đẩy mạnh xây dựng hợp tác xă sản xuất nông nghiệp, đưa lên thành cao trào, cơ bản hoàn thành hợp tác hoá trong năm 1979”. Tính đến tháng 10-1979, các huyện Tuy Hoà, Tuy An và thị xă Tuy Hoà xây dựng xong các hợp tác xă sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo đẩy mạnh hợp tác hoá nông nghiệp, tỉnh cũng chú trọng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn Bắc Phú Khánh, năm 1978, sản lượng lương thực quy thóc tính theo đầu người đạt 283,5 kg/người/năm, đóng góp cho nhà nước 26.994 tấn. Ngoài ra các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đậu, lạc, vừng, bông và nhất là cây mía có sự phát triển tương đối khá. Diện tích cây mía năm 1978 đạt 2.871 ha, năng suất b́nh quân đạt 412,6 tạ/ha. Chăn nuôi cũng phát triển thêm một bước, năm 1979, đàn trâu có 1.866 con, đàn ḅ 74.528 con, đàn lợn 74.190 con.

Kết quả bước đầu về cải tạo nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp trong hơn 2 năm 1977-1979 có ư nghĩa quan trọng, tạo cơ sở bước đầu cho các hoạt động khác. Tuy vậy c̣n có nhiều hạn chế như: năng suất cả năm tăng chậm, tổng sản lượng c̣n thấp, chưa có lương thực dự trữ. Về cải tạo xă hội chủ nghĩa, có một số hợp tác xă bắt ép quần chúng tham gia và xuất hiện một số mặt tiêu cực như tham ô, ức hiếp quần chúng; tŕnh độ quản lư, cơ sở vật chất kỹ thuật trong các hợp tác xă c̣n thấp kém.  

Cải tạo xă hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng bộ và nhân dân trong giai đoạn cách mạng mới. Ngày 20-4-1977, Tỉnh uỷ Phú Khánh ra Nghị quyết xác định: “Trong hai năm 1977 – 1978 hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cải tạo xă hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư doanh, trước hết là xoá bỏ công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa; đồng thời tổ chức lại các ngành, nghề quan trọng trong tiểu công nghiệp, sắp xếp và chuyển phần lớn tiểu thương sang sản xuất”. Trong năm 1977, t́nh h́nh cải tạo chuyển biến chậm, chỉ mới cải tạo được một bước trong lĩnh vực giao thông vận tải và hoàn thành cơ bản cải tạo khách sạn, quán trọ. Năm 1978, về căn bản đă xoá bỏ tư sản thương nghiệp, chuyển nhiều hộ tư sản trung và tiểu thương sang sản xuất. Xây dựng được một số cơ sở mậu dịch quốc doanh, hợp tác xă mua bán, hợp tác xă công nghiệp. Riêng thị xă Tuy Hoà, đă xây dựng và tổ chức được 62 cơ sở sản xuất tập thể, trong đó có 15 hợp tác xă sản xuất công nghiệp, thu hút 3.542 lao động. Xoá bỏ hoàn toàn các hiệu thuốc tư nhân. Ngoài ra, các ngành văn hoá, giao thông vận tải, nhà đất đều được cải tạo bước đầu bằng các h́nh thức quốc doanh và công tư hợp doanh. Đến tháng 10-1979, công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư doanh về cơ bản hoàn thành, h́nh thành được mạng lưới kinh tế - kỹ thuật bao gồm các cơ sở công nghiệp cơ khí, hợp tác xă cơ khí, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông vận tải.

Qua hơn hai năm (1977-1979) tiến hành cải tạo, tổ chức lại một bước các thành phần cá thể, giai cấp công nhân và nhân nhân dân lao động làm thuê trở thành những người làm chủ tập thể. Tuy vậy, trong cải tạo công thương nghiệp do chưa chuẩn bị được đầy đủ các yếu tố, nhất là đội ngũ cán bộ quản lư, chưa kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo với xây dựng, cải tạo là chủ yếu, vận dụng các chính sách kinh tế trong thời kỳ quá độ chưa tốt, nóng vội, đi ngược lại chủ trương của Hội nghị Trung ương lần thứ 24 (khoá III), tháng 9-1975: “Trong một thời gian nhất định ở miền Nam c̣n nhiều thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh xă hội chủ nghĩa, kinh tế hợp doanh nửa xă hội chủ nghĩa, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư doanh; cần ra sức sử dụng mọi khả năng lao động, kỹ thuật, tiền vốn, kinh nghiệm quản lư để đẩy mạnh sản xuất([113]). Do đó, sau cải tạo, công nghiệp phát triển sa sút, thị trường nghèo nàn, thương mại dịch vụ không đảm đương được yêu cầu phục vụ nhân dân. Mặt khác các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả nhưng không được thừa nhận, thể hiện sự nhận thức về quy luật giá trị, về kinh tế thị trường không theo kịp sự phát triển của t́nh h́nh.

Từ ngày 12 đến ngày 19-10-1979, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Khánh lần thứ II được tiến hành tại thành phố Nha Trang. Đại hội đă thông qua nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xă hội giai đoạn 1980-1985. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 43 uỷ viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, Uỷ viên Trung ương Đảng được bầu lại làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Sau Đại hội, toàn tỉnh đi vào củng cố và xác định lại quy mô hợp tác xă cho phù hợp với tŕnh độ quản lư, lao động và tài nguyên. Ngày 31-12-1979, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ họp quyết định: “Toàn Đảng bộ phải khẩn trương và tập trung sức vào củng cố hợp tác xă và tập đoàn sản xuất nông nghiệp, coi đây là một công tác trung tâm của của năm 1980 và là cái trục của việc xây dựng nông thôn mới của tỉnh”. Thực hiện quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các huyện, thị trên địa bàn Bắc Phú Khánh tiến hành chia lại các hợp tác xă quy mô lớn, chuyển các hợp tác xă yếu thành các tập đoàn sản xuất. Đến cuối năm 1980, toàn địa bàn Bắc Phú Khánh có 124 hợp tác xă, thu hút gần 90% số hộ gia đ́nh và hơn 90% số trâu, ḅ kéo cày và tư liệu sản xuất tham gia hợp tác xă. Riêng huyện trọng điểm lúa Tuy Hoà, Tuy An có 98% số hộ và tư liệu sản xuất vào hợp tác xă. Đi đôi với củng cố hợp tác xă, việc củng cố các tập đoàn sản xuất cũng có sự tiến bộ, nhưng các tập đoàn sản xuất yếu, kém c̣n chiếm hơn 60%, các tập đoàn sản xuất khá chỉ chiếm 6%. Kết quả công tác củng cố, cải tạo quan hệ sản xuất trong nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi phát động các phong trào gây giống mới, làm thuỷ lợi, cải tạo đất, làm phân hữu cơ. Nhiều hợp tác xă mở rộng sản xuất từ hai đến 3 vụ lúa, đời sống xă viên được nâng lên, đóng góp cho Nhà nước được nhiều hơn, vốn tích luỹ và tài sản cố định b́nh quân cứ 2 hợp tác xă có một máy kéo lớn, 2 đến 3 máy kéo nhỏ. Tuy nhiên, phong trào hợp tác hoá trong năm 1980 c̣n có một số mặt tồn tại: Các hợp tác xă yếu kém c̣n chiếm gần 30%, chủ yếu tập trung ở huyện Đồng Xuân và Tây Sơn; việc quản lư ruộng đất, lao động ở nhiều hợp tác xă chưa đi vào nền nếp, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của t́nh h́nh mới. Nguyên nhân là do cách làm ồ ạt, máy móc, cuốn chiếu, nóng vội, nhất là ở vùng trung du miền núi, làm cho lực sản xuất chậm phát triển, đời sống một bộ phận nhân dân khó khăn gặp nhiều khó khăn.

Từ năm 1977 đến năm 1980, Bên cạnh tập trung vào nhiệm vụ trung tâm là cải tạo xă hội chủ nghĩa trên các lĩnh nông nghiệp và công thương nghiệp, tỉnh cũng quan tâm chỉ đạo các mặt công tác khác và đạt được một số thành tựu, trong đó nổi bật nhất là các thành tựu trên lĩnh vực văn hoá – xă hội và an ninh quốc pḥng. Nền văn hoá xă hội chủ nghĩa ra đời, loại bỏ một bước quan trọng ảnh hưởng văn hoá nô dịch thực dân mới của đế quốc Mỹ. Nạn mù chữ bị xoá bỏ, hệ thống nhà trường phổ thông, mẫu giáo, bổ túc văn hoá được xây dựng và mở rộng. Tuy đất nước c̣n nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước đă thực hiện miễn học phí cho học sinh. Phong trào giáo dục ở các huyện miền núi thu được những thành tích lớn về thanh toán nạn mù chữ, bổ túc văn hoá cho cán bộ và nhân dân. Tính đến năm học 1980-1981, ngành giáo dục phổ thông trên địa bàn Bắc Phú Khánh có 91 trường với  3.048 giáo viên và 128.863 học sinh. Các trường đào tạo kỹ thuật, nghiệp vụ như trường Trung cấp lao động tiền lương, Trung cấp nông nghiệp Hoà Thắng, Trung học sư phạm Bắc Phú Khánh tham gia đào tạo hàng trăm cán bộ, giáo viên và công nhân kỹ thuật góp phần nâng cao tŕnh độ dân trí lên một bước. Nền y tế xă hội chủ nghĩa h́nh thành và phát triển. Cũng như giáo dục, Nhà nước thực hiện khám và chữa bệnh miễn phí cho nhân dân. Đến cuối năm 1980, Bắc Phú Khánh có 78 cơ sở chữa bệnh với 1.268 giường bệnh. Đội ngũ y, bác sỹ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Tính b́nh quân cứ 60 ngàn dân có một cơ sở chữa bệnh, 352 người dân có một giường bệnh và trong 1 vạn dân có 2,2 cán bộ y tế và 1,3 bác sỹ phục vụ. Ngành y tế kết hợp Đông y và Tây y đă thực hiện khám và chữa bệnh cho hàng trăm ngàn lượt người; phong trào “5 dứt điểm”([114]) được đẩy mạnh và thu được kết quả khá tốt, đi đầu trong phong trào này là thị xă Tuy Hoà.

Trên lĩnh vực quốc pḥng – an ninh: Để đối phó lại với các hành động khiêu khích, chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch và chủ nghĩa đế quốc, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tăng cường cảnh giác, kiên quyết đấu tranh trấn áp bọn phản cách mạng, kịp thời ngăn chặn và làm thất bại các âm mưu phá hoại của địch, truy lùng và tiêu diệt các toán vũ trang phản cách mạng, phá các tổ chức chính trị phản động vừa nhen nhóm. Từ năm 1977-1979, trên địa bàn Bắc Phú Khánh có 12 tổ chức phản động bị xoá sổ. Ngoài ra ta c̣n phát hiện, bắt giữ hàng trăm vụ vượt biên, đưa người trốn đi nước ngoài trái phép và các tổ chức phản động từ bên ngoài xâm nhập vào. An ninh chính trị và trật tự an toàn xă hội được giữ vững. Công cuộc pḥng thủ bảo vệ Tổ quốc được chú trọng. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 4-3-1979 và lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước ngày 5-3-1979, tỉnh tiến hành một bước quân sự hoá toàn dân, thực hiện luyện tập quân sự trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học.. lực lượng vũ trang quần chúng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Bộ đội tỉnh huyện được tăng cường về tổ chức, trang bị, triển khai bố trí theo yêu cầu pḥng thủ và sẵn sàng chiến đấu, chất lượng chiến đấu và tinh thần sẵn sàng chiến đâu của quân đội được nâng lên.

Ngày 7-1-1981, Hội nghị Tỉnh uỷ Phú Khánh lần thứ 5 (khoá II) họp bàn và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm 1981 – 1985; đồng thời ra Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xă hội năm 1981, trong đó nhấn mạnh: Tập trung phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đầu tư thích đáng cho các ngành giao thông vận tải, xây dựng cơ bản nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, tạo ra sự chuyển biến trên mặt trận phân phối lưu thông, chuyển mạnh sang phương thức kinh doanh xă hội chủ nghĩa.

Ngày 13-1-1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong sản xuất nông nghiệp. Thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đă ban hành Chỉ thị 17 và 19-CT/TU tích cực chuẩn bị để tiến hành khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ xă viên và đề ra chủ trương biện pháp cải tiến công tác khoán, mở rộng nâng cao và hoàn chỉnh khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động gắn với củng cố hợp tác xă, tập đoàn sản xuất nông nghiệp. Triển khai thực hiện Chỉ thị 100, nhiều hợp tác xă ở Hoà B́nh, Hoà Phong, Hoà Hiệp, Hoà Thành, Chí Thạnh, Hoà Kiến, An Ninh, Hoà Thắng, Hoà Trị, Hoà An… đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đưa năng suất lúa đạt từ 8-11 tấn/ha của hai vụ lúa trong năm 1981. Tổng sản lượng lương thực trên địa bàn Bắc Phú Khánh từ 26,6 vạn tấn năm 1981 tăng lên 33,9 vạn tấn năm 1982. Một số hợp tác xă kết hợp được nông – công nghiệp, vận dụng có kết quả nhiều chính sách mới, có tác dụng thiết thực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. 

Về tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông - vận tải, bưu điện, lưu thông phân phối: Trong các năm 1981-1982, các ngành như sản xuất đường, vật liệu xây dựng, dệt, cồn, rượu, nước đá… phát triển thêm một bước. Mạng lưới cơ khí các huyện được xây dựng, mỗi huyện h́nh thành một cụm trạm cơ khí, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật – công nhân từ 30-50 người, đồng thời mở các cụm kinh tế - kỹ thuật ở các hợp tác xă phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngành giao thông vận tải đă sửa chữa, nâng cấp và làm mới hơn 400km đường ô tô, 500m cầu kiên cố, mở rộng hệ thống giao thông nông thôn và miền núi, phát triển các phương tiện vận tải thô sơ và bước đầu phát triển vận tải thuỷ ở Sông Cầu, Tuy An, đáp ứng một phần nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá và sự đi lại của nhân dân. Mạng lưới bưu điện được củng cố và mở rộng, các thị xă, thị trấn và hơn 1/2 số xă, phường có mạng lưới điện thoại. Trong công tác lưu thông phân phối, thương nghiệp xă hội chủ nghĩa chiếm 24% thị trường, góp phần đáng kể vào b́nh ổn giá cả thị trường không để bị biến động quá mức.

Về văn hoá, xoá bỏ căn bản nền văn hoá đồi trụy và các tệ nạn xă hội do chế độ cũ để lại; phát triển văn hoá, văn nghệ xă hội chủ nghĩa, làm thay đổi dần nếp nghĩ và tập quán cũ. Về giáo dục, phong trào thi đua “hai tốt” được phát triển ở các trường học, góp phần giáo dục toàn diện và xây dựng con người mới xă hội chủ nghĩa. Công tác bổ túc văn hoá phổ cập cấp 1 cho nhân dân và cấp 2-3 cho cán bộ phát triển mạnh mẽ. Về y tế, hầu hết các huyện, thị, các công, nông, lâm trường đều có bệnh viện, trạm y tế, pḥng khám chữa bệnh, nhà hộ sinh. Các phong trào “5 dứt điểm”, sinh đẻ có kế hoạch, chăm lo sức khoẻ cho nhân dân được đẩy mạnh và đạt hiệu khá quả cao.

Ngày 30-1-1983, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Khánh lần thứ III (ṿng 2) được tổ chức tại thành phố Nha Trang. Đại hội đă nêu lên nội dung kinh tế của chặng đường đầu tiên trong thời kỳ quá độ của tỉnh là “Tiếp tục củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp, hoàn thành tốt cải tạo xă hội chủ nghĩa trong công thương nghiệp; tổ chức lại sản xuất, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kỹ thuật xă hội chủ nghĩa, bảo đảm đưa nông nghiệp lên một bước sản xuất lớn xă hội chủ nghĩa, kết hợp chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, sớm h́nh thành cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp huyện, công – nông nghiệp tỉnh”. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 44 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, Uỷ viên Trung ương Đảng được bầu lại làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, nhân dân các huyện, thị trên địa bàn Bắc Phú Khánh đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, xây dựng 12 ngh́n ha lúa cao sản đạt 10 tấn/ha ở huyện Tuy Hoà và thị xă Tuy Hoà, đưa sản xuất lương thực quy thóc đạt hơn 20 vạn tấn, những năm 1983-1985, sản lượng lương thực b́nh quân tăng 8,2%, bảo đảm cân đối lương thực trong phạm vi các huyện đồng bằng, giao nộp đủ nghĩa vụ với Trung ương và có dự trữ. Cùng với trồng trọt, các huyện, thị nhất là huyện Tây Sơn, Đồng Xuân đă tích cực phát triển chăn nuôi ḅ, đưa đàn ḅ lên hơn 1 vạn con. Tại Tây Sơn, dưới sự chỉ đạo của tỉnh đă khoanh nuôi 3.000 ha đồng cỏ ở vùng EaTrol, Eabia, Eabá và một số nơi khác để chăn nuôi các đàn gia súc lớn.

Đi đôi với đẩy mạnh sản xuất, các huyện, thị tập trung củng cố các hợp tác xă nông nghiệp, nâng cao công tác hạch toán kinh tế, đưa công tác quản lư đi vào nền nếp. Tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất đi đôi với thực hiện chính sách khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động theo tinh thần Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các hợp tác xă và tập đoàn sản xuất có bước phát triển mới, nhiều hợp tác xă làm ăn giỏi xuất hiện. Ở huyện Tuy Hoà có 72% hợp tác xă khá, giỏi, không có yếu kém. Kinh tế gia đ́nh, kinh tế vườn như trồng cây xuất khẩu, cây ăn quả, cây làm thuốc… phát triển khá.

Về nghề rừng, các huyện Tây Sơn và Đồng Xuân ra sức bảo vệ, khôi phục và phát triển vốn rừng. Cùng với việc tận dụng lực lượng cơ giới hiện có đầu tư mở thêm một số đường vào vùng gỗ lớn, tăng nhanh lực lượng khai thác và vận chuyển thủ công, từ 1983-1985, mỗi năm khai thác hơn 1 vạn tấn gỗ tṛn. Tiếp tục trồng hơn 4.000 ha rừng tập trung và phân tán, trong đó có hơn 2.000 ha rừng cát ven biển. Thực hiện tốt việc giao rừng cho các hợp tác xă quản lư, tạo điều kiện thuận lợi cho tập thể, hộ gia đ́nh được hưởng những lợi ích từ việc trồng rừng, bảo vệ rừng, hạn chế được một bước nạn chặt phá rừng, cháy rừng và lăng phí lâm sản.

Về ngư nghiệp, phát triển nghề đánh cá thủ công truyền thống, củng cố hợp tác xă nghề cá, kết hợp đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và bán buôn, tăng thêm thu nhập cho nhân dân. Năm 1985, trên địa bàn Bắc Phú Khánh đánh bắt được trên 3 vạn tấn, thu mua 2,3 vạn tấn. Mở rộng hơn 1.000 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.

Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các huyện, thị ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, giá trị sản lượng từ 1983-1985, tăng b́nh quân hàng năm 22,1%. Mạng lưới điện diezen ở thị xă Tuy Hoà được mở rộng, các trạm điện ở Tuy An, Đồng Xuân, Tây Sơn được củng cố và tăng cường. Tổ chức được nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo, thuốc lá điếu ở Tuy Hoà, sản xuất xà pḥng ở Sông Cầu, gốm, sành sứ ở thị xă Tuy Hoà, Tuy An…

Về giao thông vận tải, phát triển vận tải nông thôn bao gồm phát triển xe ḅ, xe ngựa, củng cố các tuyến đường như: đường sắt, quốc lộ 1, liên tỉnh lộ 5, 7. Mở đường khai thác vùng Sông Hinh, bảo đảm thông suốt vận chuyển lương thực, nguyên liệu hàng hoá.

Trong xây dựng cơ bản, ngoài số vốn đầu tư của Trung ương cấp, tỉnh đẩy mạnh việc huy động vốn của ngân sách địa phương, vốn sự nghiệp kinh tế, vốn tín dụng ngân hàng, vốn tự có của các cơ sở tập thể và quốc doanh, huy động vốn từ nhân dân, tập trung vào củng cố, mở rộng, nâng cao các cơ sở hiện có, kết hợp với đầu tư các công tŕnh trọng điểm. Ưu tiên đầu tư xây dựng cánh đồng cao sản huyện Tuy Hoà và thị xă Tuy Hoà; đầu tư cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp, các vùng chăn nuôi tập trung, mở mang vùng Sông Hinh. Các hợp tác xă sản xuất nông nghiệp và các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng được tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Đầu tư các cơ sở dệt và công nghiệp chế biến ở thị xă Tuy Hoà, Tuy An, mở rộng giao thông miền núi và miền biển.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá V) về phân phối lưu thông, Nhà nước phải nắm hàng, nắm tiền làm chủ thị trường và giá cả, tăng nhanh mọi nguồn thu bảo đảm cung cấp đủ 9 mặt hàng theo đúng định lượng, chất lượng và thời gian cho người ăn lương. Tỉnh đă cố gắng phấn đấu từng bước duy tŕ ổn định thị trường phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, thực hiện nắm nguồn hàng bằng nhiều phương thức linh hoạt như thu thuế, thu mua theo giá chỉ đạo và giá thoả thuận, chủ yếu là theo hợp đồng hai chiều. Từ 1983-1985, trên mặt trận phân phối lưu thông có nhiều tiến bộ, nhưng từ tháng 10-1985 trở đi t́nh h́nh diễn biến phức tạp, bộc lộ nhiều yếu kém trong nhận thức, chỉ đạo, điều hành; kỷ cương quản lư bị vi phạm, giá cả thị trường biến động mạnh. Việc nâng giá của thị trường có tổ chức, gây tâm lư giữ hàng chờ tăng giá, tư thương lợi dụng cơ hội tự do hoạt động, đẩy giá lên cao, gây rối thị trường ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Về xây dựng miền núi, trên địa bàn huyện Tây Sơn đă xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể, từng bước h́nh thành các cụm kinh tế - văn hoá liên xă, gắn với việc định canh, định cư. Huyện có chính sách khuyến khích người có vốn, có phương tiện, kỹ thuật lên làm ăn ở miền núi.

Công tác văn hoá, giáo dục, y tế được chú trọng và phát triển thêm một bước. Nhân dân các huyện, thị tiếp tục đấu tranh quét sạch những tàn dư tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy trái với nền văn hoá xă hội chủ nghĩa. Các đài, trạm phát thanh huyện được củng cố, mở rộng, đặt loa đến tận các thôn, xă tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hàng tháng các đội chiếu phim lưu động thường xuyên phục vụ cho đồng bào nông thôn miền núi, các vùng kinh tế mới. Đời sống tinh thần của nhân dân được nâng lên. Về giáo dục, các địa phương thực hiện tốt chính sách đối với giáo viên miền núi và hải đảo, củng cố và mở thêm trường vừa học vừa làm, khôi phục và giữ vững phong trào học bổ túc văn hoá. Đến năm 1985, cứ 3,5 người dân có một người đi học. Về y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến huyện, tăng cường củng cố các trạm xá ở tuyến xă; khai thác và nuôi trồng các loại dược liệu, bảo đảm đủ thuốc chữa bệnh thông thường, nhất là thuốc cho trẻ em.

Trong công tác an ninh quốc pḥng, các cấp uỷ, chính quyền từ huyện, thị đến cơ sở tăng cường tuyên truyền làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rơ chiến tranh phá hoại kinh tế là mưu đồ hiểm độc nhất trong chiến lược chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch. Đi đôi với giáo dục, nâng cao cảnh giác, bảo vệ kho tàng, cơ sở công nghiệp, công tŕnh thuỷ lợi, công tŕnh điện. Tăng cường bảo vệ nội bộ, bảo vệ kho tàng, thực hiện nghiêm ngặt chế độ trách nhiệm cá nhân trong việc chống địch phá hoại kinh tế, gây rối thị trường và chống chiến tranh tâm lư. Trừng trị đích đáng bọn chủ mưu tung tin xuyên tạc, bịa đặt, truyền bá văn hoá phản động. Phát động mạnh mẽ phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, động viên quần chúng tự nguyện, tự giác làm chủ nơi cư trú, nơi sản xuất. Tích cực xây dựng các tuyến an ninh nhân dân, nhất là các huyện ven biển và các vùng giáp ranh rừng núi.

3. Những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 – 6/1989).

Bước sang năm 1986, tiếp tục thực hiện đường lối phát triển kinh - tế xă hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đề ra
(3-1982), Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh nỗ lực phấn đấu và đạt được một số kết quả: Trên lĩnh vực nông nghiệp, năng suất và sản lượng lương thực tăng hơn trước, nhiều hợp tác xă nông nghiệp đạt trên 5 tấn thóc/ha/vụ. Lương thực không những đủ ăn mà c̣n dư bán ra ngoài, b́nh quân lương thực đầu người đạt 400 kg. Chăn nuôi trâu, ḅ, heo cũng phát triển khá. Ngành lâm nghiệp khai thác được 1 vạn m3 gỗ. Các cơ sở sản xuất vải, giấy, xà pḥng, thuốc lá cũng phát triển hơn trước. Nhưng nh́n chung, đến thời điểm này các huyện, thị trên địa bàn Bắc Phú Khánh nói riêng và cả nước nói chung t́nh h́nh kinh tế - xă hội hết sức khó khăn, công nhân lao động thường xuyên không đủ việc làm, giá cả thị trường biến động, đời sống cán bộ - công nhân viên chức và đại bộ phận các tầng lớp nhân dân lao động hết sức thiếu thốn.

Trước t́nh h́nh đó, Đại hội Đảng bộ Phú Khánh lần thứ IV được tiến hành từ ngày 20 đến ngày 26-10-1986, tại thành phố Nha Trang. Đại hội đă đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xă hội của tỉnh trong giai đoạn 1986-1990 là: Phát triển mạnh mẽ, vững chắc, toàn diện nông nghiệp, củng cố và không ngừng hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thúc đẩy sản xuất; huy động mọi nguồn vốn tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; cải tiến mạnh mẽ các hoạt động phân phối lưu thông; tăng cường hợp tác kinh tế, hạn chế tỷ lệ tăng dân số; đẩy mạnh các hoạt động văn hoá xă hội, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xă hội chủ nghĩa; tăng cường công tác an ninh quốc pḥng. Đại hội đă bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 45 uỷ viên chính thức, 15 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Duy Luân được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.    

Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh, một sự kiện chính trị hết sức quan trọng diễn ra là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được tiến hành tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 18-12-1986. Đại hội VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước chuyển biến rất quan trọng trong nhận thức của Đảng về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xă hội ở nước ta. Đại hội chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xă hội chủ nghĩa, đẩy mạnh thực hiện 3 chương tŕnh kinh tế lớn, tăng cường đổi mới tư duy, kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển hẳn sang cơ chế hạch toán kinh doanh xă hội chủ nghĩa.

Sau Đại hội VI, tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 80 của Hội đồng Bộ trưởng, xoá bỏ t́nh trạng ngăn sông cấm chợ, các trạm kiểm soát trên trục đường quốc lộ 1A từ đèo Cù Mông đến Đèo Cả, đường số 7, đường số 5 từ Phú Lâm đi Sông Hinh, đường số 6 từ Chí Thạnh đi Đồng Xuân được xoá bỏ. Vấn đề khó khăn trong lưu thông được khắc phục, nhân dân phấn khởi đi lại buôn bán, chấm dứt t́nh trạng “ngăn sông cấm chợ”, mở ra một hướng phát triển mới, ổn định t́nh h́nh phân phối lưu thông. Tuy vậy, trong quá tŕnh triển khai Chỉ thị 80, tỉnh chưa có phương án chuyển đổi phương thức hoạt động phù hợp, nhất là công tác quản lư thị trường, nên c̣n nhiều sơ hở cho nạn đầu cơ buôn lậu, trốn thuế.

Ngày 5-4-1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 10 NQ/TW về đổi mới quản lư kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết đề ra những nội dung đổi mới toàn bộ cơ chế quản lư kinh tế nông nghiệp, xoá bỏ triệt để cơ chế quan liêu bao cấp, thiết lập cơ chế kinh tế hạch toán tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị kinh tế quốc doanh cũng như hợp tác xă nông nghiệp. Tỉnh uỷ Phú Khánh tổ chức quán triệt Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị bằng những biện pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện của cả tỉnh nên được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Việc thực hiện Nghị quyết 10 đă đưa đến những kết quả quan trọng, nhiều gia đ́nh nông dân nhờ làm khoán nên có lương thực dư thừa, năng suất lúa tăng cao, đời sống dần dần ổn định và được cải thiện, bộ mặt nông thôn có sự khởi sắc.

Ngày 15-7-1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 16 NQ/TW về đổi mới chính sách và cơ chế quản lư đối với các cơ sở sản xuất thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhằm khuyến khích mọi người lao động làm giàu và thu nhập một cách hợp pháp, thực hiện nguyên tắc dân chủ, công bằng và b́nh đẳng về kinh tế, chính trị và xă hội giữa các thành phần kinh tế. Nhờ có chủ trương đúng đắn của Đảng, cùng với sự phát triển của kinh tế quốc doanh, các thành phần kinh tế khác đă linh hoạt khắc phục mọi khó khăn, duy tŕ sản xuất, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong khâu vật tư và tiêu thụ sản phẩm, cố gắng thay đổi cơ cấu sản phẩm, tạo việc làm cho công nhân và có vốn để duy tŕ sản xuất. Tiêu biểu như Hợp tác xă Minh Khai, Hợp tác xă dệt Tuy Hoà, Hợp tác xă vận tải cơ giới… của thị xă Tuy Hoà.

Sau hai năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đến cuối năm 1988, t́nh h́nh kinh tế xă hội có chuyển biến tốt. Các chính sách kinh tế mới, cơ chế quản lư kinh tế mới và việc mở rộng dân chủ xă hội chủ nghĩa có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, lưu thông phân phối… Nhịp độ tăng giá và lạm phát bắt đầu chậm lại. Các nhân tố mới và điển h́nh trong lao động và sản xuất xuất hiện ngày càng nhiều trên tất cả các lĩnh vực. Nông thôn dần dần đi vào thế ổn định. Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhiều hợp tác xă, đơn vị, xí nghiệp, hợp tác xă đă phát huy quyền làm chủ, sáng tạo giải quyết một số khâu trong sản xuất kinh doanh như chuẩn bị vật tư, nguồn vốn, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Hàng loạt nghề thủ công truyền thống được phát triển ở thị xă Tuy Hoà, các huyện Tuy An, Tuy Hoà như làm đồ gốm, gạch, ngói, dệt chiếu, đan lát…Nhiều cơ sở ngoài quốc doanh đă huy động hàng trăm triệu đồng mở thêm cơ sở sản xuất mới tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.

Trên lĩnh vực văn hoá, các hoạt động của ngành Văn hoá - thông tin đi vào đổi mới, tăng cường công tác quản lư phát hành phim, băng ghi h́nh,… phục vụ nhân dân. Để đáp ứng quy mô, chất lượng giáo dục trước yêu cầu mới, một số huyện, thị đă khắc phục khó khăn, phối hợp với ngành giáo dục đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp cho học sinh. Cùng với các ngành khác, ngành y tế không ngừng cải thiện cơ sở vật chất, đội ngũ y, bác sỹ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Các dịch bệnh có xu hướng giảm, nhất là dịch sốt rét ở các huyện miền núi Sơn Hoà, Sông Hinh.

Ngày 4-3-1989, Bộ Chính trị Trung ương Đảng có Quyết định số 83-QĐ/TW chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà. Tiếp đó, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá VIII đă ra Nghị quyết chia tỉnh Phú Khánh thành hai đơn vị hành chính là tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà. Thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội, ngày 30-6-1989, tỉnh Phú Yên được tái lập. 

Hội nghị Tỉnh uỷ Phú Yên lần thứ nhất họp (30-6-1989) đánh giá t́nh h́nh, trong đó nhấn mạnh những khó khăn và thử thách mà Đảng bộ và nhân dân Phú Yên phải vượt qua: Vùng miền Tây có khả năng kinh tế lớn nhưng chưa được đầu tư và phát triển đúng mức. Các ngành nuôi trồng và chế biến hải sản chuyển biến chậm. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực thị xă Tuy Hoà và các thị trấn huyện lỵ chưa được được quan tâm đầu tư xây dựng, một số cơ sở đă có ở thị xă Tuy Hoà và thị trấn Sông Cầu không được tu bổ, xuống cấp nghiêm trọng. T́nh trạng thất nghiệp và lao động nhàn rỗi c̣n nhiều. V́ vậy nhiệm vụ của toàn Đảng bộ và nhân dân Phú sau chia tỉnh là “vừa phải nhanh chóng ổn định sự lănh đạo và chỉ đạo, vừa phải đảm bảo thực hiện công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực([115]).

III. Phú Yên từ ngày tái lập tỉnh 1-7-1989 đến năm 2005.

1. Ổn định t́nh h́nh sau chia tỉnh, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xă hội (7/1989 - 1991).

Từ ngày 1-7-1989, Đảng bộ tỉnh Phú Yên chính thức đi vào hoạt động. Theo Quyết định ngày 27-4-1989 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh có 21 uỷ viên chính thức và 7 uỷ viên dự khuyết, do đồng chí Nguyễn Duy Luân, uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Bí thư Tỉnh uỷ. Hội đồng nhân dân tỉnh khoá I họp phiên đầu tiên bầu đồng chí Nguyễn Tường Thuật làm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Kỳ họp thứ 1 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá II, bầu đồng chí Huỳnh Trúc làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và đồng chí Nguyễn Tường Thuật làm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Sau chia tỉnh, thị xă Tuy Hoà trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh nên được quan tâm đầu tư xây dựng. Trước hết, tỉnh tập trung chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất phục vụ phúc lợi xă hội như Đài phát thanh, Đài truyền h́nh, Trung tâm bưu điện tỉnh, khoa cấp cứu trung tâm bệnh viện tỉnh; san ủi đất để h́nh thành 2 khu dân cư mới ở phường 2 và phường 5; xây dựng và cải tạo mạng lưới điện chiếu sáng, hệ thống cấp nước sạch… Về trụ sở làm việc, tiến hành sửa chữa Tỉnh đường cũ (cơ quan hành chính của ngụy quyền) làm nơi làm việc của Uỷ ban nhân dân tỉnh; sửa chữa trụ sở Thị uỷ Tuy Hoà làm cơ quan của Tỉnh uỷ; các cơ quan, ban ngành đoàn thể tỉnh trưng dụng những nhà Nhà nước quản lư để làm trụ sở. Để giải quyết nơi ăn ở của cán bộ, nhân viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang từ Nha Trang chuyển về, tỉnh tập trung san ủi mặt bằng, phóng tuyến, phân lô, làm đường, kéo điện, giao đất cho từng hộ gia đ́nh, cho mỗi hộ vay hai triệu đồng không tính lăi để xây dựng nhà ở.

Cùng với ổn định t́nh h́nh các mặt sau chia tỉnh, các cấp uỷ Đảng, chính quyền tập trung chỉ đạo các mặt công tác nên sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp được giữ vững và có mặt phát triển hơn trước như trồng rừng, khai thác gỗ, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất lương thực. Nhờ thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị mà bộ máy biên chế gián tiếp của các hợp tác xă sản xuất nông nghiệp giảm b́nh quân 45%, số hộ vượt khoán tăng, nông dân phấn khởi. Công tác giáo dục, y tế, văn hoá thông tin được phục hồi và củng cố một bước. An ninh chính trị và trật tự an toàn xă hội được giữ vững.

Từ ngày 11 đến ngày 13-1-1990, Hội nghị Tỉnh uỷ Phú Yên lần thứ 4 họp đă xác định tư tưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xă hội của tỉnh là: “Phát huy những kết quả bước đầu đă đạt được, tận dụng những thuận lợi, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra, tiếp tục ổn định hơn nữa t́nh h́nh kinh tế - xă hội, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trên mọi lĩnh vực, kiên quyết chỉ đạo các công ty, xí nghiệp thoát khỏi t́nh trạng bao cấp, ỷ lại, chuyển sang hạch toán kinh tế, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh cuối cùng làm thước đo năng lực tổ chức thực hiện. Phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo của mỗi đơn vị kinh tế, mỗi ngành, mỗi địa phương… Mở rộng giao lưu hợp tác với nước ngoài, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Giải quyết tốt các chính sách xă hội, chăm lo đời sống nhân dân. Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia công tác an ninh quốc pḥng”.

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ, tỉnh đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, thực hiện chính sách khoán sản phẩm, xoá bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hoà cung cầu lương thực nên năng suất lúa tăng, tiếp tục giữ vững được vị trí là một trong những tỉnh có năng suất lúa cao nhất của cả nước. Trong lưu thông, nhờ có chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nên hàng tiêu dùng tăng hơn trước và có tiến bộ về chất lượng. Trong xây dựng cơ bản tập trung đầu tư một số công tŕnh trọng điểm trực tiếp phục vụ các chương tŕnh phát triển kinh tế, phúc lợi xă hội. Bước đầu h́nh thành một số ngành sản xuất mới, có triển vọng tốt, một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung về lương thực, cây công nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, nhất là các cơ sở cho sản xuất công nghiệp. Ngành văn hoá – thông tin xây dựng phương án bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, sưu tầm và bảo quản được nhiều hiện vật có giá trị về lịch sử - văn hoá như bộ đàn đá Tuy An, cặp kèn đá thời tiền sử có niên đại khoảng 2.500 năm…; tiến hành sưu tầm và khôi phục có chọn lọc các sinh hoạt văn hoá phi vật thể ở các địa phương; công tác xây dựng nếp sống văn hoá và gia đ́nh văn hoá được tiến hành từ tỉnh đến cơ sở có nhiều tiến bộ. Công tác giáo dục, y tế thu được nhiều kết quả quan trọng. T́nh h́nh an ninh chính trị, trật tự an toàn xă hội được bảo đảm, chất lượng các lực lượng vũ trang được chú ư củng cố nâng lên một bước.

Có thể nói những thành tựu bước đầu đạt được sau chia tỉnh là đáng phấn khởi, nhưng t́nh h́nh kinh tế - xă hội của tỉnh c̣n rất khó khăn: Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh không phát triển kéo dài; t́nh trạng tham nhũng tiêu cực, bất công trong xă hội vẫn tồn tại; đời sống của những người ăn lương hoặc trợ cấp xă hội và một bộ phận nông dân giảm sút; tâm trạng lo lắng của một bộ phận nhân dân có chiều hướng tăng lên.

2. Tiếp tục thực hiện đổi mới kinh - tế xă hội (1992-1995).

Từ ngày 2 đến ngày 5-11-1992, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XI (ṿng 2) được tiến hành tại Nhà văn hoá Diên Hồng (thị xă Tuy Hoà). Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc t́nh h́nh mọi mặt sau chia tỉnh, nhận rơ những thuận lợi và khó khăn, đánh giá các thành tích và khuyết điểm, Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ trước Đại hội khẳng định những khả năng to lớn của tỉnh trên ba thế mạnh, có điều kiện giải quyết vững chắc lương thực, nghề rừng, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng cần thiết cho đời sống và xuất khẩu bằng nguyên liệu của địa phương. Đại hội thông qua phương hướng, nhiệm vụ chung và mục tiêu lớn của kế hoạch 5 năm 1992-1995. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 44 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Duy Luân Uỷ viên Trung ương Đảng làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Sau Đại hội, Tỉnh uỷ đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để cụ thể hoá Nghị quyết của Đại hội như Hội nghị Tỉnh uỷ lần thứ 3 (6-1992) ra Nghị quyết về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Hội nghị Tỉnh uỷ lần thứ 13 (11-1993) ra Nghị quyết về đổi mới và phát triển kinh tế - xă hội nông thôn… đă làm cho t́nh h́nh mọi mặt của đời sống kinh tế - xă hội chuyển biến tích cực. Thành tựu đầu tiên đạt được là những tiến bộ trong việc thực hiện các mục tiêu của ba chương tŕnh kinh tế lớn (Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu). Trong nông nghiệp, tiếp tục giải phóng sức sản xuất, khai thác và huy động cao nhất mọi nguồn lực, mọi tiềm năng để phát triển nông nghiệp nông thôn. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp, ngành nghề nông thôn được đầu tư thêm một bước. Do đó sản lượng lương thực quy thóc b́nh quân hàng năm đạt 28 vạn tấn. Kinh tế hộ được phát huy, năng lực sản xuất phát triển hơn trước. Bước đầu h́nh thành vành đai rau, hoa, quả xung quanh thị xă Tuy Hoà. Cùng với việc giải phóng và phát triển sức sản xuất, quan hệ sản xuất xă hội chủ nghĩa được giữ vững và củng cố, số hợp tác làm ăn khá giỏi chiếm 32,3%. Công tác chỉ đạo trồng rừng theo dự án và trồng cây phân tán chặt chẽ và tốt hơn trước. Nghề cá của nhân dân phát triển, năng lực đánh bắt, chế biến tăng khá. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chuyển biến tích cực, mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp b́nh quân hàng năm là 9,75%.

Thị trường từng bước được mở rộng, hàng hoá phong phú, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, bước đầu đă huy động được nhiều tiềm năng về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lư, kinh doanh của các tầng lớp nhân dân vào sản xuất, lưu thông, phục vụ mua bán. Đến năm 1995, toàn tỉnh tổ chức được 18 doanh nghiệp Nhà nước, trên 270 doanh nghiệp tư nhân, 20 công ty trách nhiệm hữu hạn và trên 9.000 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ khách sạn nhà trọ với tổng vốn lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường lên đến trên 1.021 tỷ đồng (gấp 11,8 lần so với năm 1989). Mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh được sửa chữa và tổ chức lại thuận tiện cho việc trao đổi mua bán hàng hoá. Đă h́nh thành được một số trung tâm thương mại ở thị xă, thị trấn, thị tứ. Thương nghiệp quốc doanh có sự chuyển đổi phương thức kinh doanh, dần thích nghi với kinh tế thị trường, giữ tỷ trọng tuyệt đối về xuất khẩu. Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu tăng 50,6 lần so với năm 1989.

Công tác đầu tư đi đúng hướng, phân bổ hợp lư giữa các ngành, do đó cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng b́nh quân giai đoạn 1991-1995 đạt 7,4%/năm. Thu ngân sách địa phương tăng b́nh quân hàng năm hơn 45%. Hoạt động ngân hàng thích nghi dần với cơ chế thị trường, các hoạt động tín dụng đa dạng hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xă hội phát triển.

Công tác giáo dục - đào tạo đă chuyển sang quản lư toàn ngành, phát triển các loại h́nh đào tạo, củng cố sắp xếp lại hệ thống trường học. Thị xă Tuy Hoà và 59 xă, thị trấn của các huyện được công nhận đơn vị hoàn thành công tác phổ cập tiểu học xoá mù chữ. Toàn tỉnh từ năm 1992-1995 xây dựng thêm được 1 trường trung học phổ thông và 3 trường trung học cơ sở. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, bảo vệ bà mẹ, trẻ em, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đ́nh và việc triển khai chương tŕnh y tế quốc gia nhiều có tiến bộ.

Trong công tác quốc pḥng - an ninh, tỉnh chú ư kết hợp công tác an ninh - quốc pḥng với phát triển kinh tế, xây dựng kinh tế với củng cố quốc pḥng - an ninh. Đồng thời có sự phối hợp tốt hơn giữa các lực lượng, các ngành, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng trong nhiệm vụ củng cố quốc pḥng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xă hội. Công tác tuyển quân giao quân có sự tiến bộ. Lực lượng vũ trang của tỉnh phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Bộ đội tỉnh, huyện được tăng cường về tổ chức, trang bị và triển khai bố trí theo yêu cầu pḥng thủ và sẵn sàng chiến đấu.

3. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996-2000).

Từ năm 1992-1995, mặc dù phải đối mặt với hàng loạt khó khăn thử thách, nhưng dưới sự lănh đạo tập trung năng động của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, về cơ bản Phú Yên đă hoàn thành nhiệm vụ do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đưa ra. Nhưng nh́n chung, đến đầu năm 1996, Phú Yên vẫn c̣n phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách của một tỉnh mới chia tách: Kinh tế chậm phát triển, hoạt động tài chính, ngân hàng, thương nghiệp quốc doanh c̣n nhiều yếu kém chạy theo buôn bán nhiều hơn sản xuất; khuynh hướng thương mại hoá xâm nhập vào cả các hoạt động văn hoá, y tế, giáo dục. Hoạt động của kinh tế quốc doanh thu hẹp và đạt hiệu quả thấp. Kinh tế tập thể trong nông nghiệp đă chuyển sang thực hiện rộng răi cơ chế khoán mới, bước đầu tạo ra sự phát triển mới về sản xuất, nhưng phần lớn các ban quản lư hợp tác xă và tập đoàn sản xuất đang lúng túng trong hoạt động, t́nh trạng khoán trắng cho xă viên c̣n phổ biến, các vụ tranh chấp ruộng đất c̣n nhiều vấn đề phức tạp. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp manh mún. Hợp tác xă phần lớn kinh doanh thua lỗ, chưa có hướng hoạt động hiệu quả. Kinh tế tư nhân có một số hộ cá thể bỏ vốn kinh doanh, nhưng những người có vốn lớn, có kinh nghiệm làm ăn chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất. Đời sống một bộ phận dân cư c̣n khó khăn, một bộ phận không nhỏ nhân dân mức sống dưới nhu cầu tối thiểu. T́nh trạng thất nghiệp thiếu việc làm c̣n phổ biến. Sự nghiệp văn hoá – xă hội vẫn chưa theo kịp yêu cầu của thời kỳ mới.

Trong t́nh h́nh đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII được tổ chức tại Nhà văn hoá Diên Hồng từ ngày 7 đến ngày 10-5-1996. Đại hội vạch rơ nhiệm vụ kinh tế - xă hội của tỉnh trong giai đoạn 1996-2000 là: Tạo bước chuyển biến quan trọng về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chú trọng công tác văn hoá, chăm lo đời sống nhân dân; đẩy mạnh công tác xây dựng kinh tế - xă hội miền núi và vùng biển đảo; tăng cường công tác quốc pḥng an ninh. Đại hội đă bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 45 đồng chí. Đồng chí Lương Công Đoan được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bằng các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, các địa phương, các ngành trong tỉnh đă vận dụng sáng tạo, bảo đảm đúng định hướng, đáp ứng nguyện vọng và đ̣i hỏi của nhân dân. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ 12,4% năm 1995 lên 22,7% vào cuối năm 2000; tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm từ 50,7% xuống c̣n 44,1% vào cuối năm 2000 và dịch vụ chiếm 33,2% trong GDP của tỉnh.

Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hợp tác hoá là ưu tiên hàng đầu của tỉnh. Quan hệ sản xuất xă hội chủ nghĩa và lực lượng sản xuất ở nông thôn từng bước được củng cố và phát triển. Tốc độ tăng trưởng b́nh quân hàng năm của nông – lâm – ngư nghiệp là 3,5%, sản lượng lương thực quy thóc giữ mức trên dưới 30 vạn tấn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh giai đoạn 1996-2000, tập trung chủ yếu vào các chương tŕnh lớn như: Chương tŕnh lương thực, chương tŕnh mía đường; chương tŕnh phát triển các loại cây công nghiệp; tham gia chương tŕnh quốc gia trồng 5 triệu ha rừng, chương tŕnh phát triển chăn nuôi, chương tŕnh thuỷ lợi, chương tŕnh chế biến nông – lâm - thuỷ sản và chương tŕnh phát triển thuỷ sản. Công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thu được một số kết quả đáng kể: H́nh thành được một số vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung như cây mía, sắn, cà phê, điều ở các huyện Sơn Hoà, Sông Hinh, Đồng Xuân, phía Tây huyện Tuy Hoà và phía Nam huyện Tuy An. Cùng với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ngành chăn nuôi cũng được chú trọng phát triển theo hướng chăn nuôi hàng hoá, đến năm 2000, toàn tỉnh có 170 ngàn con ḅ, trong đó ḅ lai chiếm 35%. Giá trị ngành thuỷ sản tăng, hàng năm xuất khẩu trên 2.000 tấn cá, tôm. Một số công tŕnh công nghiệp chế biến được xây dựng như Nhà máy đường Sơn Hoà, nâng công suất Nhà máy đường Tuy Hoà. Hệ thống thuỷ nông Đồng Cam được nâng cấp sửa chữa, xây dựng hồ Đồng Tṛn và một số công tŕnh thuỷ lợi nhỏ khác trong tỉnh. Tiến hành trồng được 61% diện tích rừng sản xuất, 36% diện tích rừng pḥng hộ, đưa độ che phủ của rừng lên đến 40%...

Về công nghiệp nhờ có sự quan tâm đầu tư đúng hướng, nên từ năm 1996-2000 tốc độ tăng trưởng b́nh quân hàng năm đạt 23,85%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt 21,5%, chiếm 16% trong tổng thu ngân sách của tỉnh vào năm 2000. Lực lượng sản xuất tăng cả về số lượng và quy mô, đến cuối năm 2000 toàn tỉnh có trên 5.000 cơ sở sản xuất công nghiệp. H́nh thành rơ nét công nghiệp chế biến sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ của địa phương và thu hút được nhiều lao động ở khu vực nông thôn. Nhiều cơ sở công nghiệp được đầu tư xây dựng như: Nhà máy Đường Tuy Hoà mới, các công ty khai thác và chế biến khoáng sản, Nhà máy đông lạnh Tuy Hoà, Xí nghiệp Nước khoáng Phú Sen, Công ty Liên doanh bia Sài G̣n, Nhà máy Gạch Tuy Nen, Nhà máy Thuỷ điện Sông Hinh, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản Diatomit, Nhà máy Sản xuất nước tăng lực Rhino, h́nh thành khu công nghiệp tập trung Hoà Hiệp, chuẩn bị xúc tiến làm thủ tục xây dựng hai khu công nghiệp An Phú và Đông Bắc Sông Cầu…

Về dịch vụ, giá trị các ngành thương mại, dịch vụ tăng b́nh quân hàng năm 6,1%. Tỷ trọng hàng địa phương tham gia xuất khẩu đạt 11,25% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tổng doanh thu bán hàng nội thương tăng 9,2%, thị trường hàng hoá trong tỉnh phát triển phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Quy mô đầu tư phát triển toàn xă hội tăng nhanh, đạt 38% GDP. Trong đó, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh chiếm 12,5%, Trung ương 60,7%, các doanh nghiệp Nhà nước 5,2% vốn tín dụng đầu tư 4,9%... Vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả, phần vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng.

Về giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến giao thông trọng yếu như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 25, ĐT 645 và các tuyến tỉnh lộ khác nối với các trung tâm huyện, xă phục vụ nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Đến năm 2000, 100% xă có đường ô tô đến trung tâm xă. Bên cạnh đó, phong trào xây dựng giao thông nông thôn, bê tông hè phố có nhiều chuyển biến tích cực. Sân bay Tuy Hoà được khôi phục và hoạt động trở lại vào năm 1996, nhưng sau đó phải tạm ngừng hoạt động do thiếu khách. Ga Tuy Hoà được đầu tư nâng cấp mở rộng tăng lượng đón khách. Hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư hiện đại, đến cuối năm 2000, 87 xă, phường trong tỉnh có mạng lưới điện thoại, b́nh quân 1,9 máy/100 dân.

Văn hoá – xă hội có bước phát triển đồng bộ. Năm 1998, tỉnh đă hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học – xoá mù chữ, chất lượng dạy và học ở các cấp học được nâng cao, hệ thống trường lớp phát triển đều khắp các thôn, buôn. Nhiều trường học kiên cố được xây dựng với sự đóng góp của nhân dân. Hầu hết các xă đều có trạm y tế, hệ thống trung tâm y tế huyện, thị xă và bệnh viện tỉnh được nâng cấp, bảo đảm việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo các chương tŕnh y tế quốc gia. Chương tŕnh xoá đói giảm nghèo thu được một số kết quả khá tốt, tỷ lệ hộ đói, nghèo năm 2000 chỉ c̣n 8%. Xây dựng được một số thiết chế văn hoá ở các huyện, thị xă, xă, phường, thị trấn. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ quần chúng đă góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Phong trào thể dục thể thao rèn luyện sức khoẻ phát triển, một số môn đạt thứ hạng cao trong các cuộc thi đấu quốc gia, quốc tế.

Về xây dựng miền núi: Tỉnh tập trung lănh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng trồng rừng đi đôi với bảo vệ rừng, mở rộng diện tích trồng các loại cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tổng diện tích gieo trồng toàn vùng năm 1999 lên đến 31.733 ha. Trong đó, cây mía 18.650 ha, lúa nước 1.801 ha, cà phê 1.080 ha, 5.897 ha rừng… Chăn nuôi phát triển mạnh, nhất là đàn ḅ có 91.041 con, đàn heo 32.000 con. Hàng năm Nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng để triển khai các chương tŕnh dự án phát triển kinh tế - xă hội miền núi thuộc các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, điện, bưu điện, định canh định cư, xóa đói giảm nghèo… Đến năm 2000, 100% xă miền núi có ô tô đến trung tâm xă; 22/43  xă sử dụng điện lưới quốc gia; 100% buôn, làng có trường học và mạng lưới y tế hoạt động; 30% hộ gia đ́nh được dùng nước sạch. B́nh quân hàng năm giảm được 4,9% số hộ nghèo, riêng đồng bào dân tộc thiểu số b́nh quân mỗi năm giảm được 1,9% số hộ nghèo. Các loại h́nh văn hoá, văn nghệ truyền thống được bảo tồn, phát huy, nhiều tác phẩm văn học dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số được sưu tầm giới thiệu.

Công cuộc pḥng thủ bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh được chú trọng. Công tác tuyển quân luôn đạt và vượt kế hoạch. Chất lượng chính trị, khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang được nâng lên. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được mở rộng, xuất hiện nhiều mô h́nh mới về bảo vệ an ninh Tổ quốc. Công tác pḥng ngừa, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, pḥng chống tội phạm và các tệ nạn xă hội được đẩy mạnh, kịp thời ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động phá hoại, phát tán tài liệu phản động, ấn phẩm văn hoá độc hại của địch và các phần tử xấu.

Những thành tựu về kinh tế - xă hội mà quân và dân Phú Yên đạt được trong giai đoạn 1996-2000 là rất lớn, nhưng nh́n tổng thể Phú Yên c̣n nhiều khó khăn do xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và chưa đồng bộ, công nghiệp c̣n yếu, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Thu ngân sách trên địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu đủ chi thường xuyên. Nguồn thu địa phương c̣n thấp, chưa có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Một số vấn đề xă hội bức xúc chưa được giải quyết đúng mức như giải quyết việc làm, chống tệ nạn xă hội; những yếu kém trong giáo dục, y tế chậm được khắc phục. Công tác chống tham nhũng tiêu cực, chưa có chuyển biến mạnh. Ở khu vực miền núi, mặc dù đạt được một số thành tựu bước đầu về phát triển kinh tế - xă hội, nhưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số c̣n nhiều khó khăn, sản xuất c̣n mang tính tự cấp, tự túc, năng suất lao động thấp.

4. T́nh h́nh thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xă hội giai đoạn 2001-2005.

Từ ngày 28 đến ngày 31-12-2000, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XIII được tổ chức tại thị xă Tuy Hoà. Đại hội đă đánh giá những việc làm được và chưa được trong nhiệm kỳ 1996-2000; đồng thời, chỉ rơ thực trạng t́nh h́nh kinh tế - xă hội của tỉnh và thông qua mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ kinh tế - xă hội của tỉnh trong giai đoạn 2001-2005.

Về mục tiêu: “Đẩy mạnh phát triển kinh tế xă hội với nhịp độ tăng trưởng cao và bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu thu đủ chi thường xuyên, tạo cơ sở đến 2010 GDP tăng gấp hai lần so với năm 2000, bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế tỉnh”.

Về phương hướng, nhiệm vụ: “Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xă hội chủ nghĩa, tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá, trước mắt là công nghiệp hoá nông thôn. Đẩy nhanh quá tŕnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nông - lâm - nghiệp phát triển toàn diện gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nông thôn. Tập trung xây dựng một số cơ sở sản xuất công nghiệp với công nghệ hiện đại, sớm phát huy hiệu quả. Coi trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh xây dựng kinh tế - xă hội miền núi và vùng biển đảo, gắn với khai thác tiềm năng vùng đất phía Tây tỉnh, vùng ven biển, kinh tế biển, chăm lo đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao tŕnh độ dân trí và chất lượng đời sống nhân dân. Củng cố quốc pḥng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xă hội; nâng cao cảnh giác và chủ động ngăn ngừa và làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà b́nh” của các thế lực thù địch. Tăng cường công tác đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xă hội Đại hội đă bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 45 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Thành Quang được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh, bằng nhiều chủ trương, biện pháp tích cực, phù hợp với t́nh h́nh địa phương và sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, toàn quân và toàn dân trong tỉnh, sau 5 năm (2001-2005) thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, Phú Yên giành được những thành tựu hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xă hội.

Nền kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá. Tốc độ tăng GDP b́nh quân hàng năm 10,7%, GDP b́nh quân đầu người năm 2005 đạt 6,04 triệu đồng/người. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá; cơ cấu ngành trong cơ cấu chung của nền kinh tế năm 2005 so với năm 2000 như sau: Công nghiệp – xây dựng tăng từ 22,7% lên 30,0%; dịch vụ tăng từ 33,2% lên 34,3%; nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ 44,1% xuống 35,7%.

Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp phát triển tương đối toàn diện, cơ cấu cây trồng vật nuôi có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tăng b́nh quân hàng năm 4,7%; việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngày càng nhiều và có hiệu quả; bước đầu h́nh thành các vùng chuyên canh cây nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến (mía 18.045 ha, điều, 6.000 ha, sắn 10.565 ha); bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn, nhất là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, bước đầu h́nh thành các mô h́nh kinh tế trang trại chăn nuôi ḅ đàn; đàn gia cầm tuy có ảnh hưởng t́nh h́nh dịch bệnh chung của cả nước, nhưng trong tỉnh không để xảy ra dịch. Phong trào trồng cỏ chăn nuôi ḅ bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, phát triển ngày càng sâu rộng trong nhân dân. Việc sind hoá đàn ḅ được đẩy mạnh. Đến cuối năm 2005, tổng đàn ḅ có 201.642 con, trong đó ḅ lai 69.117 con, chiếm 34,3% tổng đàn. Công tác quản lư, bảo vệ phát triển rừng được tăng cường, huy động được nhiều nguồn lực tham gia. Tỉnh tiến hành giao khoán, bảo vệ 27.487 ha rừng cho nhân dân; trồng mới trên 16.000 ha rừng, 10 triệu cây phân tán, góp phần nâng cao độ che phủ rừng lên 36% diện tích. Kinh tế thuỷ sản tiếp tục phát triển, số lượng tàu thuyền, sản lượng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản đều tăng. Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng b́nh quân 7,9%/năm, sản lượng nuôi trồng tăng b́nh quân 2,8% năm. Năm 2005, sản lượng thuỷ sản khai thác tăng 28% so với năm 2000, trong đó cá ngừ đại dương đạt 5.040 tấn.

Sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng b́nh quân hàng năm là 18,6%, trong đó công nghiệp chế biến giữ được nhịp độ tăng trưởng cao (19,9%/năm) và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nội bộ ngành (89,2%). Đă thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Một số nhà máy mới được xây dựng đi vào hoạt động như: Chế biến thuỷ sản xuất khẩu, chế biến hạt điều, gỗ xuất khẩu, đá Granit, đường KCP, xí nghiệp dược…, góp phần giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu. Tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu từ công nghiệp giai đoạn 2001-2005 đạt 136 triệu USD. H́nh thành 3 khu công nghiệp tập trung (Khu công nghiệp hoà Hiệp, An Phú, Đông Bắc Sông Cầu) và một số điểm, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương.

Các ngành dịch vụ có mức tăng trưởng khá. Giá trị các ngành thương mại và dịch vụ tăng b́nh quân hàng năm là 12,1%. Cơ cấu ngành dịch vụ có bước chuyển biến tích cực theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Hoạt động xuất khẩu phát triển tích cực, thị trường được mở rộng. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm (2001-2005), đạt 185,4 triệu USD, b́nh quân tăng hàng năm đạt 11,2%, trong đó hàng địa phương tham gia xuất khẩu đạt 170,3 triệu USD, riêng năm 2005, đạt 56,8 triệu USD. Hoạt động du lịch bước đầu có chuyển biến; từng bước quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch, điểm du lịch; một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đă và đang được triển khai xây dựng với giá trị đầu tư mới trên 70 tỷ đồng, tạo tiền đề cho phát triển du lịch những năm tiếp theo. Vận tải hàng hoá và vận chuyển hành khách phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân. Khối lượng vận tải hàng hoà tăng b́nh quân 5,3%/năm. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh, 100% xă có điện thoại đến trung tâm xă, tỷ lệ sử dụng điện thoại đạt 10,7 máy/100 dân.

Thu ngân sách địa phương tăng nhanh, tăng b́nh quân 13,2%/năm, đáp ứng gần 70% nhu cầu chi thường xuyên của tỉnh. Cơ cấu nguồn thu đă có những chuyển biến tích cực. Các hoạt động tín dụng ngân hàng có nhiều tiến bộ, góp phần phát triển kinh tế-xă hội địa phương.

Về đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư toàn xă hội trong 5 năm 2001-2005 đạt 9.487 tỷ đồng, tập trung cho các công tŕnh trọng điểm về giao thông, thuỷ lợi, điện, cấp thoát nước và xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, trường học, trạm xá… Đă hoàn thành xây dựng đưa vào khai thác nhiều tuyến giao thông quan trọng như: ĐT645, ĐT 641, ĐT 642, đường Hùng Vương, Quốc lộ 25, đường tránh QL 1A và cầu Đà Rằng mới; xây dựng kè chống ngập thành phố Tuy Hoà, chỉnh trị cửa sông Đà Nông, đường khu công nghiệp Hoà Hiệp – Vũng Rô; hoàn thành chương tŕnh điện khí hoá nông thôn; đầu tư xây dựng đưa vào vận hành 4 trạm biến áp 110/22 KV phục vụ các khu công nghiệp; đưa sân bay Tuy Hoà, cảng Vũng Rô, cảng cá Tiên Phước, Tiên Châu vào hoạt động. Nhiều dự án giao thông quan trọng đang được triển khai: Trục dọc miền Tây, tuyến Độc Lập - Gành Đá Dĩa… Tiếp tục huy động nhiều nguồn lực đầu tư đẩy mạnh bê tông hoá hè phố, hẻm phố, kiên cố hoá giao thông nông thôn. Hoàn thành việc xây dựng hồ chứa nước Xuân B́nh, hồ Đồng Tṛn, nâng cấp hệ thống thuỷ nông Đồng Cam, Tam Giang…; triển khai chương tŕnh kiên cố hóa kênh mương, nâng cao năng lực tưới tiêu, bảo đảm 56% diện tích gieo trồng có nước tưới. Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số nhà máy cấp nước bảo đảm nhu cầu nước sạch phục vụ các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung.

Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển và có bước chuyển dịch tích cực về cơ cấu, bước đầu huy động được tiềm năng và khơi dậy các nguồn lực mới cho sự phát triển. Tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nước trong cơ cấu thành phần kinh tế giảm từ 30,7% (năm 2000) xuống c̣n 27,8% (năm 2005), kinh tế ngoài quốc doanh tăng từ 68,78% lên 70,4%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 0,5% lên 1,8% đă góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách. Các doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được sắp xếp, đổi mới. Kinh tế tập thể được duy tŕ, phát triển và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động. Kinh tế tư nhân và hộ gia đ́nh được chú trọng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.

Kinh tế - xă hội trong tỉnh được phân vùng quy hoạch đầu tư, phát triển đúng hướng, bước đầu phát huy được tiềm năng và lợi thế của từng vùng trong tỉnh, gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xă hội của tỉnh với quan hệ vùng và lănh thổ của cả nước. Ở vùng miền núi, kinh tế - xă hội có bước phát triển, đời sống đồng bào được cải thiện. Từ năm 2001 đến 2005, tỉnh đầu tư cho phát triển miền núi 1.400 tỷ đồng. Đến cuối năm 2005, các xă miền núi đặc biệt khó khăn đều có điện, đường ô tô đến trung tâm xă; 100% xă có trường tiểu học, trạm y tế, tại các trung tâm cụm xă có trường cấp II bán trú, pḥng khám đa khoa khu vực. Quy hoạch, xây dựng các nhà máy chế biến, các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu; h́nh thành các vùng chuyên chăn nuôi ḅ tập trung theo kiểu kinh tế trang trại sản xuất nông – lâm kết hợp. Trong quy hoạch vùng miền núi của tỉnh luôn gắn quan hệ với hai tỉnh Đắc Lắc, Gia lai và vùng Tây Nguyên. Ở vùng đồng bằng, đă đầu tư phát triển khá đồng bộ kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xă hội, xây dựng nông thôn mới. Theo quy hoạch phát triển, vùng đồng bằng tập trung thâm canh cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây công nghiệp ngắn ngày; xây dựng các cơ sở công nghiệp và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Làng nghề truyền thống được phục hồi. Thương mại và dịch vụ có bước phát triển. Từng bước khắc phục có hiệu quả thế thuần nông độc canh cây lúa và t́nh trạng lao động nông thôn thiếu việc làm. Ở vùng ven biển, cùng với việc quy hoạch, đầu tư xây dựng cảng Vũng Rô, các khu công nghiệp tập trung, các tuyến giao thông ven biển…, tỉnh chú trọng xây dựng và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh gắn với sự phát triển chung của khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Kinh tế thuỷ sản phát triển cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến; bước đầu h́nh thành các khu công nghiệp tập trung ven biển, các cơ sở dịch vụ du lịch biển, du lịch sinh thái. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên một bước.

Bên cạnh việc tập trung xây dựng và phát triển kinh tế, tỉnh cũng chú trọng phát triển văn hoá – xă hội và giải quyết các vấn đề xă hội nên đạt được những thành tựu đáng phấn khởi. Trên lĩnh vực giáo dục – đào tạo: Công tác xă hội hoá giáo dục được đẩy mạnh; đa dạng hoá các loại h́nh trường lớp, các loại h́nh đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và phát triển nguồn nhân lực. Giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đến năm học 2005-2006, có 94/106 xă phường, thị trấn trong tỉnh hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Cơ sở vật chất các trường học từng bước được trang bị, nâng cấp, kiên cố hoá trường học theo chuẩn quốc gia, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động được tăng cường, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng, từ 16% năm 2000 lên 23,5% năm 2005. Hoạt động khoa học – công nghệ có nhiều tiến bộ, đă chú trọng nâng cao chất lượng các đề tài, dự án phục vụ yêu cầu sản xuất và đời sống. Tŕnh độ công nghệ của một số ngành sản xuất, xây dựng, dịch vụ… được nâng lên và từng bước đổi mới. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân có tiến bộ. Các cơ sở y tế từng bước được đầu tư nâng cấp cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực. Đến cuối năm 2005, 100% xă, phường, thị trấn có trạm y tế hoạt động; hơn 80% số trạm y tế có bác sỹ, 100% thôn buôn có nhân viên y tế hoạt động; cơ bản thanh toán bệnh mù loà do đục thuỷ tinh thể, 70% trẻ em con hộ nghèo, trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được trợ giúp về chăm sóc y tế. Hoạt động văn hoá – thông tin, thể dục - thể thao, báo chí, phát thanh, truyền h́nh có bước phát triển, chất lượng hoạt động được nâng lên, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được đẩy mạnh, đă có 74,4% số hộ gia đ́nh, 54,2 thôn, buôn, khu phố được công nhận gia đ́nh văn hoá, đơn vị văn hoá. Báo Phú Yên, Đài phát thanh, Trung tâm truyền h́nh Việt Nam tại Phú Yên được đầu tư nâng cấp, nâng cao chất lượng. 100% xă, phường, thị trấn có hệ thống đài truyền thanh, trên 80% hộ dân có phương tiện nghe nh́n. Hoạt động thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh, phong trào tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 17,9% dân số. Công tác giải quyết việc làm được quan tâm, đạt kết quả đáng kể, b́nh quân hàng năm giải quyết việc làm cho 2,3 vạn người; triển khai chương tŕnh xuất khẩu lao động đạt kết quả bước đầu. Số hộ nghèo mỗi năm giảm b́nh quân 2%, từ 15,3% năm 2000 giảm c̣n 5,1% năm 2005. Các hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ chính sách được hỗ trợ xây dựng nhà ở, cơ bản hoàn thành xoá nhà tạm hộ nghèo giai đoạn 1. Công tác cứu trợ xă hội, chăm lo các đối tượng chính được quan tâm tốt hơn. Công tác pḥng chống tệ nạn xă hội cũng được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm.

Về công tác quốc pḥng – an ninh, tỉnh chủ động triển khai các chủ trương biện pháp tăng cường quốc pḥng – an ninh theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị khoá VIII về chiến lực an ninh quốc gia, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá IX về bảo vệ Tổ quốc trong t́nh h́nh mới, Nghị quyết 09, Nghị quyết 13 của Chính phủ về chương tŕnh quốc gia pḥng chống tội phạm, chương tŕnh pḥng chống ma tuư, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhờ đó an ninh chính trị, trật tự an toàn xă hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia bảo vệ chủ quyền vùng biển được phát huy, phát triển rộng khắp. Thế trận quốc pḥng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, nhất là các địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị. Tiềm lực quốc pḥng – an ninh trong khu vực pḥng thủ của tỉnh và các địa phương được tăng cường. Các lực lượng vũ trang nhân dân trong tỉnh được xây dựng theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phù hợp với t́nh h́nh và nhiệm vụ mới; chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu từng bước được nâng cao. An ninh miền núi và tuyến biển được đảm bảo. Đă ngăn chặn, vô hiệu hoá kịp thời và có kết quả không để bọn Fulro, Tin lành Đề ga xâm nhập vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi. Công tác tấn công, trấn áp các loại tội phạm, giữ ǵn trật tự công cộng và giải quyết các tệ nạn xă hội đạt kết quả, trật tự an toàn giao thông có tiến bộ.

*  
*     *

Thực tiễn phong phú và sinh động của phong trào cách mạng ở Phú Yên từ năm 1975 đến năm 2005 cả về thành tựu cũng như hạn chế đă để lại cho Đảng bộ nhiều bài học kinh nghiệm quư báu. Bước đầu rút ra một số bài học sau:

Một là: Thường xuyên làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thách thức.

Hai là: Phải coi sự gắn bó mật thiết của nhân dân đối với sự lănh đạo của Đảng và quản lư của Nhà nước là nhân tố quyết định mọi sự thành công.

Ba là: Thường xuyên coi trọng công tác tổ chức, công tác đào tạo cán bộ lănh đạo, quản lư; bồi dưỡng đồng bộ cán bộ lănh đạo quản lư ở cơ sở. Chú trọng xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lănh đạo có chất lượng cao và đồng bộ, đảm bảo ngang tầm với yêu cầu của sự phát triển.

Bốn là: Biết tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ của Trung ương Đảng và Chính phủ; của các tỉnh thành trên cả nước. Thiết lập các mối quan hệ với Việt kiều người địa phương đang sinh sống, làm ăn ở nước ngoài, kể cả các đối tác nước ngoài; hội đồng hương Phú Yên ở các thành phố lớn để kêu gọi sự đóng góp vốn, khoa học, công nghệ phục vụ cho sự phát triển của tỉnh nhà.

Mặc dù c̣n có những hạn chế, thiếu sót, nhưng những thành tựu to lớn mà toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân Phú Yên đạt được trong 30 năm qua là tiền đề vật chất và tinh thần hết sức quan trọng để Phú Yên tiếp tục phát triển, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2020 Phú Yên trở thành một tỉnh công nghiệp - dịch vụ, sánh vai với các tỉnh, thành trong cả nước.

 

PHÚ YÊN THEO D̉NG THỜI GIAN

Dương Thái Nhơn(*)

Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng Duyên Hải miền Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lư: 12053 - 13014' vĩ độ Bắc; 108037' - l 09013' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Đ́nh Định, Nam giáp tỉnh Khánh Hoà, Tây giáp tỉnh ĐắcLắc và Gia Lai và Đông giáp biển Đông. Nguyên xưa là đất Việt Thường. Đời nhà Tần (Trung Quốc) thuộc về Tượng Quận, đời nhà Hán thuộc quận Nhật Nam. Đời Lê Thánh Tôn, niên hiệu Hồng Đức thứ 1 (1470) Nam chinh lấy núi Thạch Bi làm giới hạn nhưng khoảng thời gian (1471-1577) từ núi Cù Mông vào Nam c̣n thuộc Man-lèo (?). Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng ủy dụ ông Lương Văn Chánh làm Trấn Biên quan, chiêu tập lưu dân đến Cù Mông, Bà Đài, khẩn đất hoang ở Đà Diễn. Năm thứ 54. Tân hợi (1611), chúa Nguyễn Hoàng sai Chủ sự là Văn Phong lấy đất chia làm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà, đặt phủ Phú Yên thuộc dinh Quảng Nam và dùng ông làm Lưu thủ. Đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên năm thứ 16 (Kỷ Tỵ, Lê Đức Long nguyên niên 1629) Văn Phong phản nghịch chúa Nguyễn sai Phó tướng Nguyễn Vinh đánh dẹp rồi lập Dinh Trấn Biên, sau gọi là Phú Yên dinh, đặt quan Trấn thủ, các chỗ duyên biên gần biển đặt làm 38 thuộc. Từ năm Quư Tỵ (1773), đất này thuộc về Tây Sơn. Năm Gia Long thứ 7 (1808) đổi làm Trấn và đặt chức Trấn thủ. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826) lại đặt Phủ Phú Yên đặt chức Tri phủ. Năm thứ 12 (1831) đổi thành phủ Tuy An thuộc vào B́nh Định. Năm thứ 13 (1832) phân hạng, thăng thành tỉnh Phú Yên, đặt 2 ty Bố chính và Án sát, thuộc B́nh Phú Tổng đốc thống hạt. Năm Tự Đức thứ 6 (1853) đổi làm Đạo, đặt 1 Quản đạo, văn thư sổ sách phải viết chữ Binh Định tỉnh lên đầu. Năm thứ 12 (1859) đặt thêm chức Tuyên phủ sứ; năm thứ 16 (1863) giảm chức Tuyên phủ lại đặt Chính Phó quản đạo (l chánh 1 phó). Năm thứ 29 (1876) lại đặt làm tỉnh với 2 ty Bố, Án, cũng thống hạt như cũ (thống hạt B́nh Phú Tổng đốc). Năm Thành Thái 11 (1899) lại đặt chức Tri huyện huyện Đồng Xuân, thuộc phủ Tuy An, và thăng huyện Tuy Ḥa thành phủ. Sau lại cắt miền thượng du của 2 phủ Tuy An, Tuy Ḥa và huyện Đồng Xuân đặt làm huyện Sơn Ḥa, đặt chức Tri huyện, thuộc vào phủ Tuy Hoà. Như vậy đến thời điểm này Tỉnh có 2 phủ 2 huyện. Đó là phủ Tuy An, huyện Đồng Xuân, phủ Tuy Ḥa, huyện Sơn Ḥa.

Với đặc điểm của một vùng đất như vậy, tôi xin thống kê lại biên niên sử của Phú Yên được bắt đầu từ năm 1611 để bạn đọc gần xa tham khảo:

 -Năm 1611 (Tân Hợi)

·  Chúa Nguyễn đặt phủ Phú Yên, cho 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà thuộc vào. Văn Phong làm Lưu Thủ.

-Năm 1648 (Mậu Tư)

· Trận chiến trên sông Nhật Lệ (2/1648) quân Trịnh thua. Thế tử Dũng Hiền dâng chiến tù và chúa Nguyễn lệnh cho đưa tù binh từ Thăng b́nh Điện bàn đến Phú Yên chia tan số tù binh ra cho ở các nội; cứ 50 người làm một ấp, đều cấp cho lương ăn nửa năm, nhà giàu bỏ thóc cho họ vay và cho họ t́m lấy lợi núi đầm mà sinh sống làng mạc liền nhau, về sau thành hộ khẩu.

-Năm 1708 (Mậu Tư)

· Chúa Nguyễn sai quan đặt một trường duyệt tuyển quân lớn ở Phú Yên

-Năm 1720 (Canh Tư)

· Sai Văn chức Nguyễn Đăng Khoa chia lập các ấp các thuộc ở Quảng Ngăi và Phú Yên

-Năm 1726 (Bính Ngọ)

· Tháng 4/1726, sai Kư lục chính dinh là Nguyễn Đăng Đệ đi tuần tra các phủ và định rơ chức lệ cho các thuộc mới lập. Hễ những nơi gần núi, ven biển th́ lập làm thuộc. Phú Yên có 38 thuộc

-Năm 1751 (Tân Mùi)

· Tháng 10/1751 Thủy Xá và Hoả Xá vào cống lễ vật cho Triều đ́nh (hành dinh đặt tại Phú Yên). Hai nước ở phía trên nước Nam Bàn, Thủy Xá ở phía Đông núi, Hoả Xá ở phía Tây núi. Buổi quốc sơ, v́ họ giáp với Phú Yên, cứ 5 năm một lần sai người đến các nước ấy cho quà (áo gấm, mũ, nồi đồng, chảo sắt, và chén đĩa bằng sứ).

-Năm 1771 (Tân Măo)

· Tháng 12/1771 lấy Cai đội dinh Phú Yên là Nguyễn Vân làm Trấn thủ dinh B́nh Khang.

· Núi Thạch Bi ở Phú Yên bị sét đánh, đá đen ở núi đều hoá ra trắng cả, xa trông như bia đá dựng đứng, sắc như tro trắng. Chúa sai làm lễ Đảo.

· Thuyền chúa Nguyễn đóng ở cửa biển Xuân Đài. Sai Vơ Tánh đem quân đánh La Thai (La Hai). Tham đốc quân Tây Sơn là Phạm Văn Điềm thua chạy. Nguyễn Ánh lấy lại được phủ Phú Yên. Chúa Nguyễn thưởng cho tướng sĩ 300 quan tiền, 150 áo chiến, sai đặt bảo ở Hội An, lượng để quân pḥng thủ.

· Đặt quan công đến dinh Phú Yên, lấy Nguyễn Văn Nhân làm Lưu thủ, lấy Nguyễn Y Mân làm Cai bạ. Văn Giáp tham mưu là Nguyễn Văn Diệu làm Kư lục.

- Năm 1793

· Tháng 8 năm 1793 Sai Lưu thủ Nguyễn Văn Nhân trở về Phú Yên, đắp bảo Lao Thai, dựng kho tạm trữ thóc thuế để sẵn lương thực cho quân. Triệu tham tri H́nh bộ hành Cai bạ B́nh Khang là Lê Đăng Khoa đến hành tại. Lấy Cai bạ Phú Yên là Nguyễn Y Mẫn làm Cai bạ B́nh Khang.

· Tháng 9/1793 Thuyền chúa Nguyễn từ cửa Thị Nại về đóng ở cửa Xuân Đài. Vơ Tánh, Nguyễn Văn Trương đều đem thủy binh đi theo. Tôn Thất Hội lấy bộ binh ở lại trấn thủ Phú Yên. Nguyễn Hoàng Đức quản 2 chi Tuề Oai và Kiến Vơ giữ trung đạo La Thai. Nguyễn Long cai quản tri trấn vơ giữ thượng đạo Thạch Thành, Vũ Văn Lượng và Nguyễn Văn Nhân quản 36 chiếc thuyền giữ hạ đạo Vũng Lấm.

- Năm 1794 (Giáp Dần)

·     Tháng 3/1794 Tướng Tây Sơn Nguyễn Văn Hùng đem 40.000 quân bộ đánh lấy Phú Yên, Lưu thủ Nguyễn Văn Nhân chạy báo cho Diên Khánh Đông cung ra lệnh cố giữ để chờ viện binh.

·     Tháng 5/1794 Thuyền chúa Nguyễn tiến đóng ở cửa biển Xuân Đài.

·     Tháng 10/1794, quân Tây Sơn do Trần Quang Diệu và Lê Trung chỉ huy đánh lấy Phú Yên.

- Năm 1796 (Bính Th́n)

· Tháng 10/1796, sai Khâm sai Cai cơ hành Lưu thủ Phú Yên là Nguyễn Đức Trinh quản đạo Hưng Phúc.

- Năm 1797 (Đinh Tỵ)

· Mùa hạ năm 1797 Vũ Tính cùng Nguyễn Văn Thành đánh lấy được bảo Hội An (Phú Yên). Được lệnh chúa Nguyễn đánh lấy luôn đồn La Thai.

- Năm 1798 (Mậu Ngọ)

·   Tháng 11/1798 Nguyễn Ánh sai Chưởng dinh Tiên phong Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường đem quân đóng ở sông Đà Diễn thuộc Phú Yên.

 - Năm 1799 (Kỷ Mùi)

·   Thuyền Nguyễn Ánh đóng ở đầm Cù Mông sai Nguyễn Văn Thành điều bát bộ binh từ Xuân Đài tiến đến Hội An, vượt qua ngọn núi Ải Thạch đánh với Tây Sơn ở tại núi Tam Tháp. Tây Sơn lui. Nguyễn Văn Thành đánh với Tây Sơn ở đồn An Mỹ. Tham đốc là Phạm Văn Điềm hàng, thu phục được Phú Yên. Hoàng Diệu sai Đào Công Giản Tuấn vào Phú Yên cùng Phạm Văn Điềm bố trí quân ở Phú Yên hơn 90 cơ sở để chặn đánh quân của Nguyễn Văn Thành. Nguyễn Văn Thành kéo đại quân từ Xuân Đài lên gặp quân Tây Sơn và đánh nhau tại Xích Thổ Thanh Kỳ (đều tên đất). Tuấn thua, Thành đánh thẳng Hội An. Tuấn chạy về núi Ải Thạch. Thành đánh núi Ải Thạch rồi đến núi Ngư Cốt (xương cá) Tuấn lui về giữ La Thai. Thành đánh lấy La Thai.

·   Tháng 4/1799, sai Nguyễn Văn Thành thống quản tướng sĩ Tiền quân kiêm dinh Tiên phong và 5 cơ voi thuộc vệ Hùng Vơ quân Thần sách. Cùng cả quân Xiêm tiến lấy Phú Yên. Nguyễn Văn Thành đánh bảo Hội An của Tây Sơn, Tham đốc Tây Sơn là Phạm Văn Điềm đầu hàng. Thu phục được dinh Phú Yên.

·   Tháng 5/1799 Đặt quan công đường dinh Phú Yên, lấy Hiệu kư Tả Chí Trung quân là Hồ Đức Vạn làm Lưu thủ. Trần Minh Đức làm Cai bạ, Vơ Đức Thông làm Kư lục (Đức Thông là người Phú Yên).

·   Tháng 6/1799 Quản vệ Phấn Dực là Tống Phước Lương đánh phá được thống binh giặc biển là Phan Văn Tài ở cửa biển Kim Bồng, đuổi đến Phú Yên lại đánh được. Trước là Tây Sơn chiêu nạp bọn đầu sỏ giặc biển, trao cho chức thống binh, muốn lợi dụng cái nghề thủy chiến của họ để chống quân Chúa Nguyễn.

·   Trưng dụng thợ đúc, thợ bạc ở các dinh Phú Yên, B́nh Khang, B́nh Thuận, họp cả về Gia Định để đúc súng ống và binh khí.

·   Tháng 11/1799, Chúa Nguyễn sai các dinh B́nh Thuận, Phú Yên... đo đường sá xa gần để tâu lên chúa Nguyễn: Phú Yên từ đỉnh núi Cù Mông đến mốc giới đỉnh đèo Đại Lănh dài hơn 20. 737 trượng).

 -Năm 1800 (Canh Thân)

Thuyền Chúa Nguyễn tiến đóng ở Vụng Na (La), Tỉnh Phú Yên

· Tháng 4 nhuận/1800 lấy Chánh Trưởng chi Hữu chi Thiện Vơ dinh Tiên phong là Phạm Tiến Tuấn làm Lưu thủ Phú Yên. Thuyền chúa Nguyễn đến Tích Áo (Vũng Tích) (thuộc tỉnh Phú Yên).

· Tháng 8/1800 sai Cai cơ đội Vơ Dũng lạc ṭng quân thần sách là Nguyễn Văn Yển đi chở 16.000 quan tiền ở Diên Khánh đến quân thứ Cù Mông.

· Tháng 9/1800 Chúa Nguyễn dừng tại Nan Dữ [Ḥn Nan] (ở trong cửa biển Cù Mông).

- Năm 1801 (Tân Dậu)

· Tháng 1/1801 Chúa Nguyễn dừng ở hành tại Ḥn nan. Ban phát quân phục cho các quan. Băi bỏ sưu ruộng ở Phú Yên. Cấp tiền cho tướng sĩ các quân bị thương ở mặt trận lưu dưỡng ở Phú Yên theo thứ bậc khác nhau (phó vệ 5 quan, cai đội 3 quan, phó đội 2 quan, lính 1 quan). Sai Lưu Phạm Văn Nhân giữ Cai bạ Phú Yên là Trần Minh Đức khỏi bệnh cho làm việc dinh như cũ. Miễn thu gạo giúp của các hạng dân biệt rạp, biệt Tích ở Phú Yên. Số quân ở Phú Yên c̣n ít, sai dinh thần cư trong hạt ai t́nh nguyện làm lính th́ không kể là quân trung nghĩa cũ hay là dân thuê nạp đều cho gọi đến lập thành đội ngũ lệ theo sai phái.

· Tháng 11/1801 từ Phú Yên, Quy Nhơn đến Thuận Hóa, thẳng tới Hoành Sơn, đều đă thuộc vào đồ bản (đất của nhà Chúa Nguyễn).

-Năm 1802 (Nhâm Tuất)

· Phú Yên dựng miếu công thần. Nguyễn Ánh chiếu rằng "khoảng các năm Kỷ mùi, Canh thân, trải bao năm dụng binh, các tướng sĩ theo trẫm ở Phú Yên và B́nh Định, hoặc cư giữ cô thành mà chết tiết nghĩa. Vậy ta hạ lệnh cho hai dinh lập miếu thờ". Trấn Phú Yên dựng miếu ở Ḥn Nan(Vụng) Cù mông để thờ Mai Đức Nghị và những người chết trận, chết bệnh từ Thị Dă đến Phú Yên, cả thảy 526 người. Ở gian chính thờ 5 người: Thần sách quân hậu dinh đô thống chế tăng thiếu bảo quận công Mai Đức Nghi. Ở gian tả nhất thờ 57 người. Ở gian hữu nhất thờ 57 người. Ở gian tả nhị thờ 70 người. Ở gian hữu nhi thờ 70 người. Nhà bên Đông thờ 134 người. Nhà bên Tây thờ 133 người.

-Năm 1812 (Nhâm Thân). Gia Long thứ 11

Gia Long có chiếu chỉ năm Quí Dậu (1813) mở khoa thi Hương ở trường B́nh Định cho học tṛ Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên, B́nh Hoà họp thi. Học tṛ đến thi đều được cấp lương đi đường.

· Tháng 9 năm 1812 đắp thành đất ở Phú Yên.

-Năm 1819 (Kỷ Măo) Gia Long thứ 18

· Bộ Hộ báo cáo Phú Yên số đinh hơn 5000 người. Công tư điền thổ hơn 49. 600 mẫu

· Tháng 11 năm 1819 ở Phú Yên có tiếng trống trời (giờ Dậu ngày hôm ấy, trời không có mưa gió chợt nghe trên không có một tiếng như sấm từ Cù Mông trở vào, từ Đại lănh trở ra, đầu nguồn cửa biển, cửa nhà quan dân, không chỗ nào là không chuyển động, phút chốc th́ thôi)

-Năm 1820 (Canh Th́n) Minh Mạng thứ 1

· Sai biền binh thuỷ quân đem thuyền hiệu, thuyền ô, thuyền lệ đi chở gỗ cây, đá phiến cùng tiền và sản vật nhà nước ở Phú Yên đem nộp về kinh. Bắt đầu đặt 4 dinh: Thần cơ, Tiền phong, Long vơ, Hổ oai quân thị nội. Mỗi dinh đều 5 Vệ. Ở Phú Yên đội Thắng súng thuộc dinh Thần cơ

· Tháng 5 năm 1820 định ngạch thuộc lại cho Phú Yên. Phú Yên chỉ có hơn 5000 người nên ngạch thuộc lại: Tả thừa ty: 1 người; Hữu thừa ty: 1 người; Câu kê: 1 người; Cai họp: 1 người; Thủ họp: 3 người; Thư lại: 25 người

-Năm 1821 (Tân Tị) Minh Mạng thứ 2

· Tháng 5 năm 1821, Thuỷ Xá xin phụ thuộc vào nước ta. Đầu đời Gia Long Quốc trương nước ấy sai sứ đến Phú Yên xin quy phục. Thế Tổ cho nhiều gấm vóc, lụa rồi bảo về. Đến nay sai người mang đồ vật được cho trước kia là cồng thau, sáp ong làm tin đến Bảo Phước Sơn, xin cho sứ được thông hành vào cống. Trấn thần tâu lên. Vua y cho.

-Năm1822 (Nhâm Ngọ) Minh Mạng thứ 3

· Tháng 3 năm 1822 Trấn Phú Yên được đặt thêm chức Đốc học, ở Phủ được đặt một Giáo thụ hàm chánh thất phẩm, huyện đặt một Huấn đạo hàm Chánh bát phẩm. Sai Lang trung Hộ Bộ Trương Thừa Huy đem các bộ, ty đi thanh tra ở Phú Yên. Dời văn miếu trấn Phú Yên đến Xuân Sơn. Trấn thần thấy miếu cũ địa thế chật hẹp, gỗ ván đă mọt nát, xin dời về đây. Vua chuẩn y theo lời.

· Tháng 4 năm 1822, lấy Kư lục Quảng B́nh Lê Văn Quảng làm Kư lục Phú Yên. Định ngạch tượng cục ở Phú Yên 355 người. Lấy số ngạch năm nay làm chuẩn. Định niên khoá duyệt tuyển ở Phú Yên lấy năm Mậu, năm Quí làm lệ duyệt tuyển măi măi.

· Tháng 9 năm 1822, đổi tên trạm ở Phú Yên 6 trạm: Phú B́nh, Phú Khê, Phú Đường, Phú Tân, Phú Vinh, Phú Đê.

· Phú Yên mưa lụt, băi cát ở cửa biển cũ Phú Sơn vỡ thành cửa biển mới (từ bờ phía Bắc cửa mới đến phía Nam rộng 24 trượng, 7 thước, sâu 1 trượng, 1 thước, 1 tấc. Dài 64 trượng, 5 thước cách cửa cũ 1.010 trượng)

- Năm 1823 (Quí Mùi) Minh Mạng thứ 4

· Tháng 3 năm 1823 người thôn Diêm Điền thuộc huyện Đồng Xuân, Trấn Phú Yên là Nguyễn Văn Tựu có hiếu hạnh, để tang cha mẹ, làng mạc đều khen. Trấn thần hỏi được sự trạng tâu lên. Vua nói "có người con hiếu như thế chính phải nên thưởng để khuyến khích phong hoá. Chuẩn cho Bộ lễ bàn cấp biền ngạch khắc bốn chữ "hiếu thuận khả phong". Nết hiếu thuận có thể làm phong thanh để giáo hoá”. Bắt đầu đặt chức Đốc học ở Phú Yên. Và lấy Tri phủ Ninh giang là Phạm Vũ Phác làm Đốc học Phú Yên.

- Năm 1824 (Giáp Thân)

· Tháng 1 năm 1824 Chở 50.000 quan tiền kẽm ở kho kinh đến Phú Yên

· Sông Bàn Thạch ở Phú Yên có cá sấu lớn thường làm hại dân, dân bắt được trấn thần cho là cá sấu hại người c̣n hơn cọp, xin thưởng 30 quan tiền cũng như lệ bắt được cọp. Vua y cho. Sắc từ sau có việc giống như thế, th́ chiếu lệ mà thưởng. Đổi trạm Phú Đê ở Phú Yên làm trạm Phú Thịnh. Trước kia trạm Phú Đê đặt ở Thạch Đê, xa cách dân cư, trấn thần xin chọn nơi khác, dời đặt ở xă Quan Định, nhân đổi tên trạm như thế.

· Tháng 10 năm 1824 tŕnh hạn thư, bắt đầu từ ngày tiếp công văn của bộ đến Phú Yên 60 ngày. Trái hạn th́ chiếu luật để chậm trễ văn thư công mà xử đoán.

· Đúc ấn "Tuyển trường " và dấu kiềm bằng ngà cho trấn Phú Yên mỗi thứ 1 cái.

-Năm 1825 (Ất Dậu) - Minh Mạng thứ 6

·  Lấy Đốc học Phú Yên là Phạm Vũ Phác làm Thiệm sự Bỗ lễ. Tri phủ Đoan Hùng là Bùi Tuấn Tuyển làm Đốc học Phú Yên.

-Năm 1826 - Minh Mạng thứ 7

· Đặt chức Tri phủ Phú Yên

-Năm 1828 (Mậu Tư) Minh Mạng thứ 9

· Tháng 4 năm 1828 Lấy Đốc học Phú Yên là Lê Nguyên Trung làm Viên ngoại lang Hộ bộ thự lang trung. Giáo thụ Thái b́nh là Đào Xuân Sảng làm Thự đốc học Phú Yên. Định giá cước tải lương từ Phú Yên đến kinh mỗi thúng thóc là 57 phương, 9 thúng th́ cấp 1 quan 8 tiền.

· Tháng 9 năm 1828 Đổi các đội cường súng ở Phú Yên làm Trấn binh Trấn Phú Yên chiếu nguyên ngạch xếp thứ tự các đội nhất nhị tam tứ ngũ lục.

-Năm 1829 (Kỷ Sửu) - Minh Mạng thứ 10

· Tháng 3 năm 1829, Thuỷ Xá sai sứ đến thông khoán. Trước là năm Minh Mạng thứ 2 Quốc trưởng Ma Ất sai sứ tới thành Phước Sơn, trấn Phú Yên xin cống. Giới hạn Hoả Xá: Đông giáp thuộc man Phú Yên; Tây giáp nước Lèo; Nam giáp thuộc man B́nh Hoà; Bắc giáp thuộc man B́nh Định. Bộ Hộ tâu dâng sổ tổng kê về hộ khẩu Phú Yên có 5.963 người. Định lại danh hiệu ngạch tương binh ở Phú Yên biền binh 50 người, voi 7 thớt và gọi là cơ phú tượng

- Năm 1830 (Canh Dần)-Minh Mạng thứ 11

· . Định lệ trao cờ bắn súng các hạng thuyền công sai vận tải tầm thường hay đi lại qua đường biển Phú Yên không phải treo cờ bắn súng.

· Tháng 3 năm 1830, đặt Bộ Trầm hương ở Phú Yên, sai mộ dân ngoại tịch sung vào (lấy 30 người làm định ngạch, mỗi người hàng năm nộp thuế một cây trầm hương, phàm lấy được kỳ nam phải đem nạp hết vào quan, tính trừ vào thuế. Ai giấu bớt th́ phạt roi.

-Năm 1831 (Tân măo) - Minh Mạng thứ 12

· Định lại lệ thuế thuyền buôn của ngoại quốc ở Phú Yên giảm 2/10. Định lệ về bạc chứa ở kho Phú Yên 2000 lạng. C̣n dư ra đến gấp đôi trở lên th́ nộp hết về kinh.

· Tháng 4 năm 1831, lại sai các trấn Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên, B́nh Hoà đều chọn mua thứ ngựa trắng tốt, độ 2, 3 con để lựa chọn vào chuồng ngựa Thiên nhân. Thăng giáo thụ Nam Sách Phạm Gia Lâm lên Thự đốc học Phú Yên. Đổi Phủ Phú Yên làm Phủ Tuy An.

- Năm 1832

· Tháng 1/1832 thưởng tiền và gạo 6 tháng cho 6 trạm ở Phú Yên bắt đầu từ tháng giêng. Mỗi tháng cấp tiền 40 quan, gạo 25 phương.

· Trấn Phú Yên dựng 1 nhà chăn nuôi tằm chọn đất trồng dâu. Mượn người sung vào làm tằm mẫu, tằm phụ để giữ việc nuôi tằm. Mỗi năm đến tháng giêng (AL) chọn ngày tốt, sai người làm lễ tế Tiên tằm ở chính giữa nhà tằm. Người nuôi tằm th́ đi hái dâu nuôi tằm, từ đó về sau tiếp tục làm như vậy. Lễ Bộ tâu: "3 đội nhất, nhị, tam thuộc thủ thanh b́nh ở kinh chỉ có 110 người, cần mộ thêm 40 người ở các hạt Nam - Ngăi - B́nh – Phú”.

· Ở Phú Yên nếu quân và dân có hội nhóm họp, phường chèo, phường để biểu diễn th́ cho phép những người trong các đội được thu lấy 1/10 trong số tiền thẻ thưởng mà người ca hát đă được.

· Tỉnh Phú Yên: thống trị 1 phủ Tuy An và 2 huyện Đồng Xuân, Tuy Hoà. Đặt quan chức ở Phú Yên: Tổng đốc kiêm làm việc Tuần Phủ. Bố Chính, Án sát. Hai ty Bố, Án mỗi ty có 1 Thông phán và 1 Kinh lịch. Đặt 1 lănh binh quan (dùng quan tùng tam phẩm). Lănh binh quan Phú Yên chuyên coi cơ Phú tráng, cơ Phú Yên, cơ Phú tượng, cơ An man, kiểm quản thủy cơ Phú Yên. Cơ Phú tráng Phú Yên c̣n thiếu sẽ nói sau. Quan phủ thiên - trường là Nguyễn Hữu Vi cho làm Phó vệ úy, trật tùng tam phẩm, sinh lănh binh quan Phú Yên.

· Quốc trưởng nước Nhă  Di  Lư (nước này ở tây dương hoặc gọi là Hoa Kỳ, hoặc gọi là Na Ly Càn, hoặc gọi là Anh Cát Lợi mới đều là biệt hiệu nước ấy) sai bọn bề tôi là Nghĩa - Đức - Môn La - Bách đại, Uy đức - giai - tâm - gia (tên của 2 người) đem quốc thư xin thông thương thuyền ở cửa Vũng Lấm thuộc Phú Yên. Vua sai viên ngoại Lang Nguyễn Tri Phương tư vụ Lư Văn Phúc đi hội cùng với quan tỉnh lên trên thuyền thết tiệc và nói với họ từ nay có đến buôn bán th́ cho đỗ ở vịnh Trà Sơn, tấn sở Đà Nẵng. Bỏ bớt chức Đốc học ở Phú Yên. V́ số học tṛ tỉnh Phú Yên có ít, nên bỏ Đốc học, đặt 1 Giáo thụ giảng dạy ở trường tỉnh. Phàm có việc học tập, khảo hạch vấn theo lệ, làm như trước.

· Chọn 39 Sở là những nơi nhiều việc và nặng nề hơn cả, chuẩn cho viên coi giữ, được theo phẩm hàm chi lương bổng: Phú Yên 2 sở: Cù Mông, Vũng Lấm. Những phủ trung khuyết hoặc giảm khuyết đặt 1 tri phủ: Tri phủ Tuy An, kiêm lư huyện Đồng Xuân, thống hạt huyện Tuy Hoà.

 - Năm 1833 (Quư Tỵ) - Minh Mạng thứ 14

· Tháng 1/1833 lại truyền dụ cho Phú Yên phái 1 quản cơ và 200 biền binh, vào ngay Phiên An theo Lê Phúc Bảo sai phái. Các quan quân đi trận ấy đều thưởng trước cho tiền lương 1 tháng. Tháng 11/1833 Thủ án sát Phú Yên là Phùng Huy Giảng chết.

· Cho viên ngoại lang Bộ H́nh là Vũ Đức Mẫn thăng thự án sát Phú Yên. Cấp cho Phú Yên 1 hàm thứ hiệu. Chiếu theo lệ các thành, trấn trước xếp, cơ đội lẻ tẻ ở Phú Yên thành Thủy cơ. Sai các tỉnh... Phú Yên: điều chế 1.000 ống phun lửa. Phái những biền binh trong cơ thần cơ Tiền vệ thông thạo pháp chế ống ấy, chia nhau đi chỉ bảo. Lại sai các tỉnh... Phú Yên điều chế thêm 1.000 ống phun lửa.

· Tỉnh Phú Yên có bệnh dịch, nhân dân bị truyền nhiễm, chết hơn 5.000 người.

· Tháng 12/1833, đặt các vệ ủy dơng ở B́nh Định và Phú Yên. Bốn vệ Phú Yên: 500 người gọi là Nghị vơ vệ. Mỗi vệ 10 đội, mỗi đội 50 người, mỗi đội có 1 người làm đầu mục, cấp cho văn bằng làm ngoại uỷ suất đội. Trong vệ có 1 người làm cai tổng cấp cho văn bằng ngoại ủy phó vệ, cấp cho khí giới lương bỗng, tiền, gạo. (Ngoại ủy phó vệ lương 3 quan tiền/tháng, 1 phương gạo/tháng. Ngoại ủy suất đội lương mỗi tháng 1 quan tiền, 1 phương gạo Hương dơng. Tha thuế thân năm ấy cho vệ nghị vơ ở Phú Yên. Sai hữu tư may cờ cấp cho vệ nghị vơ ở Phú Yên. 1 lá cờ cơ đuôi nheo 20 lá. Các vệ ở Phú Yên phải gọi đến đông đủ vào ngày 19 tháng này để thao diễn pḥng khi cần dùng. Truyền lệnh cho Phú Yên tải 15. 000 hộc thóc kho đem đến trữ ở Khánh Hoà. Năm trước đă dự khoá lệ: Tỉnh Phú Yên thủy cơ 3 đội. Ư theo năm trước không dự khoá lệ tỉnh Phú Yên 3 đội cơ Phú Tráng (giảm điểm). 1 đội cơ Phú tương, 4 đội cơ Phú Yên và đội pháo thủ (triệu mo). Sai Phú Yên chế tạo 1. 000 cây tráng thương.

-Năm 1834 (Giáp Ngọ) - Minh Mạng thứ 15

·  Định lệ thi Hương Trường Thừa Thiền, sĩ tử các tỉnh từ Quảng B́nh đến Nam Phú Yên. Sai thủy quân chuyển vận súng lớn, súng nhỏ, diêm tiêu, lưu hoàng đi phát cho... Phú Yên 300 cây điểu thương 6. 000 viên đá lửa. Phú Yên đến Nam Kỳ th́ dấu màu quan lục. Lấy 2 người. Sai chuyển vận cho Phú Yên 3 vạn quan tiền.

· Tháng 5/1834, định lại phẩm trật tỉnh Phú Yên, cờ Phú Yên, đổi thẳng làm vệ Quang Dũng, phẩm trật lương bỗng đều xếp dưới Ngũ Bảo. Đặt tên gọi Tả Kỳ gồm B́nh Định đến B́nh Thuận. Lại cho các thủy cơ Phú Yên, mỗi vệ 10 đội, thiền th́ tuyển thân dân ở ven biển sung vào (Phú Yên nguyên ngạch có 3 đội, nay tuyển thêm 7 đội) phẩm trật lương bổng xếp dưới ngũ thủy ở kinh. Cho Nguyễn Văn Hảo làm Án Sát Phú Yên.

· Tháng 8/1834, các Tú tài Nam Kỳ được Bộ Lại chia bổ làm hậu bổ Phú Yên.

· Tháng 10/1834 Thăng: Lê Văn Diệp, Cai đội lên Thự phó vệ úy Thủy vệ Phú Yên.

-Năm1835 - Minh Mạng thứ 16

· Tháng 1-1-1835 Vũ Quưnh làm Bố chính Phú Yên.

· Tháng 2/1835, lại dụ cho Phú Yên tải 30. 000 viên đạn ch́ súng tiểu san đến Khánh Hoà để dùng.

· Tháng 3/1835, lại ra lệnh cho Phú Yên tải 200. 000 quan tiền kho đến Gia Định, rồi trích giao cho Vĩnh Long và Định Tường mỗi tỉnh 80. 000 quan.

· Tháng 5/1835, chuẩn định cho Phú Yên trước đặt lănh binh quan, nay đổi làm Phó lănh binh quan.

- Năm 1836 (Bính Thân) -Minh Mạng thứ 17

· Quan tỉnh Phú Yên tâu nói: "Tỉnh ấy nguyên ở chỗ băi cát không những là đắp thành không được vững bền lại không phải nơi dùng làm việc vơ bị". Vua sai chọn đất khác đắp thành mới xin di về đất Long Uyên ở huyện Đồng Xuân. Vua sai Tổng đốc tỉnh Phú Yên là Vũ Xuân Cẩn đi xem lại cũng tâu lên là địa thế của tỉnh ấy không đâu hơn đất nguyên mới chuẩn cho thi hành.

· Tháng 3/1836 Hộ lư tuần phủ Phú Yên Vũ Quỳnh, tâu nói Lính Cơ An - man cũ trước đă chia đóng các xă thôn ven biên giới thuộc tỉnh hạt, đă thành nề nếp cũ rồi. Vậy xin đến kỳ làm sổ, cho ghi vào sổ dân đinh sở tại vua y cho.

· Ngày 1-5-1836 Định hạn đi vận tải đường biển cho Phú Yên trở vào Nam, Năm nào vận tải 1 lần th́ tháng 7 đi, tháng 5 trở về; chở 2 lần, th́ lần trước, tháng 3 đi, tháng 4 về; lần sau, tháng 5 đi, tháng 6 về.

· Ngày 1-7-1836 đổi là giá cước phí thuyền vận tải từ Phú Yên đến kinh 3 quan 1 tiền.

· Tháng 8/1836 Hộ phủ Phú Yên là Vũ Quưnh bị tội, phải miễn chức. Cho nguyên Bố chính Gia Định là Tôn Thất Lương làm Bố chính Phú Yên.

· Ngày 1-10-1836 Định lệ hàng năm thu mua sản vật ở các tỉnh... Phú Yên. Ngà voi, gỗ trầm thị.

- Năm 1837

· Mới đặt chức Tri huyện Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Tỉnh hạt có 1 phủ (Tuy An), 2 huyện (Đồng Xuân, Tuy Hoà), địa thế rất rộng, từ trước chỉ đặt một tri phủ kiêm lĩnh 2 huyện, thế khó trông coi cho xiết. Vua cho quan tỉnh, trích Tổng Đồng Xuân - thượng đổi thuộc vào huyện Tuy Hoà, đặt 1 chức tri huyện Tổng Đồng Xuân Hạ, số đinh điền gấp đôi, chia làm 2 tổng, vẫn thuộc huyện Đồng Xuân. C̣n phủ Tuy An kiêm lư huyện Đồng Xuân. Thống hạt huyện Tuy Hoà đặt ở địa phận thôn Phú Mỵ.

· Tháng 2/1837 định rơ điều lệ thi Hương, thi Hội: Về dấu quyển năm trước Phụ thi trường Thừa Thiên, đă cho họp cùng Phú Yên đánh dấu sắc xanh. Mùa thu năm nay thi riêng trường tỉnh ḿnh, th́ sắc xanh nên bỏ, lại đem Phú Yên cùng Quảng Ngăi, B́nh Định đều dùng sắc đỏ.

· Tháng 3/1837 Vua cho Thự án sát Phú Yên là Vũ Thế Trường đổi thự án sát B́nh Định. Bổ dụng làm viên ngoại lang bộ H́nh, thành Thự án sát Phú Yên. Định lại lệ ban lương lại dịch cho Phú Yên chia làm 2 ban, người ban ứng trực th́ mỗi tháng cấp tiền: 5 tiền gạo 1 phương, duy Ty An biên thành trấn lấy 20 người, thường xuyên mỗi tháng cấp tiền 1 quan, gạo 1 phương.

· Tháng 4/1837 Định lại địa phương. Phía Nam đến B́nh Thuận... Quảng Ngăi biên viễn, Phú Yên là cực biên.

· Tháng 6/1837 Định lệ thưởng cho quản thanh tra Phú Yên. Đổng lư được thưởng kỷ lục 2 thứ, nhân viên thừa biện được thưởng ủy lục 1 thứ.

· Tháng 7/1837 Cấp thêm 1 ống kính thiên lư cho Phú Yên. Đội kim sang ở lại vài ngày chỉ bảo cách nom, ḍm và mổ đóng lau chùi. Bổ thụ Lê Văn Diệp làm Phó Vệ úy vệ thủy Phú Yên.

· Quan tỉnh tâu lên Vua “Quốc vương nước Hoả Xá là Vĩnh Bảo chết, người nước ấy theo tục, cùng nhau lập người cháu gọi bằng cậu tên là Liệt nối làm quốc trượng, báo đến Phú Yên. Vua bảo bộ lễ rằng: "Nước ấy ở nơi cơi xa hẻo lánh, quen thói quê mùa, không biết nghi lễ giao tế, quốc trưởng tôn lập lên, cũng như là tù trưởng người man, tuy từ trước đến nay, liệt vào quốc vương, nhờ vậy ơn huệ hiển hách... tháng 10 tiến kinh tạm đợi khi sứ nước ấy đến, lại giáng chỉ cho thi hành".

· Tháng 10/1837 Các địa phương theo tục xét hỏi những người con hiếu thảo và đàn bà tiết nghĩa trong hạt đem sự trạng tâu lên, trong đó có Nguyễn Văn Thiệu là con người hiếu tử ở Phú Yên. Nguyễn Văn Thiệu, tuổi 40, thuận thờ cha mẹ, cha tên ấy có tật bệnh, không ăn được, Thiệu dùng nhiều cách để phụng dưỡng, làng mạc lớn bé đều khen là hiếu. Bộ lễ bàn xin châm chước cấp cho 20 lạng bạc và đoạn lần ngoài vào trong, mỗi thứ 1 tấm, c̣n như biên ngạch, cha tên ấy đă được nêu thưởng, c̣n cùng ở với nhau, nghĩ nên đ́nh cấp. Vua bảo rằng: "Nguyễn Văn Tựu trước v́ hiếu hạnh được nêu thưởng, con hắn là Nguyễn Văn Thiệu lại nói được đạo hiếu, được làng mạc suy tôn, thực là một việc rất tốt ở triều thịnh. Kể th́ nhà nước dạy điều hiếu, làm điều trung, nguyên là mưu Tính về phong tục và ḷng người, nếu con của Thiệu lại có hiếu hạnh, thế là một nhà 3 đời được tất, th́ hay là nhường nào ! Trẫm tất nêu thưởng rất hậu, Nên cấp cho cả biển ngạch (biển ngạch khắc 4 chữ: "Thiệu thuật hiếu phong) có nghĩa là nối tiếp nếp hiếu.

- Năm 1838 - Minh Mạng thứ 19

· Quan ngự sử ở Đạo B́nh Định, Phú Yên là Hoàng Thu. Cho Tôn Thất Bố chính Phú Yên, thăng thự tham tri Bộ Binh, Vũ Đức Quyền Án sát Thái Nguyên, thăng thự Bố Chính Phú Yên. Nêu thưởng dân sống lâu 100 tuổi ở Phú Yên 30 người. Định các thủ phủ, thủ huyện ở các địa phương... Tỉnh Phú Yên th́ phủ Tuy An, huyện Tuy Hoà.

Tháng 4/1838 Tổng đốc B́nh Định - Phú Yên là Trịnh Quang Khanh phải giáng chức. Cho Phó Vệ úy thủy Phú Yên là Lê Văn Diệp thăng thự phó vệ úy vệ ngũ doanh hữu thủy sư. Cho Quản cơ Nguyễn Văn Quỳnh làm phó vệ úy thủy Phú Yên.

- Năm 1939 (Kỷ Hợi) - Minh Mạng thứ 20

· Định lại các điều lệ tương binh ở tỉnh Phú Yên, ngạch voi 6 thớt, tương binh 1 đội 31 người. Thự Bố chính Phú Yên Đỗ Huy Cảnh sung làm quan Khâm sai Trưởng tuyển.

· Tháng 3/1839 Án sát Phú Yên Lương Quốc Quang đổi bổ Án sát Hà Nội lănh trung bộ lại kiêm nhiếp hữu tá tỳ phủ tôn nhân Lê Khiêm Quang đổi bổ làm Án sát Phú Yên. Định rơ lại ngạch thiền nhất định cho tỉnh Phú Yên: 23 chiếc.

· Lại, sang năm, chính là năm lệ cống của nước Hoả Xá và bàn vệ năm ấy của 9 chân thuộc phủ Cam Lộ vào chầu, nay xin tư cho các hạt Phú Yên.

· Định hạn về kỳ hạn đi đường từ Phú Yên về kinh nộp là 7 ngày. Nếu đúng hạn th́ được b́nh hạn ưu. Hạng b́nh thường quản giải kỷ lục 1 thứ suất đội coi riêng thuyền 10 quan tiền, đội trưởng 8 quan, tay lái 3 quan, biền binh 1 quan.

- Năm 1840 (Canh Tư) - Minh Mạng thứ 21

·    Tháng 2/1840 Phàm vị thần nào đă biên vải điển lệ thờ cúng như thần núi Hải Vân, Thúy Ba... đều có đền riêng, vẫn theo điển lệ mà tế. Về hạt Phú Yên: núi Đại Lĩnh, sông Đà Diễn, chọn chỗ đất sạch sẽ đặt 1 đàn bày thần vị, trong bài thần vị viết rơ thần vị núi nào, thần vị sông nào. C̣n đến lễ phẩm, cũng nên phân biệt có hơn kém. Lễ dùng 1 trâu, 1 lợn. Vua theo lời tâu, chuẩn cho từ sau theo đấy làm lệ

·     Đổi phó lănh binh Gia Định là Dương Thiều làm Phó lănh binh Phú Yên; Phó lănh binh Phú Yên là Phan Văn Thư thăng thự lănh binh B́nh Thuận. B́nh Định, Phú Yên thường năm 2 vệ cơ thay phiên nhau đổi đóng thú, th́ cho lệ thuộc vào 2 vệ nhất nh́ thuộc trung doanh.

·    Sai Phú Yên nuôi ngựa công. Ngựa đực 4 con, ngựa cái 15 con. Cấp cho Phú Yên 2 ống kính thiên lư. Bố chính Phú Yên là Đỗ Huy Cảnh đổi Bố chính Biên Hoà, kiêm hộ lư ấn tuần phủ quan pḥng, án sát Bắc Ninh là Phạm Thế Hiển thăng thư Bố chính Phú Yên.

- Năm 1841 (Tân Sửu) - Thiệu Trị năm thứ I

· Triều đ́nh xác định lại 3 nước (Nam Bàn - Thủy xá - Hỏa xá): Nam Bàn ở phía tây núi Thạch Bi. Thủy Xá: phía Tây giáp nước Hoả Xá, Đông giáp đồn Phúc Sơn tỉnh Phú Yên và Man chịu thuế ở Thạch Thành, Bắc giáp Man chưa qui phục ở B́nh Định. Hoả Xá: phía Đông giáp Thủy Xá, Tây giáp đất Sơn Phủ thành Trấn tây, Bắc giáp Man có bộ lạc nhất định. Khi bản triều mới bắt đầu dựng nước, thường cứ 5 năm một lần sai sứ tiến cống sản vật địa phương (Hoả Xá không thể tự đến được, phụ với Thủy Xá). Được nước ta thưởng cho thứ ǵ, họ đều lưu truyền lại làm của báu đời đời. Đầu năm Gia Long (1802-1819), sứ của nước ấy đến Phú Yên, được thưởng cho rất hậu và cho về nước. Sau, v́ nước ấy không yên, không sai sứ đến cống được. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), Thủy Xá mới sai xứ đến cống, người thông dịch lại nói nhầm là Hoả Xá, triều đ́nh nhận theo cũng cho là Hoả Xá. Đến đây tỉnh thần Phú Yên là Lê Khiêm Quang và Nguyễn Văn Lư vâng lời thánh dụ, sai người đến tận nước ấy, hỏi rơ t́nh trạng rồi tâu lên. Lại tâu rằng: "Nước Thủy Xá liệt vào hàng chức cống của nước ta đă gần 20 năm nay, chỉ v́ người thông dịch nhầm "thủy" ra "hoả". Quốc trưởng nước ấy là Vĩnh Liệt vẫn không yên ḷng, xin đổi tên ấy lại cho đúng. Nước Hoả Xá cũng ngưỡng mộ đức hoá của nhà vua đă lâu, nhưng không thể tự đến được. Quốc trưởng nước ấy là Ma Thát cũng muốn phụ với nước Thủy Xá hợp nhau dâng lễ cống như lệ cũ. Vua phán rằng: "Hoàng khảo ta uy đức rộng khắp. Những người tuy ở cơi xa, nơi hoang, chẳng ai không muốn dâng bày lễ cống ở trước sân, cũng tỏ ḷng thành tôn kính bề trên. Thủy, Hoả vốn là hai nước, nước Hoả nhỏ mà ở xa, nước Thủy ở gần mà lại to, năm trước vào cống, nói là nước Hoả, chứ không nói nước Thủy, Hoàng khảo ta là bậc thánh minh, đă lấy làm ngờ, biết là thế nào cũng có duyên cớ; cho nên bắt đầu sai quan thành Trấn tây, rồi lại sai quan tỉnh Phú Yên (Năm Minh Mạng thứ 21(1810) mùa thu, sai quan ở thành Trấn tây và ở tỉnh Phú Yên cho người đến hỏi sự trạng nước Thủy Xá, hỏi đi hỏi lại, cốt để biết rơ t́nh trạng, đến nay quả nhiên như thế. Vậy giao cho bộ Lễ bàn luận cho kỹ, nếu là nhầm th́ đổi lại cho đúng, nước nào đến cống th́ tiến dẫn cho họ. C̣n việc tiến cống chung nhau, ba năm một lần sai sứ đến, đều cho tùy ư để người xa, được thoả ḷng thành". Khi tờ dụ đưa đến, cả hai nước đều rất mừng, xin đến tháng 6 sai sứ đến kinh (một người sứ sang làm lễ tiến hương, một người sứ sang mừng vua lên ngôi). Vua ưng cho. Rồi ban cho quốc trưởng nước Hoả Xá là Ma Thát: họ là Cửu, tên là Lại, để tỏ mệnh lệnh mới. Lại thưởng cho phái nhân của tỉnh Phú Yên là bọn Nguyễn Văn Quyền và Đặng Văn Hoạt có thứ bậc. Hai nước Thủy Xá và Hoả Xá cống chung với nhau bắt đầu từ đây (các phẩm vật đem cống: Nước Thủy Xá th́ cống 2 chiếc ngà voi, 2 cái sừng tê. Nước Hoả Xá th́ cống 1 chiếc ngà voi, 1 sừng tê. Cứ đến các năm Tư, Ngọ, Măo, Dậu th́ nước Thủy Xá phải chọn sai người đi sứ và mang cả phẩm vật của hai nước đến tỉnh Phú Yên làm lễ tiến cống. Theo lệ, thưởng cho quốc vương nước Thủy Xá cái khăn nhiều màu lam dài 8 thước, áo dài bằng sa dày màu lam, màu trắng 1 cặp, áo nhung vải trong lót lụa màu, tay hẹp 1 cái, áo sa dày màu lam trắng tay hẹp 1 cặp, áo sa nam toàn tơ tay hẹp các màu 5 chiếc, quần nhiễu màu lam hồng mỗi màu 1 chiếc, quần lụa nam màu cánh kiến 2 chiếc, 1 bộ đồ uống rượu có 1 cái nậm, 3 cái chén, 1 cái khay. Quốc vương nước Hoả Xá được 1 cái khăn nhiễu màu lam dài 8 thước, áo dài bằng sa dày màu lam màu trắng 1 cặp, áo nhung vải trong lót lụa màu tay hẹp 1 chiếc, áo sa nam màu hồng mỗi màu 1 chiếc, 1 bộ đồ uống rượu. Lại cấp cho quốc vương hai nước đều 1 cặp áo măng tam phẩm về vơ giai. Thưởng cho Nguyễn Văn Quyền làm đội trưởng ở tỉnh ấy, Đặng Văn Hoạt làm cửu phẩm thư lại, bọn tuỳ phái, thông ngôn, mỗi người 1 cặp áo bằng nhiễu nam và vải tây dương và 10 lạng bạc.

· Cho Bố chính Phú Yên là Phạm Thế Hiển làm Tả thị lang bộ Hộ. Cho án sát Phú Yên là Lê Khiêm Quang làm Thự Bố chính sứ Phú Yên.

· Tháng 1/1841 Cho Bố chính Phú Yên là Phạm Thế Hiển làm Tả thị lang Bộ Hộ. Cho Án Sát Phú Yên là Lê Khiêm làm Thự bố chính sứ Phú Yên.

· Tháng 7/1841 Quy định ngạch binh ở tỉnh Phú Yên: Thủy vệ Phú Yên, vệ Phú Yên, cơ Phú Yên, đội Phú Tượng, đội tuần thánh, đội pháo thủ.

- Năm 1843

· Tháng 4/1843, khen thưởng người con có hiếu là Nguyễn Văn Thiệu ở tỉnh Phú Yên. Thiệu là con người hiếu tử Nguyễn Văn Tựu (người thôn Diêm Điền, huyện Đồng Xuân) Tựu có tiếng là hiếu. Thiệu nối được đức hiếu của cha, được người chầu quận và làng mạc đều kính nhường, khoảng năm Minh Mạng, cha con đều được thưởng cấp Ngâm đoạn và biển ngạch (biển của Tựu: khắc chữ: "Hiếu thuận khả phong"; biển của Thiệu khắc chữ: "Thiệu thuật khả phong").

- Năm 1844 (Giáp Th́n) - Thiệu Thị năm thứ 4

· Tháng 8/1844 Xét chực chưởng lệ, lănh binh ở trong kinh và ngoài tỉnh... Phó lănh binh Phú Yên. Dương Thiều đều được thưởng kỷ lục một thứ. Định lại lệ Phú Yên phát văng những quân nhân phạm tội đều như lệ trước, phát đi làm quân ở cơ Định Nan. Vua y cho.

· Tháng 12/1844 Chuẩn cho từ nay trở đi, giao cho tỉnh Phú Yên hàng năm phát cho Thủy Xá, Hoả Xá bản quan lịch, 50 bản dân lịch. Phú Yên phái 2 người để sung vào việc thanh tra.

- Năm 1845 (Ất Tỵ) - Thiệu Trị thứ 5

· Tháng 1/1845 cho Quyền lang trung ly kinh trực bộ Hộ Nguyễn Hữu Cơ điện bổ quyền án sát sứ Phú Yên.

· Tháng 5/1845 ngày Mậu Dần. Vua ngự nhà chỉ Thiệu; bộ Lễ dẫn người con hiếu ở Phú Yên là Nguyễn Văn Thiệu đến Chiêm bái. Vua khen rằng: "Cha Thiệu là Văn Tựu trước có tiếng là người con hiếu, nay con lại noi theo đạo hiếu trở thành nhà tốt, thật là việc mà nhà người khác khó làm được. Triều đ́nh dạy điều hiếu, trung, để làm kế hay cho ḷng người và phong tục. Và thưởng cho Thiệu ngân tiền, áo sa, rồi cho về.

- Năm 1846

· Vua triệu hỏi Thị lang Bộ Lễ là Nguyễn Hanh rằng: "Khi ngươi ở tỉnh Phú Yên, có từng xem xét sự t́nh nước Hoả Xá thế nào không ?" Hanh thưa rằng: "Năm ngoái, v́ được ban cấp quan lịch, nước ấy đến tỉnh bái lĩnh, khôn xiết vui mừng; lại nói rơ nhân dân nước ấy được yên vui tất cả, thực là nhờ uy đức nhà vua, năm nay kính gặp tiết từ tuần đại khánh, xin cứ t́nh đề đạt tâu lên, cho nước ấy được về kinh chúc mừng, để tỏ ḷng thành".

· Tháng 8/1846 Án sát Phú Yên Nguyễn Hữu Cơ làm phó chủ khảo trường thi Gia Định. Triệu quyền Bố chính Phú Yên là Nguyễn Văn Chấn sung làm khâm điểm viên các đạo, về kinh tiến lương.

· Tháng 11/1846 Quan tỉnh Phú Yên phái thuộc viên kính đệ lễ phẩm đến kinh, thay 2 nước Thủy Xá, Hoả Xá làm lễ tiến lương, v́ có sứ thần 2 nước đến chúc khách mới về. Bộ Hộ, Bộ H́nh đều nói "Bọn người phát đi sung quân vốn không có căn cước huống chi tù đồ khổ sai đều có niên hạng. Lại, từ Phú Yên trở ra Quảng Trị những án phát đi sung quân... đă có lệ định, trước thi hành.

- Năm 1847

· Tháng 4/1847 bắt đầu đặt chức Đốc học tỉnh Phú Yên. Dân đinh Phú Yên có 9. 596 người.

- Năm 1848

· Lại đặt chức đốc học ở Phú Yên (Đốc học tỉnh ấy về năm Minh Mạng thứ 14 đă đặt, rồi sau lại bỏ bớt đi). ở Phú Yên có Nguyễn Văn Nạn thọ 110 tuổi. (Trước đây khi thọ 100 tuổi đă được khen thưởng, đều chiếu theo thế mà khen thưởng. Khẩm điểm các quan địa phương (... Bố Chính Phú Yên là Nguyễn Cư Sĩ... ) về kinh chực làm lễ lớn Ninh Năng (đem quan tài tiên đế chôn vào lăng). Chuẩn cho lấy thêm số giải ngạch (số lấy đỡ) ở Phú Yên. ở mặt quyển đều có chấm hiệu sắc đỏ thẩm lấy 9 người. Lại dựng nhà đốc học ở Phú Yên (Phú Yên trước đặt đốc học, sau đổi đặt giáo thụ. Năm ấy lại đặt đốc học, tỉnh thần Xin dựng đặt, nhà giảng đường đổi làm lợp ngói xây gạch).

-Năm 1852

· Lănh binh quan tỉnh Phú Yên là Trần Tự dâng ngựa sắc kim (khi ấy tự mua, tự nhân thế cung tiến 1 con ngựa).

-Năm 1853

· Vua hỏi Đăng Quế B́nh Định - Phú An nên chia hạng hợp như thế nào ? (lúc ấy có nghị xin tỉnh Phú An nên hợp với tỉnh B́nh Định c̣n đương cần xét nghĩ lại. Đăng Quế thưa. Sự thế không trở ngại ǵ chỉ v́ là việc mới sáng kiến, nên ḷng mọi người c̣n ngờ chỗ là lạ. Vua cho đề thi điện khoa ấy là 3 tỉnh (Quảng Trị, Phú Yên, Hà Tỉnh nên phân hạng ? nên họp ? cũng là việc cốt yếu về việc dùng người và trị nước, phải bàn luận rơ ràng. Sai tỉnh thần gọi cả cử nhân tại quán đều do học nha cấp lương. Cho học bổng để học tập. Lại hạ lệnh các tỉnh thần hội đồng với học thần, sát hạch tú tài, sĩ nhân trong hạt, ai có tư chất tốt và ham học, bổ vào làm học sinh. Phú Yên 10 người.

· Tỉnh Phú Yên đổi thành đạo Phú Yên. Viên quản đạo Phú Yên kiêm lư 2 huyện Đồng Xuân, Tuy Hoà: số lại viên bát, cửu phẩm: 1 người, vị nhập lưu 10 người. Binh lính 1 vê hoặc 1 cơ.

- Năm 1854

· Nêu thưởng biển ngạch cho 2 xă An - Nghiệp, Mậu - Tài thuộc tỉnh Phú Yên mỗi xă 1 tấm biển (trong khắc 4 chữ "thiện tục khả phúng = tục tốt đáng khuyên thưởng" và thưởng cho lương trưởng là Nguyễn Văn Sĩ, Lê Văn Quang ṭng cửu phẩm bá hộ. Dân 2 xă ấy góp thóc mua ruộng, đặt kho, nên mất mùa, binh và dân đều được giúp đỡ, bỏ thói tranh giành, chuộng thói khiêm nhượng, tục làng rất thuần, là do Văn sĩ Văn Quang xướng xuất cho nên được thưởng cả. Giảm bớt số viên dịch ở các ty Phiên, Niết ở Phủ tỉnh và Phủ huyện. Phú Yên mới đặt ra đều vừa đủ người đủ việc th́ không giảm.

-Năm 1855

· Về đạo Phú Yên phàm gặp năm nào có thi Hương, th́ do viên coi đạo Phú Yên đều vào ngày 1- 4, chuyển sức cho các viên giáo huấn thông sức cho trong hạt biết. Người nào đi hạch phải đem quyển hạch nộp tại các viên huấn, giao các đạo ấy, rồi do quan ở đạo ấy phát đệ giao cho giám thần, học thần thu nhận, và sức cho học tṛ phải tới phủ (Thừa Thiên), tới tỉnh mà ứng hạch, sẽ lại do giám thần, học thần hội đồng với tỉnh, phủ, huấn, giáo ra đầu dề sát hạch.

· Nước Thủy Xá và Hoả Xá đến cống sản vật địa phương: (Thủy Xá cống 1 cặp ngà voi, 2 chiếc sừng tê, Hoả Xá cống 1 chiếc ngà voi, 1 chiếc sừng tê). Bồi thần các nước ấy đến ban tờ sắc thư cho 2 quốc vương ấy, thưởng vật hạn cho các bồi thần và thông ngôn, rồi cho về nước.

-Năm 1862

·    Từ khi Hoà ước đă thành, thông dụ cho Nam-Kỳ nghỉ quân, đổi Trương Định về Phú Yên.

-Năm 1864

·    Đặt thêm chức Phó Quản đạo ở Phú Yên (1 người - trật chánh ngũ phẩm).

-Năm 1865

·    Vua sức cho các tỉnh phảo đóng thuyền. Phú Yên 1 chiếc để vận tải tiền gạo. Sức cho các thuyền ở Tat Kỳ (... Phú Yên... ) đến Vĩnh Long lănh tiền mua gạo về để bán. Sai dựng nhà từ đường cho Long Vân hầu là Nguyễn Long (tức Nguyễn Phúc Long) là công thần theo đi vọng các khi trước. V́ không có ḍng chính nối thờ tư, nên cho đạo thần Phú Yên dựng 1 ngôi đền ở Liên ấp, cấp cho tự điền, đó là ân đặc cách.

- Năm 1866

·    Đặt sở ḷ đúc ở Phú Yên, do quan ở Phú Yên chọn lấy 1 người thợ bạc tinh xảo cấp bằng sung làm Tượng mục trật ṭng cửu phẩm.

-Năm 1867

·    Đắp thêm lũy đất h́nh bán nguyệt ở đạo Phú Yên (ở núi mỗi tra bên tả đồn Phú Vĩnh Vụng Lâm cửa biển Xuân Đài).

- Năm 1868

·    Hai nước Thủy Xá và Hoả Xá dâng lễ mừng, hai nước ấy năm trước gặp nạn đói kém, lễ cống hoăn đến năm nay. Đến nay ủy chánh phó sứ là Kiều Linh sơn lư đến Phú Yên tiến dâng dồ cống và lễ mừng (Đồ cống của nước Thủy Xá 2 ngà voi, đồ cống của nước Hoả Xá, 1 cái ngà voi, 1 cái sừng tê và lễ mừng). Quan bộ lễ tâu nói. Năm nay kinh khánh tiết, đă ban dụ bảo, phân tất cả chầu ninh tiến dâng, yến nhạc, bày đặt phù phí đều băi bỏ hết, nhưng 2 nước ấy ở xa hẻo lánh, tiêm nhiễm thanh giáo đă lâu, kinh sửa lễ nghị tiến dâng là do ḷng thành, nên cho đ́nh băi, không phải để vui ḷng người phương xa. Vua y lời tâu (đến ngày lễ mừng chuẩn). Tỉnh Phú Yên, bỏ bớt 2 hậu bổ, 2 vị nhập lưu, 2 thông lại; để lại hiện đặt: 1 kinh lịch, bát cửu phẩm mỗi chức 2 người, 14 vị nhập lưu, 1 tự thừa ở Lễ sinh hiệu, 6 lễ sinh; 2 huyện thuộc hạt: Đồng Xuân, Tuy Hoà đều nơi ít việc)... mỗi huyện 1 lại mục, 2 thông lại, cộng 35 viên.

-Năm 1869

·    Định lại lệ thải, điều biền binh. Lại dịch lễ sinh, y sinh và lính lệ phu, trạm, hiệu đội các ty có khuyết th́ ở Phú Yên cho được mộ tiếp. Hai nước Thủy Xá, Hoả Xá, sai chánh sứ Kiều Linh, phó sứ Sơn Lai đến cung tiến lễ mừng về đại khánh tiết. (Mỗi nước 1 chiếc ngà voi). Ban cho sắc thự phẩm vật (do Đạo Phú Yên thưởng cấp). Mùa hạ năm ấy Phú Yên được mùa. Mùa thu năm ấy Phú Yên được mùa.

- Năm 1873

·    Bộ hộ tâu xin chuẩn cho Phú Yên mua 2 đôi ngà voi, 2 chiếc sừng tê để cống nạp. Mùa thu năm ấy, Phú Yên được mùa.

·    Tháng 7/1873 Nước Thủy Xá, Hoả Xá đến cống. Phó sứ kiện Mộc bị bệnh, phải ở lại chỗ đầu biên giới. Chánh sứ Sơn th́ đến sứ quán tỉnh Phú Yên, cũng bị bệnh quan tỉnh tâu lên, vụ dụ rằng: "Hai nước ở cơi xa, người mến thanh giáo của Triều đ́nh, được liệt vào hàng chầu đă lâu. Tấm ḷng sợ mệnh trời, thờ nước lớn trước sau không thay đổi, rất đáng khen thưởng. Sứ bọ ấy trước kia đă được chầu hầu, đến khi về, theo lệ có ban sắc thư vật phẩm. Nay sứ thần ở xa đến... chuẩn cho dời ở tỉnh Phú Yên. Không phải đến kinh và sai phái viên đem đi ban cho. Nhưng triều đ́nh không ban sắc thư mà bảo tha về. Bố chính sứ tỉnh Phú Yên là Lê Khiêm Quan dâng con ngựa. Vua cho gọi là ngựa Thiện Hương, sung làm ngựa ngự dụng. Chuyến cuối cùng thuyền vận tải đến kinh được yên ổn, Vua chuẩn cho quan sấm lễ tam sinh và trích lấy lương lụa của kho đến miền nam Hải Long Vương để tế tạ.

-Năm 1874

· Hoang man ở Hoả Xá (hơn 60 tên) đốt cướp trường giao dịch ở Nguyên Thạch Thành đạo Phú Yên, quan đạo ấy là Lê Văn Phổ, Ngô Đức B́nh, lănh binh quan là Thái Suư v́ pḥng giữ sơ suất, đều giáng 1 cấp lưu lại làm việc, rồi sai phải pḥng giữ nghiêm ngặt hơn để yên dân ở biên giới. Mùa thu năm nay, Phú Yên được mùa vừa.

-Năm 1875

· Đổi đạo Phú Yên thành tỉnh Phú Yên. Quan tỉnh: 1 bố chính, 1 án sát, 1 đốc học. Thành tŕ vẫn như cũ.

-Năm 1878

· Thưởng cấp sắc thư và phẩm vật cho 2 vua nước Thủy Xá, Hoả Xá và biểu mừng lần này dâng biểu mừng do tỉnh Phú Yên, nghĩ tiến, lễ phẩm do tỉnh Phú Yên nhận đệ, sứ thần lạy mừng ở hoàng cung tỉnh Phú Yên, đến nay phát quy thưởng cho kim tiền, ngân tiền, đoan the, trừu, lụa, cả 2 người sứ, 4 người tuỳ tùng, c̣n lễ phẩm chuẩn cho trừ vào lễ cống năm sau, lần sau miễn, cho không phải đi nữa.

- Năm1879

· Nêu thưởng dân tuổi thọ ở tỉnh Phú Yên (Trần Văn Ngoan, 102 tuổi, Trịnh Hoài Mỹ 100 tuổi).

- Năm 1880

· Tháng 11-1880, làm chỗ ở khác 2 miếu hội đồng, thành hoàng và các đàn xă tắc Sơn Xuyên, tiên nông ở tỉnh Phú Yên (trước ở xă Xuân Đài, bị lụt cát bồi, chuẩn cho di chuyển đến địa phận xă Long Xuyên). Lương giảm số học tṛ đi thi... Từ nay số học tṛ láy đỗ hạch:... Phú Yên trên dưới 100 người.

- Năm 1882

· Định là lệ phủ Tuy Hoà là nơi nhiều việc vừa. Thuyền của phái viên nước Pháp đến B́nh Định, Phú Yên khám đo cửa biển và vẽ bản đồ.

· Vũ Văn Mai lo dân tỉnh Phú Yên xin lấy thuật phù thủy chữa bệnh cho người để đến chết, xử tội trạm gian hậu. Vụ lúa mùa năm ấy, có tỉnh B́nh Định, Phú Yên được mùa to.

-Năm 1883

· Giúp đỡ cho thuyền buôn nước Thanh bị nạn gió băo. (thuyền ở Phúc Kiến giạt vào phận biển tỉnh Phú Yên).

- Năm 1884

· Vua 2 nước Thủy Xá, Hoả Xá sai sứ thần là bọn Sơn Luân kinh làm lễ tiến lương (ở sảnh lỵ Phú An, 8 cân 1 lạng sáp ong), lễ khánh hạ (ở hành cung Phú An, ngà voi 4 chiếc, sừng tê 2 tảng). 2 lễ. Dụ cho sắc thư về tiền bạc phẩm vật cho về. Lại ban danh lệ cho quốc trưởng mới thành lập ở nước Thủy Xá v́ vẫn họ là họ Vĩnh (nguyên quốc trưởng cũ là Vĩnh Khắc chết). 

· Ngày 13-5-1884 trả lời thương định Hoà ước 19 khoản:.. 4 - khoản thứ 4:... cửa biển Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam, cửa biển Xuân Đài thuộc tỉnh Phú An, 2 cửa biển đó nên mở thêm bến buôn ra, họp bàn mở thêm việc buôn. Nước Pháp cũng có đặt quan ở những chỗ bến buôn mở thêm ấy. Những quan ấy phải theo lệnh của quan khâm sai đại thần ở kinh. Vụ chiêm này những ruộng ở 20 tỉnh, đạo thuộc về Thừa Thiên, Quảng Nam, Phú An,... được mùa.

- Năm 1885 (Ất Dậu) - Hàm Nghi

· Tháng 10/1885 Cho Tả Tham tri bộ Binh là Tôn Thất Phan sung là khâm sai đại thần. Kiêm quyền Tổng đốc B́nh Thuận, Phú Yên. Nguyên án sát Phú Yên phải giáng chức là Hoàng Công, theo hàm kiêm thảo lĩnh án sứ.

-Năm 1886 (Bính Tuất) - Đồng Khánh thứ 1

· Khôi phục lại phép thay đổi lính đóng đồn ở B́nh Định cùng với Phú Yên thay đổi nhau. Gần đây có người dâng sớ tâu xin dùng binh... Nay chọn quan khâm sai, cấp cho ấn quan pḥng, cơ mao tiết đốc suất đạn các vệ tập binh, khí giới tốt, lương thực đủ... truyền hịch ngay cho Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên bàn với quan pháp hiện đóng ở đấy, tuỳ tiện làm việc, phải làm thế nào cho được sớm yên.

· Tháng 4/1886 Chuẩn cho thự thượng thư sinh khâm sai đại thần, lănh tổng đốc B́nh Định, Phú Yên là Tôn Thất Phan theo hàm vốn có đổi lănh tả tham tri bộ Binh.

· Tháng 9/1886 Ngạch giảm binh làm lính tập ở Phú Yên. 300 người

Năm 1887 (Đinh Hợi) - Đồng Khánh thứ 2

· Bộ nghĩ định: "Thuế lệ về 3 năm trước, theo như B́nh Định, Phú Yên gần đây cho miễn cả, c̣n thuế năm nay thiếu bao nhiêu, chia làm 10 tháng xin gia ổn, miễn cho bao nhiêu, c̣n bao nhiêu phải thu. Các hạt B́nh Định, Phú Yên nổi loạn nên bị phạt tiền rất nặng. Truy tặng cho tri huyện, huyện Tuy Hoà là Lê Đ́nh Nại (người huyện Hương Thủy, Thừa Thiên hâm Hàn lâm viện Thị Giảng. Giảm bớt lại dịch ở tỉnh Phú Yên ở Phiên Ty nguyên trước đặt: bát phẩm 2 người, cửu phẩm 3 người, vị nhập lưu 22 người, ở niết tỳ: bát phẩm 1 người, cửa phẩm 2 người, vị nhập lưu 14 người, nay giảm ở phiên ty: cửu phẩm 1 người, vị nhập lưu 12 người, vị nhập lưu 8 người.

· Tháng 2/1887 Đặt quan lại tỉnh Phú Yên. Bây giờ quan quân Pháp đánh dẹp, hạt ấy đă tạm yên ổn; viên toàn quyền đánh điện nói triều đ́nh nên đặt quan như cũ. Viên khâm sai người Pháp ở B́nh B́nh, Phú Yên là Trần Bá Lộc, cai quản đem quan quân đi tàu thủy về tỉnh Gia Định. Miễn các hạng thuế về năm ngoái và các năm trước cho 2 hạt: B́nh Định, Phú Yên.

- Năm 1908

· Ngày 13-5-1908 phong trào chống thuế nổ ra tại Phú Yên dưới sự lănh đạo của các sĩ phu yêu nước do ông Nguyễn Hữu Dực và Lê Hanh lănh đạo. Đây là phong trào đấu tranh chống Pháp công khai có quy mô lớn nhất tại Phú Yên trong 3 thập niên đầu thế kỷ 20

- Năm 1930

· Ngày 5-10-1930 Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Phú Yên được thành lập tại thôn Đồng Bé, Thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân do Đ/c Phan Lưu Thanh người cộng sản đầu tiên của tỉnh Phú Yên làm Bí thư.

Trích và tham khảo từ các tài liệu:

 

·             Đại Nam thực lục tiền biên. -H.: Sử học, 1962 (T. 1 – T. 38)

·             Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ. -Huế: Thuận hóa, 1993 (T. 1-T.15)

·             Việt Nam biên niên sự kiện 2000.

·             Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Yên 1930-1945. - Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Xb 1999

 

PHỤ LỤC

DANH SÁCH THAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC

XÁC ĐỊNH MỐC THỜI GIAN H̀NH THÀNH
TỈNH PHÚ YÊN

Ngày 29/04/2003

 

STT

HỌ VÀ TÊN

ĐƠN VỊ

1.          

Nguyễn Thành Quang

Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên

2.          

Đào Tấn Lộc

Chủ tịch UBND Tỉnh PY

3.          

Nguyễn Văn Dũng

GĐ Sở Khoa học và Công nghệ PY

4.          

Bùi Sơn Hải

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên

5.          

Dương Trung Quốc

Tổng thư kư Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

6.          

Đào Hùng

Phó Tổng Biên tập Tạp chí Xưa và Nay

7.          

Trần Bạch Đằng

Nhà nghiên cứu – TPHCM

8.          

Nguyễn Đ́nh Đầu

Nhà Nghiên cứu – TPHCM

9.          

Nguyễn Đ́nh Tư

Nhà nghiên cứu – TPHCM

10.      

Nguyễn Quốc Lộc

GS.TS - Hội đồng KHXH-TPHCM

11.      

Huỳnh Lứa

PGS Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử – TPHCM

12.      

Nguyễn Khắc Thuần

Nhà nghiên cứu KHXH –TPHCM

13.      

Trần Viết Ngạc

Tiến sĩ – TPHCM

14.      

Nguyễn Hạnh

Phó Ban Biên tập Tạp chí Xưa và Nay

15.      

Nguyễn Chu

Nguyên Trưởng ty Giáo dục Phú Yên

16.      

Nguyễn Đ́nh Cự

Bí thư Thị uỷ Tuy Hoà

17.      

Ka Sô Liễng

Nhà nghiên cứu-
Nguyên PGĐ Sở VHTT Phú Yên

18.      

Trần Châu

Nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Tỉnh Lâm Đồng

19.      

Bá Thanh Kia

UVBTV Tỉnh Ủy –
Chủ tịch Mặt trận Tỉnh PY

20.      

Lê Văn Hữu

Nguyên PBT Tỉnh uỷ -
Chủ tịch UBND tỉnh PY

21.      

Hồ Văn Tùng

Phó giám đốc Sở KH&CN

22.      

Nguyễn Văn Chín

Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy PY

23.      

Trần Quang Tuấn

Nhà báo - Tạp chí Xưa và Nay

24.      

Lương Sông Hy

Nhà báo - Tạp chí Xưa và Nay

25.      

Bùi Tân

Nguyên UVBTV Tỉnh uỷ Phú Yên

26.      

Phạm Ngọc Chi

UVBTV Tỉnh uỷ -
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy PY

27.      

Trần Văn Chương

GĐ Sở Giáo dục – Đào tạo PY

28.      

Phạm Ngọc Phi

Tổng biên tập Báo Phú Yên

29.      

Đặng Phi Thưởng

Đại tá. Chỉ huy trưởng -
Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh PY

30.      

Tạ Sơn Hùng

Chánh văn pḥng UBND Tỉnh PY

31.      

Nguyễn Văn Tân

Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Phú Yên

32.      

Tạ Tấn Đông

Giám đốc Trung tâm truyền h́nh VN tại Phú Yên

33.      

Nguyễn Văn Thái

Trưởng pḥng tổng hợp –
Văn pḥng Tỉnh ủy PY

34.      

Đinh Thanh Đồng

Phó Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên

35.      

Vơ Minh Thức

Chánh Văn pḥng Tỉnh uỷ PY

36.      

Trần Khắc Luyện

Trưởng ban VHXH -
Hội đồng nhân dân Tỉnh PY

37.      

Lê Quỳnh Ba

Sở Khoa học và Công nghệ PY

38.      

Phan Đ́nh Phùng

PGĐ Sở Văn hoá thông tin –
GĐ Bảo tàng PY

39.      

Lưu Sỹ Hiền

GĐ Đài Phát thanh PY

40.      

Nguyễn Văn Hiền

GĐ Sở Văn hoá thông tin PY

41.      

Huỳnh Trúc

Nguyên PBT Tỉnh Ủy-
Chủ tịch HĐND Tỉnh Phú Yên

42.      

Đinh Thanh Tịnh

Phó Chủ tịch UBND Tỉnh PY

43.      

Lê Kim Anh

Bí thư huyện uỷ Tuy Hoà

44.      

Cao Xuân Thiêm

Nguyên PBT Tỉnh uỷ PY, nguyên quyền Chủ tịch UBND Tỉnh Phú Khánh

45.      

Nguyễn Tấn Th́nh

Sở Khoa học và Công nghệ PY

46.      

Nguyễn Định

Trường CĐSP Phú Yên

47.      

Lê Bạt Sơn

Trường CĐSP Phú Yên

48.      

Dương Thái Nhơn

Giám đốc Thư Viện Tỉnh PY

49.      

Trần Thị Hà

Phó Chủ tịch UBND Tỉnh PY

50.      

Lê Thanh Phương

TP Thông tin Sở KHCN

51.      

Lê Xuân Đồng

PTP Quản lư Khoa học Sở KHCN

 

...............................................

CỘNG HOÀ XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN
HỘI THẢO KHOA HỌC PHÚ YÊN 395 NĂM

H̀NH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (1611-2006)

-------------

            Vào lúc 8 giờ ngày 14/3/2006 tại Pḥng Hội thảo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên đă tổ chức Hội thảo khoa học Phú Yên 395 năm h́nh thành và phát triển (1611-2006).

I. Thành phần đại biểu tham dự:

- Đ/c Vũ Văn Thoại - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh Uỷ-Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

- Đại biểu các cơ quan: Văn pḥng Tỉnh ủy, Văn pḥng UBND Tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Văn hoá thông tin. Các đồng chí lăo thành cách mạng.

- Các đồng chí có tham gia nghiên cứu về lịch sử và văn hoá Phú Yên.

- Đại diện Các Sở ban ngành, đài phát thanh, truyền h́nh, báo Phú Yên.

Chủ tŕ Hội thảo:

- Đồng chí Lê Kim Anh – Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Phú Yên.

- Đồng chí Nguyễn Văn Dũng – Giám đốc Sở KH&CN.

- Đồng chí Hồ Văn Tùng – Phó Giám đốc Sở KH&CN.

Thư kư Hội thảo:

- Đồng chí Nguyễn Thị Mỹ Liên – Chuyên viên Sở KH&CN.

II. Nội dung Hội thảo:            

- Đồng chí Lê Kim Anh – Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Phú Yên khai mạc Hội thảo.

- Đồng chí Nguyễn Văn Dũng – Giám đốc Sở KH&CN tŕnh bày đề dẫn Hội thảo Phú Yên 395 năm h́nh thành và phát triển.

Hội thảo đă nghe những báo cáo chuyên đề:

1. Việc khẩn hoang lập làng ở Phú Yên vào các thế kỷ 17, 18, 19” do ông Trần Sĩ Huệ tŕnh bày.

2. Phong trào yêu nước chống Pháp trước khi có Đảng ở Phú Yên” do ThS. Nguyễn Văn Thưởng, Trường PTTH Lương Văn Chánh tŕnh bày.

3. Nghiên cứu việc thực hiện các chính sách của triều Nguyễn và thực trạng KTXH tỉnh Phú Yên trong thế kỷ XIX– ThS. Phạm Ngọc Trâm, Liên hiệp các Hội KHKT Phú Yên ở tỉnh Phú Yên.

4. Phú Yên  địa lư hành chính, thiết chế hành chính qua các thời kỳ, ông Lê Xuân Đồng, Sở KHCN, UV Hội Khoa học lịch sử Việt Nam

5. Kinh tế - xă hội Phú Yên trong thế kỷ XVII-XVIII – ThS. Lê Thế Vịnh, Sở Văn hoá – Thông tin

6. Thành tựu KTXH Phú Yên từ 1975 - 2005 – Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Yên

7. Một số sự kiện lịch sử liên quan đến địa danh hành chính đầu tiên có tên Phú Yên – Ông Hồ Văn Tùng, PGĐ Sở KHCN

Báo cáo tham luận:

+ “Khái quát diện mạo và mốc lịch sử h́nh thành danh xưng Phú Yên. Truyền thống của người Phú Yên trong suốt chiều dài lịch sử” do Ông Bùi Tân tŕnh bày.

+ “Dinh Trấn Biên trong ḷng đất Phú Yên” do ThS. Nguyễn Thị Hiệp Ngọc - Trường THPT Ngô Gia Tự tŕnh bày.

Thảo luận:

Ư kiến của các đại biểu Hội thảo thống nhất với những nội dung các chuyên đề đă tŕnh bày trong Hội thảo. Tuy nhiên, các tác giả và ban biên tập cần sửa chữa lỗi, bổ sung hoàn chỉnh thêm và cấu trúc lại để hoàn thiện Kỷ yếu Hội thảo khoa học.

Tổng kết hội thảo:

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng - Chủ tŕ Hội thảo đă tổng hợp một số nội dung:

- Hội thảo khoa học Phú Yên 395 năm h́nh thành và phát triển (1611-2006) đă có nhiều Báo cáo chuyên đề và những bài tham luận cung cấp nhiều sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử trong quá tŕnh đấu tranh, và những phong tục tập quán của người Phú Yên.

- Những báo cáo chuyên đề, những bài tham luận sẽ được Ban Biên tập chỉnh sửa, bổ sung và in trong tập Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phú Yên 395 năm h́nh thành và phát triển (1611-2006), phục vụ cho ngày kỷ niệm 395 năm Phú Yên.

Các Đại biểu không có ư kiến nào khác.

THƯ KƯ

 

 

Nguyễn Thị Mỹ Liên

                                TM. CHỦ TR̀ HỘI THẢO

                         GIÁM ĐỐC SỞ KHCN PHÚ YÊN

 

                            Nguyễn Văn Dũng

.......................................


CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN

NGUYỄN VĂN DŨNG

 

BAN BIÊN TẬP

           TRƯỞNG BAN:  Ông Nguyễn Văn Dũng

            PHÓ TRƯỞNG BAN:  Ông Hồ Văn Tùng

            THÀNH VIÊN:            Ông Nguyễn Sĩ Dư

                                                Ông Đào Minh Hiệp

                                                Ông Nguyễn Niên

Bà Trần Thị Kim Hiền

                   



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[91] C.Fourniau. “Cuộc kháng chiến chống Pháp ở B́nh Định - Phú Yên (1885-1887)”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6, 1982, tr 39,41,50,43

[92] & 2 C.Fourniau. “Cuộc kháng chiến chống Pháp ở B́nh Định - Phú Yên (1885-1887)”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6, 1982, tr 39,41,50,43

[93] Nguyễn Đ́nh Tư­. Non n­ước Phú Yên, Nxb Tiền Giang,1965, tr. 148.

[94] C.Fourniau. “Cuộc kháng chiến chống Pháp ở B́nh Định - Phú Yên (1885-1887)”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6, 1982, tr 39,41,50,43

[95] Hành Sơn. Cụ Trần Cao Vân, Nxb Minh Tân, Pari VI. 1950, tr. 9-11, 38

[96] Nguyễn Văn Thưởng. Góp phần t́m hiểu cuộc khởi nghĩa Vơ Trứ, Trần Cao Vân ở  Phú Yên năm 1898, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 10, 2004, tr.46,47.

[97] Tài liệu lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Ḥa,1985, tr.7

[98] Hành Sơn. Cụ Trần Cao Vân, Nxb Minh Tân, Pari VI. 1950, tr. 9-11, 38

[99] Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Yên (1930-1945), Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Yên xuất bản, 1999, tr.30, 28.

[100] A. Laborde. La Province de Phu-Yen, BAVH. N° 4. 1929. Tr.211

[101] Daufès (E). La Garde Indigène de l' Indochine de sa création à nosjours, Tome, Imprimerie D.Avignon. 1934. Tr. 123. 

[102] Hồ Chí Minh toàn tập. tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia,1995,tr. 412.

[103] Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Yên (1930-1945), Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Yên xuất bản, 1999, tr.30, 28.

[104] David Marr. Vietnamese anticolonialism (18

[105] Theo Hồ Song, Vụ dân biến ở miền Trung Việt Nam đầu năm 1908, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2. 1999, tr.15.

[106] Theo Hồ Song, Vụ dân biến ở miền Trung Việt Nam đầu năm 1908, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2. 1999, tr.15.

[107] Phú Yên Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên Xuất bản, 1994, tr.20.

[108] Phan Châu Trinh. Trung kỳ dân biến thỉ mạt kí, Lê Ấm, Nguyễn Q. Thắng chú dịch và giới thiệu,1973, tr.86.

[109] Dương Kinh Quốc. Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858-1918), NXB Giáo dục Hà Nội. 2000, tr. 314.

[110] Tài liệu lưu Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Đăk Lăk, KH. 328-A1.

[111] Đồng chí Trần Toại về làm Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên thay đồng chí Phan Lưu Thanh từ tháng 1-931

[112] Nhưng lúc này, đồng chí Trần Suyền ở Liên Tỉnh III chưa về kịp, Khu uỷ chỉ định đồng chí Lương Công Huề làm Bí thư Tỉnh uỷ. Đến tháng 10-1965, đồng chí Nguyễn Phụng Minh được Liên Khu uỷ điều động về làm Bí thư Tỉnh uỷ. Ngày 17-6-1966, đồng chí Nguyễn Phụng Minh được điều về Khu V, đồng chí Trần Suyền được Khu uỷ chỉ định làm Bí thư Tỉnh uỷ.

[113] Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 của BCHTW Đảng về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, tr.22-23.

[114] Dứt điểm 3 công tŕnh vệ sinh, sinh đẻ có kế hoạch, quản lư sức khoẻ, trồng và sử dụng thuốc Nam, kiện toàn tổ chức y tế.

[115] Nghị quyết Hội nghị Tỉnh uỷ Phú Yên lần thứ nhất - Số 01NQ/TU ngày 30-6-1989.

(*)  GĐ Thư viện tỉnh Phú Yên, Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian và văn hoá các dân tộc tỉnh Phú Yên